0 NaN undefined

Nỗ lực “phủ xanh” đô thị”: Bài 2- Từng bước thay đổi diện mạo Thủ đô

Thứ hai - 24/07/2023 23:02
(LĐTĐ) Với Hà Nội, việc quản lý và phát triển các không gian xanh là cơ hội để xây dựng mô hình đô thị phát triển bền vững, giữ gìn bản sắc và đạt được mục tiêu xây dựng Thủ đô xanh - văn hiến - văn minh - hiện đại đã đề ra.
Bài 1: Không gian xanh vẫn rất thiếu

Thêm không gian xanh

Những năm qua, tại Hà Nội, khu vực nội thành đất chật, người đông, thiếu các không gian công cộng, trong khi đó, một số công viên, vườn hoa lại xuống cấp, thậm chí bỏ hoang. Do vậy, thời gian qua, Thành phố đã lên kế hoạch cải tạo, nâng cấp để duy trì, nâng tầm cảnh quan, phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí, nghỉ ngơi của nhân dân.

Để trả lại không gian xanh cho người dân Thủ đô, làm “sống lại” các công viên, đầu năm 2023, Thành phố đã rà soát và có kế hoạch nâng cấp, cải tạo 45 công viên, vườn hoa hiện có, cũng như giao các sở ngành tìm phương án xử lý đẩy nhanh tiến độ cải tạo các công viên bỏ hoang.

Bài 2: Từng bước thay đổi diện mạo Thủ đô
Thời gian qua, Thành phố đã lên kế hoạch cải tạo, nâng cấp để duy trì, nâng tầm cảnh quan đô thị.

Trong danh sách các công viên, vườn hoa cần cải tạo, nâng cấp giai đoạn này, các quận Ba Đình, Hoàn Kiếm chiếm số lượng nhiều nhất, mỗi quận có 10 công viên, vườn hoa cần cải tạo, nâng cấp. Tiếp theo là quận Hoàng Mai (6), Hai Bà Trưng (5), Đống Đa (5)…

Theo Sở Xây dựng thành phố Hà Nội, các quận đã ban hành kế hoạch và thực hiện các bước đầu tư xây dựng... Đến nay, vườn hoa Diên Hồng (quận Hoàn Kiếm) đã hoàn thành cải tạo, nâng cấp. Vườn hoa Trúc Bạch (quận Ba Đình) đã hoàn thành cải tạo 3/5 điểm thuộc phường Ngũ Xã phục vụ phố ẩm thực kết hợp đi bộ Đảo Ngọc Ngũ Xã.

Bên cạnh đó, nhiều công viên trên địa bàn Thủ đô đã thực hiện cải tạo, nâng cấp, nhận được nhiều ý kiến đồng tình từ người dân. Điển hình, tại Công viên Thống Nhất, sau hơn nửa năm thực hiện cải tạo, nâng cấp, dỡ bỏ hàng rào, nơi đây đã trở thành không gian cởi mở, thân thiện. Người dân được tự do ra vào, tham gia các hoạt động vui chơi, tập thể dục mà không phải mua vé.

Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Công viên Thống Nhất Trần Anh Tú cho biết: “Từ khi phá bỏ hàng rào, công viên ghi nhận việc gia tăng lượng khách từ 20 đến 30% so với trước đây, trong đó có nhiều khách nước ngoài. Công viên đã phát huy tối đa công năng phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí”.

Sau Công viên Thống Nhất, Công viên Cầu Giấy cũng đã được dỡ bỏ rào, thu hút nhiều người dân đến đây nghỉ ngơi, tập thể dục, hẹn hò, chụp ảnh… Bày tỏ sự vui mừng khi các công viên được gỡ bỏ hàng rào, anh Nguyễn Văn Hải (phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng) cho biết, từ khi mở rào anh không phải đi đoạn đường xa qua cổng để vào công viên. Việc này giúp công viên thân thiện, gần gũi hơn với người dân, từ đó giúp người dân thay đổi ý thức, thể hiện trách nhiệm trong việc giữ gìn môi trường xanh, sạch, đẹp cho công viên.

“Những công viên vốn có không gian rộng, khi được chỉnh trang, phá bỏ hàng rào thì chắc chắn sẽ tạo ra những không gian vô cùng thoáng đãng và đẹp, góp phần làm cho bộ mặt đô thị của Thủ đô đẹp hơn, văn minh hơn; giúp cho công viên thực sự trở lại đúng nghĩa là nơi công cộng phục vụ nhân dân”, anh Hải chia sẻ.

Để cây xanh mãi là dấu ấn của Hà Nội

Không chỉ chỉnh trang, cải tạo các công viên, vườn qua, những năm qua, nỗ lực phủ xanh đô thị tại Hà Nội còn được thể hiện qua việc phát triển mạng lưới cây xanh ở mọi chốn, mọi nơi. Theo đó, Hà Nội đã liên tiếp cho trồng mới hàng vạn cây xanh. Tại các đường phố cổ, chỗ nào có cây lâu năm bị đổ thì lập tức chỗ đó, một cây con khác được trồng thay thế. Không ít đường phố được nâng cấp, mở rộng, ở 2 bên đường được trồng mới nhiều loại cây xanh. Những con đường mới mở sau này, mang vóc dáng hiện đại như đường Phạm Văn Đồng, đường Phạm Hùng, đường Lê Đức Thọ, đường Hoàng Quốc Việt, đường Võ Chí Công, đường Võ Nguyên Giáp… dọc 2 bên các đường phố đều mọc lên những vườn cây xanh, hàng cây xanh.

Ông Trần Tuấn Sinh (Bí thư Chi bộ, Trưởng ban Công tác mặt trận số 16 phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm) cho rằng: “Những năm gần đây, hệ thống cây xanh của Hà Nội đã có những chuyển biến rất rõ rệt, tích cực. Thành phố đẹp hơn, xanh mát hơn nhờ các hàng cây đều tăm tắp, màu sắc phong phú, đẹp quanh năm. Một số tuyến đường còn trở thành “điểm hẹn” cho giới trẻ đến chụp ảnh, hoặc diễn ra hoạt động văn hoá, văn nghệ. Hà Nội bây giờ đã thật sự đẹp hơn rất nhiều”, ông Sinh cho biết.

Trước đó, Hà Nội cũng đã ban hành kế hoạch trồng mới 500 nghìn cây xanh đô thị trên địa bàn Thành phố, giai đoạn 2021 - 2025. Theo đó, trong năm 2023, Hà Nội sẽ trồng bổ sung, thay thế cây bóng mát vào những vị trí cây chết, hố trống, cây cong, xấu, già cỗi; thay thế cây xanh không thuộc danh mục cây đô thị trên một số tuyến phố, trong khuôn viên các trụ sở, trường học, bệnh viện…

Bà Bùi Thị An (Viện trưởng Viện Tài nguyên, môi trường và Phát triển cộng đồng) đánh giá cao chương trình, mục tiêu của Thành phố khi đầu tư lớn để gia tăng số lượng cây xanh trong thời gian gần đây. Theo bà An, việc trồng cây không chỉ phủ xanh, giúp điều hòa không khí, góp phần cải tạo môi trường… mà còn góp phần tạo điểm nhấn cho từng tuyến phố. “Những năm gần đây, nhiều dự án trên địa bàn cũng được quy hoạch tăng mảng xanh trong khuôn viên, vừa đáp ứng nhu cầu của cư dân, vừa đáp ứng mục tiêu phát triển đô thị bền vững.

Tuy nhiên, Hà Nội cần thường xuyên rà soát, giám sát tiến độ triển khai tạo dựng mảng xanh cho đô thị; rà soát, bổ sung, hoàn thiện cơ chế chính sách để thu hút nguồn vốn đầu tư. Cơ quan chức năng cần tiếp tục tổ chức giám sát việc thực hiện việc di dời cơ sở gây ô nhiễm ra khỏi nội đô dành đất cho công viên, cây xanh, hạ tầng xã hội, hạn chế xây dựng nhà cao tầng... theo đúng chủ trương đã đề ra”, bà An nhấn mạnh.

Tuấn Dũng - Kim Tiến

(Còn nữa)

Nguồn tin: laodongthudo.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Gửi phản hồi
Lấy ý kiến cộng đồng dân cư

345/QĐ-VQH

Quyết định số 345/QĐ-VQH ngày 03/4/2024 của Viện QHXD Hà Nội về việc Ban hành Hướng dẫn thành phần hồ sơ lập chỉ giới đường đỏ, cung cấp số liệu hạ tầng kỹ thuật tại Viện QHXD Hà Nội

Thời gian đăng: 08/04/2024

lượt xem: 34 | lượt tải:24

2068/QĐ-VQH

Quyết định số 2068/QĐ-VQH về việc Ban hành Hướng dẫn thành phần hồ sơ lập chỉ giới đường đỏ, cung cấp số liệu hạ tầng kỹ thuật tại Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội

Thời gian đăng: 23/11/2023

lượt xem: 197 | lượt tải:92

3663/QĐ-UBND

Quyết định số 3663/QĐ-UBND của UBND TP Hà Nội về việc Phê duyệt Điều chỉnh cục bộ QHCT tỉ lệ 1/500 hai bên tuyến đường Nhật Tân - Nội Bài (đoạn 3) khu vực dự án đầu tư xây dựng Thành phố thông minh GĐ1 và GĐ2

Thời gian đăng: 24/07/2023

lượt xem: 197 | lượt tải:129

3428/QĐ-UBND

Quyết định số 3428/QĐ-UBND của UBND TP Hà Nội về việc Phê duyệt Điều chỉnh cục bộ Quy hoạch phân khu đô thị N9, tỉ lệ 1/5000 tại khu quy hoạch 1.

Thời gian đăng: 20/08/2023

lượt xem: 256 | lượt tải:108

700/QĐ-TTg

Quyết định số 700/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về vệc Phê duyệt Nhiệm vụ Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065

Thời gian đăng: 18/06/2023

lượt xem: 341 | lượt tải:133

Báo tạp chí

  • Báo Lao Động
  • Báo Kinh Tế Đô Thị
  • Báo Quy Hoạch Đô Thị
  • Báo Kiến Việt
  • Tạp chí kiến trúc
  • Theo Báo Xây Dựng
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây