0 NaN undefined

TPHCM dùng trí tuệ nhân tạo để xây dựng, phát triển thành phố thông minh

Thứ tư - 27/03/2019 01:49

TPHCM chuẩn bị ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) để xây dựng và phát triển thành thành phố thông minh.

Sáng 20-3, UBND TPHCM và Sở Thông tin – Truyền thông, Sở Khoa học – Công nghệ TP đã tổ chức hội thảo khoa học “Nghiên cứu và ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) tại TPHCM giai đoạn 2019 – 2025″.

Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong phát biểu khai mạc hội thảo

Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong phát biểu khai mạc hội thảo

Đây là hội thảo đầu tiên trong chuỗi 3 hội thảo dự kiến sẽ tổ chức năm 2019 trong khuôn khổ Đề án “Xây dựng hệ sinh thái trí tuệ nhân tạo (AI) tại TPHCM giai đoạn 2019 – 2025″. Đề án này sẽ hỗ trợ quan trọng để thực hiện thành công Đề án “Xây dựng TPHCM trở thành đô thị thông minh giai đoạn 2017 – 2020, tầm nhìn đến năm 2025″ và Đề án Xây dựng khu đô thị sáng tạo.

Theo Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong, những năm gần đây, cuộc cách mạng 4.0 đã lan tỏa và tác động sâu sắc đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Theo ước tính của Viện Nghiên cứu toàn cầu, 12 lĩnh vực cốt lõi của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 sẽ đem lại giá trị kinh tế thế giới 33.000 tỉ USD từ nay đến năm 2025. Trí tuệ nhân tạo đang phát triển đến ngưỡng có độ ứng dụng rộng rãi trong sản xuất và đời sống. Trong đó, năm 2016 đánh dấu sự phát triển vượt bậc của lĩnh vực này.

Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong cho biết: “TPHCM nhận thức rõ cuộc cách mạng 4.0 là cơ hội vàng để TP nhảy vọt tăng trưởng kinh tế trong thời gian tới. Do đó, từ năm 2017, TP đã tích hợp một số lĩnh vực trí tuệ nhân tạo vào đề án xây dựng TPHCM trở thành đô thị thông minh. Điều này được kỳ vọng như hạt nhân để thực hiện cuộc cách mạng 4.0 trên địa bàn TPHCM và làm nền tảng để TP triển khai thành công đề án đô thị thông minh.  Tuy nhiên, trên tổng thể, việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào sản xuất và đời sống ở TPHCM còn khá chậm. TP đang ở vị trí phía sau về nghiên cứu, đào tạo so với các đô thị trên thế giới. TP thiếu chuyên gia, nhà khoa học cho đến nhà hoạch định chính sách về trí tuệ nhân tạo… Đặc biệt, sự gắn kết, tương tác giữa tứ giác của cuộc cách mạng 4.0 là nhà nước, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học và nhà đầu tư tài chính còn lỏng lẻo, là một trong những điểm nghẽn kìm hãm sự nghiên cứu và ứng dụng trí tuệ nhân tạo trên địa bàn TPHCM”.

PGS-TS Thoại Nam - Khoa Khoa học và Kỹ thuật máy tính - Trường Đại học Bách Khoa TP HCM - chia sẻ về AI tại hội thảo

PGS-TS Thoại Nam – Khoa Khoa học và Kỹ thuật máy tính – Trường Đại học Bách Khoa TPHCM – chia sẻ về AI tại hội thảo

Tại hội thảo, các chuyên gia, nhà khoa học cho biết AI đang được áp dụng vào nhiều lĩnh vực khác nhau trong đời sống xã hội như giao thông, an ninh công cộng, sản xuất, tài chính, thương mại điện tử… . AI đang góp phần thay đổi một cách nhanh chóng cuộc sống, dần trở thành một yếu tố quan trọng trong các hoạt động sản xuất – kinh doanh, điều hành, quản lý…

PGS-TS Thoại Nam – Khoa Khoa học và Kỹ thuật máy tính – Trường Đại học Bách Khoa TPHCM – nhìn nhận: “AI hiện nay là hạt nhân để giúp giải quyết các vấn đề của hiện thực cuộc sống. AI tạo ra nhiều cơ hội cho các nhà quản lý, doanh nghiệp, quốc gia… và nắm bắt được những cơ hội này sẽ giúp cá nhân, tổ chức, bộ máy, quốc gia phát triển mạnh mẽ, hội nhập với tương lai”.

Với tầm quan trọng của việc ứng dụng AI để giúp TPHCM phát triển thành TP thông minh trong thời gian tới, GS Hồ Tú Bảo, Viện Nghiên cứu cao cấp về toán học Việt Nam, đề xuất TPHCM nên nhanh chóng thực hiện các công việc sau: Xây dựng hạ tầng số để phát triển AI; xây dựng cơ chế chính sách riêng của TP để phát triển AI; xây dựng nguồn nhân lực để phát triển AI; đẩy mạnh xây dựng chính quyền số của TP và xây dựng hệ thống kết nối, chia sẻ dữ liệu cho TP.

Theo Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong, TP mong muốn các chuyên gia, nhà khoa học, đại diện doanh nghiệp cùng thảo luận và đề xuất các biện pháp thật hiệu quả, cũng như góp ý chân thành, thẳng thắn để giúp TP tháo gỡ điểm nghẽn trong việc nghiên cứu, ứng dụng trí tuệ nhân tạo giai đoạn 2019 – 2025.


Nguồn tin: Theo kientrucvietnam.org.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Gửi phản hồi
Lấy ý kiến cộng đồng dân cư

345/QĐ-VQH

Quyết định số 345/QĐ-VQH ngày 03/4/2024 của Viện QHXD Hà Nội về việc Ban hành Hướng dẫn thành phần hồ sơ lập chỉ giới đường đỏ, cung cấp số liệu hạ tầng kỹ thuật tại Viện QHXD Hà Nội

Thời gian đăng: 08/04/2024

lượt xem: 33 | lượt tải:24

2068/QĐ-VQH

Quyết định số 2068/QĐ-VQH về việc Ban hành Hướng dẫn thành phần hồ sơ lập chỉ giới đường đỏ, cung cấp số liệu hạ tầng kỹ thuật tại Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội

Thời gian đăng: 23/11/2023

lượt xem: 195 | lượt tải:92

3663/QĐ-UBND

Quyết định số 3663/QĐ-UBND của UBND TP Hà Nội về việc Phê duyệt Điều chỉnh cục bộ QHCT tỉ lệ 1/500 hai bên tuyến đường Nhật Tân - Nội Bài (đoạn 3) khu vực dự án đầu tư xây dựng Thành phố thông minh GĐ1 và GĐ2

Thời gian đăng: 24/07/2023

lượt xem: 195 | lượt tải:129

3428/QĐ-UBND

Quyết định số 3428/QĐ-UBND của UBND TP Hà Nội về việc Phê duyệt Điều chỉnh cục bộ Quy hoạch phân khu đô thị N9, tỉ lệ 1/5000 tại khu quy hoạch 1.

Thời gian đăng: 20/08/2023

lượt xem: 255 | lượt tải:108

700/QĐ-TTg

Quyết định số 700/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về vệc Phê duyệt Nhiệm vụ Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065

Thời gian đăng: 18/06/2023

lượt xem: 339 | lượt tải:133

Báo tạp chí

  • Báo Lao Động
  • Báo Kinh Tế Đô Thị
  • Báo Quy Hoạch Đô Thị
  • Báo Kiến Việt
  • Tạp chí kiến trúc
  • Theo Báo Xây Dựng
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây