0 NaN undefined

Toyama, Nhật Bản: Mô hình phát triển đô thị bền vững

Thứ hai - 23/04/2018 07:48

Mô hình đầu tư hiệu quả của TP Toyama trong nỗ lực phát triển đô thị bền vững và giảm thiểu CO2 xứng đáng để cho các quốc gia học tập, trong đó có Việt Nam.

Nhật Bản là một quốc đảo nhỏ nổi tiếng ở Thái Bình Dương và TP Toyama là TP trực thuộc Trung ương nằm trên khu vực chính của bờ biển quốc gia này. Vị trí địa lý của Toyama đã góp phần vào vẻ đẹp tự nhiên hạng nhất, trải dài trên 4.000m từ đỉnh núi đến đáy biển. Khu vực núi Tateyama Range là điểm du lịch tham quan nổi tiếng. Những bức tường tuyết được hình thành sau một mùa đông dài. Các bức tường tuyết cao đến 20m, là một cảnh đẹp tuyệt vời được tạo bởi thiên nhiên. Khách du lịch từ bốn phương lần lượt ngưỡng mộ khung cảnh này.

Trước đây, Toyama cũng là một TP phụ thuộc rất nhiều vào giao thông cá nhân. Số lượng ôtô riêng của mỗi hộ gia đình là 1,75 - đó là con số cao thứ hai trong các TP của Nhật Bản (tương đương khoảng 84% người sử dụng ôtô cá nhân. Số lượng người sử dụng xe buýt và giao thông công cộng khác vô cùng ít ỏi. Người dân địa phương lúc đó ngày càng phụ thuộc vào ôtô cá nhân.

Trước tình hình trên, chính quyền TP đã có những cuộc nghiên cứu, phân tích về bức tranh toàn cảnh của TP bao gồm: Khối lượng phát thải CO2 chiếm số lượng lớn; ngày càng gia tăng chi phí hành chính gây ra bởi sự mở rộng của những con phố; một TP kém hấp dẫn bởi những yếu tố môi trường và sự tiện lợi cho du khách. Qua nhiều năm trăn trở, chính quyền TP đã có bước đột phá trong sáng kiến quy hoạch Toyama trở thành một TP nén. Mục đích là để tập trung các chức năng TP (ví dụ như kinh doanh, nhà ở, tiện nghi thương mại và văn hóa) ở trung tâm TP và dọc theo các tuyến đường sắt bằng cách cải thiện hệ thống giao thông công cộng.

Bước đầu tiên mà chính quyền TP thực hiện là nâng cao chất lượng của vận tải công cộng và góp phần tô điểm cho trung tâm TP là một nơi hấp dẫn hơn. Để đạt được các mục tiêu này, TP sẽ phải áp dụng chiến lược chuyển đổi dần dần cơ cấu dân số từ các vùng ngoại ô vào khu vực thuận tiện giao thông công cộng. TP triển khai theo kế hoạch dài hạn (khoảng 20 năm), nhằm tăng 14% số lượng dân cư sống dọc theo các khu vực giao thông vận tải tốt nhất (khu vực nằm trong mục tiêu của TP). Hiện tại số lượng dân cư sống tại các khu vực này là 28%, theo kế hoạch sẽ tăng lên 42%.

Giao thông công cộng ở Toyama đã từng ở rơi vào hoàn cảnh của vòng tròn luẩn quẩn: càng ít hành khách, càng ít dịch vụ đào tạo và càng ít được nâng cao chất lượng định kỳ. Bởi vậy, khi có quyết định về một quy hoạch đầu tư vào hệ thống giao thông công cộng, chính quyền TP đã có thể phục hồi lưu lượng hành khách bằng hệ thống trung chuyển tốt và chất lượng nhằm cung cấp dịch vụ vận tải tốt hơn.

Sau khi có dịch vụ vận tải mới được triển khai, do sự tiện lợi và người dân nhận thấy ngay lợi ích từ việc sử dụng nó, số lượng hành khách đã tăng gấp đôi, từ 2.266 hành khách mỗi ngày lên đến 4.988. Khoảng 25% hành khách đã chuyển từ sử dụng xe hơi cá nhân sang dịch vụ trung chuyển xe điện, kết quả là giúp giảm bớt gánh nặng về môi trường ô nhiễm không khí đáng kể. Hình 4 cho thấy sự đầu tư đáng kể về hình thức và chất lượng xe điện. Với hình thức và chất lượng đều được quan tâm, cư dân TP không có lý do gì lại từ chối một dịch vụ như vậy.

Bước tiếp theo là đầu tư một dự án trung chuyển hoàn chỉnh. TP áp dụng hệ thống lắp đặt đường ray và mở rộng các tuyến đường hiện có thành một hệ thống hoàn thiện để làm sống động khu vực trung tâm TP và tăng cường vận chuyển cho người dân. Hệ thống trung chuyển này là dự án đường sắt quy mô hoàn chỉnh đầu tiên ở Nhật Bản. Hệ thống này dựa trên nguyên tắc mô hình hợp tác công - tư. Chính quyền TP tài trợ cho việc lắp đặt (đường ray xe lửa và xe điện mới), trong khi khu vực tư nhân (Cty TNHH Đường sắt Toyama điều hành).

Dọc theo các tuyến xe điện đường vòng là các công trình công cộng như thư viện và các công trình nhà ở làm cho việc đầu tư được tập trung và hiệu quả hơn. Hệ thống đường sắt hiện có và đường trung chuyển khép kín cũng như hệ thống xe điện và đường sắt mở rộng phía nam được quy hoạch và chuyển đổi thành một mạng lưới giao thông hoàn chỉnh của TP. Bộ mặt của TP lúc này đã thay đổi với những sắc thái phong phú và hiệu quả hơn nhiều so với trước đây.

Năm 2008, Toyama là TP được chọn là một trong những sinh thái thân thiện điển hình của Nhật Bản và là TP có thành quả tốt trong nỗ lực giảm khí nhà kính. TP nhằm mục tiêu giảm khí thải CO2 30% vào năm 2030 và 50% năm 2050.

Một trong những yếu tố chính làm nên thành công của TP chính là sự đồng thuận của cộng đồng dân cư TP. Có rất nhiều TP gặp khó khăn trong việc đảm bảo sự đồng thuận của người dân trong các dự án phát triển đầu tư cho đô thị, đặc biệt trong dự án xây dựng đường xe điện trên các con phố, do sự miễn cưỡng phải trả thuế cho việc xây dựng hoặc phản đối giảm số lượng ô tô tư nhân. Nhưng trường hợp TP Toyama lại là TP thực hiện thành công về sự đồng thuận công chúng vì qua những cuộc đối thoại giữa TP và công chúng đã diễn ra rất kiên trì và thân thiện. Sự hiểu biết và hỗ trợ từ hội đồng TP các tổ chức liên quan, các DN địa phương và cư dân đã góp phần làm nên sự thành công này.

Với mục đích đạt được sự đồng ý của công dân, TP đã tổ chức hơn 200 cuộc họp trong ba năm ở các khu vực không chỉ trung tâm mà ở hầu như tất cả các ngõ hẻm của TP để giải thích ý nghĩa và mục đích của dự án, tạo cho người dân cơ hội hiểu và tranh thủ sự ủng hộ của họ.

Trong các cuộc đàm phán, chính quyền TP đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của dự án đầu tư cho tương lai, hướng tới một xã hội mà người dân không phải phụ thuộc vào xe ôtô cá nhân - nguồn gây ô nhiễm chính và làm bộ mặt đô thị xấu đi. Bên cạnh đó, nhấn mạnh về niềm tin rằng thành công của dự án là kết quả của nỗ lực của toàn công dân về giao thông công cộng của TP trong tương lai.

Mô hình đầu tư hiệu quả của TP Toyama trong nỗ lực phát triển đô thị bền vững và giảm thiểu CO2 xứng đáng để cho các quốc gia học tập, trong đó có Việt Nam. Mô hình TP này có thể chưa hẳn thích hợp với Việt Nam nhưng đâu đó ở nội dung trong mô hình này sẽ là bài học quý đối với chúng ta.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Gửi phản hồi
Lấy ý kiến cộng đồng dân cư

2068/QĐ-VQH

Quyết định số 2068/QĐ-VQH về việc Ban hành Hướng dẫn thành phần hồ sơ lập chỉ giới đường đỏ, cung cấp số liệu hạ tầng kỹ thuật tại Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội

Thời gian đăng: 23/11/2023

lượt xem: 131 | lượt tải:63

3663/QĐ-UBND

Quyết định số 3663/QĐ-UBND của UBND TP Hà Nội về việc Phê duyệt Điều chỉnh cục bộ QHCT tỉ lệ 1/500 hai bên tuyến đường Nhật Tân - Nội Bài (đoạn 3) khu vực dự án đầu tư xây dựng Thành phố thông minh GĐ1 và GĐ2

Thời gian đăng: 24/07/2023

lượt xem: 153 | lượt tải:110

3428/QĐ-UBND

Quyết định số 3428/QĐ-UBND của UBND TP Hà Nội về việc Phê duyệt Điều chỉnh cục bộ Quy hoạch phân khu đô thị N9, tỉ lệ 1/5000 tại khu quy hoạch 1.

Thời gian đăng: 20/08/2023

lượt xem: 196 | lượt tải:90

700/QĐ-TTg

Quyết định số 700/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về vệc Phê duyệt Nhiệm vụ Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065

Thời gian đăng: 18/06/2023

lượt xem: 298 | lượt tải:117

3004/QĐ-UBND

Quyết định số 3004/QĐ-UBND của UBND Thành phố HN về việc Phê duyệt Chỉ giới đường đỏ tuyến đường vào Trụ sở Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an, Trại tạm giam T16 và Trung tâm thẩm vấn của lực lượng cảnh sát, tỉ lệ 1/500

Thời gian đăng: 27/07/2023

lượt xem: 199 | lượt tải:56

Báo tạp chí

  • Báo Lao Động
  • Báo Kinh Tế Đô Thị
  • Báo Quy Hoạch Đô Thị
  • Báo Kiến Việt
  • Tạp chí kiến trúc
  • Theo Báo Xây Dựng
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây