0 NaN undefined

Phác thảo Quảng trường trung tâm Đà Nẵng: Điểm nhấn kiến trúc của trái tim đô thị

Thứ hai - 24/04/2017 10:39
 
Phương án ngầm hóa chợ Hàn và bù đắp bằng công trình kiến trúc làm điểm nhấn.
Phương án ngầm hóa chợ Hàn và bù đắp bằng công trình kiến trúc làm điểm nhấn.

Thời điểm thích hợp

Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn cho biết, công trình Quảng trường trung tâm được xác định trong quy hoạch từ sau khi thành phố Đà Nẵng trực thuộc Trung ương. Tuy nhiên, trong một thời gian dài chính quyền thành phố phải thực hiện các nhiệm vụ đầu tư phát triển đô thị đối với các dự án, công trình cấp bách, đáp ứng ngay sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.

Đến nay, vấn đề đầu tư Quảng trường trung tâm được đặt ra và triển khai thực hiện. Bước đi đầu tiên hiện nay là thi tuyển nhằm tìm kiếm ý tưởng thiết kế quy hoạch, kiến trúc tối ưu nhất cho Quảng trường trung tâm, tạo vẻ đẹp đặc sắc, hài hòa trong tổng thể khu vực, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng trong tương lai.

Theo đó, khu vực quy hoạch Quảng trường trung tâm thành phố có ranh giới thuộc phường Hải Châu 1 (quận Hải Châu) với tổng diện tích đất nghiên cứu khoảng 4,4ha; giới hạn về phía đông giáp đường Bạch Đằng, phía tây giáp đường Phan Châu Trinh, phía nam giáp đường Nguyễn Thái Học, phía bắc giáp đường Hùng Vương.

Đối với phương án thiết kế quy hoạch, kiến trúc Quảng trường trung tâm thành phố phải đáp ứng được những yêu cầu như: phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và yêu cầu sử dụng, tạo vẻ đẹp đặc sắc, hài hòa trong tổng thể khu vực.

Phương án thiết kế quy hoạch, kiến trúc Quảng trường phải hình thành không gian sinh hoạt cộng đồng tiêu biểu nhất của thành phố với các chức năng là địa điểm tổ chức các hoạt động lớn về chính trị, văn hóa, thể thao, giải trí.

Tổng thể Quảng trường là tổ hợp không gian kiến trúc cảnh quan đặc sắc, hình ảnh đại diện cho kiến trúc đô thị thành phố Đà Nẵng. Ngoài ra, giải pháp thiết kế cần bảo đảm yêu cầu Quảng trường là không gian công cộng lớn; là nơi diễn ra các hoạt động giao lưu văn hóa, tổ chức các lễ hội văn hóa, chính trị và các hoạt động thường nhật phục vụ người dân thành phố cũng như du khách; là điểm đến năng động về đêm; là không gian công cộng đa năng và đa dạng với sự kết hợp những yếu tố kiến trúc, cảnh quan công trình, cảnh quan cây xanh.

Các phương án dự thi đề xuất các phương án kết nối, liên thông về không gian, cảnh quan, giao thông, chức năng và các đồ án lân cận hay các dịch vụ, hoạt động giao lưu, đặc biệt các hoạt động về đêm, có sự kết nối với các tuyến phố đêm xung quanh dự án như tuyến phố ẩm thực Phạm Hồng Thái, tuyến phố mua sắm thời trang Lê Duẩn, tuyến ven sông Hàn…

Ý tưởng cải tạo chợ Hàn với sàn mái thành ban-công kết nối Quảng trường trung tâm với sông Hàn. Phối cảnh hướng nhìn từ đường Yên Bái (ảnh lớn) và góc Bạch Đằng - Nguyễn Thái Học (ảnh nhỏ).
Ý tưởng cải tạo chợ Hàn với sàn mái thành ban-công kết nối Quảng trường trung tâm với sông Hàn. Phối cảnh hướng nhìn từ đường Yên Bái (ảnh lớn) và góc Bạch Đằng - Nguyễn Thái Học (ảnh nhỏ).

Những phác thảo ấn tượng

Các phương án quy hoạch và kiến trúc Quảng trường trung tâm dự thi có điểm chung với việc xác định rõ 4 khu vực Quảng trường gồm: khu vực phía trước Nhà hát Trưng Vương, khu vực trước dự án khu phức hợp Viễn Đông Merdian Tower phía bắc và dự án Danang Square phía nam, khu vực chợ Hàn và khu vực tiếp giáp sông Hàn.

Về tổ chức kiến trúc cảnh quan, dù mỗi phương án thiết kế có nét riêng nhưng điểm chung là tổ chức không gian cảnh quan kết hợp giữa quảng trường với công viên, tuyến phố. Điểm khác biệt cho từng phương án quy hoạch kiến trúc Quảng trường trung tâm là giải bài toán xử lý tổ chức hạ tầng giao thông, hạ tầng công trình ngầm và chợ Hàn.

Nhiều hình mẫu quảng trường nổi tiếng trên thế giới như Quảng trường Concorde bên dòng sông Seine, Paris, Pháp hay như đại lộ Nguyễn Huệ ở TP. Hồ Chí Minh được một số đơn vị tư vấn thiết kế làm hệ quy chiếu. Tuy nhiên, phác thảo về Quảng trường trung tâm thành phố Đà Nẵng nhận được sự quan tâm của Ban tổ chức cuộc thi cũng như Ban giám khảo với các phiên bản đặc sắc.

Phác thảo phiên bản một: Quảng trường trung tâm là một lát cắt kết cấu phẳng từ bờ sông Hàn lấy điểm đóng là Nhà hát Trưng Vương, công trình chợ Hàn được ngầm hóa. Hình thành 2 trục tuyến phố thương mại ven đường Hùng Vương và Nguyễn Thái Học. Tạo công trình điểm nhấn kiến trúc phía bờ sông, xử lý hạ tầng giao thông trục ngang theo hướng đa năng (đóng/mở) cùng với tổ chức giao thông hướng ngoại, đảo chiều…

Phác thảo phiên bản hai: Quảng trường trung tâm như phiên bản một nhưng xử lý ngầm hóa các tuyến đường giao thông trục ngang, ngầm hóa chợ Hàn. Phương án quy hoạch kiến trúc Quảng trường theo hướng này cho biết mở rộng qua các tuyến phố sẽ tăng mặt bằng đất hiện trạng, kết hợp diện tích mặt nước, nền đường từ các ô phố phụ cận… sẽ tăng diện tích quảng trường lên 11ha. Việc mở rộng quảng trường ở các tuyến phố phụ cận hình thành những khu phố đi bộ, phố chuyên doanh hỗ trợ cho khu vực trung tâm.  

Phác thảo phiên bản ba: Quảng trường trung tâm khá thú vị với việc tổ chức không gian tương tự phiên bản hai nhưng giữ được công trình truyền thống chợ Hàn. Chợ Hàn được giữ nguyên bản, đầu tư xây dựng mới theo hướng theo tỷ lệ lớn. Mái ngang chợ Hàn là một ban-công lớn của thành phố để ngắm nhìn sông Hàn và toàn cảnh quảng trường.

Các thiết kế bổ trợ có các cầu vượt kết nối không gian từ bờ sông vượt qua các tuyến đường Bạch Đằng, Trần Phú và Yên Bái. Một ý tưởng khác lấy chợ Hàn làm công trình bán nổi. Phần ngầm tổ chức hoạt động của chợ truyền thống theo hướng hiện đại. Phần nổi đầu tư công trình biểu tượng. Lõi công trình làm nơi biểu diễn các loại hình nghệ thuật truyền thống, các hoạt động quảng bá thương mại.

Phác thảo phiên bản ba của Quảng trường trung tâm thành phố được chắt lọc từ nhiều phương án dự thi. Về ý tưởng nghiên cứu mở rộng Quảng trường cùng những điểm nhấn công trình kiến trúc, kết nối đôi bờ đông và bờ tây sông Hàn, phát triển cầu đi bộ… tạo được mảnh ghép hoàn hảo cho tổng thể quy hoạch và thiết kế cảnh quan sông Hàn. KTS Bùi Huy Trí (Sở Xây dựng) cho rằng, ý tưởng này “toàn diện, sáng tạo, mạnh mẽ”. Đối với ý tưởng giữ lại chợ Hàn, biến sàn mái chợ Hàn thành ban-công và hình thành tổ hợp điểm nhấn kiến trúc, KTS Hoàng Quang Huy (Hội Quy hoạch đô thị Đà Nẵng) nhận xét đây là “ý tưởng thú vị”.

Mời bạn đọc theo dõi các phương án dự thi chi tiết một số phương án quy hoạch kiến trúc Quảng trường trung tâm trên Báo Đà Nẵng điện tử tại địa chỉ www.baodanang.vn.

 


Phương án ngầm hóa chợ Hàn và bù đắp bằng công trình kiến trúc làm điểm nhấn.
Phương án ngầm hóa chợ Hàn và bù đắp bằng công trình kiến trúc làm điểm nhấn.

Thời điểm thích hợp

Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn cho biết, công trình Quảng trường trung tâm được xác định trong quy hoạch từ sau khi thành phố Đà Nẵng trực thuộc Trung ương. Tuy nhiên, trong một thời gian dài chính quyền thành phố phải thực hiện các nhiệm vụ đầu tư phát triển đô thị đối với các dự án, công trình cấp bách, đáp ứng ngay sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.

Đến nay, vấn đề đầu tư Quảng trường trung tâm được đặt ra và triển khai thực hiện. Bước đi đầu tiên hiện nay là thi tuyển nhằm tìm kiếm ý tưởng thiết kế quy hoạch, kiến trúc tối ưu nhất cho Quảng trường trung tâm, tạo vẻ đẹp đặc sắc, hài hòa trong tổng thể khu vực, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng trong tương lai.

Theo đó, khu vực quy hoạch Quảng trường trung tâm thành phố có ranh giới thuộc phường Hải Châu 1 (quận Hải Châu) với tổng diện tích đất nghiên cứu khoảng 4,4ha; giới hạn về phía đông giáp đường Bạch Đằng, phía tây giáp đường Phan Châu Trinh, phía nam giáp đường Nguyễn Thái Học, phía bắc giáp đường Hùng Vương.

Đối với phương án thiết kế quy hoạch, kiến trúc Quảng trường trung tâm thành phố phải đáp ứng được những yêu cầu như: phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và yêu cầu sử dụng, tạo vẻ đẹp đặc sắc, hài hòa trong tổng thể khu vực.

Phương án thiết kế quy hoạch, kiến trúc Quảng trường phải hình thành không gian sinh hoạt cộng đồng tiêu biểu nhất của thành phố với các chức năng là địa điểm tổ chức các hoạt động lớn về chính trị, văn hóa, thể thao, giải trí.

Tổng thể Quảng trường là tổ hợp không gian kiến trúc cảnh quan đặc sắc, hình ảnh đại diện cho kiến trúc đô thị thành phố Đà Nẵng. Ngoài ra, giải pháp thiết kế cần bảo đảm yêu cầu Quảng trường là không gian công cộng lớn; là nơi diễn ra các hoạt động giao lưu văn hóa, tổ chức các lễ hội văn hóa, chính trị và các hoạt động thường nhật phục vụ người dân thành phố cũng như du khách; là điểm đến năng động về đêm; là không gian công cộng đa năng và đa dạng với sự kết hợp những yếu tố kiến trúc, cảnh quan công trình, cảnh quan cây xanh.

Các phương án dự thi đề xuất các phương án kết nối, liên thông về không gian, cảnh quan, giao thông, chức năng và các đồ án lân cận hay các dịch vụ, hoạt động giao lưu, đặc biệt các hoạt động về đêm, có sự kết nối với các tuyến phố đêm xung quanh dự án như tuyến phố ẩm thực Phạm Hồng Thái, tuyến phố mua sắm thời trang Lê Duẩn, tuyến ven sông Hàn…

Ý tưởng cải tạo chợ Hàn với sàn mái thành ban-công kết nối Quảng trường trung tâm với sông Hàn. Phối cảnh hướng nhìn từ đường Yên Bái (ảnh lớn) và góc Bạch Đằng - Nguyễn Thái Học (ảnh nhỏ).
Ý tưởng cải tạo chợ Hàn với sàn mái thành ban-công kết nối Quảng trường trung tâm với sông Hàn. Phối cảnh hướng nhìn từ đường Yên Bái (ảnh lớn) và góc Bạch Đằng - Nguyễn Thái Học (ảnh nhỏ).

Những phác thảo ấn tượng

Các phương án quy hoạch và kiến trúc Quảng trường trung tâm dự thi có điểm chung với việc xác định rõ 4 khu vực Quảng trường gồm: khu vực phía trước Nhà hát Trưng Vương, khu vực trước dự án khu phức hợp Viễn Đông Merdian Tower phía bắc và dự án Danang Square phía nam, khu vực chợ Hàn và khu vực tiếp giáp sông Hàn.

Về tổ chức kiến trúc cảnh quan, dù mỗi phương án thiết kế có nét riêng nhưng điểm chung là tổ chức không gian cảnh quan kết hợp giữa quảng trường với công viên, tuyến phố. Điểm khác biệt cho từng phương án quy hoạch kiến trúc Quảng trường trung tâm là giải bài toán xử lý tổ chức hạ tầng giao thông, hạ tầng công trình ngầm và chợ Hàn.

Nhiều hình mẫu quảng trường nổi tiếng trên thế giới như Quảng trường Concorde bên dòng sông Seine, Paris, Pháp hay như đại lộ Nguyễn Huệ ở TP. Hồ Chí Minh được một số đơn vị tư vấn thiết kế làm hệ quy chiếu. Tuy nhiên, phác thảo về Quảng trường trung tâm thành phố Đà Nẵng nhận được sự quan tâm của Ban tổ chức cuộc thi cũng như Ban giám khảo với các phiên bản đặc sắc.

Phác thảo phiên bản một: Quảng trường trung tâm là một lát cắt kết cấu phẳng từ bờ sông Hàn lấy điểm đóng là Nhà hát Trưng Vương, công trình chợ Hàn được ngầm hóa. Hình thành 2 trục tuyến phố thương mại ven đường Hùng Vương và Nguyễn Thái Học. Tạo công trình điểm nhấn kiến trúc phía bờ sông, xử lý hạ tầng giao thông trục ngang theo hướng đa năng (đóng/mở) cùng với tổ chức giao thông hướng ngoại, đảo chiều…

Phác thảo phiên bản hai: Quảng trường trung tâm như phiên bản một nhưng xử lý ngầm hóa các tuyến đường giao thông trục ngang, ngầm hóa chợ Hàn. Phương án quy hoạch kiến trúc Quảng trường theo hướng này cho biết mở rộng qua các tuyến phố sẽ tăng mặt bằng đất hiện trạng, kết hợp diện tích mặt nước, nền đường từ các ô phố phụ cận… sẽ tăng diện tích quảng trường lên 11ha. Việc mở rộng quảng trường ở các tuyến phố phụ cận hình thành những khu phố đi bộ, phố chuyên doanh hỗ trợ cho khu vực trung tâm.  

Phác thảo phiên bản ba: Quảng trường trung tâm khá thú vị với việc tổ chức không gian tương tự phiên bản hai nhưng giữ được công trình truyền thống chợ Hàn. Chợ Hàn được giữ nguyên bản, đầu tư xây dựng mới theo hướng theo tỷ lệ lớn. Mái ngang chợ Hàn là một ban-công lớn của thành phố để ngắm nhìn sông Hàn và toàn cảnh quảng trường.

Các thiết kế bổ trợ có các cầu vượt kết nối không gian từ bờ sông vượt qua các tuyến đường Bạch Đằng, Trần Phú và Yên Bái. Một ý tưởng khác lấy chợ Hàn làm công trình bán nổi. Phần ngầm tổ chức hoạt động của chợ truyền thống theo hướng hiện đại. Phần nổi đầu tư công trình biểu tượng. Lõi công trình làm nơi biểu diễn các loại hình nghệ thuật truyền thống, các hoạt động quảng bá thương mại.

Phác thảo phiên bản ba của Quảng trường trung tâm thành phố được chắt lọc từ nhiều phương án dự thi. Về ý tưởng nghiên cứu mở rộng Quảng trường cùng những điểm nhấn công trình kiến trúc, kết nối đôi bờ đông và bờ tây sông Hàn, phát triển cầu đi bộ… tạo được mảnh ghép hoàn hảo cho tổng thể quy hoạch và thiết kế cảnh quan sông Hàn. KTS Bùi Huy Trí (Sở Xây dựng) cho rằng, ý tưởng này “toàn diện, sáng tạo, mạnh mẽ”. Đối với ý tưởng giữ lại chợ Hàn, biến sàn mái chợ Hàn thành ban-công và hình thành tổ hợp điểm nhấn kiến trúc, KTS Hoàng Quang Huy (Hội Quy hoạch đô thị Đà Nẵng) nhận xét đây là “ý tưởng thú vị”.

Mời bạn đọc theo dõi các phương án dự thi chi tiết một số phương án quy hoạch kiến trúc Quảng trường trung tâm trên Báo Đà Nẵng điện tử tại địa chỉ www.baodanang.vn.

TRIỆU TÙNG

Phương án ngầm hóa chợ Hàn và bù đắp bằng công trình kiến trúc làm điểm nhấn.
Phương án ngầm hóa chợ Hàn và bù đắp bằng công trình kiến trúc làm điểm nhấn.

Thời điểm thích hợp

Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn cho biết, công trình Quảng trường trung tâm được xác định trong quy hoạch từ sau khi thành phố Đà Nẵng trực thuộc Trung ương. Tuy nhiên, trong một thời gian dài chính quyền thành phố phải thực hiện các nhiệm vụ đầu tư phát triển đô thị đối với các dự án, công trình cấp bách, đáp ứng ngay sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.

Đến nay, vấn đề đầu tư Quảng trường trung tâm được đặt ra và triển khai thực hiện. Bước đi đầu tiên hiện nay là thi tuyển nhằm tìm kiếm ý tưởng thiết kế quy hoạch, kiến trúc tối ưu nhất cho Quảng trường trung tâm, tạo vẻ đẹp đặc sắc, hài hòa trong tổng thể khu vực, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng trong tương lai.

Theo đó, khu vực quy hoạch Quảng trường trung tâm thành phố có ranh giới thuộc phường Hải Châu 1 (quận Hải Châu) với tổng diện tích đất nghiên cứu khoảng 4,4ha; giới hạn về phía đông giáp đường Bạch Đằng, phía tây giáp đường Phan Châu Trinh, phía nam giáp đường Nguyễn Thái Học, phía bắc giáp đường Hùng Vương.

Đối với phương án thiết kế quy hoạch, kiến trúc Quảng trường trung tâm thành phố phải đáp ứng được những yêu cầu như: phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và yêu cầu sử dụng, tạo vẻ đẹp đặc sắc, hài hòa trong tổng thể khu vực.

Phương án thiết kế quy hoạch, kiến trúc Quảng trường phải hình thành không gian sinh hoạt cộng đồng tiêu biểu nhất của thành phố với các chức năng là địa điểm tổ chức các hoạt động lớn về chính trị, văn hóa, thể thao, giải trí.

Tổng thể Quảng trường là tổ hợp không gian kiến trúc cảnh quan đặc sắc, hình ảnh đại diện cho kiến trúc đô thị thành phố Đà Nẵng. Ngoài ra, giải pháp thiết kế cần bảo đảm yêu cầu Quảng trường là không gian công cộng lớn; là nơi diễn ra các hoạt động giao lưu văn hóa, tổ chức các lễ hội văn hóa, chính trị và các hoạt động thường nhật phục vụ người dân thành phố cũng như du khách; là điểm đến năng động về đêm; là không gian công cộng đa năng và đa dạng với sự kết hợp những yếu tố kiến trúc, cảnh quan công trình, cảnh quan cây xanh.

Các phương án dự thi đề xuất các phương án kết nối, liên thông về không gian, cảnh quan, giao thông, chức năng và các đồ án lân cận hay các dịch vụ, hoạt động giao lưu, đặc biệt các hoạt động về đêm, có sự kết nối với các tuyến phố đêm xung quanh dự án như tuyến phố ẩm thực Phạm Hồng Thái, tuyến phố mua sắm thời trang Lê Duẩn, tuyến ven sông Hàn…

Ý tưởng cải tạo chợ Hàn với sàn mái thành ban-công kết nối Quảng trường trung tâm với sông Hàn. Phối cảnh hướng nhìn từ đường Yên Bái (ảnh lớn) và góc Bạch Đằng - Nguyễn Thái Học (ảnh nhỏ).
Ý tưởng cải tạo chợ Hàn với sàn mái thành ban-công kết nối Quảng trường trung tâm với sông Hàn. Phối cảnh hướng nhìn từ đường Yên Bái (ảnh lớn) và góc Bạch Đằng - Nguyễn Thái Học (ảnh nhỏ).

Những phác thảo ấn tượng

Các phương án quy hoạch và kiến trúc Quảng trường trung tâm dự thi có điểm chung với việc xác định rõ 4 khu vực Quảng trường gồm: khu vực phía trước Nhà hát Trưng Vương, khu vực trước dự án khu phức hợp Viễn Đông Merdian Tower phía bắc và dự án Danang Square phía nam, khu vực chợ Hàn và khu vực tiếp giáp sông Hàn.

Về tổ chức kiến trúc cảnh quan, dù mỗi phương án thiết kế có nét riêng nhưng điểm chung là tổ chức không gian cảnh quan kết hợp giữa quảng trường với công viên, tuyến phố. Điểm khác biệt cho từng phương án quy hoạch kiến trúc Quảng trường trung tâm là giải bài toán xử lý tổ chức hạ tầng giao thông, hạ tầng công trình ngầm và chợ Hàn.

Nhiều hình mẫu quảng trường nổi tiếng trên thế giới như Quảng trường Concorde bên dòng sông Seine, Paris, Pháp hay như đại lộ Nguyễn Huệ ở TP. Hồ Chí Minh được một số đơn vị tư vấn thiết kế làm hệ quy chiếu. Tuy nhiên, phác thảo về Quảng trường trung tâm thành phố Đà Nẵng nhận được sự quan tâm của Ban tổ chức cuộc thi cũng như Ban giám khảo với các phiên bản đặc sắc.

Phác thảo phiên bản một: Quảng trường trung tâm là một lát cắt kết cấu phẳng từ bờ sông Hàn lấy điểm đóng là Nhà hát Trưng Vương, công trình chợ Hàn được ngầm hóa. Hình thành 2 trục tuyến phố thương mại ven đường Hùng Vương và Nguyễn Thái Học. Tạo công trình điểm nhấn kiến trúc phía bờ sông, xử lý hạ tầng giao thông trục ngang theo hướng đa năng (đóng/mở) cùng với tổ chức giao thông hướng ngoại, đảo chiều…

Phác thảo phiên bản hai: Quảng trường trung tâm như phiên bản một nhưng xử lý ngầm hóa các tuyến đường giao thông trục ngang, ngầm hóa chợ Hàn. Phương án quy hoạch kiến trúc Quảng trường theo hướng này cho biết mở rộng qua các tuyến phố sẽ tăng mặt bằng đất hiện trạng, kết hợp diện tích mặt nước, nền đường từ các ô phố phụ cận… sẽ tăng diện tích quảng trường lên 11ha. Việc mở rộng quảng trường ở các tuyến phố phụ cận hình thành những khu phố đi bộ, phố chuyên doanh hỗ trợ cho khu vực trung tâm.  

Phác thảo phiên bản ba: Quảng trường trung tâm khá thú vị với việc tổ chức không gian tương tự phiên bản hai nhưng giữ được công trình truyền thống chợ Hàn. Chợ Hàn được giữ nguyên bản, đầu tư xây dựng mới theo hướng theo tỷ lệ lớn. Mái ngang chợ Hàn là một ban-công lớn của thành phố để ngắm nhìn sông Hàn và toàn cảnh quảng trường.

Các thiết kế bổ trợ có các cầu vượt kết nối không gian từ bờ sông vượt qua các tuyến đường Bạch Đằng, Trần Phú và Yên Bái. Một ý tưởng khác lấy chợ Hàn làm công trình bán nổi. Phần ngầm tổ chức hoạt động của chợ truyền thống theo hướng hiện đại. Phần nổi đầu tư công trình biểu tượng. Lõi công trình làm nơi biểu diễn các loại hình nghệ thuật truyền thống, các hoạt động quảng bá thương mại.

Phác thảo phiên bản ba của Quảng trường trung tâm thành phố được chắt lọc từ nhiều phương án dự thi. Về ý tưởng nghiên cứu mở rộng Quảng trường cùng những điểm nhấn công trình kiến trúc, kết nối đôi bờ đông và bờ tây sông Hàn, phát triển cầu đi bộ… tạo được mảnh ghép hoàn hảo cho tổng thể quy hoạch và thiết kế cảnh quan sông Hàn. KTS Bùi Huy Trí (Sở Xây dựng) cho rằng, ý tưởng này “toàn diện, sáng tạo, mạnh mẽ”. Đối với ý tưởng giữ lại chợ Hàn, biến sàn mái chợ Hàn thành ban-công và hình thành tổ hợp điểm nhấn kiến trúc, KTS Hoàng Quang Huy (Hội Quy hoạch đô thị Đà Nẵng) nhận xét đây là “ý tưởng thú vị”.

Mời bạn đọc theo dõi các phương án dự thi chi tiết một số phương án quy hoạch kiến trúc Quảng trường trung tâm trên Báo Đà Nẵng điện tử tại địa chỉ www.baodanang.vn.

TRIỆU TÙNG

Nguồn tin: TRIỆU TÙNG - baodanang.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Gửi phản hồi
Lấy ý kiến cộng đồng dân cư

345/QĐ-VQH

Quyết định số 345/QĐ-VQH ngày 03/4/2024 của Viện QHXD Hà Nội về việc Ban hành Hướng dẫn thành phần hồ sơ lập chỉ giới đường đỏ, cung cấp số liệu hạ tầng kỹ thuật tại Viện QHXD Hà Nội

Thời gian đăng: 08/04/2024

lượt xem: 41 | lượt tải:27

2068/QĐ-VQH

Quyết định số 2068/QĐ-VQH về việc Ban hành Hướng dẫn thành phần hồ sơ lập chỉ giới đường đỏ, cung cấp số liệu hạ tầng kỹ thuật tại Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội

Thời gian đăng: 23/11/2023

lượt xem: 211 | lượt tải:109

3663/QĐ-UBND

Quyết định số 3663/QĐ-UBND của UBND TP Hà Nội về việc Phê duyệt Điều chỉnh cục bộ QHCT tỉ lệ 1/500 hai bên tuyến đường Nhật Tân - Nội Bài (đoạn 3) khu vực dự án đầu tư xây dựng Thành phố thông minh GĐ1 và GĐ2

Thời gian đăng: 24/07/2023

lượt xem: 205 | lượt tải:135

3428/QĐ-UBND

Quyết định số 3428/QĐ-UBND của UBND TP Hà Nội về việc Phê duyệt Điều chỉnh cục bộ Quy hoạch phân khu đô thị N9, tỉ lệ 1/5000 tại khu quy hoạch 1.

Thời gian đăng: 20/08/2023

lượt xem: 267 | lượt tải:116

700/QĐ-TTg

Quyết định số 700/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về vệc Phê duyệt Nhiệm vụ Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065

Thời gian đăng: 18/06/2023

lượt xem: 348 | lượt tải:135

Báo tạp chí

  • Báo Lao Động
  • Báo Kinh Tế Đô Thị
  • Báo Quy Hoạch Đô Thị
  • Báo Kiến Việt
  • Tạp chí kiến trúc
  • Theo Báo Xây Dựng
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây