0 NaN undefined

Những chặng đường quy hoạch Thủ đô sau 40 năm hòa bình

Thứ hai - 04/05/2015 00:06
Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước là cột mốc trọng đại trong tiến trình phát triển của cả đất nước. Với Hà Nội, đây cũng là cột mốc đặc biệt quan trọng.
40 năm chưa phải là chặng đường dài so với tiến trình lịch sử hàng ngàn năm của dân tộc, nhưng nhìn lại, chúng ta có thể thấy tự hào và tin tưởng vào tương lai, vị thế của Thủ đô Hà Nội. 
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng lãnh đạo Chính phủ và TP Hà Nội xem mô hình quy hoạch xây dựng trục Nhật Tân - Nội Bài. Ảnh: Anh Quý
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng lãnh đạo Chính phủ và TP Hà Nội xem mô hình quy hoạch xây dựng trục Nhật Tân - Nội Bài.  Ảnh: Anh Quý
Hà Nội đang từng bước chuyển mình để trở thành Thủ đô có vai trò, vị thế không chỉ với cả nước mà còn với khu vực châu Á - Thái Bình Dương và cả thế giới. Đất nước thống nhất, non sông thu về một mối cùng tiến lên xây dựng CNXH. Hà Nội cùng với cả nước trong những ngày vui chiến thắng lại được đón nhận thêm niềm vui lớn, trọng trách lớn hơn, đó là cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội khóa VI (1976) và ngay trong phiên họp đầu, Hà Nội được chọn làm Thủ đô của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam với kế hoạch 5 năm (1976 – 1980) là đẩy mạnh công nghiệp hóa, từng bước xây dựng cơ sở vật chất cho CNXH, tăng cường quản lý TP về mọi mặt, cải tạo và xây dựng Thủ đô từng bước trở thành một TP hiện đại.
Lúc này, công tác quy hoạch xây dựng lại đứng trước một thách thức mới, cần dự báo và điều chỉnh lại  với định hướng lúc đó là Hà Nội phát triển theo chùm đô thị với khống chế Hà Nội cũ (586km2) với 40 vạn dân. Quy hoạch xây dựng Thủ đô mới được lập với sự giúp đỡ của các chuyên gia Liên Xô được Hội đồng Chính phủ phê duyệt tại Nghị định 163/CP ngày 17/7/1976 với dự báo phát triển Hà Nội với dân số là 1,5 triệu người, ngoại thành được xác định là vành đai xanh cung cấp thực phẩm, nơi bố trí các hoạt động văn hóa nghỉ ngơi, vành đai bảo vệ môi trường. Với quy hoạch này, diện mạo Hà Nội đã có bước khởi sắc mới. Hầu hết các xí nghiệp công nghiệp của T.Ư và địa phương bị địch đánh phá đã xây dựng lại hoặc mở rộng. Nhiều khu nhà ở, khu chung cư đã được xây dựng mới như: Thành Công, Giảng Võ, Trung Tự, Thanh Xuân. Mô hình căn hộ ở khép kín đã được thay thế cho mô hình “công xã” ở trước đây. Cùng với đó là trường học, nhà trẻ với kiến trúc hiện đại như Trung Tự, Việt Nam - Cuba, Hà Nội Amsterdam, nhà văn hóa thiếu nhi…; các công trình như Bách hóa Thanh Xuân, Viện Khoa học Việt Nam, nhà triển lãm Giảng Võ, ga hàng không T1 Nội Bài.
Từ yêu cầu của quy hoạch và để tạo tiềm năng, lợi thế Hà Nội thực hiện vai trò Thủ đô, tháng 12/1978, ranh giới Hà Nội được điều chỉnh, sáp nhập thêm 7 huyện, thị của Hà Tây, nâng diện tích đất tự nhiên lên 2.136km2 với dân số 3,5 triệu người. Năm 1979, chiến tranh biên giới phía Bắc nổ ra, lúc này phát triển đô thị gắn với yêu cầu quốc phòng cần rõ ràng, chặt chẽ hơn. Hà Nội là địa phương đi đầu trong điều chỉnh quy hoạch. Đồ án quy hoạch điều chỉnh được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tháng 4/1981, với hướng phát triển chủ yếu ở Nam sông Hồng với dân số nội thị đến năm 2000 là 1,5 triệu người với quy mô đất xây dựng khoảng 100km2, vùng ngoại thành được mở rộng với 11 huyện, thị. Đến tháng 1/1983, Bộ Chính trị ra Nghị quyết 08/NQ-TW về Thủ đô Hà Nội, xác định: Hà Nội là trung tâm đầu não về chính trị, văn hóa, khoa học kỹ thuật và là trung tâm lớn về kinh tế và giao dịch quốc tế. Với sự quan tâm đặc biệt này, Hà Nội đã có những bước đột phá về xây dựng và rõ thấy hơn nữa là từ sau Đại hội VI của Đảng (1986) với đường lối đổi mới về kinh tế.
Đến tháng 12/1991, Quốc hội điều chỉnh lại ranh giới Hà Nội, chuyển lại 7 huyện, thị về Hà Tây, Vĩnh Phúc. Với điều chỉnh này, quy mô đất đai tự nhiên Hà Nội còn 924km2, quy hoạch xây dựng lại một lần nữa được điều chỉnh và đến tháng 4/1992, quy hoạch Thủ đô Hà Nội đến năm 2010 được phê duyệt tại Quyết định 132/CT với quy mô dân số đến năm 2010 là 1,5 - 1,7 triệu người và dự phòng tới 2 triệu dân, với quỹ đất xây dựng tới 120km2. Đến tháng 6/1998, đồ án quy hoạch mới đã được Chính phủ phê duyệt với định hướng phát triển nội thành cả hai bên sông Hồng với quy mô dân số nội thành đến năm 2020 dự báo khoảng 2,5 triệu người. Quá trình thực hiện quy hoạch đã tạo lập được diện mạo mới cho Thủ đô gần 200 khu đô thị mới, hiện đại như Mỹ Đình, Ciputra, Linh Đàm, Đặng Xá được xây dựng đáp ứng nhu cầu đa dạng về nhà ở và có chất lượng ở cao. Các khu công nghiệp, nhất là các công trình kiến trúc mới, hiện đại, quy mô lớn được xây dựng như Trung tâm Hội nghị Quốc gia, sân vận động Mỹ Đình, các trung tâm thương mại…
Sau 10 năm thực hiện Quy hoạch chung năm 1998, đến tháng 8/2008, Hà Nội lại được Quốc hội điều chỉnh địa giới từ 924km2 lên 3.344km2 (là đô thị có quy mô lớn nhất cả nước). Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đã được Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011. Theo Quy hoạch chung, mô hình cấu trúc không gian đô thị đã có đột phá mới, đó là chùm đô thị với trung tâm và 5 đô thị vệ tinh với dự báo dân số đến năm 2030 là 9 - 9,2 triệu dân, đất xây dựng đô thị từ 180km2 lên gần 950km2, xây dựng Hà Nội là TP “Xanh - Văn hiến - Văn minh - Hiện đại và Bền vững”.
Đến nay, qua gần 5 năm thực hiện đã từng bước hình thành Thủ đô hiện đại nhưng cũng có sự kiên định để gìn giữ bản sắc, đặc biệt là yếu tố “xanh”. Hà Nội đã và đang tập trung vào phát triển công nghiệp sạch, di dời các cơ sở công nghiệp ô nhiễm, không phù hợp quy hoạch ra khỏi nội thành. Hình thành các khu công nghệ cao, công nghệ sinh học, chế biến nông sản hiện đại. Kiểm soát các làng nghề với giải pháp bảo vệ môi trường. Hệ thống giao thông được phát triển đồng bộ gắn với mô hình chùm đô thị. Tại Thủ đô đã hiện diện những công trình giao thông hiện đại, tiện nghi với đường trên cao, cầu vượt, hầm bộ hành, hầm cho phương tiện… Cùng với giao thông hiện đại, nhiều công trình cao tầng hiện đại và nhất là các công trình tầm cỡ quốc gia đã hiện diện trên đất Hà Nội như Trụ sở Quốc hội, cầu Nhật Tân, đại lộ Thăng Long… Đến nay, hơn 400 xã ngoại thành đã và đang từng bước tạo dựng diện mạo nông thôn mới. Phát triển đô thị hài hòa với cải tạo, với xây dựng nông thôn mới và bảo tồn, phát huy giá trị quỹ di sản đô thị. Hệ thống cấp, thoát nước, xử lý chất thải rắn, nghĩa trang hiện đại phù hợp với cấu trúc chùm đô thị. Yêu cầu phòng chống lũ lụt được xem xét có tính đến tác động của biến đổi khí hậu.
Hà Nội thực hiện Quy hoạch chung lần này trong bối cảnh có Nghị quyết 11/NQ-TW của Bộ Chính trị và Luật Thủ đô (năm 2013), cùng với sự quyết tâm của chính quyền, của cả hệ thống chính trị và cộng đồng. Hà Nội hôm nay, sau 40 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước đang có và tiếp tục tạo ra động lực, tiềm năng mới để phát triển bền vững, để cùng cả nước đi lên trên con đường phát triển năng động, khẳng định vị thế của quốc gia trên bình diện khu vực và thế giới.
TS.KTS Đào Ngọc Nghiêm

Nguồn tin: Tạp chí kiến trúc

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Gửi phản hồi
Lấy ý kiến cộng đồng dân cư

345/QĐ-VQH

Quyết định số 345/QĐ-VQH ngày 03/4/2024 của Viện QHXD Hà Nội về việc Ban hành Hướng dẫn thành phần hồ sơ lập chỉ giới đường đỏ, cung cấp số liệu hạ tầng kỹ thuật tại Viện QHXD Hà Nội

Thời gian đăng: 08/04/2024

lượt xem: 26 | lượt tải:12

2068/QĐ-VQH

Quyết định số 2068/QĐ-VQH về việc Ban hành Hướng dẫn thành phần hồ sơ lập chỉ giới đường đỏ, cung cấp số liệu hạ tầng kỹ thuật tại Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội

Thời gian đăng: 23/11/2023

lượt xem: 180 | lượt tải:80

3663/QĐ-UBND

Quyết định số 3663/QĐ-UBND của UBND TP Hà Nội về việc Phê duyệt Điều chỉnh cục bộ QHCT tỉ lệ 1/500 hai bên tuyến đường Nhật Tân - Nội Bài (đoạn 3) khu vực dự án đầu tư xây dựng Thành phố thông minh GĐ1 và GĐ2

Thời gian đăng: 24/07/2023

lượt xem: 191 | lượt tải:119

3428/QĐ-UBND

Quyết định số 3428/QĐ-UBND của UBND TP Hà Nội về việc Phê duyệt Điều chỉnh cục bộ Quy hoạch phân khu đô thị N9, tỉ lệ 1/5000 tại khu quy hoạch 1.

Thời gian đăng: 20/08/2023

lượt xem: 244 | lượt tải:104

700/QĐ-TTg

Quyết định số 700/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về vệc Phê duyệt Nhiệm vụ Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065

Thời gian đăng: 18/06/2023

lượt xem: 330 | lượt tải:126

Báo tạp chí

  • Báo Lao Động
  • Báo Kinh Tế Đô Thị
  • Báo Quy Hoạch Đô Thị
  • Báo Kiến Việt
  • Tạp chí kiến trúc
  • Theo Báo Xây Dựng
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây