0 NaN undefined

Quy hoạch tổng thể quốc gia: Cơ hội xây dựng đất nước hùng cường

Thứ sáu - 13/01/2023 06:19

 Tiếp tục chương trình kỳ họp bất thường lần thứ 2, sáng 7/1, Quốc hội thảo luận ở hội trường về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Các đại biểu Quốc hội đã cho ý kiến rất sôi nổi và toàn diện về nội dung này.

 
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp - Ảnh: VGP/HL
 

Cơ hội để đưa khát vọng, định hướng lớn về xây dựng đất nước hùng cường

Phát biểu thảo luận, đại biểu Trịnh Xuân An (Đoàn Đồng Nai) đánh giá cao sự chuẩn bị của Chính phủ, các cơ quan của Quốc hội trong hoàn thiện hồ sơ Quy hoạch tổng thể quốc gia để trình Quốc hội lần này; nhấn mạnh đây là nhiệm vụ phức tạp nhưng cũng là cơ hội để đưa khát vọng, định hướng lớn về xây dựng đất nước trở thành hùng cường. 

Theo đại biểu, việc xác định các nội dung của quy hoạch phải được tính toán một cách khoa học, hợp lý, bảo đảm đường hướng chiến lược, phải rõ cụ thể nhưng cũng không được quá chi tiết các mục tiêu cụ thể mà chỉ quy định các mục tiêu tầm quốc gia, các giới hạn tối đa hoặc tối thiểu các chỉ tiêu để các ngành, địa phương có căn cứ xây dựng quy hoạch cấp thấp một cách chủ động. 

Đại biểu Trịnh Xuân An cho rằng những nội dung “quy hoạch cứng” như về giao thông, đất đai, năng lượng và đặc biệt là những vấn đề liên quan đến quốc phòng, an ninh thì có thể chốt ở trong Quy hoạch này. Đối với những nội dung khác, như vấn đề giáo dục, y tế nên xác định là “quy hoạch mềm” để tránh đi vào quá chi tiết, xác định những chỉ tiêu quá cụ thể khiến bó khung, có thể làm hạn chế việc phát triển.

Tham gia thảo luận, đại biểu Khang Thị Mào (Đoàn Yên Bái) đề cập đến vấn đề bảo đảm an toàn hồ đập, an ninh nguồn nước. 

Theo đó, đại biểu đề nghị sớm hoàn thiện lập quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành liên quan đến tài nguyên nước theo Kết luận số 36 ngày 23/6/2022 của Bộ Chính trị. Thực hiện có kế hoạch đầu tư dài hạn của ngân sách nhà nước đối với công tác bảo vệ, kiểm soát nguồn nước, hệ thống đê điều, hệ thống thủy lợi, hệ thống cung cấp nước sạch, trong đó ưu tiên nhiệm vụ cấp bách trữ nước, chuyển nước cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo, vùng khan hiếm nước, vùng bị ảnh hưởng lớn do biến đổi khí hậu. 

Đại biểu cũng đề nghị tăng cường công tác bảo vệ và nâng cấp chất lượng rừng, đặc biệt là rừng phòng hộ đầu nguồn, sớm nghiên cứu nâng cấp mức hỗ trợ vẫn bảo vệ rừng phù hợp với chất lượng từng loại rừng thông qua việc đa dạng hóa và mở rộng các nguồn thu từ dịch vụ môi trường rừng phù hợp với quy hoạch, quy định của pháp luật để khuyến khích người dân tích cực tham gia bảo vệ và phát triển rừng, nhất là tại các địa phương miền núi phía bắc, khu vực Tây Nguyên, nơi có tỉ lệ che phủ rừng cao.
 

Đại biểu Quốc hội góp ý về dự thảo Nghị quyết Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 - Ảnh: VGP/HL


Đề xuất bổ sung thêm một số tỉnh vào các vùng động lực

Đại biểu Lý Tiết Hạnh (Đoàn Bình Định) cho biết, hành lang kinh tế Đông-Tây về phía bắc của vùng Lao Bảo-Đông Hà-Đà Nẵng đã kết nối với vùng động lực Thừa Thiên Huế-Đà Nẵng-Quảng Nam-Quảng Ngãi rất vững vàng. Nhưng hành lang kinh tế Đông Tây ở phía nam chưa được kết nối với vùng động lực của vùng trong giai đoạn này. Vì vậy, để tăng cường kết nối vùng, đại biểu đề nghị bổ sung vùng ven biển Bình Định vào vùng động lực Bắc Trung Bộ, Duyên hải miền Trung.

Đại biểu Mai Văn Hải (Đoàn Thanh Hóa) đề xuất bổ sung thêm Thanh Hóa trong định hướng phát triển vùng động lực phía bắc để xây dựng Thanh Hóa cùng với Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh tạo thành tứ giác phát triển ở phía bắc của Tổ quốc; đề nghị trong hành lang kinh tế Đông Tây ở phía bắc nên có thêm một hành lang đó là Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình và Thanh Hóa. 

TIN LIÊN QUAN

Quy hoạch tổng thể quốc gia chưa xác định được sản phẩm du lịch chính, nổi trội của mỗi vùng

Theo đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (Đoàn Hải Dương), về phát triển ngành du lịch, trong Quy hoạch tổng thể quốc gia vẫn có sự dàn trải, thiếu trọng tâm, trọng điểm khi xác định các sản phẩm du lịch chính của mỗi không gian phát triển du lịch theo vùng. Trong 6 vùng không gian phát triển những sản phẩm du lịch chính được liệt kê gần như giống nhau.

Đại biểu cho rằng, đây là sự liệt kê, tổng hợp tất cả những sản phẩm du lịch hiện đang có của các vùng, chứ không phải là bản quy hoạch tổng thể và chưa xác định được đâu là sản phẩm du lịch chính nổi trội, đặc sắc của mỗi vùng.

Đại biểu nhấn mạnh, khi xác định được sản phẩm du lịch chính thì mới có phương hướng, kế hoạch tập trung để đầu tư phát triển, nếu cứ dàn trải, đại biểu lo ngại sẽ rơi vào đầu tư manh mún, không có trọng tâm, trọng điểm, thiếu hiệu quả. 

Đại biểu Trần Quang Minh (Đoàn Quảng Bình) cho rằng, vấn đề về du lịch cần được quy hoạch đậm nét và có chiều sâu để tạo được lợi thế trong tương lai. Theo đại biểu, Việt Nam đang có lợi thế lớn về mọi mặt của du lịch, dư địa còn nhiều, do đó cần phải tạo được sự khác biệt để thu hút nhiều hơn du khách quốc tế và trong nước.

Bên cạnh đó, dẫn lại việc dự thảo có nêu định hướng thiết lập hành lang liên kết du lịch vùng Đông Nam Á và quy hoạch các vùng du lịch trọng điểm, đại biểu nêu rõ, việc phối hợp để tạo nên những tour, tuyến hấp dẫn, đa dạng, phong phú giữa các vùng là điều rất quan trọng. Vì vậy, cần phải có nguyên tắc cơ bản quy định cho liên kết các vùng du lịch trong nước làm cơ sở liên kết các vùng với các địa phương.

Đại biểu đề nghị xem xét các định hướng mang tính thực chất và khả thi hơn. Đại biểu lấy ví dụ mục tiêu phấn đấu đến năm 2030, Việt Nam có đến 45 triệu đến 50 triệu lượt khách quốc tế. Chỉ rõ chỉ tiêu này gấp 13 đến 15 lần hiện tại và gấp 3 lần so với thời điểm cao nhất, đại biểu khẳng định đây là vấn đề khó khi năm 2022 “Việt Nam là nước mở cửa du lịch gần như sớm nhất, tỉ lệ tiêm vaccine cho người dân đạt rất cao nhưng chỉ đón được 3,5 triệu lượt khách”, đại biểu bày tỏ. 
 

Đại biểu Trần Quốc Tuấn (Đoàn Trà Vinh) - Ảnh: VGP/HL


Cần sát thực tiễn và khả thi 

Nhấn mạnh yêu cầu sát thực tiễn, bảo đảm tính khả thi của Quy hoạch tổng thể quốc gia, đại biểu Trần Quốc Tuấn (Đoàn Trà Vinh) đề nghị, cần nghiên cứu, điều chỉnh, không để một số nội dung quy hoạch xa rời thực tiễn, có khung số liệu phục vụ cho việc xây dựng những kịch bản tăng trưởng, có những nhiệm vụ, giải pháp, cơ chế chính sách mang tính khả thi cao.

“Trong quy hoạch cần đề cập sâu hơn việc xây dựng các cơ chế điều phối, chính sách phát triển liên vùng làm căn cứ cho các quy hoạch khác, bảo đảm phát triển bền vững, bao trùm” - ông Tuấn kiến nghị. 

Cùng quan điểm, đại biểu Nguyễn Tuấn Anh (Long An) cho rằng, cần bổ sung nội dung về đổi mới sáng tạo, bảo vệ môi trường trong mục tiêu phát triển đến năm 2030. Theo đại biểu, văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XIII nhấn mạnh vai trò quan trọng của đổi mới sáng tạo, bảo vệ môi trường sống và sức khỏe nhân dân trong mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. 

 Do đó, để đạt được những mục tiêu này, theo ông Tuấn Anh, cần xây dựng các chỉ tiêu định lượng về đổi mới sáng tạo, bảo vệ môi trường trong Quy hoạch tổng thể quốc gia làm căn cứ để xây dựng quy hoạch, kế hoạch triển khai trong thực tiễn. Nghị quyết 29 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã xác định một số chỉ tiêu cụ thể trong lĩnh vực đổi mới sáng tạo và bảo vệ môi trường đến năm 2023. Do đó, cần thể chế hóa các chỉ tiêu nói trên vào dự thảo Nghị quyết của Quốc hội.

Nguồn tin: Theo BaoChinhphu.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Gửi phản hồi
Lấy ý kiến cộng đồng dân cư

345/QĐ-VQH

Quyết định số 345/QĐ-VQH ngày 03/4/2024 của Viện QHXD Hà Nội về việc Ban hành Hướng dẫn thành phần hồ sơ lập chỉ giới đường đỏ, cung cấp số liệu hạ tầng kỹ thuật tại Viện QHXD Hà Nội

Thời gian đăng: 08/04/2024

lượt xem: 33 | lượt tải:24

2068/QĐ-VQH

Quyết định số 2068/QĐ-VQH về việc Ban hành Hướng dẫn thành phần hồ sơ lập chỉ giới đường đỏ, cung cấp số liệu hạ tầng kỹ thuật tại Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội

Thời gian đăng: 23/11/2023

lượt xem: 194 | lượt tải:92

3663/QĐ-UBND

Quyết định số 3663/QĐ-UBND của UBND TP Hà Nội về việc Phê duyệt Điều chỉnh cục bộ QHCT tỉ lệ 1/500 hai bên tuyến đường Nhật Tân - Nội Bài (đoạn 3) khu vực dự án đầu tư xây dựng Thành phố thông minh GĐ1 và GĐ2

Thời gian đăng: 24/07/2023

lượt xem: 195 | lượt tải:128

3428/QĐ-UBND

Quyết định số 3428/QĐ-UBND của UBND TP Hà Nội về việc Phê duyệt Điều chỉnh cục bộ Quy hoạch phân khu đô thị N9, tỉ lệ 1/5000 tại khu quy hoạch 1.

Thời gian đăng: 20/08/2023

lượt xem: 255 | lượt tải:108

700/QĐ-TTg

Quyết định số 700/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về vệc Phê duyệt Nhiệm vụ Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065

Thời gian đăng: 18/06/2023

lượt xem: 339 | lượt tải:133

Báo tạp chí

  • Báo Lao Động
  • Báo Kinh Tế Đô Thị
  • Báo Quy Hoạch Đô Thị
  • Báo Kiến Việt
  • Tạp chí kiến trúc
  • Theo Báo Xây Dựng
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây