0 NaN undefined

Phát triển bãi đỗ xe ngầm tại nội đô: Nút thắt ở đâu?

Thứ tư - 05/02/2020 13:51

Khi mà tình trạng ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng tại các đô thị lớn thì việc quy hoạch và phát triển không gian ngầm là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, việc phát triển không gian ngầm tại đô thị còn nhiều bất cập và gần như đang “dậm chân tại chỗ”.    

Chờ đến bao giờ?

Chỉ cần dạo vài vòng qua các tuyến phố của Thủ đô Hà Nội sẽ thấy một thực tế tồn tại từ nhiều năm nay là người ta tận dụng mọi chỗ để đỗ xe. Từ các bãi đỗ xe được cấp phép đến tự phát, hầu như không còn chỗ trống.

Tại một vài tuyến phố như Triệu Quốc Đạt, Phũ Doãn, Tràng Thi, Bà Triệu, chùa Láng,…, nơi tập trung một số bệnh viện, trường đại học lớn, rất khó khăn để mong tìm được chỗ đỗ xe.

Không chỉ không gian công cộng mà ngay cả các chung cư, trung tâm thương mại, việc không tính toán hợp lý giữa cư dân, khách hàng và diện tích hầm đỗ xe khiến nhiều thời điểm tại các nơi tưởng chừng như “nhà mình” này cũng đỏ mắt mới tìm được một vị trí để xe.

Ngoài các tầng hầm để xe tại các trung tâm thương mại, tòa nhà cao tầng, đến thời điểm hiện tại Hà Nội chưa có bãi đỗ xe ngầm nào cho xe công cộng. Một số chuyên gia giao thông thừa nhận, việc phát triển diện tích không gian ngầm dưới lòng đất tại các đô thị lớn hiện nay gần như đang bị bỏ trống.

Qua tìm hiểu phóng viên được biết, từ năm 2015, Hà Nội đã phê duyệt Quy hoạch chung không gian xây dựng ngầm đô thị trung tâm TP đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050. TP cũng dự tính xây dựng bãi đỗ xe ngầm đã được đặt ra từ nhiều năm trước khi một số dự án đề xuất bãi đỗ xe ngầm như ở vườn hoa Hàng Đậu, vườn hoa Lý Thái Tổ, quảng trường Ngân hàng Nhà nước, công viên Thống Nhất, Khu thể thao Quần Ngựa… Tuy nhiên, sau 3 năm nghiên cứu thẩm định, lấy ý kiến các chuyên gia nhưng vẫn chưa duyệt được quy hoạch không gian ngầm chung cho toàn TP.

Tại Kỳ họp thứ 8, khóa XV HĐND TP. Hà Nội, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung thừa nhận, trong 3 năm (từ năm 2016 đến 2018), Hà Nội đã thông qua danh mục gần 40 dự án ngầm, bãi đỗ xe ngầm để kêu gọi các nhà đầu tư nhưng đến nay mới có 5 nhà đầu tư đăng ký tham gia. Nguyên nhân chính là vì đầu tư bãi đỗ xe ngầm rất tốn kém, việc thu hồi vốn kéo dài. Trong khi đó, việc thu phí tại các bãi đỗ xe chưa thật sự phát huy hiệu quả do các bãi đỗ xe lậu, đỗ xe trái phép vẫn hoạt động tràn lan.

Để thu hút, đẩy nhanh tiến độ đầu tư không gian ngầm, tại Kỳ họp thứ 9, khóa XV HĐND TPHà Nội đã thông qua Nghị quyết đưa ra cơ chế khuyến khích đầu tư, xây dựng khai thác bến xe, bãi đỗ xe. Trong đó, các bãi đỗ xe ngầm đầu tư theo hình thức xã hội hóa được phép sử dụng tối đa 30% tổng diện tích sàn xây dựng để khai thác dịch vụ thương mại, dịch vụ khác hỗ trợ cho bãi đỗ xe ngầm.

Nghị quyết cũng khuyến khích các cá nhân, hộ gia đình sở hữu nhà, quyền sử dụng đất hợp pháp trên địa bàn 4 quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa đầu tư bãi đỗ xe ngầm, cao tầng cho ô tô và phương tiện cơ giới khác phục vụ nhu cầu công cộng.

Tuy nhiên, mới đây, Sở Quy hoạch và Kiến trúc Hà Nội có báo cáo đề xuất UBND TP dừng triển khai thực hiện đồ án quy hoạch mạng lưới không gian bãi đỗ xe ngầm trên địa bàn 4 quận nội đô (Hoàn Kiếm, Đống Đa, Ba Đình và Hai Bà Trưng).

Trao đổi với phóng viên về việc tại sao lại đề xuất dừng, ông Nguyễn Trọng Kỳ Anh, Phó Giám đốc Sở Quy hoạch và Kiến trúc Hà Nội cho biết, lý do về việc cơ quan này đề xuất dừng triển khai đồ án là bởi Nghị định 37/2010/NĐ-CP và Luật Quy hoạch đều quy định về quy hoạch tổng thể không gian ngầm. Do đó không nhất thiết phải có một nghiên cứu cục bộ trong tổng thể quy hoạch không gian ngầm của TP. Được biết, hiện nay UBND thành phố đang xem xét để báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo của Thành ủy.

Hà Nội đang thiếu trầm trọng các bãi đỗ xe ngầm Ảnh: S.T

Hà Nội đang thiếu trầm trọng các bãi đỗ xe ngầm Ảnh: S.T

Không thể khó là dừng

Với con số hơn 550.000 ô tô và khoảng 6 triệu xe máy, chưa kể khoảng 1,2 triệu phương tiện từ ngoại tỉnh thường xuyên lưu thông trên địa bàn Hà Nội, dự báo sau 10 năm nữa, các bãi đỗ xe trong khu đô thị trung tâm sẽ còn “nóng” hơn nữa.

Theo tính toán của các cơ quan chức năng, đến năm 2030, trong nội đô Hà Nội sẽ cần đến 1.400 ha đất để phát triển giao thông tĩnh, đây thực sự là một thách thức rất lớn khi quỹ đất hạn hẹp. Do vậy, việc dành không gian công cộng để kêu gọi đầu tư các không gian ngầm phục vụ cho thương mại, trong đó có bãi đỗ xe là rất cần thiết.

Ông Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Hà Nội cho rằng, ưu tiên phát triển bãi đỗ xe ngầm là một xu thế rất cần cho Hà Nội hiện nay. Vấn đề này cũng đã được định hướng trong các quy hoạch chung. “Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội nên nghiên cứu kỹ lưỡng, có thêm cơ chế chính sách đặc thù, chuyển các định hướng thành giải pháp cụ thể, không nên dừng các dự án bãi xe ngầm”, ông Nghiêm đề xuất.

Tuy nhiên, khi thực hiện theo chuyên gia này, cần phải xem xét đồng bộ các yếu tố của quy hoạch. Đó là phải kết nối giao thông, chỉ tiêu về không gian xanh, dân số, đặc biệt là giải pháp thiết kế, áp dụng khoa học kỹ thuật để ứng phó với biến đổi khí hậu.

“Khi triển khai thực hiện các cơ quan chức năng cũng cần kiểm tra đánh giá cụ thể, toàn diện không gian ngầm đang được sử dụng ra sao, tránh quá nhiều đầu mối quản lý, dẫn đến việc tình trạng buông lỏng quản lý dẫn đến hiệu quả không cao”, ông Nghiêm nêu quan điểm.

Ông Nguyễn Xuân Thủy, nguyên Giám đốc Nhà xuất bản Giao thông vận tải cho rằng, Hà Nội cần quan tâm, đẩy mạnh công tác quản lý không gian ngầm đô thị và có kế hoạch đầu tư xây dựng hệ thống công trình ngầm để phát triển đô thị theo hướng bền vững.

Bên cạnh đó, theo chuyên gia này nếu muốn khắc phục bài toán khan hiếm không gian ngầm của Hà Nội, TP cần khắc phục sự chưa quyết liệt trong việc xây dựng chính sách, kinh phí đầu tư và công tác thanh, kiểm tra giám sát tiến hành thường xuyên, khách quan, minh bạch.

“Với loại không gian ngầm mang tính cấp bách như bãi đỗ xe ngầm, công trình đầu mối ngầm, hào kỹ thuật ngầm cơ quan quản lý cần có riêng chính sách hỗ trợ, ưu đãi nhà đầu tư. Điểm mấu chốt của việc quy hoạch không gian ngầm là công tác quản lý nhà nước phải thể hiện trách nhiệm. Khi đã có quy hoạch cần tuân thủ chặt chẽ, không thể buông lỏng quản lý, tránh tình trạng lợi ích nhóm”, ông Thủy nêu ý kiến.

 

Nguồn tin: D.Ngân/Báo Hải Quan

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Gửi phản hồi
Lấy ý kiến cộng đồng dân cư

2068/QĐ-VQH

Quyết định số 2068/QĐ-VQH về việc Ban hành Hướng dẫn thành phần hồ sơ lập chỉ giới đường đỏ, cung cấp số liệu hạ tầng kỹ thuật tại Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội

Thời gian đăng: 23/11/2023

lượt xem: 131 | lượt tải:63

3663/QĐ-UBND

Quyết định số 3663/QĐ-UBND của UBND TP Hà Nội về việc Phê duyệt Điều chỉnh cục bộ QHCT tỉ lệ 1/500 hai bên tuyến đường Nhật Tân - Nội Bài (đoạn 3) khu vực dự án đầu tư xây dựng Thành phố thông minh GĐ1 và GĐ2

Thời gian đăng: 24/07/2023

lượt xem: 153 | lượt tải:109

3428/QĐ-UBND

Quyết định số 3428/QĐ-UBND của UBND TP Hà Nội về việc Phê duyệt Điều chỉnh cục bộ Quy hoạch phân khu đô thị N9, tỉ lệ 1/5000 tại khu quy hoạch 1.

Thời gian đăng: 20/08/2023

lượt xem: 196 | lượt tải:90

700/QĐ-TTg

Quyết định số 700/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về vệc Phê duyệt Nhiệm vụ Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065

Thời gian đăng: 18/06/2023

lượt xem: 298 | lượt tải:117

3004/QĐ-UBND

Quyết định số 3004/QĐ-UBND của UBND Thành phố HN về việc Phê duyệt Chỉ giới đường đỏ tuyến đường vào Trụ sở Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an, Trại tạm giam T16 và Trung tâm thẩm vấn của lực lượng cảnh sát, tỉ lệ 1/500

Thời gian đăng: 27/07/2023

lượt xem: 199 | lượt tải:56

Báo tạp chí

  • Báo Lao Động
  • Báo Kinh Tế Đô Thị
  • Báo Quy Hoạch Đô Thị
  • Báo Kiến Việt
  • Tạp chí kiến trúc
  • Theo Báo Xây Dựng
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây