0 NaN undefined

Phát triển công trình xanh: Chưa được quan tâm đúng mức

Thứ tư - 30/12/2020 22:01
Hiện nay, Việt Nam đã xây dựng hệ thống chính sách tương đối đầy đủ và toàn diện về phát triển công trình xanh, công trình hiệu quả năng lượng song theo đánh giá, nhiều quy định vẫn chưa thực sự rõ ràng.

Vì vậy, thời gian tới Bộ Xây dựng sẽ tập trung nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định của Luật nhằm cụ thể hóa chính sách để thúc đẩy phát triển công trình hiệu quả năng lượng, công trình xanh.

Nguy cơ thiếu nguồn năng lượng

Phó Vụ trưởng Vụ Tiết kiệm năng lượng và phát triển bền vững (Bộ Công Thương) Trịnh Quốc Vũ cho biết, Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đã bao phủ hầu hết các lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, trong đó có ngành xây dựng như quy hoạch, kiến trúc. Giai đoạn 2001 - 2010, nhu cầu năng lượng của Việt Nam tăng khoảng 10%; nhu cầu về điện tăng 13% giai đoạn 2001 – 2010, tăng 11% giai đoạn 2011 – 2015. “Phát thải khí nhà kính từ ngành năng lượng chiếm khoảng 63% tổng phát thải khí nhà kính của Việt Nam năm 2010, sẽ chiếm khoảng 83% vào năm 2020, 86% vào năm 2030. Trong tương lai, các nguồn năng lượng sơ cấp sẽ không đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ năng lượng của nền kinh tế” – ông Trịnh Quốc Vũ cho hay.

 
Công trình xanh giúp sử dụng hiệu quả, tiết kiệm nguồn tài nguyên. Ảnh: Doãn Thành
 
Trước những nguy cơ đó, Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả giai đoạn 2019 - 2030 đề ra mục tiêu: Huy động mọi nguồn lực thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả thông qua việc triển khai giải pháp về quản lý Nhà nước, hỗ trợ kỹ thuật, nghiên cứu khoa học công nghệ. Đồng thời hình thành thói quen sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả trong mọi hoạt động xã hội, giảm cường độ năng lượng trong các ngành nghề, lĩnh vực kinh tế, hướng tới mục tiêu tăng trưởng xanh, phát triển bền vững.

Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và môi trường (Bộ Xây dựng) Nguyễn Công Thịnh cho biết, Việt Nam hiện có trên 160 công trình xanh được đánh giá, chứng nhận bởi hệ thống, tiêu chuẩn của Lotus (VGBC), Edge (IFC-WB), LEED (Hội đồng Công trình xanh Mỹ), Green Mark (Singapore) nhưng đa số là công trình có vốn đầu tư nước ngoài, vốn ngoài ngân sách, vốn đầu tư công, vốn ngân sách chiếm tỷ lệ khiêm tốn.

Đồng quan điểm, đại diện Chương trình phát triển của Liên Hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam Đào Xuân Lai cho biết, hiện nay, đã xuất hiện những công trình xanh tiên phong hay chuỗi công trình xanh. Chi phí, lợi ích của công trình xanh đã được kiểm chứng, sự cạnh tranh giữa chủ đầu tư bắt đầu xuất hiện.

Cùng với đó là sự quan tâm của các cơ quan quản lý Nhà nước. “Tuy nhiên, Việt Nam cũng gặp phải một số khó khăn, đó là các chủ đầu tư lớn chưa sẵn sàng phát triển công trình xanh; tư vấn thiết kế và nhà thầu chưa quan tâm đúng mức; chi phí tư vấn, xây dựng tăng thêm không được hiểu đầy đủ và thiếu sự quyết liệt từ cơ quan quản lý” – ông Đào Xuân Lai nói.

Sớm hoàn thiện khung quy định

Theo Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Ecopark Bùi Tiến Hùng, Nhà nước cần có cơ chế hỗ trợ tài chính cụ thể hơn để tạo cú hích cho phát triển công trình xanh. Trong đó phân hạng công trình xanh để thực hiện ưu đãi tài chính cũng như ghi nhận trách nhiệm xã hội của DN một cách tương xứng. “Hình thức truyền thông phải tiến hành rộng rãi hơn, để không chỉ DN mà cả người dân cũng nhận thức được sự cần thiết của việc phát triển công trình xanh, kèm theo hệ thống pháp lý hoàn chỉnh để hướng dẫn, quản lý, đánh giá cả quy trình từ lựa chọn địa điểm, quy hoạch, thiết kế, thi công đến vận hành công trình” – ông Bùi Tiến Hùng nhìn nhận.

Chính phủ Việt Nam đã xây dựng hệ thống chính sách tương đối đầy đủ, toàn diện về phát triển công trình xanh, công trình hiệu quả năng lượng. “Tới đây, Bộ Xây dựng sẽ tập trung nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định của Luật nhằm cụ thể hóa chính sách; nghiên cứu hướng dẫn nội dung về phát triển công trình hiệu quả năng lượng, công trình xanh để hướng dẫn Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng…” - ông Nguyễn Công Thịnh cho hay.

Cũng theo ông Nguyễn Công Thịnh, thời gian tới sẽ tiếp tục bổ sung một số quy định của Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; nghiên cứu, rà soát, bổ sung, xây dựng, ban hành quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức, đơn giá, suất đầu tư liên quan đến công trình hiệu quả năng lượng, công trình xanh (trong đó có các tiêu chuẩn đánh giá, chứng nhận công trình hiệu quả năng lượng theo ISO 52000 và 52003). Đồng thời huy động sự tham gia của ngân hàng, tổ chức tín dụng cho hoạt động tiết kiệm năng lượng thông qua cơ chế cho vay ưu đãi, bảo lãnh vay, cho vay trung - dài hạn. Hỗ trợ kỹ thuật cho chủ dự án, chủ công trình về việc thiết kế, đầu tư xây dựng, quản lý vận hành công trình hiệu quả năng lượng, công trình xanh. Ngoài ra, tăng cường hoạt động truyền thông về sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, phát triển công trình xanh.

 

"Xu hướng phát triển công trình xanh trên thế giới hiện nay là sử dụng ít nhất nguồn tài nguyên nhưng lại đạt được hiệu quả tối đa. Để đạt được điều đó, cần giảm thiểu tiêu thụ năng lượng trong sản xuất và giảm phát thải khí nhà kính. Ngoài ra, cần chú trọng phát triển vật liệu xanh, loại bỏ các yếu tố độc hại trong quá trình sản xuất, đồng thời dễ dàng tái chế để làm đầu vào cho vật liệu khác." - Viện trưởng Viện Vật liệu xây dựng - PGS.TS Lê Trung Thành

 

Nguồn tin: Theo kinhtedothi.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Gửi phản hồi
Lấy ý kiến cộng đồng dân cư

345/QĐ-VQH

Quyết định số 345/QĐ-VQH ngày 03/4/2024 của Viện QHXD Hà Nội về việc Ban hành Hướng dẫn thành phần hồ sơ lập chỉ giới đường đỏ, cung cấp số liệu hạ tầng kỹ thuật tại Viện QHXD Hà Nội

Thời gian đăng: 08/04/2024

lượt xem: 27 | lượt tải:14

2068/QĐ-VQH

Quyết định số 2068/QĐ-VQH về việc Ban hành Hướng dẫn thành phần hồ sơ lập chỉ giới đường đỏ, cung cấp số liệu hạ tầng kỹ thuật tại Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội

Thời gian đăng: 23/11/2023

lượt xem: 183 | lượt tải:87

3663/QĐ-UBND

Quyết định số 3663/QĐ-UBND của UBND TP Hà Nội về việc Phê duyệt Điều chỉnh cục bộ QHCT tỉ lệ 1/500 hai bên tuyến đường Nhật Tân - Nội Bài (đoạn 3) khu vực dự án đầu tư xây dựng Thành phố thông minh GĐ1 và GĐ2

Thời gian đăng: 24/07/2023

lượt xem: 192 | lượt tải:123

3428/QĐ-UBND

Quyết định số 3428/QĐ-UBND của UBND TP Hà Nội về việc Phê duyệt Điều chỉnh cục bộ Quy hoạch phân khu đô thị N9, tỉ lệ 1/5000 tại khu quy hoạch 1.

Thời gian đăng: 20/08/2023

lượt xem: 245 | lượt tải:106

700/QĐ-TTg

Quyết định số 700/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về vệc Phê duyệt Nhiệm vụ Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065

Thời gian đăng: 18/06/2023

lượt xem: 331 | lượt tải:128

Báo tạp chí

  • Báo Lao Động
  • Báo Kinh Tế Đô Thị
  • Báo Quy Hoạch Đô Thị
  • Báo Kiến Việt
  • Tạp chí kiến trúc
  • Theo Báo Xây Dựng
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây