0 NaN undefined

Cấu trúc mạng lưới đường bộ vùng Thủ đô: Hướng tâm kết hợp vành đai

Thứ hai - 21/03/2016 23:18
Lý giải về định hướng này trong đồ án Điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050 (QHXD vùng Thủ đô), đơn vị tư vấn là Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn quốc gia (VIUP), Viện Quy hoạch phát triển đô thị vùng Ile De France (IAU) cho biết: Cấu trúc mạng lưới đường bộ vùng Thủ đô Hà Nội dạng hướng tâm kết hợp vành đai nhằm hạn chế tối đa lưu lượng giao thông quá cảnh đi xuyên qua trung tâm TP Hà Nội.

Vùng Hà Nội sẽ có khoảng 1.250km đường cao tốc

Vùng Thủ đô Hà Nội gồm toàn bộ Thủ đô và 9 tỉnh có ranh giới giáp ranh là Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Hòa Bình, Hưng Yên, Hà Nam, Hải Dương, Phú Thọ, Bắc Giang. Định hướng về phát triển hệ thống giao thông, đồ án QHXD vùng Thủ đô xác định: Tận dụng năng lực cơ sở hạ tầng giao thông hiện có, phát huy tối đa lợi thế địa lý của vùng, tập trung cải tạo nâng cấp kết hợp xây dựng mới mạng lưới giao thông hiện đại, đồng bộ.

Riêng về đường bộ, để tăng cường liên kết trong vùng, vùng Thủ đô sẽ ưu tiên phát triển hệ thống đường cao tốc với tổng chiều dài khoảng 1.250km. Tính đến nay, vùng Hà Nội đã được xây dựng khoảng 510km đường cao tốc, chiếm khoảng 40% và sẽ phải triển khai trên 700 km đường cao tốc. Trong thời gian tới, vùng sẽ tập trung hoàn thiện mạng lưới đường cao tốc hướng tâm và vành đai, trong đó ưu tiên các hành lang kinh tế lớn như Lào Cai - Hà Nội - Quảng Ninh, Lạng Sơn - Hà Nội - Vinh.

Cụ thể, vùng sẽ tiếp tục hoàn thiện các tuyến cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên - Chợ Mới (Bắc Kạn), Hà Nội - Hải Phòng - Hạ Long (Quảng Ninh), Hà Nội - Hòa Bình.

Bên cạnh đó, đồ án QHXD vùng cũng xác định xây mới các tuyến cao tốc Hà Nội - Thái Bình; các tuyến cao tốc hướng tâm đi Bắc Kạn, Quảng Ninh, Lạng Sơn; tuyến cao tốc Tây Bắc - Hải Phòng (từ giao cao tốc Hà Nội - Hải Phòng tại Hưng Yên đi Tây Bắc); đường cao tốc Hòa Lạc - Hòa Bình và kéo dài đến giao đường cao tốc Tây Bắc - Hải Phòng; đường cao tốc thuộc tuyến đường Hồ Chí Minh từ Chợ Bến - Mỹ Đức đến thị xã Phú Thọ.

Đồ án QHXD vùng Thủ đô đặc biệt chú trọng hoàn thiện, khép kín đường cao tốc vành đai 3, vành đai 4, vành đai 5. Trong đó vành đai 5 có vai trò kết nối các đô thị đối trọng, sẽ được đầu tư theo tiêu chuẩn đường cao tốc, đường ôtô cấp I, II. Giai đoạn ngoài năm 2030, sẽ nâng cấp các tuyến cao tốc hiện tại lên quy mô 6 - 8 làn xe (tùy theo đoạn) nhằm đáp ứng nhu cầu giao thông đường bộ tăng cao.

Bên cạnh hệ thống đường cao tốc, đường vành đai, đồ án QHXD vùng Thủ đô cũng xác định nâng cấp mở rộng các tuyến QL hiện trạng đạt tiêu chuẩn đường cấp I hoặc cấp II nhằm hồ trợ vận tải nội vùng, góp phần nâng cao chất lượng vận tải trong vùng; xây dựng mới kết hợp nâng cấp một số tuyến đường tỉnh lên QL, đạt tiêu chuẩn đường cấp I hoặc cấp II.

Vấn đề liên thông giữa các tuyến QL, tỉnh lộ kế cận nhau để kết nối hợp lý với mạng đường cao tốc thông qua hệ thống nút giao thông khác mức cũng được đồ án đề cập. Đơn vị tư vấn chia sẻ quan điểm: Nhiều nút giao thông khác mức được xây dựng trong và ngoài đô thị sẽ góp phần giảm ắc tắc giao thông tại đô thị trung tâm.

Phát triển đa dạng các loại hình vận tải

Cùng với việc phát triển hệ thống giao thông đường bộ, đồ án QHXD vùng Thủ đô cũng đồng thời xác định phát triển đa dạng các loại hình vận tải, kết nối liên thông giữa các phương thức vận tải đường thủy, đường bộ, đường sắt và đường hàng không…

Về quy hoạch đường sắt, đồ án xác định sẽ nâng cấp các tuyến đường sắt hiện có, bảo đảm tốc độ chạy tàu bình quân 80 - 90km/h đối với tàu khách và 50 - 60km/h đối với tàu hàng. Vùng sẽ ưu tiên các tuyến đường sắt Bắc - Nam, Hà Nội - Hải Phòng, Lào Cai - Hà Nội - Hạ Long, Hà Nội - Thái Nguyên, Hà Nội - Lạng Sơn. Đặc biệt, vùng sẽ xây dựng mới tuyến đường sắt tốc độ cao Hà Nội - Vinh, Lào Cai - Hà Nội - Quảng Ninh, Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh; xây dựng mới tuyến đường sắt theo hành lang đường bộ cao tốc vành đai 4.

Đường sắt nội vùng sẽ được xây dựng mới, kết hợp nâng cấp một số tuyến đường sắt Quốc gia tạo thành mạng lưới đường sắt nội vùng với 8 tuyến vận tải hành khách, kết nối trung tâm TP Hà Nội đến các TP Trung tâm các tỉnh trong bán kính 60 - 80km. Tổng chiều dài mạng lưới khoảng 415km, trong đó có khoảng 95km đường sắt nội vùng đi trùng với đường sắt Quốc gia.

Đường sắt đô thị sẽ xây dựng mới 8 tuyến tại trung tâm TP Hà Nội với tổng chiều dài khoảng 320km. Đường sắt đô thị khu vực tam giác trọng điểm Hà Nội - Bắc Ninh - Vĩnh Phúc sẽ được kết nối thông qua các trung tâm tiếp vận đầu mối như ga Bắc Hồng, ga Gia Lâm. Các công trình đầu mối tại khu vực cửa ngõ đô thị như Ngọc Hồi, Gia Lâm, Bắc Hồng, An Khánh… cũng sẽ được hình thành nhằm kết nối đường sắt đô thị, đường sắt nội vùng và đường sắt Quốc gia.

Về quy hoạch đường không, đồ án QHXD vùng Thủ đô xác định xây dựng và nâng cấp cảng hàng không, sân bay quốc tế Nội Bài thành cảng hàng không lớn, hiện đại khu vực phía Bắc. Sau năm 2020, sân bay Nội Bài sẽ tiếp tục được mở rộng về phía Nam, bảo đảm khả năng tiếp nhận tối đa 50 triệu hành khách/năm.

Cảng hàng không, sân bay Gia Lâm cũng sẽ được cải tạo nâng cấp nhằm phục vụ khách nội địa, công suất dự kiến đến năm 2030 khoảng 0,3 - 0,5 triệu hành khách/năm.

Cũng theo đồ án, truớc năm 2050, vùng chưa cần xây dựng sân bay thứ 2. Tuy nhiên, nhằm tạo động lực phát triển trong vùng cũng như để đáp ứng nhu cầu vận tải, đơn vị tư vấn đề xuất: Vùng vẫn cần hoạch định một ví trí dự trữ cho xây dựng sân bay quốc tế thứ 2, đó có thể là sân bay Cát Bi (Hải Phòng)…

Về quy hoạch giao thông đường thủy, đồ án xác định nâng câp cải tạo các tuyến đường thủy chính trong vùng đến quy mô cấp I hoặc cấp II, trọng tâm trên các sông Hồng, sông Đà, sông Đuống - Kinh Thầy - Cửa Cấm, sông Luộc - Văn Úc. Các luồng tuyến trên các sông Đáy, Châu, Thái Bình, Lô, Cầu, Công sẽ được cải tạo, đáp ứng vận tải đường thủy nội địa trong vùng. Toàn vùng sẽ xây dựng và nâng cấp 44 cảng hàng hóa, 8 cảng hành khách lớn…

Ưu tiên đầu tư một số dự án hạ tầng giao thông

Đồ án QHXD vùng Thủ đô cũng đồng thời xác định phát triển các loại hình giao thông mới, hiện đại; phát triển hệ thống giao thông công cộng đa dạng phù hợp với các đô thị. Theo đó, tổ chức vận tải hành khách công cộng sẽ gồm hệ thống vận tải khối lượng lớn (đường sắt đô thị và xe buýt nhanh), hệ thống xe buýt thông thường và hệ thống bổ trợ với các phương tiện giao thông nhỏ. Cùng với đó, sẽ hình thành các tuyến xe bus nhanh nội vùng (R - BRT) kết nối giữa Hà Nội và các đô thị tỉnh lỵ trong vùng.

Theo đơn vị tư vấn, để phát triển mạng lưới kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ với quy hoạch khác, phải bảo đảm tỷ lệ diện tích đất giao thông trên diện tích đất xây dựng cho đô thị đạt 22 - 26% cho các đô thị trung tâm; 18 - 25% cho các đô thị vệ sinh. Trong đó, diện tích đất dành cho giao thông tĩnh cần từ 2 - 4%.

Tương tự, giao thông nông thôn cũng sẽ được phát triển và hiện đại hóa. Mạng lưới giao thông nông thôn sẽ được gắn kết với mạng lưới giao thông cấp Quốc gia, tỉnh, TP, tạo sự liên hoàn, thông suốt. Đường giao thông nông thôn theo các quy hoạch nông thôn mới đạt trung bình khoảng 0,55 - 0,65km/km2, (tính đến đường cấp huyện).

Đồ án QHXD vùng Thủ đô cũng đã xác định một số dự án ưu tiên đầu tư xây dựng, trong đó, riêng về hạ tầng giao thông sẽ gồm các tuyến cao tốc Hà Nội - Lạng Sơn, Hòa Lạc - Hà Nội - Vĩnh Phúc; đường vành đai 4 và 5, đường sắt nội vùng, đường sắt quốc gia và nâng cấp cảng hàng không quốc tế Nội Bài…

Tại hội nghị lấy ý kiến lần cuối cho đồ án QHXD vùng Thủ đô tổ chức mới đây, các đại biểu đánh giá cao đồ án về tính chất liên kết vùng, nhất là liên kết về hạ tầng kỹ thuật. Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải nhận định: Kết cấu hạ tầng (bao gồm cả giao thông), vùng Thủ đô đã đi đúng hướng.

Cũng tại hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu các địa phương phối hợp rà soát, đẩy nhanh tiến độ các dự án đường sắt, đường bộ, đảm bảo cho giao thông thông suốt, tạo thuận lợi cho đi lại và giao thương trong vùng, góp phần giải quyết ùn tắc cho Hà Nội.


Nguồn tin: Báo Xây dựng điện tử

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Gửi phản hồi
Lấy ý kiến cộng đồng dân cư

345/QĐ-VQH

Quyết định số 345/QĐ-VQH ngày 03/4/2024 của Viện QHXD Hà Nội về việc Ban hành Hướng dẫn thành phần hồ sơ lập chỉ giới đường đỏ, cung cấp số liệu hạ tầng kỹ thuật tại Viện QHXD Hà Nội

Thời gian đăng: 08/04/2024

lượt xem: 32 | lượt tải:23

2068/QĐ-VQH

Quyết định số 2068/QĐ-VQH về việc Ban hành Hướng dẫn thành phần hồ sơ lập chỉ giới đường đỏ, cung cấp số liệu hạ tầng kỹ thuật tại Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội

Thời gian đăng: 23/11/2023

lượt xem: 194 | lượt tải:92

3663/QĐ-UBND

Quyết định số 3663/QĐ-UBND của UBND TP Hà Nội về việc Phê duyệt Điều chỉnh cục bộ QHCT tỉ lệ 1/500 hai bên tuyến đường Nhật Tân - Nội Bài (đoạn 3) khu vực dự án đầu tư xây dựng Thành phố thông minh GĐ1 và GĐ2

Thời gian đăng: 24/07/2023

lượt xem: 195 | lượt tải:127

3428/QĐ-UBND

Quyết định số 3428/QĐ-UBND của UBND TP Hà Nội về việc Phê duyệt Điều chỉnh cục bộ Quy hoạch phân khu đô thị N9, tỉ lệ 1/5000 tại khu quy hoạch 1.

Thời gian đăng: 20/08/2023

lượt xem: 255 | lượt tải:108

700/QĐ-TTg

Quyết định số 700/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về vệc Phê duyệt Nhiệm vụ Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065

Thời gian đăng: 18/06/2023

lượt xem: 339 | lượt tải:133

Báo tạp chí

  • Báo Lao Động
  • Báo Kinh Tế Đô Thị
  • Báo Quy Hoạch Đô Thị
  • Báo Kiến Việt
  • Tạp chí kiến trúc
  • Theo Báo Xây Dựng
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây