0 NaN undefined

Công bố điều chỉnh quy hoạch chi tiết khu vực công viên Yên Sở, tỷ lệ 1/500

Thứ tư - 06/01/2016 03:31
Ngày 05/01, Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội phối hợp với UBND quận Hoàng Mai và Cty Gamuda Việt Nam tổ chức Hội nghị công bố và bàn giao hồ sơ điều chỉnh quy hoạch chi tiết khu vực công viên Yên Sở, tỷ lệ 1/500.


Ồng Bùi Mạnh Tiến, Phó Giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội công bố quyết định.

Theo đó, khu vực nghiên cứu có tổng diện tích đất đề xuất nghiên cứu quy hoạch điều chỉnh khoảng 93,48ha, trong đó bao gồm toàn bộ phạm vi ranh giới quy hoạch chi tiết khu chức năng đô thị và phần còn lại của khu công viên cây xanh phía Nam đường vành đai 3 và bổ sung một phần đất thuộc quy hoạch chi tiết khu công viên văn hóa và công viên truyền thống (đất giao thông, cây xanh và đất cơ quan) để khớp nối hạ tầng chung của khu vực với quy mô dân số khoảng 8.000 người.

Khu vực công viên Yên Sở thuộc địa giới hành chính các phường: Hoàng Liệt, Yên Sở, Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội có phía Bắc giáp đường vành đai 3; phía Tây, Nam giáp ranh giới nghiên cứu tỷ lệ 1/500 khu công viên văn hóa và công viên truyền thống; phía Đông giáp đường quy hoạch rộng 50m; phía Nam giáp đường quy hoạch và Khu đô thị mới C1.

Mục tiêu của của quy hoạch nhăm cụ thể hoá Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, quy hoạch phân khu đô thị S5, tỷ lệ 1/5000, quy hoạch phân khu đô thị H2-4, tỷ lệ 1/2000.

Làm cơ sở giải quyết những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện dự án, có tính khả thi cao sát với điều kiện thực tiễn; đồng thời làm cơ sở triển khai các bước tiếp theo cho công tác đầu tư, quản lý xây dựng, sớm đưa quy hoạch vào thực tiễn, hình thành bộ mặt kiến trúc đô thị khang trang hiện đại. Đồng thời khai thác hiệu quả đất đai của thành phố, góp phần tạo vốn đối ứng cho dự án xây dựng nhà máy xử lý nước thải Yên Sở.

Hình thành một khu trung tâm mới của thành phố với chức năng: Công viên cây xanh văn hóa, nghỉ ngơi giải trí và trung tâm công cộng thương mại, dịch vụ tổng hợp, nhà ở chất lượng cao, góp phần phục vụ nhu cầu đa dạng của người dân thành phố, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, tạo cảnh quan kiến trúc cho khu vực cửa ngõ phía Nam thành phố Hà Nội nói chung, quận Hoàng Mai nói riêng, phù hợp với chủ trương của UBND thành phố.

Điều chỉnh về ranh giới, diện tích, chức năng một số ô đất khác thuộc khu chức năng đô thị để đảm bảo phù hợp điều kiện thực tế. Bao gồm đất công cộng, hỗn hợp; bổ sung thêm chức năng nhà ở thương mại vào một ô đất hỗn hợp, bổ sung thêm đất trường mầm non để đáp ứng nhu cầu của dân cư trong dự án.

Hệ thống hạ tầng kỹ thuật khung, mạng đường giao thông chính xung quanh khu vực không điều chỉnh. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật tại khu vực công viên cây xanh cơ bản không điều chỉnh.

Điều chỉnh về quy mô mặt cắt và vị trí một số tuyến đường bên trong khu chức năng đô thị. Điều chỉnh các công trình hạ tầng kỹ thuật khác về cấp điện, cấp nước, thoát nước mưa, nước thải... phù hợp với những điều chỉnh về giao thông, sử dụng đất, tính toán theo nhu cầu sử dụng mới.

Cơ bản không thay đổi các nguyên tắc về bố cục không gian toàn khu, yêu cầu về tổ chức không gian và bảo vệ cảnh quan, thiết kế đô thị... so với quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 đã được phê duyệt trước đây.

Tổ chức không gian kiến trúc của khu chức năng đô thị và trong khu vực công viên cây xanh phía Nam đường vành đai 3 được nghiên cứu phù hợp với quy hoạch tổng thể toàn bộ Khu vực công viên Yên Sở, tạo nên một khu công viên cây xanh, hồ điều hòa và dịch vụ công cộng đô thị hiện đại tại cửa ngõ phía Nam thành phố.

Nguyên tắc tổ chức không gian và công trình tại khu công viên cây xanh cơ bản cũng được giữ theo quy hoạch trước đây. Cụ thể: Chiều cao của khu vực được tổ chức theo nguyên tắc thấp dần về phía hồ Yên Sở, tại vị trí trung tâm của hồ (khu vực đảo tròn) tổ chức tổ hợp công trình kiến trúc cao tầng mang tính chất biểu tượng, làm điểm nhấn cho toàn bộ khu vực. Phần đế công trình được bố trí giật cấp thấp dần về phía hồ nước. Tại vị trí trung tâm này dự kiến dành một phần lớn diện tích để tổ chức cây xanh đường dạo, sân, quảng trường, đài phun nước, vườn hoa, tiểu cảnh, đồi cây xanh nhân tạo... tạo sự gắn kết giữa công trình với cảnh quan tự nhiên của công viên và mặt nước lớn.

Từ khu đảo tròn lớn bố trí tuyến đường qua hồ Yên Sở tới khu cây xanh dịch vụ. Khu cây xanh dịch vụ tổ chức theo dạng cung tròn và hướng tâm với hồ cảnh quan đặt tại vị trí trung tâm, công trình dịch vụ nhỏ phục vụ khách đến công viên như bán hàng lưu niệm, giải khát, chòi nghỉ được bố trí có nguyên tắc xung quanh hồ cảnh quan này tạo một tổng thể hoàn chỉnh về cảnh quan.

Nguyên tắc tổ chức không gian khu chức năng đô thị được tổ chức khác với quy hoạch được duyệt trước đây. Do có sự điều chỉnh về mạng giao thông và chức năng sử dụng đất của một số ô đất nên nguyên tắc bố trí công trình tại khu vực này cũng có sự điều chỉnh một phần.

Các công trình hỗn hợp cao tầng tổ chức tại vị trí giáp đường giao thông lớn, có không gian rộng và hướng nhìn ra hồ. Chiều cao công trình tổ chức thấp dần về phía hồ và phía trung tâm, không gây cản trở tầm nhìn tới công viên.

Công trình công cộng thương mại thấp tầng được tổ chức hài hòa với không gian khu cây xanh dịch vụ, bán hàng lưu niệm. Tổ chức mặt bằng đan xen giữa công trình với khuôn viên cây xanh hợp lý, công trình có hình thức kiến trúc hiện đại, hấp dẫn và theo phong cách thống nhất với các công trình còn lại trong khu vực.

Khu vực hỗn hợp công cộng dịch vụ kết hợp nhà ở thương mại được bố trí ở phía Đông Nam khu vực nghiên cứu, giáp trục đường chính khu vực có mặt cắt ngang 50m. Việc bố trí công trình tại vị trí này tạo được mối liên hệ với khu đô thị mới C1 ở phía Nam khu vực nghiên cứu, giúp người dân sống trong các tòa nhà dễ dàng tiếp cận và sử dụng các công trình hạ tầng xã hội của khu đô thị và được hưởng các lợi ích của khu công viên cây xanh.

Đồng thời vị trí này cũng tạo được sự độc lập của không gian sống, không ảnh hưởng tới hoạt động của công viên. Các tầng hầm, tầng đế công trình sử dụng làm dịch vụ công cộng và đỗ xe nhằm khai thác vị trí thuận lợi về giao thông phục vụ lợi ích cộng đồng. Công trình tổ chức theo các góc nghiêng nhằm tạo hiệu quả cao nhất về chiếu sáng, thông gió, tầm nhìn về phía công viên và mặt nước.

Khu công viên cây xanh phía Nam đường vành đai 3 được tổ chức liên hoàn đồng bộ với hệ thống cây xanh toàn công viên Yên Sở. Khu cây xanh dịch vụ bố trí tiếp giáp với khu chức năng đô thị, có dạng hình tròn như một điểm đối xứng với đảo tròn lớn ở phía Tây bên kia hồ Yên Sở.

Khu vực này ngoài việc bố trí các công trình dịch vụ nhỏ có hình thức kiến trúc sinh động, hệ thống hồ nước, sân vườn, đường dạo, tiểu cảnh cũng được tổ chức hài hòa và có điểm đặc trưng hấp dẫn cao.

Khu vực cây xanh yên tĩnh, đường dạo chủ yếu được bố trí ở khu vực đảo và các dải đất ven hồ Yên Sở, là vùng đệm chuyển đổi của các phân khu chức năng trong công viên và khu chức năng đô thị.

Trong khu cây xanh đường dạo bố trí các đường đi dạo mềm dẻo tạo sự thay đổi về không gian, hướng nhìn tăng sự hấp dẫn cho khách tham quan đến vui chơi giải trí. Kết hợp giữa đường đi dạo và các khoảng sân mở rộng làm nơi nghỉ chân, tập trung người, ngắm cảnh.

Phối kết các loại cây xanh và yếu tố thiên nhiên như mặt nước, đồi núi non bộ nhân tạo, tạo nên những tiểu cảnh hấp dẫn và có đặc trưng riêng cho từng khu vực. Ngoài cây xanh và yếu tố thiên nhiên, kết hợp bố trí các công trình kiến trúc nhỏ như chòi nghỉ, ghế đá, quán dịch vụ... phục vụ khách tham quan.

Các cổng chính của công viên được bố trí tiếp cận từ những đường chính của thành phố và khu vực, thuận lợi cho khách đến tham quan từ nhiều hướng và đảm bảo an toàn giao thông. Các cổng chính cũng là nơi dẫn đến những khu chức năng chính hấp dẫn trong công viên.

Từ phía đường vành đai 3 tổ chức cổng chính vào công viên tới khu vực đảo tròn lớn là vị trí trung tâm của công viên, với khu quảng trường, đài phun nước, vườn hoa, đồi cây cảnh... từ đây có thể liên hệ tới các phân khu chức năng khác. Các cổng chính khác được bố trí từ phía Đông và phía Nam tiếp cận từ các tuyến đường khu vực xung quanh công viên.

Tổ chức mạng đường đi bộ chính trong công viên kết hợp với sử dụng cho phương tiện vận chuyển cơ giới theo một hệ thống liên tục, đảm bảo liên hệ giữa các khu chức năng trong toàn bộ khu vực công viên Yên Sở (theo cơ cấu chung toàn công viên), không bị chia cắt bởi các đường giao thông khu vực.

Để đảm bảo yêu cầu vệ sinh môi trường, cảnh quan khu vực (khói bụi, tiếng ồn) và tạo tính độc đáo trong công viên, các phương tiện giao thông cơ giới chủ yếu sử dụng cho các yêu cầu phục vụ kỹ thuật, phòng cháy chữa cháy. Hệ thống phương tiện giao thông còn lại phục vụ khách tham quan sẽ sử dụng phương tiện chuyên dùng: Xe đạp, xe điện... không sinh ra khói bụi, tiếng động lớn.

Quy hoạch không gian kiến trúc của khu vực công viên khai thác triệt để các yếu tố cảnh quan của mặt nước hồ Yên Sở. Xung quanh hồ tổ chức đường đi dạo mềm dẻo, có lúc tiến sát mặt hồ, có lúc đi ra xa, tạo nên các điểm ngắm cảnh và chòi ngắm cảnh. Bờ hồ được thiết kế cảnh quan với nhiều hình thức đa dạng, có thể kè đá, hoặc tạo bờ dốc trồng cây cảnh tự nhiên sát mặt nước.

Tổ hợp cây trồng, thiết kế tiểu cảnh theo các hướng có tầm nhìn đẹp về phía hồ, hạn chế các hướng nhìn về phía tuyến điện cao thế bằng các tán lá cây xanh dày hoặc các yếu tố kiến trúc tự nhiên hay nhân tạo khác.

Giải pháp xây dựng mép hồ nước: Để tăng tính tự nhiên của hồ nước, trong một số đoạn của mép hồ nước có kết hợp giữa kè đá và tạo bờ dốc thoải tự nhiên. Đảm bảo hành lang cách ly xung quanh hồ là 3m và bố trí đường phục vụ duy tu nạo vét hồ mương.

Tổ chức không gian cảnh quan thấp tầng, hình thành các trục cảnh quan và các không gian điểm nhấn trọng tâm, đảm bảo liên kết hài hòa với không gian xung quanh (Khu cây xanh cửa ô phía Nam, công viên Yên Sở).

Nguồn tin: Báo Xây dựng điện tử

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Gửi phản hồi
Lấy ý kiến cộng đồng dân cư

345/QĐ-VQH

Quyết định số 345/QĐ-VQH ngày 03/4/2024 của Viện QHXD Hà Nội về việc Ban hành Hướng dẫn thành phần hồ sơ lập chỉ giới đường đỏ, cung cấp số liệu hạ tầng kỹ thuật tại Viện QHXD Hà Nội

Thời gian đăng: 08/04/2024

lượt xem: 26 | lượt tải:12

2068/QĐ-VQH

Quyết định số 2068/QĐ-VQH về việc Ban hành Hướng dẫn thành phần hồ sơ lập chỉ giới đường đỏ, cung cấp số liệu hạ tầng kỹ thuật tại Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội

Thời gian đăng: 23/11/2023

lượt xem: 180 | lượt tải:80

3663/QĐ-UBND

Quyết định số 3663/QĐ-UBND của UBND TP Hà Nội về việc Phê duyệt Điều chỉnh cục bộ QHCT tỉ lệ 1/500 hai bên tuyến đường Nhật Tân - Nội Bài (đoạn 3) khu vực dự án đầu tư xây dựng Thành phố thông minh GĐ1 và GĐ2

Thời gian đăng: 24/07/2023

lượt xem: 191 | lượt tải:120

3428/QĐ-UBND

Quyết định số 3428/QĐ-UBND của UBND TP Hà Nội về việc Phê duyệt Điều chỉnh cục bộ Quy hoạch phân khu đô thị N9, tỉ lệ 1/5000 tại khu quy hoạch 1.

Thời gian đăng: 20/08/2023

lượt xem: 244 | lượt tải:104

700/QĐ-TTg

Quyết định số 700/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về vệc Phê duyệt Nhiệm vụ Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065

Thời gian đăng: 18/06/2023

lượt xem: 330 | lượt tải:126

Báo tạp chí

  • Báo Lao Động
  • Báo Kinh Tế Đô Thị
  • Báo Quy Hoạch Đô Thị
  • Báo Kiến Việt
  • Tạp chí kiến trúc
  • Theo Báo Xây Dựng
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây