0 NaN undefined

Tọa đàm “Các dự án tái phát triển đô thị có liên quan đến phát triển hệ thống đường sắt đô thị” từ các báo cáo và kinh nghiệm của Nhật Bản

Thứ hai - 31/07/2017 05:27
 
Ngày 21 tháng 7 năm 2017, với sự phối hợp của Hội Quy hoạch phát triển đô thị Hà Nội và Hội Kiến trúc sư Hà Nội, Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội đã tổ chức buổi tọa đàm về chủ đề “Các dự án tái phát triển đô thị có liên quan đến phát triển hệ thống đường sắt đô thị” tại Hội trường Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội.
Đến dự buổi tọa đàm có Tiến sĩ Mochizuki Shinichi - Chuyên ngành Quy hoạch và thiết kế đô thị Nhật Bản; KTS Lê Văn Lân - Phó Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Hà Nội; đại diện Hội Quy hoạch phát triển đô thị Hà Nội; Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội có: TS.KTS Nguyễn Trúc Anh - Viện trưởng, Ths. KTS. Lưu Quang Huy và Ths. KTS. Lê Chính Trực - Phó Viện trưởng; KTS Bùi Xuân Tùng - Phó Giám đốc Sở Quy hoạch-Kiến trúc Hà Nội; đại diện Sở Xây dựng Hà Nội, cùng các chuyên gia Quy hoạch và Thiết kế đô thị.
Tại buổi tọa đàm, Tiến sĩ Mochizuki Shinichi - Chuyên ngành Quy hoạch và thiết kế đô thị Nhật Bản đã chia sẻ về hệ thống ga đường sắt đô thị Nhật Bản theo mô hình Transit Oriented Development gọi tắt là TOD (lấy định hướng phát triển hệ thống giao thông công cộng làm cơ sở quy hoạch phát triển đô thị, lấy đầu mối giao thông làm điểm tập trung dân cư để từ đó hình thành tiếp hệ thống giao thông phân tán). Với đặc tính đô thị đòi hỏi tích hợp các chức năng vào trung tâm, đồng thời thay đổi quan điểm ưu tiên phát triển mô hình giao thông cá nhân (chủ yếu là ô tô) sang ưu tiên phát triển mô hình giao thông công cộng thân thiện với con người và môi trường như tàu điện ngầm, xe bus, xe đạp…..
Ông Mochizuki Shinichi cũng nhấn mạnh phải có cơ chế chính sách riêng thúc đẩy phát triển và dựa vào đặc điểm từng đô thị để áp dụng những mặt tối ưu vào đô thị đó. Ông cũng đưa ra các quan điểm của các nước phát triển ở Châu Âu và Mỹ trong việc xây dựng hệ thống đô thị ngầm gắn với mối quan hệ lợi ích của con người. Đồng thời Ông cũng chia sẻ quan điểm và cơ chế thực thi chặt chẽ của các dự án Quy hoạch trong quản lý phát triển đô thị ở Nhật Bản. Khái niệm “khu vực phát triển phối hợp” ZAC (Zone d’Aménagement Concerté)  là khu vực phát triển đô thị, được áp dụng tại Pháp, trong triển khai và thực hiện dự án phát triển đô thị nhằm xác định “lợi ích công cộng” trong phần “lợi ích gia tăng của dự án” đồng thời phát triển TOD xung quanh nhà ga được hình thành.



Nhận thấy ở Việt Nam có mối tương đồng trong việc xác định diện tích hiện trạng sử dụng đất và hạ tầng kỹ thuật cũng như đảm bảo lợi ích của công cộng và quyền lợi của chủ sở hữu khi chuyển sang dự án phát triển mới. Khi tiến hành tái phát triển hoặc cải tạo chỉnh trang, các dự án TOD cần tháo gỡ các vướng mắc của người dân một cách minh bạch, có như vậy quá trình triển khai các tuyến đường sắt đô thị sẽ được giải quyết nhanh chóng, hiệu quả. Tạo tiền đề cho sự tái phát triển đô thị và giảm ách tắc giao thông, đem lại giải pháp bền vững, hiệu quả.



Buổi tọa đàm cũng nhận được nhiều câu hỏi, ý kiến trao đổi của các Kiến trúc sư, Kỹ sư đến tham dự.
Đây là hoạt động khoa học thường niên nhằm tăng cường công tác hợp tác và trao đổi chuyên môn giữa các hội nghề nghiệp, cơ quan, đơn vị trong lĩnh vực quy hoạch - kiến trúc đô thị. Qua đó góp phần nâng cao năng lực, trình độ, đổi mới tư duy trong lĩnh vực quy hoạch có tính hợp nhất giữa xây dựng với giao thông, giữa quản lý phát triển với tái thiết, trong việc phối hợp giữa nhiều ngành, lĩnh vực... hướng đến một mục tiêu chung vì một Thủ đô phát triển bền vững.

Dưới đây là một số hình ảnh của của buổi Tọa đàm:



          Các Chuyên gia Quy hoạch và phát triển đô thị đến từ các hội nghề nghiệp,
Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội và Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội, Sở Xây dựng Hà Nội.


     Tiến sĩ Mochizuki Shinichi – Chuyên ngành Quy hoạch và thiết kế đô thị Nhật Bản
       trình bày về kinh nghiệm của Nhật Bản trong phát triển hệ thống đường sắt đô thị

                                                                                      
                                                                                    Ảnh lưu niệm tại buổi tọa đàm



Nguồn tin: VQHXDHN

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Gửi phản hồi
Lấy ý kiến cộng đồng dân cư

2068/QĐ-VQH

Quyết định số 2068/QĐ-VQH về việc Ban hành Hướng dẫn thành phần hồ sơ lập chỉ giới đường đỏ, cung cấp số liệu hạ tầng kỹ thuật tại Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội

Thời gian đăng: 23/11/2023

lượt xem: 149 | lượt tải:69

3663/QĐ-UBND

Quyết định số 3663/QĐ-UBND của UBND TP Hà Nội về việc Phê duyệt Điều chỉnh cục bộ QHCT tỉ lệ 1/500 hai bên tuyến đường Nhật Tân - Nội Bài (đoạn 3) khu vực dự án đầu tư xây dựng Thành phố thông minh GĐ1 và GĐ2

Thời gian đăng: 24/07/2023

lượt xem: 162 | lượt tải:113

3428/QĐ-UBND

Quyết định số 3428/QĐ-UBND của UBND TP Hà Nội về việc Phê duyệt Điều chỉnh cục bộ Quy hoạch phân khu đô thị N9, tỉ lệ 1/5000 tại khu quy hoạch 1.

Thời gian đăng: 20/08/2023

lượt xem: 204 | lượt tải:96

700/QĐ-TTg

Quyết định số 700/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về vệc Phê duyệt Nhiệm vụ Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065

Thời gian đăng: 18/06/2023

lượt xem: 308 | lượt tải:120

3004/QĐ-UBND

Quyết định số 3004/QĐ-UBND của UBND Thành phố HN về việc Phê duyệt Chỉ giới đường đỏ tuyến đường vào Trụ sở Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an, Trại tạm giam T16 và Trung tâm thẩm vấn của lực lượng cảnh sát, tỉ lệ 1/500

Thời gian đăng: 27/07/2023

lượt xem: 205 | lượt tải:57

Báo tạp chí

  • Báo Lao Động
  • Báo Kinh Tế Đô Thị
  • Báo Quy Hoạch Đô Thị
  • Báo Kiến Việt
  • Tạp chí kiến trúc
  • Theo Báo Xây Dựng
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây