0 NaN undefined

Công bố Quy hoạch nghĩa trang Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Thứ hai - 15/12/2014 03:13
Ngày 10/12/2014 tại Cung Triển lãm kiến trúc, quy hoạch xây dựng Quốc gia, UBND thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị công bố và bàn giao Quy hoạch nghĩa trang Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Đến dự Hội nghị có ông Nguyễn Quốc Hùng – Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội; bà Phan Thị Mỹ Linh – Thứ trưởng Bộ Xây dựng; ông Nguyễn Thế Hùng – Giám đốc Sở Quy hoạch-Kiến trúc; ông Lê Vinh – Viện trưởng Viện QHXD Hà Nội; ông Lê Sỹ Hồng – Phó Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Phú Thọ; cùng đại diện các sở, ngành, quận, huyện của thành phố Hà Nội và các cơ quan thông tấn, báo chí.
          Tại Hội nghị, sau khi ông Lê Vinh – Viện trưởng Viện QHXD Hà Nội báo cáo tóm tắt nội dung Quy hoạch nghĩa trang Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; ông Nguyễn Thế Hùng – Giám đốc Sở Quy hoạch-Kiến trúc đã công bố Quyết định phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ số 496/QĐ-TTg, ngày 08/4/2014.
          Theo Quyết định 496/QĐ-TTg, phạm vi nghiên cứu của đồ án bao gồm toàn bộ diện tích theo địa giới hành chính Thủ đô Hà Nội rộng khoảng 3.344,6 km2 và đối tượng lập quy hoạch là toàn bộ hệ thống nghĩa trang nhân dân và nhà tang lễ trên địa bàn Thủ đô Hà Nội. Đối với hệ thống nghĩa trang bao gồm nghĩa trang tập trung cấp Quốc gia, nghĩa trang tập trung liên tỉnh, nghĩa trang tập trung cấp Thành phố, nghĩa trang tập trung cấp huyện và cấp xã… dự báo đến năm 2050, quỹ đất dành cho xây dựng nghĩa trang toàn Thành phố sẽ là 1247 ha, trong đó tại khu vực đô thị là 1103 ha và 144 ha dành cho khu vực nông thôn.
          - Đối với nghĩa trang cấp Quốc gia: Cải tạo, nâng cấp, mở rộng nghĩa trang Mai Dịch 1 thành công viên nghĩa trang với quy mô 5,8ha đến năm 2015; xây mới nghĩa trang cấp Quốc gia tại xã Yên Trung, huyện Thạch Thất với quy mô khoảng 100 - 150 ha, sử dụng hình thức táng tổng hợp, phục vụ nhu cầu an táng lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước.
          - Đối với nghĩa trang tập trung liên tỉnh: Mở rộng nghĩa trang Yên Kỳ 2, huyện Ba Vì đến năm 2020 khoảng 203 ha, đến năm 2030 khoảng 583 ha, sử dụng hình thức táng tổng hợp, phục vụ nhu cầu an táng của nhân dân khu vực đô thị trung tâm phía Nam sông Hồng và các tỉnh lân cận (Hòa Bình, Phú Thọ). Đóng cửa nghĩa trang Yên Kỳ 1, xã Phú Sơn, huyện Ba Vì.
          - Đối với Nghĩa trang tập trung cấp thành phố: Mở rộng nghĩa trang tập trung Vĩnh Hằng (huyện Ba Vì) với quy mô 87ha đến năm 2020; Quy hoạch, cải tạo mở rộng nghĩa trang Thanh Tước (huyện Mê Linh) thành công viên nghĩa trang với quy mô 23ha đến năm 2030. Đóng cửa các nghĩa trang: Sài Đồng (quận Long Biên), Văn Điển (huyện Thanh Trì) và cải tạo thành công viên nghĩa trang trước năm 2015 (riêng nghĩa trang Văn Điển chỉ phục vụ hỏa táng). Xây dựng mới các nghĩa trang Minh Phú (huyện Sóc Sơn), Bắc Sơn (huyện Sóc Sơn), Xuân Nộn (huyện Đông Anh), Trung Màu (huyện Gia Lâm), Trần Phú (huyện Chương Mỹ), Chuyên Mỹ (huyện Phú Xuyên). 
          - Đối với nghĩa trang tập trung cấp huyện: Đóng cửa, dừng chôn cất tại các nghĩa trang: Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm trước năm 2015; Cải tạo, nâng cấp, mở rộng nghĩa trang Hà Đông với quy mô 7,4ha đến năm 2015 theo hướng cải tạo thành công viên nghĩa trang; Mở rộng nghĩa trang nhân dân thị xã Sơn Tây với quy mô 19ha đến năm 2020, sử dụng hình thức cát táng và hung táng, táng 1 lần; Xây dựng mới 11 nghĩa trang tập trung huyện để phục vụ quy tập mộ di chuyển và chôn mới của khu vực đô thị và nông thôn trên địa bàn các huyện: Nghĩa trang huyện Sóc Sơn, Đông Anh, Phúc Thọ, Quốc Oai, Thường Tín, Thanh Oai, Ứng Hòa, Đan Phượng Hoài Đức,  Mỹ Đức, Thạch Thất với tổng diện tích khoảng 210ha.
          - Đối với nghĩa trang cấp xã: Hiện tại, tiếp tục sử dụng các nghĩa trang hiện có, có kế hoạch đóng cửa các nghĩa trang phân tán có quy mô nhỏ, không đảm bảo khoảng cách ly an toàn vệ sinh môi trường hoặc không nằm trong quy hoạch sử dụng đất nghĩa trang; Di chuyển các mộ phần đến nghĩa trang tập trung ở các vùng theo quy hoạch; Mỗi xã có từ 01 đến 02 nghĩa trang tập trung cấp xã (tùy thuộc diện tích, địa giới hành chính và quy mô dân số theo quy hoạch xây dựng nông thôn mới), vị trí cụ thể các nghĩa trang xã được xác định trong các quy hoạch xây dựng nông thôn mới; Đối với các nghĩa trang hiện có nằm trong khu vực phát triển đô thị, khi có kế hoạch lấy đất phục vụ nhu cầu phát triển đô thị sẽ được di chuyển đến các nghĩa trang tập trung gần nhất hoặc các nghĩa trang phục vụ quy tập mộ di chuyển. Chấm dứt tình trạng chôn cất phân tán, tự phát.
          Cũng theo Quyết định phê duyệt, đến năm 2050 Hà Nội sẽ có tổng cộng 9 cơ sở hỏa táng và 44 nhà tang lễ trong đó: tiếp tục sử dụng cơ sở hỏa táng hiện có tại Nghĩa trang Văn Điển phục vụ nhu cầu hỏa táng cho khu vực đô thị trung tâm thành phố Hà Nội; sẽ xây dựng mới 08 cơ sở hỏa táng mới độc lập hoặc trong các nghĩa trang tập trung; Cải tạo, nâng cấp 11 nhà tang lễ hiện có (nhà tang lễ thành phố và nhà tang lễ trong bệnh viện) nhằm bảo đảm các tiêu chuẩn môi trường, tiếp tục xây dựng 07 nhà tang lễ thuộc các dự án đang triển khai và dự kiến xây dựng mới 26 nhà tang lễ (trong đó 01 nhà tang lễ quốc gia).
          Kinh phí đầu tư thực hiện Quy hoạch nghĩa trang Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 khoảng 24.000 tỷ đồng. Trong đó, giai đoạn đến năm 2020 khoảng 13.000 tỷ đồng.
          Phát biểu tại Hội nghị, bà Phan Thị Mỹ Linh – Thứ trưởng Bộ Xây dựng cho rằng đồ án Quy hoạch nghĩa trang Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 là một đồ án chuyên ngành rất khó, việc nghiên cứu bị ảnh hưởng nhiều bởi các biến động và tác động khách quan, tuy nhiên Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội đã nghiên cứu một cách rất công phu và hệ thống để đưa ra một sản phẩm trí tuệ có chất lượng và có tính khả thi cao, phù hợp với Quy hoạch chung Thủ đô cũng như đáp ứng các tiêu chí về phát triển bền vững. Thứ trưởng lưu ý trong quá trình triển khai thực hiện đồ án cần có kế hoạch để sử dụng quỹ đất hiệu quả và lựa chọn các công nghệ thích hợp để không gây ảnh hưởng đến môi trường khu vực; chính quyền các cấp và các sở ngành của Hà Nội cần có sự phối hợp tích cực để việc thực hiện được đồng bộ.
          Cũng tại Hội nghị, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Quốc Hùng cũng cho rằng đơn vị tư vấn là Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội đã làm rất tốt nhiệm vụ của mình. Thành phố Hà Nội sẽ triển khai đồng bộ và cụ thể hóa quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Các Sở, ban, ngành của Thành phố cần xây dựng kế hoạch tổ chức công bố, cắm mốc, công khai cho nhân dân được biết từ nay đến quý 1/2015. UBND các quận, huyện xây dựng kế hoạch khoanh vùng để giữ nguyên hiện trạng với những nghĩa trang chưa di chuyển được, không được hung táng thêm; xây dựng các nghĩa trang tập trung cấp huyện theo quy hoạch để phục vụ nhu cầu của nhân dân địa phương. UBND các xã phải có kế hoạch để xây dựng nghĩa trang tập trung của xã mình, khuyến khích hỏa táng, hạn chế hung táng. Ông cũng yêu cầu các phương tiện thông tin đại chúng tích cực tuyên truyền gắn với phong trào toàn dân xây dựng đời sống mới ở khu dân cư. 
 
Một số hình ảnh tại Hội nghị công bố Quy hoạch nghĩa trang Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050:


Ông Lê Vinh – Viện trưởng Viện QHXD Hà Nội báo cáo tóm tắt nội dung Quy hoạch nghĩa trang Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 tại Hội nghị.


Ông Nguyễn Thế Hùng – Giám đốc Sở Quy hoạch-Kiến trúc công bố Quyết định số 496/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch nghĩa trang Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 tại Hội nghị.


Thứ trưởng Bộ Xây dựng Phan Thị Mỹ Linh và Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Quốc Hùng bàn giao hồ sơ Quy hoạch nghĩa trang Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.


Bà Phan Thị Mỹ Linh – Thứ trưởng Bộ Xây dựng phát biểu tại Hội nghị
 

Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Quốc Hùng phát biểu tại Hội nghị công bố Quy hoạch nghĩa trang Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Gửi phản hồi
Lấy ý kiến cộng đồng dân cư

345/QĐ-VQH

Quyết định số 345/QĐ-VQH ngày 03/4/2024 của Viện QHXD Hà Nội về việc Ban hành Hướng dẫn thành phần hồ sơ lập chỉ giới đường đỏ, cung cấp số liệu hạ tầng kỹ thuật tại Viện QHXD Hà Nội

Thời gian đăng: 08/04/2024

lượt xem: 27 | lượt tải:16

2068/QĐ-VQH

Quyết định số 2068/QĐ-VQH về việc Ban hành Hướng dẫn thành phần hồ sơ lập chỉ giới đường đỏ, cung cấp số liệu hạ tầng kỹ thuật tại Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội

Thời gian đăng: 23/11/2023

lượt xem: 184 | lượt tải:88

3663/QĐ-UBND

Quyết định số 3663/QĐ-UBND của UBND TP Hà Nội về việc Phê duyệt Điều chỉnh cục bộ QHCT tỉ lệ 1/500 hai bên tuyến đường Nhật Tân - Nội Bài (đoạn 3) khu vực dự án đầu tư xây dựng Thành phố thông minh GĐ1 và GĐ2

Thời gian đăng: 24/07/2023

lượt xem: 192 | lượt tải:125

3428/QĐ-UBND

Quyết định số 3428/QĐ-UBND của UBND TP Hà Nội về việc Phê duyệt Điều chỉnh cục bộ Quy hoạch phân khu đô thị N9, tỉ lệ 1/5000 tại khu quy hoạch 1.

Thời gian đăng: 20/08/2023

lượt xem: 247 | lượt tải:106

700/QĐ-TTg

Quyết định số 700/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về vệc Phê duyệt Nhiệm vụ Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065

Thời gian đăng: 18/06/2023

lượt xem: 331 | lượt tải:128

Báo tạp chí

  • Báo Lao Động
  • Báo Kinh Tế Đô Thị
  • Báo Quy Hoạch Đô Thị
  • Báo Kiến Việt
  • Tạp chí kiến trúc
  • Theo Báo Xây Dựng
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây