0 NaN undefined

Xây dựng đô thị thông minh bắt nguồn từ việc quy hoạch đô thị

Thứ hai - 04/12/2023 20:57

Xây dựng đô thị thông minh phải bắt nguồn từ việc quy hoạch đô thị, từ đó xây dựng, quản lý đô thị thông minh; tiếp đến cung cấp các dịch vụ tiện ích thông minh.

Chiều 29/11, trong khuôn khổ Hội nghị "Thành phố thông minh Việt Nam - châu Á 2023" đã diễn ra Hội thảo với chủ đề “Xây dựng thành phố thông minh lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm”.

Cơ chế, nguồn lực cho phát triển đô thị thông minh còn nhiều hạn chế

Ông Trần Ngọc Linh - Chuyên gia đến từ Cục Phát triển đô thị, Bộ Xây dựng tham luận tại Hội thảo.

Phát biểu tại Hội thảo, ông Trần Ngọc Linh - Chuyên gia đến từ Cục Phát triển đô thị, Bộ Xây dựng nhấn mạnh, xây dựng đô thị thông minh phải bắt nguồn từ việc quy hoạch đô thị, từ đó xây dựng quản lý đô thị thông minh, tiếp đến cung cấp các dịch vụ tiện ích thông minh.

Bộ Xây dựng đã phối hợp với các Bộ TT&TT, KHCN và các Bộ, ngành, địa phương duy trì sự kết nối thường xuyên trong triển khai các chương trình, kế hoạch nghiên cứu về phát triển đô thị thông minh. Đến thời điểm hiện nay, cả nước có 48/63 tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương đã hoặc đang triển khai xây dựng đề án phát triển đô thị thông minh.

Theo ông Ngọc Linh, từ năm 2020 tới nay, trên địa bàn cả nước chưa có biến động nhiều về các dự án đầu tư xây dựng đô thị thông minh, các dự án được đề xuất tại một số tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương, chủ yếu mới ở bước chấp thuận chủ trương đầu tư, lập quy hoạch chi tiết dự án hoặc thậm chí chỉ mới ở giai đoạn nghiên cứu, đề xuất.

Nêu một số một số khó khăn trong phát triển đô thị thông minh, ông Trần Ngọc Linh cho biết, các nội dung liên quan đến quy hoạch thông minh và quản lý xây dựng, phát triển đô thị thông minh còn gặp nhiều khó khăn trong triển khai thực hiện (do hạn chế về nguồn lực, dữ liệu cho đô thị thông minh...).

Bên cạnh đó, cơ chế, nguồn lực cho sự phát triển đô thị thông minh còn thiếu; chưa có hình thức liên kết, kết nối doanh nghiệp, kinh tế tư nhân trong phát triển đô thị thông minh nên việc phát huy nguồn lực thiếu đồng bộ, hệ thống. Tính kết nối, cơ chế chia sẻ kinh nghiệm giữa các đô thị đang tiến hành xây dựng đô thị thông minh còn chưa cao.

Phân tích nguyên nhân, ông Trần Ngọc Linh cho rằng, chúng ta chưa có các chính sách cụ thể, hỗ trợ, khuyến khích phát triển đô thị thông minh, nhất là việc huy động vốn và phân bổ nguồn lực, chưa xác định rõ các hạng mục sử dụng ngân sách nhà nước và hạng mục sử dụng nguồn lực xã hội, doanh nghiệp. Lực lượng cán bộ quản lý và chuyên môn chuyên sâu, có kinh nghiệm về quy hoạch, xây dựng, quản lý đô thị thông minh còn hạn chế về số lượng và kinh nghiệm.

Về định hướng trong thời gian tới, ông Trần Ngọc Linh nhấn mạnh, phát triển đô thị thông minh cần được bắt đầu từ công tác quy hoạch. Cùng với đó xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng và các công trình kiến trúc đô thị theo đồ án quy hoạch được duyệt một cách thông minh. Bên cạnh đó việc xây dựng đô thị thông minh đòi hỏi sự tham gia tích cực của tất cả các cấp, ngành.

Chuyển đổi số nền tảng quan trọng để xây dựng thành phố thông minh

Tại Hội thảo, ông Trần Thiện Chính - Phó Viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật Bưu điện nhận định, để Hà Nội chuyển đổi số toàn diện, khả thi và hiệu quả, người đứng đầu các cấp phải nhận thức đúng và có quyết tâm thực hiện. Ngoài ra, phải có các tiêu chuẩn, quy chuẩn để triển khai việc chuyển đổi số, và quan trọng nhất là có nền tảng kỹ thuật số để biến ý chí và hành động thành hiện thực.

Ông Cù Ngọc Trang - Phó Chánh Văn phòng UBND TP Hà Nội chia sẻ về chuyển đổi số của Thủ đô Hà Nội. Ảnh: VGP/Minh Anh

Trong khi đó, Phó Chánh Văn phòng UBND TP Hà Nội Cù Ngọc Trang cho biết, chuyển đổi số là một trong những yếu tố quan trọng để xây dựng thành phố thông minh. Tuy nhiên tiến trình chuyển đổi số của Hà Nội vẫn còn khiêm tốn so với yêu cầu và so với một số tỉnh, thành khác. Năm nay, TP Hà Nội đã triển khai nhiều chương trình, kế hoạch về chuyển đổi số; đặc biệt là sự tiên phong của lãnh đạo UBND TP với tư duy rất quyết đoán và quyết liệt đã giúp quá trình chuyển đổi số có chuyển biến tích cực.

Theo Phó Chánh Văn phòng UBND TP, khó khăn ảnh hưởng đến tiến trình chuyển đổi số của TP Hà Nội là nhận thức và sự quyết tâm tại một số cơ sở còn chưa quyết liệt. Ngoài ra, sự tham gia của người dân và doanh nghiệp cũng còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó, vấn đề dữ liệu còn chưa tập trung, chưa được chia sẻ kết nối…

Chia sẻ về định hướng trong thời gian tới, ông Cù Ngọc Trang cho biết, TP sẽ triển khai xây dựng nền tảng công dân số, công chức số trên địa bàn, thí điểm tiếp dân trực tuyến và một số giải pháp khác...

Ở khu vực miền Trung, nhấn mạnh mục tiêu chuyển đổi số của tỉnh Thừa Thiên Huế là lấy người dân làm trung tâm, Giám đốc Sở TT&TT Thừa Thiên Huế Nguyễn Xuân Sơn cho biết: Thừa Thiên Huế cũng như nhiều tỉnh miền Trung có đặc điểm là mưa lũ, thiên tai ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người dân. TP Huế đã triển khai ứng dụng Hue-S để giúp người dân có thông tin kịp thời và chủ động trong các biện pháp phòng, chống thiên tai, bão lụt. Đến nay, tổng đài đã nhận 379.015 cuộc gọi của người dân; trong đó có hàng trăm cuộc gọi cần ứng cứu khẩn cấp.

Về phương pháp tiếp cận, ông Nguyễn Xuân Sơn chia sẻ: “Chúng tôi đề ra nguyên tắc là “không nghe báo cáo”, mà phải lắng nghe, quan sát thông tin từ người dân và đưa ra các giải pháp xử lý kịp thời”.

Mô hình chuyển đổi số lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm

Ông Vũ Việt Hưng - Chuyên gia đến từ Tổng Công ty Giải pháp doanh nghiệp Viettel tham luận tại Hội thảo. Ảnh: KT&ĐT

Chia sẻ về mô hình chuyển đổi số hiêu quả cho quận/huyện, lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm, ông Vũ Việt Hưng - Chuyên gia đến từ Tổng Công ty Giải pháp doanh nghiệp Viettel nhấn mạnh, định hướng trong năm 2023 là năm của dữ liệu - thực thi - thực chất; năm quốc gia về dữ liệu số với chủ đề “Tạo lập và khai thác dữ liệu số để tạo ra giá trị mới”.

Tuy nhiên hiện nay, cán bộ quản lý của một số cơ quan, đơn vị chưa có nhận thức về tầm quan trọng của chuyển đổi số và chưa có những hành động rõ ràng, quyết liệt. Hiệu quả sử dụng các dịch vụ công trực tuyến chưa cao so với nhu cầu do quy trình thủ tục hành chính còn rườm rà. Dịch vụ hành chính công vẫn còn thực hiện trực tiếp và một cửa theo sở, ngành trên địa bàn quận, huyện, phường, xã; chưa phải là “một cửa bất kỳ” - nghĩa là người dân có thể sử dụng dịch vụ công bất kỳ ở nơi đâu mà không cần phải ra trụ sở hành chính.

Về mục tiêu chuyển đổi số cấp quận, huyện, ông Vũ Việt Hưng cho rằng, cần nâng cao chất lượng công tác quản lý, điều hành của chính quyền, tăng tính tương tác của chính quyền và người dân.

Cụ thể, về kinh tế số, cần đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt; thúc đẩy thương mại điện tử. Về xã hội số, cần đảm bảo hạ tầng viễn thông, trang thiết bị CNTT, trang bị kỹ năng số cho người dân, cán bộ, công chức, nâng cao chất lượng đời sống, an sinh xã hội của người dân.

Về giải pháp, ông Vũ Việt Hưng đề xuất trợ lý ảo trợ giúp người dân tra cứu, thực hiện điền thông tin, thông báo kết quả xử lý nhằm giải quyết khó khăn trong việc tìm kiếm thông tin về dịch vụ công hay thủ tục phức tạp.

Ngoài ra, ông Hưng đề xuất ứng dụng di động để gửi yêu cầu, đơn đăng ký trực tuyến, qua trang web chính thức của cơ quan chức năng, từ đó giúp người dân tiết kiệm thời gian.

Đặc biệt, các quận, huyện có thể giải quyết các vấn đề xung quanh công tác giải phóng mặt bằng và giải quyết khiếu nại của người dân qua hệ thống phản ánh hiện trường. Điều này giúp giải quyết khó khăn trong việc quản lý và giám sát các dự án trên địa bàn quận/huyện; đồng thời nâng cao tính minh bạch trong quy hoạch, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất…

Để thực hiện hiệu quả, phải xác định nhu cầu của người dân, từ đó xây dựng giải pháp dựa trên nhu cầu. Trong quá trình triển khai, phải đảm bảo an toàn thông tin, thông tin cá nhân và không ngừng lắng nghe, cải tiến để gia tăng sự hài lòng và tin tưởng của người dân.

Cũng trong khuôn khổ Hội thảo, một số diễn giả khác đã chia sẻ về hợp tác chính quyền đô thị và doanh nghiệp trong việc kiến tạo và khai thác dữ liệu số - thúc đẩy đổi mới sáng tạo sản phẩm mới, dịch vụ mới phục vụ người dân, doanh nghiệp; hình thành hệ sinh thái chính quyền số, lấy sự phục vụ người dân và doanh nghiệp làm trung tâm để xây dựng đô thị thông minh; tích hợp và chia sẻ dữ liệu để phát triển thành phố thông minh; hệ thống điều hành khu đô thị thông minh…

Nguồn tin: tapchixaydung.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Gửi phản hồi
Lấy ý kiến cộng đồng dân cư

345/QĐ-VQH

Quyết định số 345/QĐ-VQH ngày 03/4/2024 của Viện QHXD Hà Nội về việc Ban hành Hướng dẫn thành phần hồ sơ lập chỉ giới đường đỏ, cung cấp số liệu hạ tầng kỹ thuật tại Viện QHXD Hà Nội

Thời gian đăng: 08/04/2024

lượt xem: 34 | lượt tải:24

2068/QĐ-VQH

Quyết định số 2068/QĐ-VQH về việc Ban hành Hướng dẫn thành phần hồ sơ lập chỉ giới đường đỏ, cung cấp số liệu hạ tầng kỹ thuật tại Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội

Thời gian đăng: 23/11/2023

lượt xem: 196 | lượt tải:92

3663/QĐ-UBND

Quyết định số 3663/QĐ-UBND của UBND TP Hà Nội về việc Phê duyệt Điều chỉnh cục bộ QHCT tỉ lệ 1/500 hai bên tuyến đường Nhật Tân - Nội Bài (đoạn 3) khu vực dự án đầu tư xây dựng Thành phố thông minh GĐ1 và GĐ2

Thời gian đăng: 24/07/2023

lượt xem: 196 | lượt tải:129

3428/QĐ-UBND

Quyết định số 3428/QĐ-UBND của UBND TP Hà Nội về việc Phê duyệt Điều chỉnh cục bộ Quy hoạch phân khu đô thị N9, tỉ lệ 1/5000 tại khu quy hoạch 1.

Thời gian đăng: 20/08/2023

lượt xem: 255 | lượt tải:108

700/QĐ-TTg

Quyết định số 700/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về vệc Phê duyệt Nhiệm vụ Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065

Thời gian đăng: 18/06/2023

lượt xem: 340 | lượt tải:133

Báo tạp chí

  • Báo Lao Động
  • Báo Kinh Tế Đô Thị
  • Báo Quy Hoạch Đô Thị
  • Báo Kiến Việt
  • Tạp chí kiến trúc
  • Theo Báo Xây Dựng
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây