0 NaN undefined

Thiết kế đô thị Sông Sài Gòn của Sasaki Associates

Thứ sáu - 05/05/2017 13:22

Thiết kế đô thị Sông Sài Gòn của Sasaki Associates

Đồ án này đăng trên website của Công ty Sasaki Associates, là đề xuất thiết kế cho Sông Sài gòn với tên gọi “Một tầm nhìn mới cho Bến cảng lịch sử của Tp Hồ Chí Minh”. Hãy cùng xem Sasaki Associates đề xuất gì cho khu vực Bến cảng lịch sử của Tp Hồ Chí Minh, liệu đồ án này có giữ gìn những giá trị lịch sử của Cảng sông này ?

Lược dịch từ thuyết minh về dự án:

Trong lịch sử nhân loại, bến cảng là nơi chia sẻ tin tức từ những nơi xa xôi, nơi người dân địa phương gặp gỡ những người ngoại quốc và những người thủy thủ tìm kiếm sự nghỉ ngơi sau những ngày lênh đênh trên biển cả. Những hoạt động này khiến bến cảng trở thành huyết mạch của các thành phố, đây cũng là nơi đại diên cho khát vọng hướng tới toàn cầu hóa của các thành phố này.

Kể từ năm 1863, Cảng Sài Gòn là một điểm quan trọng của Việt Nam với sự hòa trộn giữa một thuocj địa của Pháp , một quốc gia độc lập và một trung tâm đầy năng lượng của khu vực ở thời kỳ đương đại. Khi đô thị hiện đạt phát triển quanh cảng và sự ra đời của các tàu container lớn khiến nó trở nên lỗi thời thì mảnh đất giữa trung tâm Tp Hồ Chí Minh này đang bắt đầu một chương mới.

Lấy lại danh hiệu là trung tâm của thành phố, nơi gặp gỡ văn hóa, nơi những ý tưởng được trao đổi và là điểm giải trí của cư dân thành phố. Sông Sài gòn trở thành một điểm đến đô thị năng động. Việc tái sử dụng những tòa nhà hải quan mang phong cách thuộc địa Pháp, những nhà kho, và hạ tầng cảng chín là cách tôn vinh những giá trị di sản công nghiệp của khu đất trong một hình hài của một khu đô thị mới hỗn hợp ven sông. Bị lãng quên qua nhiều thế hệ, bờ sông đang được kết nối lại với thành phố với mọt công việc công cộng rộng lớn kết hợp các hệ sinh thái bản địa và bảo vệ thành phố khỏi mực nước biển dâng cao.

Phân tích nghiêm ngặt được thực hiện nhằm đạt được một sự hiểu biết toàn diện về các vấn đề có thể ảnh hưởng đến việc tái phát triển khu cảng. Các tài liệu khu đất hiện trạng được lập bản đồ và đánh giá, xây dựng nhân khẩu học của các cộng đồng liền kề và những không gian xã hội chính được nghiên cứu, báo cáo phân tích giao thông được thực hiện, dữ liệu khí hậu được tổng hợp và sự hiểu biết toàn diện về vùng sinh thái được thiết lập.

Dữ liệu cơ sở này dẫn tới đưa ra một loạt các nguyên tắc thiết kế:

    • Dỡ bỏ các rào cản và kêt nối các khu dân cư lân cận tới bờ sông với những hành lang ngắm cảnh, những tuyến phố dành cho người đi bộ và không bị cản trở tiếp cận công cộng.

    • Khai thác lịch sử và di sản của địa điểm bằng cách tái sử dụng các tòa nhà cảng như không gian ươm mầm sáng tạo cho các doanh nhân trẻ, không gian cho các rạp chiếu phim và nhà hàng với những sân trong có mái che gợi lên văn hóa các phê đặc sắc của Sài Gòn.

  • Tạo ra mộ bờ sông có những hoạt động tích cực và hấp dẫn với những tiện nghi công công và giải trí, nhưng cảnh quan khu vực ven sông tái hiện lại môi trường sống bản địa đặc trưng.

  • Tích hợp văn hóa đô thị việt nam nơi có những tuyến phố nội đô được trong lành và khuyến khích mọi người tiếp cận các cửa hàng và quán cà phê. Những khu chợ thương mại tạo nên không gian giao thương, tụ tập và ăn mừng. Các tuyến đi bộ gợi nhớ những ngõ hẻm hẹp của sàn gòn với những lối thu mưa cho các vườn mưa.

  • Tạo tác các khu dân cư sôi động với các đặc trưng rõ nét bằng cách mở rộng mạng lưới đường phố của các khu dân cư hiện hữu vào trong khu đất.

  • Tạo một đường chân trời đáng nhờ và khác biệt với tòa nhà mới với thiết kế tối ưu hướng mặt trời, tôn trọng các cấu trúc lịch sử và cho phép tuyến hành lang ngắm cảnh tiếp cận ra sông.

  • Tăng cường khả năng kết nối đa phương thức và giảm bớt tắc đường bằng cách tích hợp tuyến đường bus nhanh vác tuyến taxi đường thủy liên kết tới các tuyến tàu điện ngầm trong tương lai và các ga chuyển tuyến
  • Tạo ra cộng đông bền vững và có khả năng chống chịu để tăng khả năng chống lại mực nước biển dâng với các hệ thống có thê đáp hứng mực nước biển dâng cao 24-26 cm vào năm 2050
  • Cải thiện vi khí hậu với nhưng cây cao được định vị có ý đồ nhằm chuyển hướng gió lên vùng cao và buộc không khí đậm đặc độ ẩm lên các tầng trên.

Với dự định xây dựng vào năm 2018, dự án mở ra một kỷ nguyên mới cho bờ sông Tp Hồ Chí Minh, mang lại một trải nghiệm đô thị sống động, tôn vinh di sản của khu cảng và cung câp hạ tầng môi trường sống cho động vật hoang dã của vùng đồng bằng.

 

Nguồn tin: Nguồn: Website Sasaki Associates

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Gửi phản hồi
Lấy ý kiến cộng đồng dân cư

345/QĐ-VQH

Quyết định số 345/QĐ-VQH ngày 03/4/2024 của Viện QHXD Hà Nội về việc Ban hành Hướng dẫn thành phần hồ sơ lập chỉ giới đường đỏ, cung cấp số liệu hạ tầng kỹ thuật tại Viện QHXD Hà Nội

Thời gian đăng: 08/04/2024

lượt xem: 26 | lượt tải:12

2068/QĐ-VQH

Quyết định số 2068/QĐ-VQH về việc Ban hành Hướng dẫn thành phần hồ sơ lập chỉ giới đường đỏ, cung cấp số liệu hạ tầng kỹ thuật tại Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội

Thời gian đăng: 23/11/2023

lượt xem: 180 | lượt tải:80

3663/QĐ-UBND

Quyết định số 3663/QĐ-UBND của UBND TP Hà Nội về việc Phê duyệt Điều chỉnh cục bộ QHCT tỉ lệ 1/500 hai bên tuyến đường Nhật Tân - Nội Bài (đoạn 3) khu vực dự án đầu tư xây dựng Thành phố thông minh GĐ1 và GĐ2

Thời gian đăng: 24/07/2023

lượt xem: 191 | lượt tải:120

3428/QĐ-UBND

Quyết định số 3428/QĐ-UBND của UBND TP Hà Nội về việc Phê duyệt Điều chỉnh cục bộ Quy hoạch phân khu đô thị N9, tỉ lệ 1/5000 tại khu quy hoạch 1.

Thời gian đăng: 20/08/2023

lượt xem: 244 | lượt tải:104

700/QĐ-TTg

Quyết định số 700/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về vệc Phê duyệt Nhiệm vụ Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065

Thời gian đăng: 18/06/2023

lượt xem: 330 | lượt tải:126

Báo tạp chí

  • Báo Lao Động
  • Báo Kinh Tế Đô Thị
  • Báo Quy Hoạch Đô Thị
  • Báo Kiến Việt
  • Tạp chí kiến trúc
  • Theo Báo Xây Dựng
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây