0 NaN undefined

Hà Nội - Thiết kế đô thị với giao thông "xanh"

Thứ hai - 27/04/2015 22:46
ể cải thiện không gian chung, cần hiểu rõ cấu trúc đô thị và văn hóa của Hà Nội. Không gian chung được chia thành hai phần: Một là các hệ thống đường phố rộng lớn, các vườn hoa mà ai cũng có thể thấy khi đến Hà Nội; hai là hệ thống các khu vực chung nhỏ nằm sâu trong công trình xây dựng đô thị. Sự kết hợp của hai cấp độ khu vực chung này tạo nên cái hồn riêng của Hà Nội cần được gìn giữ và xem xét khi đưa ra các thiết kế đô thị.


Một góc Thủ đô Hà Nội.

Có thể nói so với 10 năm trước đây, Hà Nội đã có nhiều thay đổi trong thiết kế đô thị, ví dụ như vỉa hè, đèn giao thông, cáp viễn thông, và gần đây nhất là các cầu vượt tạm được xây dựng với mục đích cải thiện tình hình giao thông. Phần lớn các phố lớn, và các khu vực tham quan du lịch đều được nâng cấp. Tuy nhiên, Hà Nội vẫn còn nhiều việc phải làm, và giờ là lúc nâng cấp, phát triển khu phố phụ cùng những khu vực công cộng trong đô thị.

Tàu điện chính là bước tiến mới với Hà Nội trong vòng 10 năm tới. Thành phố cần có chính sách công khuyến khích giao thông công cộng và giao thông xanh. Chính vì thế, thiết kế đô thị hiện nay cần phải được xem xét thay đổi và tất cả những thay đổi cần phải theo định hướng: Giảm không gian dành cho xe ô tô, xe máy để tăng thêm không gian cho xe đạp, người đi bộ và người sử dụng tàu điện.

Thiết kế đô thị về giao thông các tuyến phố Hà Nội

Việc can thiệp thiết kế đô thị cần được thực hiện theo quy hoạch tổng thể chung. Nay quy hoạch tổng thể chung đã được thông qua với ý tưởng rất rõ ràng, đơn giản và hiệu quả. Chúng tôi có thể tóm gọn kế hoạch này: đó là phát triển Hà Nội một cách có hệ thống về phía Tây cùng với khu vực di tích phố cổ, và coi khu kinh doanh mới Mỹ Đình là trục trung tâm phát triển.

Theo kế hoạch tổng thể này, nhiều con phố và khu vực sẽ được tái cấu trúc, đặc biệt là khi xét tới các đường tàu điện sắp tới. Tất cả các quận quanh đường tàu hỏa Hà Nội, như xung quanh phố Lê Duẩn, và các khu vực lân cận cần phải được xem xét lại. Chúng tôi cũng muốn nghiên cứu các phố Kim Mã, Hàng Khay trong việc kết nối khu vực này với tàu điện và các công trình xây dựng đô thị khác.

Nhìn một cách tổng thể hơn, chúng tôi cho rằng phần lớn các khu phố phụ nằm ngoài khu vực di tích lịch sử trong thành phố cần phải được nâng cấp, khu phố cổ đã gần hoàn thiện quy định quản lý đô thị của mình, quy định này sẽ là bản thử nghiệm đầu tiên và sẽ được chỉnh sửa để áp dụng cho các quận khác.

Những đường tàu điện sắp tới sẽ giúp phục hồi giao thông và việc tiếp cận với các khu vực cận đô quan trọng. Với các thiết bị công cộng như các băng ghế, thùng rác, cột đèn... những yếu tố mà ở Hà Nội sẽ cần phải đa dạng hơn, khác nhau tùy thuộc vào từng khu vực đô thị, việc thiết kế và thực hiện sẽ được trao cho các nhà sản xuất địa phương sáng tạo.

Các vườn hoa mới cần có lối dẫn đến các ga tàu điện trong bất kỳ điều kiện thời tiết nào. Các trung tâm kết nối cần có khu vực điều tiết khí hậu như hệ thống tự thông gió để xử lý ô nhiễm do khói bụi xe máy.

Hệ thống giao thông công cộng nhỏ cần được thiết kế, bố trí để kết nối ga tàu điện với các khu dân cư qua các phố nhỏ. Về ý tưởng này, chúng tôi đề xuất sử dụng xe điện hoặc tàu điện có thể di chuyển, dừng đỗ tùy ý trong các làng ở nội đô và góp phần giảm ảnh hưởng ô nhiễm môi trường.

Mạng lưới “xe ôm xanh” cần phải được cơ cấu và quản lý, với những chiếc xe máy điện, và được cấp giấy phép và quản lý đồng bộ. Đường dành cho phương tiện thô sơ (xe đạp và lối cho người đi bộ) cần bảo đảm xe máy không được phép đi vào. Hà Nội cần bắt đầu xem xét việc di chuyển bằng xe đạp trong mạng lưới giao thông của mình.

Kinh nghiệm quốc tế

Về kinh nghiệm quốc tế, trước tiên chúng tôi muốn nói tới Paris với hai thay đổi của thành phố này. Thứ nhất làviệc giảm các phương tiện cơ giới quanh thành phố qua việc thực hiện hành lang xe buýt nhanh đặc biệt dành cho xe buýt và taxi. Việc này khuyến khích người dân sử dụng các phương tiện giao thông công cộng thay vì phương tiện giao thông cá nhân. Thứ hai là đầu tư lớn để phát triển hệ thống xe đạp công cộng Vélib. Paris không phải thành phố đầu tiên áp dụng biện pháp này ở quy mô lớn. Thành phố này đã đạt được thành công nhất định: đây vừa là một hệ thống phương tiện công cộng xanh lại vừa dành cho cá nhân. Hà Nội có thể thực hiện một hệ thống tương tự với công nghệ đơn giản và chi phí thấp hơn.


Hệ thống xe đạp công cộng Vélib ở Paris.

Barcelona là một ví dụ khác. Dự án Ramblas bao gồm một không gian rộng lớn dành cho người đi bộ với những chương trình nhỏ thực hiện trong đô thị như 100 plaza. Tại sao lại không thể có một chương trình nâng cấp, với 1000 khu vực công cộng và vườn hoa ở Hà Nội?


Barcelona.

Gần hơn về địa lý là sự biến chuyển về giao thông ở Luang Prabang, cũng là một ví dụ tốt. Thiết kế đô thị được đổi mới với những sản phẩm của các nhà sản xuất địa phương. Toàn bộ thành phố được cấu trúc rõ ràng với những vỉa hè gạch. Ở những nơi chuyển đường thì bố cục sẽ thay đổi, từ đường chính đến đường phụ rồi đến khu vực riêng hay plaza. Các thiết bị đô thị như thùng rác đều được sản xuất trong nước. Đây chính là một ví dụ về cải thiện chất lượng thành phố với thiết kế thông minh, chi phí thấp.

Thiết kế đô thị cần xem xét tới sự phát triển của hai loại hình không gian chung để cải thiện chất lượng sống đô thị và đời sống xã hội của Hà Nội. Để cấu trúc và chuyển đổi thành phố có lẽ cần phải nhắc lại ý tưởng “Thiết kế không gian cho các thành phố là cả một quá trình”. Chúng tôi hy vọng rằng với sự cởi mở, đổi mới và cách tiếp cận sáng tạo, thiết kế đô thị có thể mang lại nhiều lợi ích cho những cư dân thành phố.

Nguồn tin: Báo Xây dựng điện tử

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Gửi phản hồi
Lấy ý kiến cộng đồng dân cư

345/QĐ-VQH

Quyết định số 345/QĐ-VQH ngày 03/4/2024 của Viện QHXD Hà Nội về việc Ban hành Hướng dẫn thành phần hồ sơ lập chỉ giới đường đỏ, cung cấp số liệu hạ tầng kỹ thuật tại Viện QHXD Hà Nội

Thời gian đăng: 08/04/2024

lượt xem: 27 | lượt tải:17

2068/QĐ-VQH

Quyết định số 2068/QĐ-VQH về việc Ban hành Hướng dẫn thành phần hồ sơ lập chỉ giới đường đỏ, cung cấp số liệu hạ tầng kỹ thuật tại Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội

Thời gian đăng: 23/11/2023

lượt xem: 184 | lượt tải:88

3663/QĐ-UBND

Quyết định số 3663/QĐ-UBND của UBND TP Hà Nội về việc Phê duyệt Điều chỉnh cục bộ QHCT tỉ lệ 1/500 hai bên tuyến đường Nhật Tân - Nội Bài (đoạn 3) khu vực dự án đầu tư xây dựng Thành phố thông minh GĐ1 và GĐ2

Thời gian đăng: 24/07/2023

lượt xem: 193 | lượt tải:125

3428/QĐ-UBND

Quyết định số 3428/QĐ-UBND của UBND TP Hà Nội về việc Phê duyệt Điều chỉnh cục bộ Quy hoạch phân khu đô thị N9, tỉ lệ 1/5000 tại khu quy hoạch 1.

Thời gian đăng: 20/08/2023

lượt xem: 247 | lượt tải:106

700/QĐ-TTg

Quyết định số 700/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về vệc Phê duyệt Nhiệm vụ Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065

Thời gian đăng: 18/06/2023

lượt xem: 332 | lượt tải:128

Báo tạp chí

  • Báo Lao Động
  • Báo Kinh Tế Đô Thị
  • Báo Quy Hoạch Đô Thị
  • Báo Kiến Việt
  • Tạp chí kiến trúc
  • Theo Báo Xây Dựng
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây