0 NaN undefined

Hội thảo “Đánh giá tình hình đô thị hóa và định hướng xây dựng Chương trình phát triển đô thị toàn thành phố Hà Nội”

Thứ sáu - 02/08/2019 06:33
Quá trình Công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước cùng với sự phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đưa Hà Nội trở thành một Thủ đô năng động, sáng tạo, hiện đại. Tốc độ đô thị hóa nhanh dẫn đến nhu cầu của hoạt động đô thị cũng ngày càng lớn, các dự án đầu tư cả trong nước và ngoài nước được thực hiện ngày càng nhiều, việc phân bổ các nguồn lực cũng như định hướng các khu vực phát triển để đáp ứng được nhu cầu của xã hội chưa kịp thời, đảm bảo tính đồng bộ, hiệu quả,…
          Để tìm ra giải pháp cho những vấn đề này, ngày 23 tháng 7 năm 2019, Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội tổ chức Hội thảo chuyên ngành Chương trình phát triển đô thị toàn Thành phố với chủ đề “Đánh giá tình hình đô thị hóa và định hướng xây dựng Chương trình phát triển đô thị toàn thành phố Hà Nội” tại Hội trường Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội.
          Đến dự Hội thảo có Ths.KTS Lưu Quang Huy – Viện trưởng Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội; TS.KTS Nguyễn Trúc Anh – Giám đốc Sở Quy hoạch-Kiến trúc Hà Nội; TS Nguyễn Quang - Giám đốc UN-Habitat Việt Nam; Ông Emanuel Ceris – Cơ quan hỗ trợ hợp tác Quốc tế vùng Paris tại Việt Nam; ông Tô Anh Tuấn – Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Hà Nội; ông Lưu Đức Minh – Đại diện Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn Quốc gia – Bộ Xây dựng; ông Nguyễn Đăng Thịnh – đại diện Sở Xây dựng Hà Nội, cùng các chuyên gia Quy hoạch và đại diện một số Viện Nghiên cứu trên địa bàn Hà Nội.
          Theo Ths.KS Vũ Tuyết Mai – Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội, diễn giả tham luận về Thực trạng đô thị hóa ở Việt Nam:  
Theo nghiên cứu thì mật độ dân số tập trung đông ở 04 quận nội đô lịch sử là Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng và 02 quận nội thành mở rộng là Cầu Giấy và Hà Đông. Việc tập trung đông dân cư, bệnh viện công, trường học công, trung tâm thương mại ở các quận nội đô tạo áp lực rất lớn cho các công trình hạ tầng kỹ thuật, gây tắc nghẽn giao thông và ô nhiễm môi trường, khói bụi. Vì vậy, việc điều tiết giảm dân số, giãn dân và phát triển về phía Bắc sông Hồng là điều cần thiết.
    TS. KTS. Lưu Đức Minh - Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn Quốc gia cho rằng: Đô thị phát triển bền vững cần đảm bảo sự phát triển hài hòa, cần bằng giữa 03 yếu tố: kinh tế, xã hội & môi trường. Để đánh giá tính phát triển bền vững của một đô thị, nhiều tổ chức quốc tế đã xây dựng ra các bộ tiêu chí khác nhau để so sánh mức độ phát triển theo mục tiêu đề ra. Bộ chỉ tiêu đô thị bền vững là công cụ hữu ích cho các nhà quy hoạch, nhà quản lý đô thị và nhà hoạch định chính sách đánh giá được mức độ tác động tới các khía cạnh khác nhau của các yếu tố kinh tế-xã hội & môi trường từ các hoạt động đô thị, ví dụ như: thiết kế đô thị, phát triển hạ tầng đô thị, chính sách, quản lý chất thải, ô nhiễm môi trường, tiếp cận tới dịch vụ đô thị,… Xây dựng các hệ thống quản lý hạ tầng xã hội & hạ tầng kỹ thuật thông minh theo từng chuyên ngành: giáo dục & đào tạo, y tế & sức khỏe, cộng đồng; giao thông công cộng, giám sát & an toàn giao thông, quản lý cấp nước, thoát nước, xử lý nước thải, thu gom, phân loại, tái chế chất thải, cấp điện & chiếu sáng, cây xanh công viên,…
    Việc tiếp cận đô thị xanh nhằm khuyến khích phát triển không gian để mang lại lợi ích cho người dân và môi trường tự nhiên như đáp ứng, tận dụng tốt các điều kiện về khí hậu, vị trí địa lý, định hướng phát triển, và bối cảnh, tối ưu hóa các giá tự nhiên (ánh sáng tự nhiên, chế độ gió…) để: Yên tĩnh (hơn), sạch, và có hiệu quả với vi khí hậu tốt; Giảm hoặc không có khí thải CO2 thông qua tự cung cấp năng lượng dựa trên các nguồn năng lượng tái tạo; Loại bỏ chất thải dựa trên hệ sinh thái khép kín thông qua tái chế, tái sử dụng, tái sản xuất, và composting.
Theo TS. Nguyễn Quang - Giám đốc UN-Habitat Việt Nam thì điều gì tạo nên sự khác biệt và thương hiệu riêng của Thành phố ? Thành phố Hà Nội được mệnh danh là Thành phố vì hòa bình. Vậy những năm tiếp theo chúng ta nên đưa ra mục tiêu Thành phố sáng tạo. Việc đưa hệ thống chương trình phát triển đô thị là tổng thể không gian cần có chiến lược đầu tư đa ngành của Nhà nước và tư nhân. Vận hành và đưa chương trình phát triển đô thị vào cuộc sống giúp cho giảm tải áp lực lên các khu đô thị trung tâm và vùng đô thị cốt lõi. Đồng thời tạo sức phát triển cho các đô thị vệ tinh xung quanh, giảm áp lực gánh nặng cho vùng trung tâm. Ông đưa ra Chiến lược phát triển đô thị hướng tới Tăng trưởng xanh (GG CDS) và khung thể chế Phát triển các ngành Công nghiệp thân thiện với sinh thái:
-         Xây dựng khu công nghệ cao;
-         Chương trình tiết kiệm năng lượng;
-         Tăng cường quản lý, bảo vệ và phát triển các nguồn tài nguyên thiên nhiên;
-         Chương trình phát triển nông nghiệp Xanh;
-         Trồng cây xanh đô thị;
-         Phát triển du lịch sinh thái;
-         Phát triển hệ thống xe buýt nhanh BRT;
-         Xây dựng cơ sở hạ tầng xanh và bền vững (giao thông công cộng, hệ thống đê biển, hệ thống thoát nước thải, xử lý chất thải, các khu đô thị xanh, không gian công cộng, cấu trúc nhà ở có tính chống chịu, v.v…);
-         Quan tâm đến các các ngành, sản phẩm công nghiệp có lợi thế về vốn đầu tư, công nghệ, có giá trị gia tăng cao, tiêu hao ít năng lượng, đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường;
-         Đẩy mạnh các sáng kiến tăng trưởng xanh trong quy hoạch và phát triển công nghiệp, ví dụ: gạch không nung thay thế gạch đất sét nung, đèn tiêu hao năng lượng ít và không nóng, sử dụng năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời), xử lý và tái chế nước thải, v.v…;
-         Mở rộng các dịch vụ cảng biển, sân bay, tài chính và tìm kiếm nguồn đầu tư đa ngành để phát triển công nghiệp và dịch vụ hỗ trợ.
Theo ông Emanuel Ceris – Cơ quan hỗ trợ hợp tác Quốc tế vùng Paris tại Việt Nam thì làm thế nào để có thể kết nối vùng đô thị trung tâm nội đô với ngoại đô là một vấn đề cần giải quyết khi mà ở Việt Nam số lượng người sống ngoại đô thì ít. Vấn đề giao thông công cộng kết nối giữa vùng nội đô và ngoại đô là một bài toán giải quyết cho các nhà quy hoạch và nhà đầu tư.
Tại Pháp và các nước phát triển thì các tuyến Metro là phương tiện đi lại nhanh chóng, hiệu quả tạo sự kết nối và giảm áp lực cho khu vực nội đô trung tâm thành phố; đồng thời tạo sức hút hấp dẫn cho khu vực ngoại đô vì khu vực ngoại ô có không khí trong lành, yên tĩnh mà giá đất hợp lý hơn so với khu vực trong thành phố. Việc thành phố Hà Nội áp dụng đưa thí điểm một số công sở, trường học, bệnh viện công ra khỏi trung tâm Thành phố nhằm giảm áp lực cho nội đô Thành phố, đồng thời tạo sự gắn kết giữa nội đô và ngoại đô.
Theo ông Tô Anh Tuấn – Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Hà Nội thì nên xây dựng Chương trình phát triển đô thị Quốc gia là chương trình khung còn chương trình phát triển đô thị Hà Nội là chương trình được xây dựng dựa trên mô hình khung. Việc phát triển đô thị theo hướng xanh, sạch, đẹp hiện đại, thông minh thì cần đến kinh tế thông minh, hạ tầng thông minh và ứng xử thông minh,…
Việc phân bổ dân cư và nâng cao chất lượng của cuộc sống tạo sức cạnh tranh. Đồng thời tạo sức hút cho các nhà đầu tư khi áp dụng đầu tư tại các vùng ngoại ô với một hệ thống đầy đủ từ trường học, bệnh viện, siêu thị và công việc gắn kết trong khoảng 2 – 3km. Việc có một cơ sở hạ tầng đầy đủ sẽ giảm áp lực cho khu vực nội đô đồng thời không tốn công sức đi lại của người dân và cũng giải được bài toán về tắc nghẽn giao thông công cộng và ô nhiễm môi trường, khói bụi.
          Hội thảo diễn ra trong không khí sôi nổi, các chuyên gia, nhà nghiên cứu thuộc các Sở, Ban, Ngành trong Thành phố đưa ra các góp ý với mong muốn đóng góp cho sự phát triển đô thị thành phố Hà Nội xanh, sạch, đẹp, bền vững. Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội là cơ quan chủ trì trong việc nghiên cứu Chương trình phát triển đô thị toàn Thành phố sẽ tổng hợp ý kiến của các chuyên gia, nhà nghiên cứu để có những tư vấn phù hợp cho các Lãnh đạo Thành phố.
Dưới đây là một số hình ảnh của Hội thảo:


             
                    Ths.KTS. Lưu Quang Huy – Viện trưởng Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội phát biểu khai mạc Hội thảo.





                          PGS.TS.KTS Nguyễn Trúc Anh – Giám đốc Sở Quy hoạch-Kiến trúc Hà Nội phát biểu tại Hội thảo.



                                         Ths.KS Vũ Tuyết Mai – Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội trình bày tham luận.





                                           TS. Nguyễn Quang - Giám đốc UN-Habitat Việt Nam trình bày tham luận.




       Ông Emmanuel Cerise – Cơ quan hỗ trợ hợp tác Quốc tế vùng Paris tại Việt Nam (PRX-Việt Nam) trình bày tham luận.



                               Ông Tô Anh Tuấn – Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Hà Nội trình bày tham luận.



         Bà Nguyễn Thị Diễm Hằng – Đại diện Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội đóng góp ý kiến cho Hội thảo.




                                      Ông Phùng Đức Phương – Phó phòng Xây dựng – Sở Xây dựng trình bày tham luận.






Nguồn tin: Theo VQHXD Hà Nội

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Gửi phản hồi
Lấy ý kiến cộng đồng dân cư

2068/QĐ-VQH

Quyết định số 2068/QĐ-VQH về việc Ban hành Hướng dẫn thành phần hồ sơ lập chỉ giới đường đỏ, cung cấp số liệu hạ tầng kỹ thuật tại Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội

Thời gian đăng: 23/11/2023

lượt xem: 131 | lượt tải:63

3663/QĐ-UBND

Quyết định số 3663/QĐ-UBND của UBND TP Hà Nội về việc Phê duyệt Điều chỉnh cục bộ QHCT tỉ lệ 1/500 hai bên tuyến đường Nhật Tân - Nội Bài (đoạn 3) khu vực dự án đầu tư xây dựng Thành phố thông minh GĐ1 và GĐ2

Thời gian đăng: 24/07/2023

lượt xem: 153 | lượt tải:109

3428/QĐ-UBND

Quyết định số 3428/QĐ-UBND của UBND TP Hà Nội về việc Phê duyệt Điều chỉnh cục bộ Quy hoạch phân khu đô thị N9, tỉ lệ 1/5000 tại khu quy hoạch 1.

Thời gian đăng: 20/08/2023

lượt xem: 196 | lượt tải:90

700/QĐ-TTg

Quyết định số 700/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về vệc Phê duyệt Nhiệm vụ Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065

Thời gian đăng: 18/06/2023

lượt xem: 298 | lượt tải:117

3004/QĐ-UBND

Quyết định số 3004/QĐ-UBND của UBND Thành phố HN về việc Phê duyệt Chỉ giới đường đỏ tuyến đường vào Trụ sở Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an, Trại tạm giam T16 và Trung tâm thẩm vấn của lực lượng cảnh sát, tỉ lệ 1/500

Thời gian đăng: 27/07/2023

lượt xem: 199 | lượt tải:56

Báo tạp chí

  • Báo Lao Động
  • Báo Kinh Tế Đô Thị
  • Báo Quy Hoạch Đô Thị
  • Báo Kiến Việt
  • Tạp chí kiến trúc
  • Theo Báo Xây Dựng
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây