0 NaN undefined

Việt Nam nhiều lợi thế phát triển đô thị thông minh

Thứ tư - 20/02/2019 04:44

Đây là nhận định của Cục trưởng Cục Phát triển đô thị Nguyễn Tường Văn khi đề cập đến việc phát triển đô thị thông minh (ĐTTM) tại Việt Nam.

Lợi thế và thách thức

Theo Cục trưởng, Việt Nam có nhiều lợi thế, điều kiện thuận lợi để phát triển ĐTTM. Cụ thể, theo thống kê, đến nay 54% dân số dùng Internet và khoảng 55% dân số sử dụng điện thoại thông minh. Thứ hạng chỉ số sẵn sàng kết nối (NRI) của Việt Nam năm 2016 đạt 79/139 nước. Xếp hạng về đánh giá khả năng tiếp cận các dịch vụ công nghệ thông tin đứng thứ 3/139 nước. Việc thực hiện chủ trương đẩy mạnh xây dựng Chính phủ điện tử đã được triển khai ở các cấp, các ngành và rộng khắp trên toàn quốc. Hạ tầng, nhân lực và ứng dụng công nghệ thông tin được tập trung đầu tư…

Đến nay, các bộ, ngành, địa phương cũng như cộng đồng DN và các thành phần kinh tế trong xã hội đã có nhiều nỗ lực trong việc tổ chức nghiên cứu, khai thác, ứng dụng phát triển ĐTTM ở nhiều cấp độ khác nhau.

Hiện cả nước đã có gần 30 địa phương ký kết biên bản hợp tác với các đối tác là các tập đoàn công nghệ viễn thông lớn như VNPT, Viettel để xây dựng Đề án ĐTTM. Trong đó, nhiều địa phương đã phê duyệt và tổ chức thực hiện như Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, TP.HCM, Cần Thơ…

Bên cạnh những thuận lợi nêu trên, thực tế phát triển đô thị tại Việt Nam nói chung và phát triển ĐTTM nói riêng cũng đang có những khó khăn, bất cập như hệ thống cơ sở dữ liệu đô thị phân tán ở nhiều ngành, thiếu tính nhất quán dẫn đến việc dự báo, định hướng và điều hành gặp nhiều khó khăn; Chưa hình thành hệ thống cơ sở pháp lý, quy phạm pháp luật và hệ thống các quy chuẩn, tiêu chuẩn có liên quan, trong khi phát triển ĐTTM có tính chất liên ngành, liên quan tới nhiều lĩnh vực; Tính rủi ro trong việc áp dụng các công nghệ và đòi hỏi các lĩnh vực hỗ trợ như cải thiện an ninh mạng...

Phát triển ĐTTM hướng tới tăng trưởng xanh

Trong bối cảnh nói trên và trong xu thế cách mạng 4.0, Bộ Xây dựng được Chính phủ giao làm đầu mối quốc gia về TP thông minh, là đại diện quốc gia của Việt Nam tham gia Mạng lưới các TP thông minh ASEAN.

Đặc biệt, Bộ đã chủ trì phối hợp với các bộ, ngành trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Phát triển ĐTTM bền vững Việt Nam giai đoạn 2018 - 2025 và định hướng đến năm 2030” (tại Quyết định 950/QĐ-TTg, ngày 01/8/2018).

Mục tiêu của đề án là phát triển ĐTTM bền vững ở Việt Nam hướng tới tăng trưởng xanh, góp phần phát triển đô thị Việt Nam thông minh hướng tới tăng trưởng xanh, phát triển bền vững; Khai thác, phát huy các tiềm năng và lợi thế, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực; Khai thác tối ưu hiệu quả tài nguyên, nâng cao chất lượng cuộc sống; Hạn chế các rủi ro và nguy cơ tiềm tàng; Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và các dịch vụ đô thị; Nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế và hội nhập quốc tế.

Đề án phấn đấu đến năm 2020 xây dựng nền tảng cơ sở pháp lý phát triển ĐTTM, tiến hành công tác chuẩn bị đầu tư triển khai thí điểm ở cấp khu đô thị và đô thị; Đến năm 2025, thực hiện giai đoạn 1 thí điểm phát triển ĐTTM; Đến năm 2030, hoàn thành thí điểm giai đoạn 1, từng bước triển khai nhân rộng theo lĩnh vực, khu vực, hình thành mạng lưới liên kết các ĐTTM, có khả năng lan tỏa.

Phó cục trưởng Cục Phát triển đô thị Trần Quốc Thái nhận định: Đề án là cơ sở đặc biệt quan trọng xác định các quan điểm, nguyên tắc và mục tiêu theo từng giai đoạn cụ thể; các nhiệm vụ giải pháp trọng tâm; đồng thời phát huy tính chủ động của các bộ, ngành, các địa phương cũng như cộng đồng.

Ông Thái nhận định: Phát triển đô thị tại Việt Nam theo hướng thông minh hơn là một bước đi tất yếu trong kỷ nguyên công nghệ số và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu.

Công nghệ thông tin là công cụ hỗ trợ hữu hiệu nhằm thông minh hóa công tác quản lý, phát triển đô thị gồm công tác quy hoạch đô thị, xây dựng và quản lý đô thị, cung cấp các dịch vụ tiện ích cho các tổ chức và cá nhân trong đô thị trên nền tảng của hệ thống cơ sở dữ liệu đô thị được số hóa và thông minh hóa.

Phát triển ĐTTM, ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý, phát triển đô thị để hướng đến mục tiêu tối ưu hóa quy trình, phương thức quản lý và điều hành, nâng cao chất lượng hệ thống cơ sở hạ tầng, tiện ích đô thị là một bước đi cần thiết, phù hợp để hội nhập trong bối cảnh phát triển chung của thế giới.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Gửi phản hồi
Lấy ý kiến cộng đồng dân cư

2068/QĐ-VQH

Quyết định số 2068/QĐ-VQH về việc Ban hành Hướng dẫn thành phần hồ sơ lập chỉ giới đường đỏ, cung cấp số liệu hạ tầng kỹ thuật tại Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội

Thời gian đăng: 23/11/2023

lượt xem: 131 | lượt tải:63

3663/QĐ-UBND

Quyết định số 3663/QĐ-UBND của UBND TP Hà Nội về việc Phê duyệt Điều chỉnh cục bộ QHCT tỉ lệ 1/500 hai bên tuyến đường Nhật Tân - Nội Bài (đoạn 3) khu vực dự án đầu tư xây dựng Thành phố thông minh GĐ1 và GĐ2

Thời gian đăng: 24/07/2023

lượt xem: 153 | lượt tải:109

3428/QĐ-UBND

Quyết định số 3428/QĐ-UBND của UBND TP Hà Nội về việc Phê duyệt Điều chỉnh cục bộ Quy hoạch phân khu đô thị N9, tỉ lệ 1/5000 tại khu quy hoạch 1.

Thời gian đăng: 20/08/2023

lượt xem: 196 | lượt tải:90

700/QĐ-TTg

Quyết định số 700/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về vệc Phê duyệt Nhiệm vụ Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065

Thời gian đăng: 18/06/2023

lượt xem: 298 | lượt tải:117

3004/QĐ-UBND

Quyết định số 3004/QĐ-UBND của UBND Thành phố HN về việc Phê duyệt Chỉ giới đường đỏ tuyến đường vào Trụ sở Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an, Trại tạm giam T16 và Trung tâm thẩm vấn của lực lượng cảnh sát, tỉ lệ 1/500

Thời gian đăng: 27/07/2023

lượt xem: 199 | lượt tải:56

Báo tạp chí

  • Báo Lao Động
  • Báo Kinh Tế Đô Thị
  • Báo Quy Hoạch Đô Thị
  • Báo Kiến Việt
  • Tạp chí kiến trúc
  • Theo Báo Xây Dựng
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây