0 NaN undefined

Tổ chức mặt đứng có bảng quảng cáo tại khu vực phố cổ Hà nội

Thứ năm - 01/11/2018 23:53

Bài viết đề xuất giải pháp thích hợp có tính dẫn hướng cho người dân ở khu vực phố cũ trong việc thiết kế mặt đứng phục vụ nhu cầu thương mại, với khu vực nghiên cứu cụ thể là: Tuyến phố Hàng Ngang – Hàng Đào, được giới hạn phía Nam là phố Hàng Gai – Cầu Gỗ, phía Bắc là phố Hàng Khoai.

Khu phố cổ (KPC) Hà Nội đã có hơn 1000 năm hình thành và phát triển, những giá trị lịch sử và kiến trúc của nó đã được công nhận, thống nhất bảo tồn. Những công trình nằm trong KPC Hà Nội đều mang một nét đặc trưng riêng biệt, được hình thành theo dòng lịch sử của thủ đô Hà Nội.

Quy chế quản lý KPC Hà Nội đã có nhiều quy định về tầng cao, tỷ lệ, diện tích, ngôn ngữ kiến trúc nhằm phục vụ cho sự phát triển của đô thị, nhu cầu thương mại của cư dân trên cơ sở bảo tồn và phát huy các giá trị của KPC.
Tuy nhiên, riêng các yếu tố quảng cáo của mặt đứng công trình hầu như chưa được đề cập. Các hộ kinh doanh trên phố cổ thoải mái lắp đặt các loại quảng cáo như biển, banner, poster…, vô hình chung đã phá vỡ sự hoà hợp và tính thẩm mỹ ở khu vực này.

Thực trạng mặt đứng có yếu tố quảng cáo tại KPC Hà Nội

1, Các khái niệm về quảng cáo

– Theo khoản 1 Điều 2 Luật Quảng cáo 2012 16/2012/QH13: “Quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện nhằm giới thiệu đến công chúng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có mục đích sinh lợi; sản phẩm, dịch vụ không có mục đích sinh lợi; tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ được giới thiệu, trừ tin thời sự; chính sách xã hội; thông tin cá nhân”;

– Quảng cáo trên mặt đứng: Là những hình thức quảng cáo thường thấy như biển, áp phích, flyer, banner,… có nội dung về một hoặc nhiều mặt hàng mà người làm muốn truyền tải đến người đọc quảng cáo;

– Mặt đứng có yếu tố quảng cáo là mặt đứng mà trên đó yếu tố quảng cáo cũng là một thành phần, sử dụng với mục đích thương mại, dịch vụ và tạo nên vẻ đẹp của mặt đứng đó.

2, Thực trạng mặt đứng có yếu tố quảng cáo trong KPC Hà Nội

(i) Thiếu tính cân bằng và thống nhất:

+ KPC Hà Nội với chức năng là trung tâm dịch vụ, thương mại, việc sử dụng yếu tố quảng cáo trên mặt đứng rất phổ biến, có những hộ sử dụng một loại hình thức quảng cáo, cũng có những hộ sử dụng từ hai hình thức trở lên;

+ Việc sử dụng yếu tố quảng cáo tại KPC hiện tại không có chính sách, tiêu chuẩn chặt chẽ quy định nên các hình thức quảng cáo đang trở nên ngày càng lộn xộn, tràn lan, không có sự đồng bộ, vô hình chung làm giảm đi tính thẩm mỹ, đồng thời không có được sự hòa hợp với tính văn hóa, lịch sử của khu vực này;

+ Vỉa hè ở KPC thường không đảm bảo chức năng là nơi đi bộ cho người dân và du khách do thường xuyên bị lấn chiếm làm nơi để xe, bày bán và lưu trữ hàng hóa,… ngoài biển quảng cáo trên mặt đứng, các hộ dân ở đây còn dựng những biển quảng cáo đứng với các kích thước khác nhau; vừa để quảng cáo vừa tạo ra ranh giới với hộ dân bên cạnh;

(ii) Vi phạm quy định của Luật Quảng cáo:

+ Dựa theo chương III điều 18 Luật quảng cáo số16/2012/QH13, ngôn ngữ, chữ viết sử dụng cho yếu tố quảng cáo hiện tại không đúng với quy định của Luật;

+ Khi biển quảng cáo được thiết kế và treo lên, không có cơ quan có thẩm quyền nào kiểm duyệt, đối chiếu với Luật để việc biển quảng cáo đúng với nội dung đã quy định.

3, Các hình thức quảng cáo ngoài trời thông dụng tại KPC (Nguồn: công ty Unique Outdoor Advertising chuyên về quảng cáo ngoài trời tại Việt Nam và theo tổng hợp của người viết)

– Biển treo: Là hình thức biển quảng cáo được cố định bằng cách treo lên tường hoặc phần cố định khác của công trình.

– Biển đứng: Là hình thức biển quảng cáo thường được đặt trên nền cố định như vỉa hè, sàn nhà, lòng đường.

Phố Chinatown – Singapore
 

– Quảng cáo bơm hơi: Thường được thể hiện theo dạng mô hình, sản xuất bằng nhựa PVC hoặc các loại vật liệu dẻo, có thể gấp gọn. Khi sử dụng cần có máy bơm hơi cung cấp hơi thường xuyên, ít được sử dụng trong phố cổ, nhưng được sử dụng nhiều ở các tuyến phố hiện đại.

Một góc điển hình phố Akakusa – Nhật Bản
 

– Quảng cáo trên vật thể di động: Là hình thức quảng cáo mới được phổ cập gần đây. Được những chủ cửa hàng ưa chuộng do tính mới lạ của hình thức này.

– Quảng cáo trên bản thân công trình: Đây là hình thức quảng cáo có từ xưa ở phố cổ Hà Nội, là hình thức khắc hoặc xây đắp tên thương hiệu, cửa hàng lên chính mặt đứng của công trình, thường thấy ở những cửa hàng lâu đời, gia truyền hoặc được giữ lại do chủ nhà là con cháu của người sở hữu thương hiệu, cửa hàng đó, nhưng do hiện đại hóa, các công trình đều tu sửa lại nên hiện tại đã trở nên khan hiếm.

Hiện nay, phần lớn các hộ kinh doanh ở phố cổ sử dụng hình thức biển quảng cáo treo và đứng, hoặc tấm bạt căng, bao kín trên mặt đứng công trình.

4, Khảo sát ý kiến người dân tại khu vực nghiên cứu

Kết quả khảo sát ý kiến người dân sống và làm việc tại khu vực nghiên cứu, phần lớn là những người đang thuê mặt bằng tầng 1 để kinh doanh, chủ yếu là quần áo (tại phố Hàng Đào); như sau:

– Mối liên hệ giữa các loại quảng cáo và mặt đứng KPC còn thiếu tính thống nhất, chưa hài hòa, rất cần có sự thay đổi.

– 80% những người tham gia trả lời đều nhận ra sự không thống nhất của mặt đứng và yếu tố quảng cáo nên có mong muốn cải tạo. Nhưng họ không biết nên cải thiện về mặt đứng hay yếu tố quảng cáo.

– Những người muốn cải tạo có xu hướng thiên về việc cải tạo yếu tố quảng cáo nhiều hơn mặt đứng vì yếu tố kinh tế, thời gian.

– Chủ yếu những biển quảng cáo tại đây đều được thuê thiết kế với giá rẻ để đảm bảo nhanh gọn.

– Nếu được cải tạo lại về biển quảng cáo, đa số trả lời muốn tự thiết kế, và đảm bảo tuân thủ theo các tiêu chuẩn, quy định.

– Số còn lại muốn giữ nguyên, không muốn thay đổi gì khu phố.

Giải pháp quản lý và thiết kế mặt đứng có yếu tố quảng cáo cho KPC Hà Nội

1. Giải pháp quản lý

– Chiều cao: Đề xuất lắp đặt yếu tố quảng cáo có tính chất đồng bộ về chiều cao. Phần lớn các hộ sống trong khu phố đều kinh doanh ở tầng 1, ta có thể chọn vị trí lắp đặt biển treo ngang hoặc đứng ở trần tầng 1. Do khu phố vốn đã bị chia không gian thành 2 phần, tầng 1 là không khí tấp nập của khu chợ kinh doanh, tầng 2 là không gian yên tĩnh, điềm đạm của nét phố cổ xưa. Nên tránh việc lắp các yếu tố quảng cáo phá vỡ không gian của những tầng bên trên.

– Tỉ lệ: Không có một quy chuẩn về tỷ lệ yếu tố quảng cáo nhất định. Tránh thiết kế những biển quảng cáo, pano quá cỡ nhằm gây hút thị giác sẽ phá vỡ sự thống nhất và hài hòa của khu phố.

– Ban công: Dựa vào những tiêu chuẩn đã có về độ vươn ra của ban công đã được quy định. Việc cải tạo, sửa sang lại ban công sẽ dựa theo đó và được cơ quan có thẩm quyền kiểm tra và so sánh đối chiếu kĩ lưỡng.

– Biển quảng cáo: Đề xuất sử dụng các loại biển làm từ gỗ, tre, .. do bản thân các vật liệu này đã là một nét đặc trưng của phố cổ Hà Nội. Ngoài ra, màu sắc của biển quảng cáo nên được chọn lọc kĩ càng, cũng như kiểm duyệt để phối hài hòa với công trình, nhằm tôn vinh công trình, tránh chọn những loại biển quá hiện đại, màu sắc quá sắc sỡ, phông chữ quá rối làm dìm đi mất công trình, phá vỡ nét đẹp đặc trưng của khu phố. Không khuyến khích sử dụng biển quảng cáo đứng chiếm vỉa hè.

– Vỉa hè: Vỉa hè nên được sử dụng đúng mục đích. Không sử dụng vào mục đích cá nhân sinh lợi nhuận để du khách có nơi để đi bộ không xuống lòng đường gây mất an toàn và cản trở giao thông. Không để các biển quảng cáo đứng ra vỉa hè vì lí do như trên.

– Cửa đi, cửa sổ: Khuyến khích giữ lại những cửa sổ, cửa đi cũ, cửa mới được làm nên để ý về kiểu dáng, chất liệu, màu sắc để giữ được nét ban đầu của phố cổ. Không nên chọn những loại cửa quá hiện đại, màu sắc nổi bật làm mất đi tính cổ xưa ban đầu

– Yếu tố trang trí: Dựa vào những yếu tố, chi tiết trang trí ban đầu, mang tính cổ kính, xưa cũ của phố cổ mà đưa vào xây dựng mới, cải tạo những chi tiết đã hư hỏng quá mức. Những chi tiết trang trí không bị hỏng hóc nhiều thì nên giữ nguyên, không sửa đổi, sơn lại để giữ được màu sắc, tinh thần của chi tiết trang trí đó qua thời gian.

– Yếu tố khác: Tham khảo những hình ảnh cũ, những gì được lưu lại để có thế tái hiện lại những yếu tố đó sao cho gần với bản gốc nhất trong trường hợp nếu những yếu tố đó bị hư hại quá mức và gần như bị mất đi. Có thể dùng những giải pháp mới sao cho phù hợp với hoàn cảnh, bối cảnh. Không khuyến khích sửa sang, xây mới những chi tiết đó khi mức độ hư hại nhẹ.

2. Giải pháp tham khảo

– Phương án đề xuất 1: Đề xuất tháo dỡ tất cả các biển quảng cáo treo trên công trình, làm bảng dán ở vỉa hè, chia rõ ranh giới đường – vỉa hè

  • Ưu điểm: Giữ được nguyên vẹn những gì thuộc mặt đứng cũ, tạo cơ hội cải tạo lại mặt đứng sao cho giống với nguyên bản nhất; phân rõ làn đường, tránh, giảm thiểu được việc lấn chiếm vỉa hè vào mục đích kinh doanh riêng; dễ thay đổi quảng cáo mà không tốn kém.
  • Nhược điểm: Làm giảm đi chiều rộng vỉa hè và đường, cản trở giao thông; mặt đứng bị che.

– Phương án đề xuất 2: Đề xuất quy định thống nhất cho tất cả biển quảng cáo về kích thước, màu sắc, kiểu phông chữ trình bày trên biển.

  • Ưu điểm: Giữ lại được tất cả những yếu tố ban đầu, không cần sửa chữa gì về mặt đứng, biển quảng cáo cần được thiết kế lại nhưng giá cả không quá cao. Màu sắc, nội dung được cân nhắc và đảm bảo theo những đề xuất về quản lí
  • Nhược điểm: Cần thời gian dài, quản lí bước đầu gặp khó khăn về thuyết phục người dân làm theo.

 

Kết luận và Khuyến nghị

Để giữ gìn được phố cổ Hà Nội nói chung và tuyến phố Hàng Ngang – Hàng Đào nói riêng cần có những biện pháp can thiệp vào quảng cáo trên mặt đứng trong KPC. Thay vì để phát triển tự do thì nên có những quy định mang tính dẫn hướng cho người dân để vừa đạt được hiệu quả kinh tế, thương mại, vừa giữ gìn được phố cổ cùng với bản sắc văn hoá của nó.

Hội đồng thẩm định sản phẩm quảng cáo – Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần kết hợp với các chuyên gia trong các lĩnh vực Kiến trúc và Quản lý đô thị để đưa ra các Điều luật quy định cụ thể về kích thước, diện tích, không gian, màu sắc… cho phép khi thiết kế, lắp đặt các sản phẩm quảng cáo nói chung và trong các khu phố cần lưu giữ tính chất đặt biệt như KPC nói riêng.

Ngoài ra, cần bổ sung các giải thích thuật ngữ quảng cáo đầy đủ hơn trong Điều 2 Luật Quảng cáo 2012 16/2012/QH13.

 


Nguồn tin: Ths.KTS.Đồng Đức Hiệp(*) Ths.KTS.Nguyên Thị Như Trang(**) (Bài đăng trên Tạp chí Kiến trúc số 08-2018)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Gửi phản hồi
Lấy ý kiến cộng đồng dân cư

2068/QĐ-VQH

Quyết định số 2068/QĐ-VQH về việc Ban hành Hướng dẫn thành phần hồ sơ lập chỉ giới đường đỏ, cung cấp số liệu hạ tầng kỹ thuật tại Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội

Thời gian đăng: 23/11/2023

lượt xem: 133 | lượt tải:64

3663/QĐ-UBND

Quyết định số 3663/QĐ-UBND của UBND TP Hà Nội về việc Phê duyệt Điều chỉnh cục bộ QHCT tỉ lệ 1/500 hai bên tuyến đường Nhật Tân - Nội Bài (đoạn 3) khu vực dự án đầu tư xây dựng Thành phố thông minh GĐ1 và GĐ2

Thời gian đăng: 24/07/2023

lượt xem: 154 | lượt tải:111

3428/QĐ-UBND

Quyết định số 3428/QĐ-UBND của UBND TP Hà Nội về việc Phê duyệt Điều chỉnh cục bộ Quy hoạch phân khu đô thị N9, tỉ lệ 1/5000 tại khu quy hoạch 1.

Thời gian đăng: 20/08/2023

lượt xem: 197 | lượt tải:90

700/QĐ-TTg

Quyết định số 700/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về vệc Phê duyệt Nhiệm vụ Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065

Thời gian đăng: 18/06/2023

lượt xem: 299 | lượt tải:117

3004/QĐ-UBND

Quyết định số 3004/QĐ-UBND của UBND Thành phố HN về việc Phê duyệt Chỉ giới đường đỏ tuyến đường vào Trụ sở Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an, Trại tạm giam T16 và Trung tâm thẩm vấn của lực lượng cảnh sát, tỉ lệ 1/500

Thời gian đăng: 27/07/2023

lượt xem: 200 | lượt tải:56

Báo tạp chí

  • Báo Lao Động
  • Báo Kinh Tế Đô Thị
  • Báo Quy Hoạch Đô Thị
  • Báo Kiến Việt
  • Tạp chí kiến trúc
  • Theo Báo Xây Dựng
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây