0 NaN undefined

Chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác Quy hoạch và quản lý tại Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội

Thứ ba - 27/09/2022 23:12
1. Khái niệm
Chuyển đổi số là quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện của cá nhân, tổ chức về cách sống, cách làm việc và phương thức sản xuất dựa trên các công nghệ số.

Nhờ sự tiến bộ vượt bậc của những công nghệ mới mang tính đột phá, nhất là công nghệ số như trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT), dữ liệu lớn (BigData), điện toán đám mây (cloud computing) …. Đã làm thay đổi tổng thể và toàn diện của cá nhân, tổ chức về cách sống, cách làm việc và phương thức sản xuất, đây là bước phát triển tiếp theo của tin học hóa.

Thời gian qua, chúng ta đã và đang chứng kiến 3 làn sóng công nghệ:

Làn sóng thứ nhất(1985 đến năm 1999, gắn với sự phổ biến của máy vi tính, có thể tạm gọi là làn sóng số hóa thông tin, chuyển các tài liệu từ bản giấy sang bản điện tử.

Làn sóng thứ hai, từ năm 2000 đến năm 2015, gắn với sự phổ biến của Internet, điện thoại di động và mạng viễn thông di động, có thể tạm gọi là làn sóng số hóa quy trình nghiệp vụ, tin học hóa các quy trình nghiệp vụ để nâng cao năng suất, hiệu quả.

Làn sóng thứ ba, được cho là từ năm 2015 và dự báo kéo dài đến năm 2030, gắn với sự phát triển đột phá của công nghệ số, có thể tạm gọi là làn sóng chuyển đổi số, đưa toàn bộ các hoạt động từ xã hội thực lên không gian mạng, từ môi trường truyền thống lên môi trường số. [1]
Chuyển đổi số, bắt đầu từ những đột phá công nghệ số, nhưng chuyển đổi số không phải chỉ là công nghệ số, mà quan trọng hơn, chuyển đổi số là chấp nhận cái mới, do đó, chuyển đổi số là cuộc cách mạng về tư duy, nhận thức, thể chế, chính sách nhiều hơn là một cuộc cách mạng về công nghệ.

Chuyển đổi số quốc gia bao gồm 3 cấu phần chính, lần lượt là chuyển đổi số trong hoạt động của cơ quan nhà nước nhằm phát triển chính phủ số, chuyển đổi số trong hoạt động của doanh nghiệp nhằm phát triển kinh tế số, chuyển đổi số trong hoạt động của người dân nhằm phát triển xã hội số.

2. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG QUY HOẠCH TẠI VIỆN QUY HOẠCH XÂY DỰNG HÀ NỘI
1. Xây dựng CSDL


Viện QHXD Hà Nội được thành lập năm 1962, đến này là một trong những cơ quan tham mưu chủ yếu cho Thành phố về chiến lược, định hướng quy hoạch, phát triển đô thị; Bao gồm về: sử dụng đất, tổ chức không gian, hạ tầng kỹ thuật, các yếu tố kinh tế xã hội… đảm bảo tính thống nhất khớp nối đồng bộ trong một cấu trúc tổng thể, phục vụ cho việc triển khai xây dựng các dự án trong các giai đoạn tiếp theo. Ngoài ra, Viện QHXD Hà Nội còn có vai trò quan trọng trong công tác phối hợp với các Sở, Ngành tham mưu về cơ chế, chính sách đặc thù trong lĩnh vực quy hoạch xây dựng, quản lý đô thị trên địa bàn Thủ đô.

Không chỉ là một tổ chức tư vấn chuyên sâu hàng đầu trong lĩnh vực lập các loại hình quy hoạch xây dựng trên địa bàn Thủ đô Hà Nội, mà Viện còn tham gia phối hợp với các Sở, Ban, Ngành trong việc triển khai thực hiện quy hoạch và quản lí đô thị trong môi trường đầu tư với nhiều yếu tố kết nối đa ngành. Quá trình đó phải xem xét đến bối cảnh, điều kiện, khả năng nguồn lực thực thi quy hoạch, nhu cầu nguyện vọng của cộng đồng và đáp ứng được mục tiêu phát triển của Thành phố; đảm bảo hài hòa các lợi ích, để chuyển hóa các “ý tưởng”, "tầm nhìn", “định hướng” quy hoạch vào cuộc sống.

Để giải quyết tốt các nhiệm vụ mà thành phố giao, Lãnh đạo Viện đã sớm coi trọng ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quy hoạch và quản lý đô thị tại Viện quy hoạch xây dựng Hà Nội.

Xác định dữ liệu Quy hoạch chính là yếu tố quan trọng hàng đầu, từ những năm 2012, Viện QHXD Hà Nội đã triển khai thực hiện xây dựng hệ thống CSDL quy hoạch của Thành phố.

Viện đã sớm hoàn thành việc số hóa dữ liệu quy hoạch Thành phố có tại Viện từ ngày thành lập đến nay gồm: Quy hoạch chung Thủ đô Hà nội, Quy hoạch đô thị vệ tinh, Quy hoạch thị trấn sinh thái; Quy hoạch phân khu, Quy hoạch chuyên ngành và dữ liệu chỉ giới đường đỏ và số liệu hạ tầng kỹ thuật số dạng ảnh (bản vẽ dạng JPG , tài liệu dạng PDF có thể tìm kiếm, xây dựng dữ liệu đặc tả và lập chỉ mục) để đưa vào khai thác sử dụng.

Tuy nhiên, dữ liệu trên còn nhiều hạn chế vì không được bóc tách thành các lớp dữ liệu và dữ liệu dưới dạng ảnh; do đó, Viện QHXD Hà Nội cũng đã xây dựng dữ liệu Quy hoạch dạng GIS (thông tin địa lý) để có thể cung cấp thông tin Quy hoạch một cách đa dạng hơn, các dữ liệu có tính mở và kết nối cao, có thể đưa vào phần mềm để phân tích đánh giá tổng hợp lên báo cáo…

Đến nay, Viện QHXD Hà Nội đã thực hiện GIS hóa các Quy hoạch chung Thủ đô Hà nội, Quy hoạch phân khu; Quy hoạch chuyên ngành: Giao thông, giáo dục, y tế, rác thải, cấp nước, thoát nước, cấp điện, chợ, làng nghề, nghĩa trang, cây xanh mặt nước...; Quy hoạch chung các Huyện, Quy hoạch đô thị vệ tinh, Quy hoạch thị trấn sinh thái; dữ liệu chỉ giới đường đỏ và số liệu hạ tầng kỹ thuật.

Các dữ liệu trên đã trở thành nguồn thông tin quan trọng, phục vụ trong công tác lập quy hoạch xây dựng, tra cứu thông tin, lập báo cáo…để tham mưu cho Thành phố cũng như các Sở ban ngành về lĩnh vực quy hoạch, xây dựng trong những năm qua.

2. Xây dựng các dứng dụng CNTT trong Quy hoạch
1. Xây dựng công cụ giám sát, đánh giá thực hiện trong quy hoạch ở Hà Nội


Bộ công cụ giám sát, đánh giá thực hiện quy hoạch ở Hà Nội thông qua nghiên cứu sự thay đổi về mặt không gian của các loại đất là một phương pháp hoàn toàn mới, liên quan đến đánh giá quy hoạch.
 
 
Bộ công cụ này dựa vào các bản đồ Quy hoạch và hiện trạng tại các thời điểm

Sau đó  xác định các nhóm đất, loại đất cần đánh giá theo quy hoạch và theo từng giai đoạn
 
 
Các kịch bản của quá trình thực hiện quy hoạch (áp dụng cho 1 loại hình sử dụng đất)


Tiến hành đáng giá mức độ thực hiện quy hoạch cho từng nhóm đất
 
Mô hình tính toán trong GIS áp dụng cho một loại đất

Kết quả xác định được các khu vực đất:  đã theo Quy hoạch, chưa theo QH, Không theo QH.
 
Bản đồ minh hoạ kết quả phân tích sơ bộ với dữ liệu chưa qua xử lý

Phương pháp này cũng có ưu điểm đó là việc thực hiện tương đối đơn giản nhờ tận dụng tính tự động hoá của  phần mềm thông tin địa lý ArcGIS. Phương pháp này có tính linh hoạt trong việc áp dụng với nhiều loại bản đồ có tỷ lệ và mức độ chi tiết khác nhau. Có thể nói, tỷ lệ bản đồ gần như không ảnh hưởng đến kết quả phân tích, miễn sao, các bản đồ ở 3 thời điểm phân tích cùng chung một tỷ lệ.
Viện QHXD Hà Nội đã áp dụng phương pháp này trong đánh giá hiện trạng phát triển đô thị phục vụ điều chỉnh QH chung TP Hà Nội 2021-2022 [2]

2. Xây dựng công cụ phân tích ngập lụt trong lập Quy hoạch

 

3. Xây dựng mô hình 3D phục vụ đánh giá Quy hoạch
 
    1.  
4. Xây dựng phần mềm quản lý quy hoạch ứng dụng gis
 

Viện đã sớm đầu tư xây dựng phần mềm quản lý tập trung dữ liệu GIS quy hoạch:  Dữ liệu nền, quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết,… phần mềm này cung cấp thông tin quy hoạch; hỗ trợ lập quy hoạch.

 Ngoài  các ứng dụng trực tiếp phục công tác Quản lý và lập Quy hoạch, Viện QHXD Hà nội cũng đang xây dựng các ứng dụng tự động khác trên CAD, GIS để phục vụ công tác thiết kế  trong CAD và chuyển đổi dữ liệu từ CAD sang GIS.

Kết luận

Chuyển đổi số là một trong những mục tiêu được quan tâm hàng đầu của chính phủ, Thành phố cũng như các cơ quan ban ngành, các doanh nghiệp tại Việt Nam. Nắm bắt được xu thế đó Viện QHXDHN đã sớm Xây dựng hệ thống CSDL Quy hoạch cũng như các ứng dụng công nghệ thông tin  phục vụ trực tiếp công tác lập, đánh giá quy hoạch và quản lý đô thị tại Viện. Tới đây Viện đang tiếp tục xây dựng hệ thống CSDL tích hợp về Quy hoạch cũng như các ứng dụng mới phục vụ công tác quy hoạch của thành phố  nói chung, của Viện QHXD Hà nội nói riêng.
Phan Thế Hùng
Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội
 

Tài liệu tham khảo
  1. Đô thị thông minh: kinh nghiệm của một số nước trên thế giới, bài học cho phát triển đô thị thông minh tại việt nam. Cục thông tin khoa học và công nghệ Quốc gia – Bộ KHCN 2021.
  2. Đề tài “Nghiên cứu công cụ đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch đô thị khu vực nội đô thành phố Hà Nội” Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội 2018-2021.

 

Nguồn tin: Phan Thế Hùng - Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Gửi phản hồi
Lấy ý kiến cộng đồng dân cư

345/QĐ-VQH

Quyết định số 345/QĐ-VQH ngày 03/4/2024 của Viện QHXD Hà Nội về việc Ban hành Hướng dẫn thành phần hồ sơ lập chỉ giới đường đỏ, cung cấp số liệu hạ tầng kỹ thuật tại Viện QHXD Hà Nội

Thời gian đăng: 08/04/2024

lượt xem: 35 | lượt tải:24

2068/QĐ-VQH

Quyết định số 2068/QĐ-VQH về việc Ban hành Hướng dẫn thành phần hồ sơ lập chỉ giới đường đỏ, cung cấp số liệu hạ tầng kỹ thuật tại Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội

Thời gian đăng: 23/11/2023

lượt xem: 197 | lượt tải:92

3663/QĐ-UBND

Quyết định số 3663/QĐ-UBND của UBND TP Hà Nội về việc Phê duyệt Điều chỉnh cục bộ QHCT tỉ lệ 1/500 hai bên tuyến đường Nhật Tân - Nội Bài (đoạn 3) khu vực dự án đầu tư xây dựng Thành phố thông minh GĐ1 và GĐ2

Thời gian đăng: 24/07/2023

lượt xem: 197 | lượt tải:129

3428/QĐ-UBND

Quyết định số 3428/QĐ-UBND của UBND TP Hà Nội về việc Phê duyệt Điều chỉnh cục bộ Quy hoạch phân khu đô thị N9, tỉ lệ 1/5000 tại khu quy hoạch 1.

Thời gian đăng: 20/08/2023

lượt xem: 256 | lượt tải:109

700/QĐ-TTg

Quyết định số 700/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về vệc Phê duyệt Nhiệm vụ Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065

Thời gian đăng: 18/06/2023

lượt xem: 341 | lượt tải:133

Báo tạp chí

  • Báo Lao Động
  • Báo Kinh Tế Đô Thị
  • Báo Quy Hoạch Đô Thị
  • Báo Kiến Việt
  • Tạp chí kiến trúc
  • Theo Báo Xây Dựng
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây