0 NaN undefined

Hội thảo “Đổi mới công tác lập Quy hoạch đô thị góp phần nâng cao hiệu quả quản lý đô thị"

Thứ ba - 16/08/2016 12:46
THAM LUẬN HỘI THẢO
KINH NGHIỆM LẬP CÁC QUY HOẠCH PHÂN KHU TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Tiến sỹ Kiến trúc sư Nguyễn Trúc Anh
Viện trưởng Viện Quy hoạch xây dựng Hà nội
 
       Hội thảo khoa học với chủ đề “Đổi mới công tác lập Quy hoạch đô thị góp phần nâng cao hiệu quả quản lý đô thị” trong khuôn khổ Diễn đàn đô thị VUPF là một hội thảo cần thiết để có những xem xét đánh giá và tổng kết kinh nghiệm việc triển khai thực hiện công tác lập quy hoạch đô thị qua nhiều năm thực hiện Luật quy hoạch đô thị và các Nghị định của Chính phủ về lĩnh vực Quy hoạch đô thị.

        Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội hiện là đơn vị tư vấn đã và đang thực hiện nhiều các đồ án Quy hoạch phân khu thuộc khu vực  thuộc đô thị trung tâm của TP Hà Nội, quy hoạch các phân khu đô thị thuộc đô thị vệ tinh Sóc Sơn, Sơn Tây, Xuân Mai, Phú Xuyên và các khu vực đô thị của các thị trấn huyện lỵ của thành phố … nhằm cụ thể hoá Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011.
Các phân khu được nghiên cứu lập quy hoạch có những khác biệt về điều kiện tự nhiên, dân số, hiện trạng sử dụng đất và hạ tầng kỹ thuật đô thị, quá trình phát triển đô thị và tính chất, chức năng, đặc trưng về phát triển không gian kiến trúc cảnh quan theo Định hướng phát triển không gian theo Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
        Từ thực tiễn triển khai công tác lập nhiệm vụ và đồ án quy hoạch phân khu trên địa bàn Thủ đô Hà Nội, những vấn đề Viện QHXD Hà Nội cần phải giải quyết, các đề xuất trong triển khai lập đồ án quy hoạch phân khu cũng như các cơ chế đặc thù áp dụng trong điều kiện Hà Nội, chúng tôi muốn trình bày tại Hội thảo này một số nội dung chính sau:
- Bối cảnh triển khai thực hiện các đồ án quy hoạch phân khu tại Hà Nội;
- Mô hình tổ chức triển khai các quy hoạch phân khu đô thị;
- Mô hình tổ chức thẩm định, xin ý kiến các quy hoạch phân khu đô thị;
- Tổng quan –các khó khăn và bài học kinh nghiệm.
          Hà Nội là Thủ đô của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là trung tâm chính trị-hành chính Quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế. Trong xu hướng hội nhập và phát triển, việc nâng cao vai trò vị thế của Thủ đô Hà Nội trên trường quốc tế là một nhu cầu tất yếu. Ngày 29/05/2008 Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam đã ra Nghị quyết 15/2008 QH12 về việc điều chỉnh địa giới hành chính thủ đô Hà Nội trên cơ sở sáp nhập Thành phố Hà Nội cũ với tỉnh Hà Tây cũ, huyện Mê Linh tỉnh Vĩnh Phúc và 4 xã (là Đông Xuân, Tiến Xuân, Yên Bình và Trung Yên) thuộc huyện Lương Sơn tỉnh Hòa Bình.
Việc mở rộng quy mô rộng hơn 3.344 km2 của thành phố Hà Nội mới trên cơ sở sát nhập các đơn vị hành chính thành phố Hà Nội, tỉnh Hà Tây (cũ) và một phần thuộc các tỉnh Hòa Bình,Vĩnh Phúc đồng thời tiếp quản các quy hoạch, dự án thuộc các tỉnh chưa hoặc không được khớp nối với quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội được phê duyệt tại Quyết định 108/1998/QĐ-TTg, đặc biệt gặp phải khó khăn lớn khi giải quyết vấn đề kết nối hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội của hơn 750 dự án đã và đang triển khai đầu tư xây dựng.
Việc lập Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 (Sau đây gọi tắt là Quy hoạch chung) đã được triển khai để đảm bảo xây dựng chiến lược phát triển bền vững và ổn định, tạo tiền đề thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân Thủ đô, giải quyết các vấn đề tồn tại trong quá trình xây dựng và phát triển, phục vụ công tác quản lý đô thị trong giai đoạn tới,
- Quy mô dân số Theo Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
+ Quy mô dân số đến năm 2030 khoảng 9,0- 9,2 triệu người, tỉ lệ đô thị hóa khoảng 65- 68%.
+ Đến năm 2050, dân số tối đa khoảng 10,8 triệu người, tỉ lệ đô thị hóa khoảng 70- 80%.
- Quy mô đất đai:
+ Đến năm 2030, tổng diện tích đất xây dựng đô thị và nông thôn khoảng 156.600 ha. Trong đó đất xây dựng đô thị khoảng 94.700 ha (chiếm khoảng 28,3% diện tích tự nhiên), chỉ tiêu khoảng 150 m2/người.
- Mô hình phát triển không gian đô thị:
Thủ đô Hà Nội phát triển theo mô hình chùm đô thị gồm khu vực đô thị trung tâm, 5 đô thị vệ tinh, các thị trấn được kết nội bằng hệ thống giao thông đường vành đai kết hợp các trục trung tâm, có mối liên kết với các mạng lưới giao thông vùng và quốc gia. Đô thị trung tâm được phân cách với các đô thị vệ tinh, các thị trấn bằng hành lang xanh (chiếm 70% diện tích đất tự nhiên của Thành phố).
- Định hướng phát triển hệ thống đô thị:
+ Khu vực đô thị trung tâm được phát triển mở rộng từ khu vực nội đô về phía Tây, Nam đến đường vành đai 4; phía Bắc với khu vực Mê Linh, Đông Anh; phía Đông đến khu vực Gia Lâm, Long Biên. Khu vực hai bên sông Hồng là trục không gian cảnh quan trung tâm của Thủ đô Hà Nội, là nơi bố trí các công viên, công trình văn hóa, giải trí lớn để tổ chức những sự kiến có ý nghĩa của Thủ đô.
+ 5 đô thị vệ tinh gồm: đô thị Hòa Lạc, Sơn Tây, Xuân Mai, Phú Xuyên và Sóc Sơn. Mỗi đô thị vệ tinh có chức năng hỗn hợp và đặc thù riêng, hoạt động tương đối độc lập và hỗ trợ chia sẻ với đô thị trung tâm về nhà ở, đào tạo, công nghiệp, dịch vụ..
+ Các thị trấn được xây dựng theo mô hình đô thị sinh thái mật độ thấp. Phát triển các thị trấn huyện lỵ trở thành trung tâm kinh tế- xã hội của các huyện, đầu mói về: hạ tầng kỹ thuật, dịch vụ công cộng, xã hội, sản xuất của Thành phố.
Các đô thị vệ tinh, các thị trấn huyện lỵ được kết nối thuận tiện từ  đô thị trung tâm đến các đô thị vệ tinh bằng việc nâng cấp và bổ sung mới hệ thống đường, xây mới hệ thống giao thông công cộng.
Ý tưởng vành đai xanh dọc Sông Nhuệ - nhằm ngăn cách chuỗi khu đô thị mới (trong khu vực vành đai 3 – Vành đai 4) với khu vực nội đô - kết hợp với Sông Hồng tạo “hai lá phổi xanh” cho Thủ đô, đặc biệt đóng vai trò là “vùng đệm” giảm tải cho khu vực nội đô Hà Nội và “khu vực chuyển đổi không gian” từ trung tâm Hà Nội cũ tới khu vực đô thị hóa phát triển mở rộng (tới vành đai 4)
“Hành lang xanh” giữa Sông Đáy và Sông Tích sẽ đáp ứng tiêu chí phát triển bền vững, cân bằng trên cơ sở bảo tồn vùng nông nghiệp năng suất cao, các di sản văn hóa truyền thống, không đô thị hóa đồng thời giữ lại các khu làng hiện hữu.

 
Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050

1/ Bối cảnh triển khai thực hiện các đồ án quy hoạch chung phân khu tại Hà Nội:

- Trong thời gian đồ án Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được nghiên cứu, trình Hội đồng thẩm định cấp Nhà nước, Thủ tướng Chính phủ đang xem xét chỉ đạo xây dựng Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội, thì những nhu cầu về phát triển đô thị như giao thông, hạ tầng kinh tế xã hội, quản lý phát triển đô thị đã đặt ra những yêu cầu phải triển khai các bước tiếp theo quy hoạch chung để giải quyết các vấn đề đã nêu. Văn phòng Chính phủ đã có các văn bản số: 236/TB-VPCP ngày 01/9/2010, 279/TB-VPCP ngày 08/9/2009, 348/TB-VPCP ngày 09/12/2009 truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tổ chức lập các quy hoạch phân khu đô thị đồng thời với lập đồ án quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội.
Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hà Nội đã chỉ đạo Viện QHXD Hà Nội và các Sở, ban ngành thành phố chủ động nghiên cứu, lập kế hoạch thực hiện các công việc lập quy hoạch phân khu nhằm cụ thể hóa quy hoạch chung xây dựng Thủ đô và giải quyết các yêu cầu trong xây dựng đồ án quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội.
 
 
       Là một đơn vị trực thuộc UBND Thành phố Hà Nội với chức năng tham mưu về công tác quy hoạch phát triển đô thị của UBND TP, đồng thời trực tiếp tham gia công tác tư vấn lập Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội với Viện Quy hoạch Đô thị và Nông thôn quốc gia (VIAP) và tư vấn nước ngoài, Viện QHXD Hà Nội đã chủ động đề xuất với UBND Thành phố Hà Nội và phối hợp với các Sở, ngành lập các quy hoạch phân khu đô thị phục vụ nhu cầu quản lý phát triển đô thị của Thành phố với mục tiêu:
+ Đáp ứng kịp thời công tác quản lý xây dựng đô thị trong bối cảnh mở rộng địa giới hành chính;
+ Khớp nối và hướng dẫn giải quyết là các dự án, đồ án đã được cấp thẩm quyền phê duyệt trước khi hợp nhất mở rộng Thủ đô Hà Nội.
+ Làm cơ sở để lập quy hoạch chi tiết, đảm bảo triển khai các dự án đầu tư xây dựng theo đúng quy định pháp luật;
Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội đã tiến hành thực hiện các công việc cụ thể hóa cho công tác lập quy hoạch phân khu:
- Tiến hành đánh giá, rà soát các quy hoạch chi tiết, các dự án đã được chấp thuận về chủ trương, phê duyệt quy hoạch chi tiết và thực hiện triển khai dự án để cùng với các sở, ngành của thành phố đề xuất, kiến nghị các bước triển khai tiếp theo.
- Tiến hành khảo sát đo đạc bản đồ các khu vực dự kiến lập quy hoạch phân khu, thu thập các tài liệu, số liệu điều tra cơ bản để phân tích và đánh giá về dự kiến các quy hoạch phân khu đô thị mang tính khả thi và đáp ứng yêu cầu quản lý phát triển của thành phố và các địa phương.
- Phối hợp với các chính quyền địa phương rà soát các dự án phục vụ nhu cầu phát triển của địa phương cũng như các nhu cầu khác của thành phố trên địa bàn. Việc triển khai phối hợp trong việc xác định, thống nhất các nhu cầu phát triển của địa phương đã tạo được sự đồng thuận trong giai đoạn xác định lập nhiệm vụ quy hoạch và trong quá trình lập quy hoạch.
Việc triển khai lập quy hoạch phân khu đô thị trên địa bàn Thủ đô Hà Nội được phân đợt thực hiện và xác định các tiêu chí và lựa chọn các phân khu đô thị để tiến hành lập quy hoạch theo từng bước, từng khu vực. Cụ thể:
Thủ đô Hà Nội được quy hoạch có khu vực đô thị trung tâm gồm: khu vực nội đô (khu vực nội đô lịch sử và khu nội đô mở rộng), và các khu mở rộng phía Nam sông Hồng, khu vực mở rộng phía Bắc sông Hồng, Nam sông Cà Lồ, khu vực hai bên sông Hồng. Trong đó khu vực nội đô lịch sử đặt ra yêu cầu quản lý và hạn chế phát triển, hạn chế tăng dân số và nâng cao các chỉ tiêu và chất lượng sống cho người dân đô thị



Sơ đồ các phân khu đô thị thuộc đô thị trung tâm

         Trong đề xuất này các quy hoạch phân khu đô thị được xác định thực hiện theo các giai đoạn  phù hợp với quy hoạch chung và điều kiện triển khai của các dự án.
- Giai đoạn 1 thực hiện lập quy hoạch phân khu đô thị cho khu vực mở rộng phía Nam sông Hồng, khu vực mở rộng phía Bắc sông Hồng, Nam sông Cà Lồ.
- Giai đoạn 2 tiến hành nghiên cứu lập quy hoạch phân khu đô thị cho khu vực nội đô lịch sử tập trung vào nghiên cứu quy hoạch và thiết kế đô thị, tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị, xây dựng quy định quản lý theo đồ án quy hoạch ô thị được phê duyệt, xây dựng quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị.
 
Text Box: Sơ đồ các quy hoạch phân khu thực hiện giai đoạn 2Text Box: Sơ đồ 17 quy hoạch phân khu thực hiện giai đoạn 1


















     Sơ đồ 17 quy hoạch phân khu thực hiện giai đoạn 1                   Sơ đồ các quy hoạch phân khu thực hiện giai đoạn 2
   

                  * Trên nguyên tắc đó, Viện đã đề xuất lập Nhiệm vụ Quy hoạch phân khu cho 17 phân khu nằm trong khu vực mở rộng phía Nam sông Hồng, Khu vực mở rộng phía Bắc sông Hồng, Nam sông Cà Lồ (Quy hoạch phân khu S1, S2, S3, S4, S5, N1, N2, N3, N4, N5, N6, N7, N8, N9, N11, GN và GS), và đã được UBND Thành phố Hà Nội phê duyệt tháng 01/2011 để triển khai thực hiện (Các nhiệm vụ quy hoạch phân khu đã được triển khai trước thời điểm Thủ tướng Chính phủ phê duyệt QHC xây dựng Thủ đô Hà Nội tháng 7/2011)
Cụ thể các quy hoạch phân khu nhu sau:
 Khu vực phía Bắc sông Hồng: Gồm 11 phân khu đô thị:
* Các phân khu N1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 11: là các cụm đô thị chủ yếu phục vụ phát triển mới nằm trên địa bàn các huyện Mê Linh, Đông Anh và Gia Lâm
* Phân khu GN: là phân khu có chức năng chủ đạo là cây xanh mặt nước dựa trên yếu tố cơ bản là hệ thống sông Thiếp – đầm Vân Trì thuộc địa giới hành chính huyện Mê Linh và Đông Anh
. Khu vực phía Nam sông Hồng: Gồm 6 phân khu đô thị:
* Các phân khu S1, 2, 3, 4, 5: là các đô thị phía Đông đường vành đai 4 thuộc khu vực mở rộng của đô thị trung tâm chủ yếu phục vụ phát triển mới nằm trên địa bàn các huyện Đan Phượng, Hoài Đức, Từ Liêm, Thanh Trì, Thanh Oai, Thường Tín và các quận Hà Đông, Hoàng Mai
* Phân khu GS là phân khu nêm xanh - vành đai xanh sông Nhuệ.



Sơ đồ tổ chức không gian phân khu N5 – N7 – N8 gắn với quy hoạch trục đường cầu Nhật Tân – sân Bay Nội Bài
 
       17 đồ án quy hoạch phân khu triển khai ngay trong giai đoạn này đã tạo ra công cụ quản lý cơ bản để hướng dẫn các nhà đầu tư, cộng đồng trong việc tổ chức thực hiện đầu tư xây dựng theo đúng Quy hoạch chung, có cơ sở pháp lý chặt chẽ, hiệu quả.
Đến thời điểm hiện nay, các đồ án quy hoạch phân khu đô thị được lập và phê duyệt đã đáp ứng yêu cầu triển khai các đồ án quy hoạch chi tiết để triển khai các dự án đầu tư khu đô thị mới, các dự án phát triển cơ sở hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật trong khu vực phía Bắc sông Hồng, khu vực chuỗi đô thị phía Đông vành đai 4 và trong khu vực vành đai xanh, nêm xanh.
 
Giai đoạn 2 nghiên cứu lập quy hoạch phân khu đô thị các khu vực nội đô lịch sử và nội đô mở rộng để phục vụ cho công tác quản lý phát triển đô thị.
 Khu vực nội đô lịch sử (khu vực hạn chế phát triển). Gồm 5 phân khu: H1.1, H1.2, H1.3, H1.4 và phân khu Hồ Tây và vùng phụ cận
* Khu vực nội đô mở rộng thuộc đô thị trung tâm. Gồm 4 phân khu: H2.1, H2.2, H2.3, H2.4.
* Phân khu sông Hồng đoạn qua khu vực đô thị lõi.
Các phân khu được triển khai trong khu vực này, chủ yếu là các phân khu đô thị nằm trong là khu vực đã cơ bản được quy hoạch ổn định. Đó là:
. Quy hoạch năm 1998 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại QĐ số 108/1998/QĐ-TTg (quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội trước đây)
. Quy hoạch chi tiết các quận, huyện đã được lập và các cấp có thẩm quyền phê duyệt trong giai đoạn 1998-2003.
 
 


Quy hoạch phân khu đô thị H1-3

 
         Các phân khu đô thị tại khu vực này có mục tiêu:
- Giảm mức độ đầu tư các công trình có quy mô lớn trong khu vực đô thị lõi, để đảm bảo nội dung bảo tồn, bảo vệ, cải tạo và tái thiết đô thị, nâng cao chất lượng môi trường sống đô thị trong khu vực.
- Di dân, dãn dân để hiện thực hóa chủ trương kiểm soát, hạn chế gia tăng dân số, đô thị hóa nội tại nhằm giảm áp lực đối với hệ thống hạ tầng đô thị.
- Di chuyển các cơ sở công nghiệp, trụ sở cơ quan, trường đại học, cơ sở y tế gây ô nhiễm hiện hữu để giảm sức hút vào trong khu vực nội đô, giảm chất tải đối với hạ tầng hiện có của khu vực.
Tạo điều kiện để bổ xung quỹ đất cho các nhu cầu xây dựng công trình công cộng, tiện ích đô thị (bãi đỗ xe, công viên – cây xanh, TDTT, vui chơi – giải trí…)
Tạo điều kiện để bảo tồn các di sản đô thị, tôn tạo các không gian di sản đặc thù của Thủ đô: Trung tâm chính trị Ba Đình, Khu di sản Hoàng thành Thăng Long, Khu phố cổ, Khu phố cũ, Khu vực hồ Gươm và phụ cận, Khu vực Hồ Tây và phụ cận.
Tạo điều kiện nâng cấp các khu ở cũ đã xuống cấp, quá tải: làng xóm đô thị hóa, các khu ổ chuột… đặc biệt là việc cải tạo, xây dựng lại các khu tập thể, khu chung cư cũ nguy hiểm.
- Giảm mật độ lưu lượng giao thông, giảm áp lực về hạ tầng đô thị cho khu vực
- Phù hợp khả năng thu hút nguồn lực đầu tư bởi đây là khu vực có giá trị kinh tế đất rất cao, đòi hỏi tiềm lực tài chính lớn. Quá trình đầu tư, đô thị hóa đã diễn ra tại khu vực trong thời gian qua đã bước đầu cần sự thay đổi về chất lượng.
 

2/ Mô hình tổ chức triển khai các quy hoạch phân khu đô thị:

- Các quy hoạch phân khu được Viện QHXD Hà Nội tổ chức triển khai trên cơ sở Luật Quy hoạch đô thị, Nghị định 37CP, áp dụng và vận dụng hệ thống Quy chuẩn xây dựng, các tiêu chuẩn XDVN và các văn bản hướng dẫn hiện hành trên cơ sở đảm bảo các định hướng của đồ án quy hoạch chung.
- Các đồ án quy hoạch phân khu trong khu vực nội đô lịch sử, nội đô mở rộng đảm bảo tuân thủ các quy định của Quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc chung Thành phố Hà Nội, Quy chế quản lý quy hoạch- kiến trúc Khu phố Cổ Hà Nội, Quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc Khu phố cũ Hà Nội, Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc công trình cao tầng trong khu vực nội đô lịch sử thành phố Hà Nội và các quy định khác của Thành phố Hà Nội
- Trong quá trình thực hiện các quy hoạch phân khu, Viện đã phối hợp với các cơ quan quản lý chuyên ngành như Vụ kiến trúc đô thị, Vụ hạ tầng đô thị để trao đổi về những nội dung quy định trong Luật, các Nghị định và Thông tư hướng dẫn thực hiện lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch để thống nhất về quan niệm, quy định, tiêu chuẩn quy phạm và mức độ thực hiện đồ án nhằm đạt được kết quả đúng yêu cầu quy định về pháp luật, đồng thời tạo thuận lợi trong quá trình thẩm định và phê duyệt, cũng như triển khai trong đóng góp xây dựng các đồ án của địa phương và các cấp quản lý nhà nước.
- Về công tác đo đạc bản đồ địa hình: yêu cầu đảm bảo phủ kín ranh giới các phân khu đô thị (bao gồm cả diện tích đo chờm) nhằm đảm bảo yêu cầu nghiên cứu, bản đồ đo đạc do đơn vị tư vấn có kinh nghiệm và uy tín thực hiện, được Sở Tài nguyên & môi trường thẩm tra đủ điều kiện.
- Công tác điều tra hiện trạng, nghiên cứu quy hoạch: Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá sự phù hợp của các dự án, đồ án quy hoạch đã được cấp thẩm quyền phê duyệt trong các phương án quy hoạch phân khu.
- Tổ chức phối, kết hợp với các chính quyền địa phương, các Sở, ban ngành trong suốt quá trình từ bước: lập nhiệm vụ quy hoạch, tổng hợp điều tra – đánh giá hiện trạng, xây dựng phương án… Thông qua nhiều hình thức: tổ chức báo cáo quy hoạch, gửi hồ sơ đồ án. Cập nhật – lồng ghép các yêu cầu, nhu cầu của từng địa phương; các quy hoạch ngành, kế hoạch – chương trình chuyên biệt trong các giải pháp quy hoạch nhằm tạo nên sự đồng thuận chung.
- Viện đã đề xuất nhiều sáng kiến, với các phương thức tiếp cận linh hoạt để đảm bảo tốc độ, yêu cầu đầu tư, đòi hỏi hàng ngày của Thủ đô mà vẫn đảm bảo hành lang pháp lý theo quy định. VD: Chủ động đề xuất 17 phân khu đô thị trong khi quy hoạch chung còn đang trong quá trình thẩm định, phối hợp với đơn bị tư vấn đo đạc mạnh để sớm có bản đồ nền phục vụ ngay công tác nghiên cứu, bao gồm cả hệ thống bản đồ không ảnh mới nhất thực hiện trong quá trình bay chụp; Xây dựng hệ thống phiếu điều tra hiện trạng, hệ thống kỹ thuật thống nhất trong các phân khu đô thị…

3/ Mô hình tổ chức thẩm định, xin ý kiến các quy hoạch phân khu đô thị:

Theo chỉ đạo của UBND Thành phố về đẩy nhanh công tác triển khai thực hiện tốt Quy hoạch chung được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Viện đã cùng Sở Quy hoạch- Kiến trúc phối hợp đề xuất mô hình vừa lập quy hoạch đồng thời tập hợp được ý kiến góp ý từ các cơ quan sở, ngành, địa phương, thực hiện thẩm định đồ án thống nhất
- Sở Quy hoạch – kiến trúc Hà Nội  và Viện Quy hoạch thành lập tổ thẩm định làm việc trên cơ sở khung thẩm định được thống nhất. Phối hợp giữa tư vấn lập quy hoạch với các bộ phận quản lý chuyên môn để thống nhất nội dung, chỉ tiêu số liệu … Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình nghiên cứu cũng như kiểm tra, thẩm định đồ án, rút ngắn thời gian thẩm định hồ sơ.
- Quá trình thẩm định đồ án quy hoạch phân khu được duy trì song song với quá trình nghiên cứu, theo từng đợt theo các giai đoạn thực hiện cụ thể:
+ Điều tra hiện trạng – cập nhật các dự án;
+ Đề xuất phương án quy hoạch kiến trúc – giao thông, định hướng hệ thống quy hoạch hạ tầng kỹ thuật chính;
+ Hoàn chỉnh đồng bộ hồ sơ quy hoạch theo đúng quy định.
- Hội đồng thẩm định Quy hoạch xây dựng Thành phố gồm các thành viên là đại diện các Sở chuyên ngành liên quan, đại diện chính quyền địa phương để tiến hành thẩm định đảm bảo chất lượng và có tính phối hợp đa ngành trong thẩm định quy hoạch.
Thực tế hiện nay trong quá trình thực hiện lập quy hoạch phân khu nhưng các đồ án quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật đô thị cũng đã và đang được nghiên cứu sau khi quy hoạch chung được duyệt, chúng tôi có phối hợp đề xuất thành lập có tổ công tác liên ngành thẩm định để giúp thông tin, khớp nối và lồng ghép các quy hoạch chuyên ngành kỹ thuật đô thị trong đồ án quy hoạch phân khu, đảm bảo tính thống nhất trong quy hoạch đô thị và quy hoạch ngành trước mắt cũng như lâu dài.
- Thực hiện theo quy trình của Luật Quy hoạch đô thị, đồ án quy hoạch phân khu cần triển khai lấy ý kiến cộng đồng dân cư. Hiện nay, Viện QHXD Hà Nội thực hiện theo hình thức trưng bày các đồ án quy hoạch tại các địa phương, tổ chức giới thiệu về đồ án và gửi các phiếu góp ý, các phiếu thăm dò về nội dung quy hoạch để lấy ý kiến của cộng đồng dân cư.

4/ Tổng quan – khó khăn – bài học kinh nghiệm:

- Hiện nay, các đồ án quy hoạch phân khu đô thị tại thành phố Hà Nội đã được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt, một số quy hoạch phân khu đô thị trong khu vực nội đô lịch sử đang được thẩm định và kiểm tra về chỉ tiêu quy hoạch và sớm được phê duyệt trong thời gian tới. Đây là những thành công bước đầu, với những bài học kinh nghiệm quý báu trong công tác điều hành, phối hợp, nghiên cứu cũng như triển khai cụ thể.
-  Quy hoạch phân khu lần đầu tiên được đưa vào quy định pháp luật, các hướng dẫn và quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật, chỉ tiêu quy hoạch đối với loại hình quy hoạch phân khu chưa rõ ràng. Trong giai đoạn vừa qua, Viện Quy hoạch xây dựng thực hiện lập quy hoạch phân khu chủ yếu dựa trên hướng dẫn tại các văn bản quy phạm trước đây đối với các quy hoạch xây dựng và quy hoạch đô thị có tỷ lệ tương ứng (1/5.000 và 1/2.000), đòi hỏi tính toán đến cấp đơn vị ở và đến từng ô phố trong khi quy hoạch phân khu đặt mục tiêu làm cơ sở để xác định các dự án đầu tư xây dựng trong đô thị và lập quy hoạch chi tiết.
- Tháng 6-2016, Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư 12/2016/TT-BXD Quy định về hồ sơ của nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch đô thị và quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù. Thông tư đã có hướng dẫn cụ thể hơn về nội dung hồ sơ nhiệm vụ quy hoạch và đồ án quy hoạch phân khu đô thị, Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội tiến hành đối chiếu với thực tiễn triển khai việc lập đồ án quy hoạch phân khu trên địa bàn Thủ đô Hà Nội, điều kiện về hiện trạng sử dụng đất, không gian kiến trúc cảnh quan để có giải pháp áp dụng các quy định phù hợp và hiệu quả trong quá trình lập đồ án quy hoạch phân khu đô thị.
- Kinh nghiệm triển khai thực hiện lập các đồ án quy hoạch phân khu đô thị sau khi Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 yêu cầu đảm bảo sự phù hợp với Quy hoạch chung xây dựng đô thị và phù hợp với quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật đô thị cũng như các quy hoạch ngành và lĩnh vực khác cần xem xét, quy định hướng dẫn nghiên cứu quy hoạch theo hướng quy hoạch hợp nhất, đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ trong quy hoạch và quản lý phát triển đô thị bền vững.
- Đối với các phân khu đô thị Hà Nội hiện nay được phân chia theo khu vực và định hướng phát triển theo tính chất, chức năng và có quy mô rất lớn từ: 720ha (N2) đến 7.062ha (GS)) là ít khả thi, gây khó khăn và làm chậm tiến độ nghiên cứu, khó khăn trong quản lý quy hoạch – kiến trúc. có nguy cơ làm giảm sự sáng tạo với những đề xuất mới đối với các quy hoạch chi tiết sau này. Cần xem xét phân định và đề xuất hướng nghiên cứu quy hoạch phân khu đô thị theo các khu chức năng đô thị đặc thù phù hợp với tính chất đô thị như các trung tâm hành chính, văn hóa, thương mại dịch vụ đô thị, các khu vực triển khai các dự án TOD (Transit Oriented Development).. theo hướng nghiên cứu quy hoạch hợp nhất.
Trong thời gian tới, việc nghiên cứu lập và quy hoạch phân khu đô thị đối với các đô thị vệ tinh, đô thị sinh thái, thị trấn huyện ly sau quy hoạch chung của đô thị được phê duyệt cũng cần được nghiên cứu phù hợp với tính chất, định hướng phát triển không gian đô thị và quy mô khu vực phát triển đô thị của các đô thị vệ tinh, đô thị sinh thái và các thị trấn huyện lỵ đồng thời đáp ứng yêu cầu kiểm soát phát triển trong quá trình quản lý phát triển đô thị sau này, phù hợp với trách nhiệm và năng lực của chính quyền địa phương.
Thực tiễn trong hoạt động nghiên cứu lập đồ án quy hoạch chung, quy hoạch phân khu đô thị của Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội thời gian qua cho thấy cần chủ động, áp dụng sáng tạo, cải tiến phương pháp triển khai, quy trình, vận hành… của lãnh đạo, các tập thể và từng cá nhân. Đặc biệt cần có sự “chung sức – chung lòng” của các cấp, các ngành, các tổ chức, đoàn thể và mọi tầng lớp nhân dân. UBND Thành phố Hà Nội đã có sự chỉ đạo liên tục, quyết liệt đối với các Sở, Ban – ngành, địa phương thuộc hệ thống chính trị, nhằm tạo ra “con đường đi ngắn nhất, hợp lý, đảm bảo đúng quy định pháp luật” đối với các đồ án quy hoạch phân khu đô thị trên địa bàn Thủ đô.
 Xin chân thành cám ơn./.

Tác giả bài viết: TS.KTS. Nguyễn Trúc Anh, Ths. Phạm Gia Lượng

Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn Viện Quy Hoạch Xây Dựng Hà Nội.  là vi phạm bản quyền

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Gửi phản hồi
Lấy ý kiến cộng đồng dân cư

345/QĐ-VQH

Quyết định số 345/QĐ-VQH ngày 03/4/2024 của Viện QHXD Hà Nội về việc Ban hành Hướng dẫn thành phần hồ sơ lập chỉ giới đường đỏ, cung cấp số liệu hạ tầng kỹ thuật tại Viện QHXD Hà Nội

Thời gian đăng: 08/04/2024

lượt xem: 32 | lượt tải:23

2068/QĐ-VQH

Quyết định số 2068/QĐ-VQH về việc Ban hành Hướng dẫn thành phần hồ sơ lập chỉ giới đường đỏ, cung cấp số liệu hạ tầng kỹ thuật tại Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội

Thời gian đăng: 23/11/2023

lượt xem: 194 | lượt tải:92

3663/QĐ-UBND

Quyết định số 3663/QĐ-UBND của UBND TP Hà Nội về việc Phê duyệt Điều chỉnh cục bộ QHCT tỉ lệ 1/500 hai bên tuyến đường Nhật Tân - Nội Bài (đoạn 3) khu vực dự án đầu tư xây dựng Thành phố thông minh GĐ1 và GĐ2

Thời gian đăng: 24/07/2023

lượt xem: 195 | lượt tải:127

3428/QĐ-UBND

Quyết định số 3428/QĐ-UBND của UBND TP Hà Nội về việc Phê duyệt Điều chỉnh cục bộ Quy hoạch phân khu đô thị N9, tỉ lệ 1/5000 tại khu quy hoạch 1.

Thời gian đăng: 20/08/2023

lượt xem: 255 | lượt tải:108

700/QĐ-TTg

Quyết định số 700/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về vệc Phê duyệt Nhiệm vụ Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065

Thời gian đăng: 18/06/2023

lượt xem: 339 | lượt tải:133

Báo tạp chí

  • Báo Lao Động
  • Báo Kinh Tế Đô Thị
  • Báo Quy Hoạch Đô Thị
  • Báo Kiến Việt
  • Tạp chí kiến trúc
  • Theo Báo Xây Dựng
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây