0 NaN undefined

Cảm xúc kết nối kiến trúc và con người

Thứ tư - 30/01/2019 02:56

Là một trong những kiến trúc sư đương đại tiêu biểu của Nhật Bản, tên tuổi của Hiroshi Naito gắn liền với các công trình công cộng mang phong cách kiến trúc độc đáo, thể hiện khả năng bậc thầy về nghệ thuật kết cấu và sử dụng vật liệu. Ông còn là chủ nhân của rất nhiều giải thưởng danh giá như Good Design năm 2004 cho công trình tuyến đường sắt Minato Mirai, giải thưởng Kiến trúc quốc tế (IAA) 2006 cho công trình Trung tâm nghệ thuật Shimane.

Không hào nhoáng hay gây tranh luận ồn ào, Hiroshi Naito ghi dấu ấn sâu đậm với cộng đồng kiến trúc thông qua các công trình có khả năng đáp ứng hoàn hảo về mặt công năng và đồng thời vẫn đảm bảo sự hài hòa với bối cảnh tự nhiên, các đặc trưng riêng của địa điểm xây dựng. Bên cạnh đó, Hiroshi Naito còn chú trọng khai thác và khơi gợi phần “hồn” của mỗi tác phẩm kiến trúc để từ đó nêu bật được giá trị thực sự trong các tác phẩm của ông.

Buổi diễn thuyết của KTS Hiroshi Naito do Công ty TOTO Việt Nam khởi xướng, dưới sự bảo trợ của Hội KTS Việt Nam với chủ đề “Chất và Hồn trong kiến trúc” được tổ chức vào chiều ngày 8/12 tại Trung tâm Hội nghị quốc gia vừa qua đã thu hút đông đảo giới KTS và sinh viên kiến trúc tham dự với mong muốn được lắng nghe những câu chuyện và chia sẻ sâu sắc về phần “hồn” quan trọng của mỗi công trình kiến trúc.

Tạp chí Kiến trúc đã có cuộc trao đổi với KTS Hiroshi Naito ngay sau khi buổi diễn thuyết diễn ra thành công, để làm rõ hơn những chia sẻ về triết lý sáng tác của người KTS tài hoa này.

Trân trọng giới thiệu với bạn đọc !

Nhà báo Bùi Thanh Hương: Xin chào mừng KTS Hiroshi Naito đến với Việt Nam và trân trọng cảm ơn Ông đã tham gia Cuộc phỏng vấn với Tạp chí Kiến trúc. Có thể nói, trong bối cảnh kiến trúc từ Châu Á đến Châu Âu phát triển nhanh nhưng “thiếu cá tính” thì Tên gọi của chương trình nói chuyện do TOTO khởi xướng “Chất và Hồn trong kiến trúc” như một làn gió mát lành truyền cảm hứng sáng tạo cho giới KTS và cộng đồng. Ông có thể khẳng định lại một lần nữa những thông điệp mà ông mong muốn chia sẻ trong buổi nói chuyện?

KTS Hiroshi Naito: Theo như tôi nhận định, một thành phố cũng như một con người đều có phần thể xác và tâm hồn. Kiến trúc cũng vậy, mỗi một công trình hay một đô thị đều có phần chất và phần hồn. Phần chất là hình dáng, còn phần hồn của công trình hay đô thị chính là những giá trị mà người sử dụng cảm nhận được. Với tôi, kiến trúc chỉ có ý nghĩa khi cộng đồng tìm thấy một ý nghĩa nào đó hay chạm tới một cảm xúc khi tiếp xúc với công trình.

Khác với Nhật Bản, Hà Nội nói riêng hay đất nước Việt Nam nói chung đang phát triển mạnh mẽ, tôi cảm thấy được năng lượng trong thành phố này: dân số trẻ cùng các yếu tố tạo nên một đô thị hấp dẫn như: Lịch sử, văn hoá.. Làm thế nào để thể hiện được điều đó trong kiến trúc, phát huy các giá trị và tìm ra được gốc rễ trong tâm hồn của đô thị Việt Nam chính là sứ mệnh của giới KTS Việt Nam.

Trong cuộc sống, chỉ khi đứng trước gương, chúng ta mới nhận ra rằng chúng ta đang quên đi một vẻ đẹp nào đó trên khuôn mặt mình. Thành phố cũng vậy, trong quá trình phát triển của đô thị, đôi khi chúng ta quên mất diện mạo của đô thị chúng ta có vẻ đẹp như thế nào. Tôi nghĩ, đến lúc Hà Nội cũng cần phải chậm lại để nhắc nhở Liệu có cái gì bị lãng quên hay ko và cần phát triển như thế nào để gìn giữ và phát huy những giá trị đặc trưng của mình ?

Nhà báo Bùi Thanh Hương: Được biết, Ông đã đến Việt Nam vào năm 2013 và đã tham gia buổi nói chuyện với sinh viên kiến trúc về chủ đề Kiến trúc và Kết cấu. Sau 5 năm quay trở lại Việt Nam, chủ đề của buổi nói chuyện là Chất và Hồn trong kiến trúc. Vì sao ông lựa chọn 2 chủ đề này để trao đổi với giới KTS Việt Nam? Phải chăng đó chính là 2 yếu tố quan trọng nhất trong triết lý sáng tạo của Ông?

KTS Hiroshi Naito: 5 năm trước, tôi cảm nhận Hà Nội đang đứng trước sự bùng nổ về xây dựng và phát triển đô thị, nên cần quan tâm tới sự thay đổi về hình dáng. Vì vậy, tôi đã lựa chọn chủ đề Kiến trúc và Kết cấu để chia sẻ với các bạn sinh viên những vấn đề về kĩ thuật, cách thức xử lý kĩ thuật kết cấu trong thiết kế và xây dựng công trình.
Sau 5 năm, bạn cũng đã thấy, Hà Nội đã có rất nhiều toà nhà được mọc lên. Đôi khi chúng ta phải nhìn lên trời vì không gian xung quanh đã trở nên chật chội. Đến lúc chúng ta cần phải trao đổi về phần hồn của kiến trúc để chia sẻ những giá trị bên trong công trình, nâng cao chất lượng sống cho đô thị. Đó là 2 nội dung có tính liên thông và gắn kết với nhau. Đặc biệt, phần hồn trong Kiến trúc – là vấn đề rất khó, nhưng không thể bỏ quên trong quá trình phát triển kiến trúc đô thị.

Về triết lý sáng tạo của tôi, đây là một câu hỏi tôi vẫn hay tự hỏi mình, và vẫn luôn đi tìm…Tôi nghĩ chính là Chủ nghĩa Nhân văn, bắt nguồn từ yếu tố con người, lấy con người là trung tâm. Cho nên, sự kết nối giữa con người chính là điều tôi quan tâm nhất. Đồng thời, mọi xuất phát điểm của tôi đều từ con người, không chỉ đối với kiến trúc hay đô thị mà còn trong các vấn đề nhân sinh quan. Bên cạnh đó, Tôi luôn nhấn mạnh trách nhiệm của kiến trúc với xã hội và đó là lý do vì sao tôi luôn dành sự quan tâm tới những thể loại công trình phục vụ xã hội và cộng đồng.

Nhà báo Bùi Thanh Hương: Có thể nói, hoạt động kiến trúc của Ông đã gắn với chặng đường phát triển của đất nước Nhật Bản, Ông cảm nhận như thế nào về sự thay đổi về nghề Kiến trúc ?

KTS Hiroshi Naito: Tôi may mắn được sinh ra sau chiến tranh, tuy nhiên tôi cũng đã trải qua không khí bi quan bao trùm khi người dân hoang mang không biết cuộc sống sẽ đi về đâu. Tuy nhiên, nước Nhật đã dần phục hồi, các lĩnh vực kinh tế, xã hội…đã tác động rất lớn tới lĩnh vực Kiến trúc, xây dựng khi các toà nhà cao tầng mọc lên ngày một nhiều. Đặc biệt, sau khi Nhật đăng quang thành công sự kiện Olympic đã tạo lực đẩy cho công cuộc xây dựng kiến thiết đô thị nhằm đáp ứng những yêu cầu của sự kiện quốc tế quan trọng này.…Sau đó, tôi đã chứng kiến sự bùng nổ về dân số Nhật Bản, các toà nhà siêu cao tầng xuất hiện và vẫn sừng sững cho đến tận bây giờ. Như những người dân Nhật Bản cùng thế hệ, khi xã hội cần, chúng tôi đã gồng mình để góp sức vào sự phát triển thịnh vượng của đất nước, và đến nay, thế hệ của chúng tôi cũng đã thuộc lớp già… Tôi đã trải qua cuộc đời mình gắn với chặng đường phát triển của xã hội Nhật Bản nên tôi cảm nhận Đô thị cũng như một con người, sinh ra, phát triển, trưởng thành và cũng trở nên già đi. Nhìn lại 60 năm xây dựng và phát triển sau chiến tranh, có thể nói, bên cạnh những thành công, chúng tôi có cả những thất bại. Đến giai đoạn này, Nhật Bản cũng đang cần thay đổi, chuyển mình.

Tôi lấy ví dụ về thành phố Tokyo, ngày nay, đã trở thành một đại đô thị, và hình thành nên một cộng đồng khổng lồ. Song đó cũng là cộng đồng dân số già nhất thế giới có những quy chuẩn và văn hoá khác biệt rất lớn. Vì thế, Tokyo cũng đang đối mặt với nhiều vấn đề, đòi hỏi sự thay đổi mới, một sự đột phá hoàn toàn. Và điều đó đang đặt ra sứ mệnh mới của giới KTS Nhật Bản.

Nhà báo Bùi Thị Thanh Hương: Vậy trong sự thay đổi như thế, công việc của Ông có thay đổi không, khi xung quanh chúng ta là những công nghệ ngày càng phát triển?

KTS Hiroshi Naito: Đúng là hồi trước, tôi dùng bút vẽ, ngày nay, hầu hết KTS vẽ trên máy tính và có rất nhiều phần mềm hỗ trợ công tác thiết kế. Văn phòng chúng tôi cũng vậy, có rất nhiều sự thay đổi về công cụ làm việc. Tuy nhiên, phong cách làm việc cũng như xây dựng các ý tưởng, mọi người trong văn phòng cùng nhau đóng góp trao đổi về ý tưởng và cách phát triển từ ý tưởng đó thì bao năm rồi không thay đổi.

Tôi hay nói với nhân viên: Công nghệ hiện tại chưa thay thế được con người, có thể 10 – 15 năm sau tôi chưa dám nói, nhưng tất cả những gì sáng tạo nhất, đặc biệt là những gì chúng ta đang nói tới, đó là “phần Hồn” trong kiến trúc, chúng ta không thể sử dụng máy móc. Đó là sự thay đổi và không thay đổi trong công việc của tôi.

Gần đây, tôi thường xuyên đến các trung tâm về phát triển công nghệ mới trong kiến trúc xây dựng. Và tôi rất bất ngờ khi thấy 1 loại bê tông chịu lực gấp 30 lần bình thường, điều đó sẽ làm cho kích thước một cột trong ngôi nhà có thể giảm đi 3 lần. Vậy làm thế nào để chuyển hoá được những công nghệ đấy vào kiến trúc. Đó chính là tài hoa của người KTS.

Với tôi, khi thế giới công nghệ ngày càng phát triển và thậm chí, đến một ngày, có thể trí tuệ của máy tính còn có khả năng vượt mọi khả năng của con người thì nghiên cứu về khoa học con người mới chính là nhiệm vụ của ngành Kiến trúc.

Nhà báo Bùi Thanh Hương: Tuy nhiên, với đặc thù là một ngành sáng tạo, KTS luôn gặp phải khó khăn khi phải cân bằng giữa những ý tưởng sáng tạo và sự chấp nhận của xã hội. Vậy, chúng ta nên làm thế nào để tạo nên sự cân bằng đó ?

KTS Hiroshi Naito: Tôi là người luôn hướng đến sự đổi mới, luôn đón nhận sự thay đổi của công nghệ, cập nhật các phần mềm tính toán trong kết cấu, sử dụng các phần mềm tự động hoá trong thiết kế âm thanh, ánh sáng, điều hoà … Đó là những điều kiện tuyệt vời để giúp KTS rút ngắn được khoảng cách giữa ý tưởng sáng tạo và thực tế của công trình. Tuy nhiên, nếu chỉ cập nhật công nghệ và các phần mềm thôi thì chưa đủ. Để tạo nên sự cân bằng giữa ý tưởng và thực tế, tôi không bắt đầu bằng các ý tưởng, mà ngược lại, tôi đi về thực tế. Chính vì thế, tôi luôn cân bằng được giữa ý tưởng trong thiết kế và hiện thực trong xây dựng, cũng như đánh giá được sự chấp nhận của xã hội hay khách hàng. Hơn nữa, khi nghiên cứu thực tại để biến thành đầu vào trong thiết kế thì sự sáng tạo là không ngừng. Bạn sẽ không thể nào áp dụng cùng một phương thức hay giải pháp thiết kế vào các công trình khác nhau, bởi mỗi một công trình sẽ có những điều kiện thực tế khác nhau, không chỉ về bối cảnh, điều kiện mà còn cả về chi phí thực hiện. Và điều đó, đồng nghĩa với việc, khi tìm hiểu kĩ thực tế thì mỗi giải pháp thiết kế luôn là duy nhất.

Nhà báo Bùi Thanh Hương: Có thể nói, khái niệm “phần Hồn” trong Kiến trúc thực sự là một chủ đề hấp dẫn, lý giải sự thu hút của hơn 1700 KTS và sinh viên tới dự buổi thuyết trình vừa qua. Cảm nhận của Ông như thế nào trước sự đón nhận của các KTS và sinh viên Việt Nam?

KTS Hiroshi Naito: Một trong những ấn tượng sâu sắc nhất là sự nhiệt tình của sinh viên Việt Nam, các bạn rất ham học hỏi và mong muốn được tiếp thu các kiến thức mới. Tôi cũng cảm nhận thấy Việt Nam đang đối mặt với nhiều vấn đề về phát triển đô thị và kinh tế. Tôi tin tưởng rằng với sự nhiệt tình học hỏi của các bạn trẻ, các bạn sẽ trưởng thành và giải quyết được các vấn đề của Việt Nam trong tương lai.

Nhà báo Bùi Thanh Hương: Xin trân trọng cảm ơn Ông về những chia sẻ rất hữu ích trên, kính chúc Ông mạnh khoẻ, tiếp tục thành công trên con đường sáng tác và truyền dạy những kinh nghiệm quý báu của mình tới các thế hệ trẻ!

 

 


Nguồn tin: Theo Nhà báo Bùi Thanh Hương - Tạp chí Kiến trúc

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Gửi phản hồi
Lấy ý kiến cộng đồng dân cư

345/QĐ-VQH

Quyết định số 345/QĐ-VQH ngày 03/4/2024 của Viện QHXD Hà Nội về việc Ban hành Hướng dẫn thành phần hồ sơ lập chỉ giới đường đỏ, cung cấp số liệu hạ tầng kỹ thuật tại Viện QHXD Hà Nội

Thời gian đăng: 08/04/2024

lượt xem: 32 | lượt tải:23

2068/QĐ-VQH

Quyết định số 2068/QĐ-VQH về việc Ban hành Hướng dẫn thành phần hồ sơ lập chỉ giới đường đỏ, cung cấp số liệu hạ tầng kỹ thuật tại Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội

Thời gian đăng: 23/11/2023

lượt xem: 194 | lượt tải:91

3663/QĐ-UBND

Quyết định số 3663/QĐ-UBND của UBND TP Hà Nội về việc Phê duyệt Điều chỉnh cục bộ QHCT tỉ lệ 1/500 hai bên tuyến đường Nhật Tân - Nội Bài (đoạn 3) khu vực dự án đầu tư xây dựng Thành phố thông minh GĐ1 và GĐ2

Thời gian đăng: 24/07/2023

lượt xem: 195 | lượt tải:127

3428/QĐ-UBND

Quyết định số 3428/QĐ-UBND của UBND TP Hà Nội về việc Phê duyệt Điều chỉnh cục bộ Quy hoạch phân khu đô thị N9, tỉ lệ 1/5000 tại khu quy hoạch 1.

Thời gian đăng: 20/08/2023

lượt xem: 253 | lượt tải:108

700/QĐ-TTg

Quyết định số 700/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về vệc Phê duyệt Nhiệm vụ Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065

Thời gian đăng: 18/06/2023

lượt xem: 338 | lượt tải:132

Báo tạp chí

  • Báo Lao Động
  • Báo Kinh Tế Đô Thị
  • Báo Quy Hoạch Đô Thị
  • Báo Kiến Việt
  • Tạp chí kiến trúc
  • Theo Báo Xây Dựng
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây