0 NaN undefined

Quy trình và tiêu chí đánh giá, công nhận Kiến trúc sư ASEAN

Thứ hai - 05/12/2016 03:20

Kiến trúc sư ASEAN (ASEAN Architect)

Danh hiệu Kiến trúc sư ASEAN Hội đồng Kiến trúc sư ASEAN chấp nhận và cấp cho một Kiến trúc sư thông qua một quy trình đánh giá chặt chẽ. Các Kiến trúc sư sau khi được công nhận sẽ được ghi tên vào Đăng bạ Kiến trúc sư ASEAN và công bố trên Website chính thức của Hội đồng Kiến trúc sư ASEAN.

Điều kiện để được đăng ký là Kiến trúc sư ASEAN như sau:

  • Đã hành nghề liên tục không dưới 10 năm kể từ khi tốt nghiệp, trong đó phải có ít nhất 5 năm kể từ ngày được cấp chứng chỉ hành nghề;
  • Đã có ít nhất hai năm đảm nhận trách nhiệm chủ trì công việc kiến trúc quan trọng;
  • Đáp ứng các yêu cầu về phát triển nghề nghiệp liên tục (CPD) ở mức độ thỏa đáng theo quy định tại quốc gia xin đăng ký;
  • Đáp ứng và bắt buộc tuân thủ các quy định hiện hành về đạo đức hành nghề tại quốc gia xin đăng ký.

Việc cấp và thu hồi danh hiệu Kiến trúc sư ASEAN thuộc thẩm quyền của Hội đồng Kiến trúc sư ASEAN (ASEAN Architect Council – AAC). Thẩm quyền này đôi khi có thể được Hội đồng Kiến trúc sư ASEAN giao cho Ủy ban giám sát (Monitoring Committee – MC) được ủy quyền thành lập ở mỗi Quốc gia thành viên ASEAN.

Một Kiến trúc sư ASEAN chỉ được hành nghề trong một dự án cụ thể khi (anh ta/chị ta) được công nhận là đủ năng lực hành nghề theo Thỏa thuận này.

Để hành nghề ở một quốc gia khác trong ASEAN, Kiến trúc sư ASEAN phải đăng ký với Cơ quan quản lý nghề nghiệp của nước sở tại là một Kiến trúc sư nước ngoài có đăng ký.

Khi được chấp thuận và được hành nghề, Kiến trúc sư ASEAN phải luôn tuân thủ các luật pháp và các quy chế của quốc gia sở tại.

Nguyên tắc đánh giá, công nhận Kiến trúc sư ASEAN:

  1. a) Hoàn thành một Chương trình đào tạo về kiến trúc được công nhận

– Một ứng viên đăng ký với Ủy ban Giám sát để được ghi danh là Kiến trúc sư ASEAN (AA) phải có bằng chứng nhận tốt nghiệp một chương trình đào tạo đại học được công nhận chính thức hoặc tương đương theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

– Thời gian đào tạo các Kiến trúc sư phải không ngắn hơn 5 năm đào tạo liên tục theo một chương trình chính quy tại một trường đại học được cơ quan thẩm quyền là Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận hoặc một chương trình quy đổi được công nhận là tương đương.

  1. b) Tư cách để hành nghề độc lập

Các ứng viên xin đăng ký phải có giấy phép/chứng chỉ hành nghề kiến trúc do Cơ quan thẩm quyền quản lý nghề nghiệp của nước sở tại cấp.

  1. c) Có kinh nghiệm hành nghề kiến trúc liên tục từ 10 năm trở lên kể từ ngày tốt nghiệp, trong đó ít nhất phải có 5 năm đã được cấp chứng chỉ/giấy phép hành nghề;
  • Một Kiến trúc sư hoặc một người hành nghề kiến trúc có đủ tư cách để được đăng ký là Kiến trúc sư ASEAN (AA) nếu họ có ít nhất 10 năm hành nghề liên tục sau khi tốt nghiệp đại học trong đó phải có ít nhất 5 năm có chứng chỉ/giấy phép hành nghề. Việc đánh giá kinh nghiệm hành nghề thực tế cần được thực hiện thông qua:

+ Nộp báo cáo mô tả loại hình các công việc, quy mô, mức độ quan trọng, và mức độ đảm trách các công việc kiến trúc đó trong khoảng thời gian 10 năm sau khi tốt nghiệp đại học. (Mẫu báo cáo xem tại Phụ lục 2). Báo cáo phải thể hiện được rằng ứng viên có thực tế hành nghề, trực tiếp hoặc gián tiếp sử dụng kiến thức về kiến trúc, kỹ năng, kinh nghiệm và năng lực xử lý đánh giá, có quyết định về kỹ thuật hoặc kiến trúc của dự án hoặc công trình;

+ Trong một số trường hợp nếu cần, có thể phải qua một cuộc phỏng vấn để kiểm tra các thông tin về các công việc đã hoàn thành và đánh giá sự đáp ứng các yêu cầu của việc đăng ký.

  • Các cuộc phỏng vấn sẽ được thực hiện bởi một Hội đồng chuyên môn có từ ba thành viên trở lên. Trong quá trình phỏng vấn, ứng viên cần chuẩn bị để trả lời các câu hỏi về kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực kiến trúc, mức độ am hiểu công tác khảo sát, quy hoạch, thiết kế, xây dựng, chế tạo, sản xuất, vận hành, bảo dưỡng và nghiên cứu (liên quan đến kinh nghiệm hành nghề), và các quy định về hành nghề kiến trúc.
  • Các kinh nghiệm hành nghề kiến trúc có thể bao gồm: kinh nghiệm thiết kế, chuẩn bị hồ sơ thi công, giám sát hoặc những kinh nghiệm khác như các công việc có yếu tố kỹ thuật, kinh tế và hành chính nhưng liên quan trục tiếp đến công việc kiến trúc.
  1. d) Phải có ít nhất 2 năm đảm nhận các công việc kiến trúc quan trọng:

Công việc kiến trúc quan trọng là công việc yêu cầu thực hiện các quyết định độc lập về chuyên môn, các công trình và dự án phải có quy mô, giá trị hoặc mức độ phức tạp đáp ứng yêu cầu và Kiến trúc sư phải trực tiếp chịu trách nhiệm về công việc thực hiện. Nhìn chung, một Kiến trúc sư có thể được coi là chịu trách nhiệm về các công việc kiến trúc quan trọng khi:

  • Thực hiện lập quy hoạch, thiết kế, điều phối và thực hiện dự án tương đối phức tạp; hoặc
  • Tham gia trong các dự án lớn với trách nhiệm và khối lượng công việc lớn; hoặc
  • Thực hiện những dự án có yếu tố mới lạ, tổng hợp hoặc công việc đòi hỏi sự phối hợp của nhiều bộ môn.

Thời hạn 2 năm này được thực hiện trong khoảng thời gian sau khi được cấp chứng chỉ/giấy phép hành nghề.

  1. e) Duy trì việc Phát triển nghề nghiệp liên tục (CPD)
  • Việc phát triển nghề nghiệp liên tục (Continuing professional development – CPD) phải được thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu cập nhật các kỹ năng nghề nghiệp, mở rộng kiến thức, tìm kiếm những lĩnh vực mới có ứng dụng các công nghệ, phương pháp hành nghề mới và các đổi thay trong các lĩnh vực xã hội và sinh thái. Chứng chỉ xác nhận đã tham gia các chương trình CPD sẽ được Cơ quan thẩm quyền quản lý nghề nghiệp yêu cầu mỗi khi cấp mới hoặc gia hạn đăng ký.
  • Các mục tiêu của chương trình CPD nhằm tăng cường nhu cầu học tập suốt đời và là cơ sở để các Kiến trúc sư định kỳ nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng hành nghề. Yêu cầu của Ủy ban Giám sát về Phát triển nghề nghiệp liên tục là trong khoảng thời gian 2 năm phải tham gia một chương trình CPD với tổng thời gian đào tạo liên tục khoảng 2 tuần.
  • Mỗi Kiến trúc sư ASEAN (AA) được yêu cầu cung cấp chứng chỉ xác nhận đã thực hiện việc Phát triển nghề nghiệp liên tục theo đúng các yêu cầu của Cơ quan thẩm quyền quản lý nghề nghiệp.
  1. g) Tuân thủ các tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp và đạo đức xã hội
  • Các chuẩn mực về đạo đức hành nghề: Tất cả các Kiến trúc sư có nguyện vọng được đăng ký như một Kiến trúc sư ASEAN (AA) phải tự nguyện tuân thủ các chuẩn mực đạo đức hành nghề kiến trúc quốc tế được Nước Sở tại công nhận và các chuẩn mực đạo đức hiện hành khác. Cụ thể, một trong các tiêu chuẩn đạo đức hành nghề là kiến trúc sư phải đặt các yêu cầu về bảo vệ môi trường, sức khỏe, an ninh của cộng đồng cao hơn các lợi ích của bản thân cũng như khách hàng và đồng nghiệp, chỉ được hành nghề trong lĩnh vực thuộc thẩm quyền. Ủy ban Giám sát (MC) được yêu cầu phải xác nhận rằng khi đăng ký các Kiến trúc sư phải ký các bản cam kết tuân thủ các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp nói trên.
  • Trách nhiệm nghề nghiệp: các Kiến trúc sư ASEAN phải chịu trách nhiệm cá nhân về các hoạt động nghề nghiệp của mình theo các yêu cầu của Chứng chỉ hành nghề đồng thời theo các quy định hiện hành của pháp luật.
  • Trong quá trình hành nghề kiến trúc của mình, mỗi Kiến trúc sư ASEAN không được có các vi phạm nghiêm trọng trong lĩnh vực kỹ thuật hoặc đạo đức tại Việt Nam hoặc bất cứ quốc gia nào.
  • Mỗi Kiến trúc sư ASEAN đều phải tuân thủ các luật lệ về đạo đức nghề nghiệp trong lĩnh vực mà họ hành nghề.

Tại phiên họp lần thứ 22 của Hội đồng Kiến trúc sư ASEAN (AAC 22 Meeting) ngày 23/9/2014 tại Bali, Indonesia, Việt Nam đã chính thức được công nhận 07 Kiến trúc sư ASEAN đầu tiên; tiếp theo, tại phiên họp lần thứ 25 (AAC 25 Meeting) ngày 29/9/2015 tại Singapore, Việt Nam được công nhận thêm 02 Kiến trúc sư ASEAN.

Tính đến Phiên họp lần thứ 25 của Hội đồng Kiến trúc sư ASEAN tại Vientian (Laos), tháng 5/2016, Việt nam đã có tổng cộng 10 Kiến trúc sư ASEAN được công nhận./.

Nguồn tin: Theo kientrucvietnam.org.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Gửi phản hồi
Lấy ý kiến cộng đồng dân cư

345/QĐ-VQH

Quyết định số 345/QĐ-VQH ngày 03/4/2024 của Viện QHXD Hà Nội về việc Ban hành Hướng dẫn thành phần hồ sơ lập chỉ giới đường đỏ, cung cấp số liệu hạ tầng kỹ thuật tại Viện QHXD Hà Nội

Thời gian đăng: 08/04/2024

lượt xem: 27 | lượt tải:17

2068/QĐ-VQH

Quyết định số 2068/QĐ-VQH về việc Ban hành Hướng dẫn thành phần hồ sơ lập chỉ giới đường đỏ, cung cấp số liệu hạ tầng kỹ thuật tại Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội

Thời gian đăng: 23/11/2023

lượt xem: 184 | lượt tải:88

3663/QĐ-UBND

Quyết định số 3663/QĐ-UBND của UBND TP Hà Nội về việc Phê duyệt Điều chỉnh cục bộ QHCT tỉ lệ 1/500 hai bên tuyến đường Nhật Tân - Nội Bài (đoạn 3) khu vực dự án đầu tư xây dựng Thành phố thông minh GĐ1 và GĐ2

Thời gian đăng: 24/07/2023

lượt xem: 192 | lượt tải:125

3428/QĐ-UBND

Quyết định số 3428/QĐ-UBND của UBND TP Hà Nội về việc Phê duyệt Điều chỉnh cục bộ Quy hoạch phân khu đô thị N9, tỉ lệ 1/5000 tại khu quy hoạch 1.

Thời gian đăng: 20/08/2023

lượt xem: 247 | lượt tải:106

700/QĐ-TTg

Quyết định số 700/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về vệc Phê duyệt Nhiệm vụ Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065

Thời gian đăng: 18/06/2023

lượt xem: 331 | lượt tải:128

Báo tạp chí

  • Báo Lao Động
  • Báo Kinh Tế Đô Thị
  • Báo Quy Hoạch Đô Thị
  • Báo Kiến Việt
  • Tạp chí kiến trúc
  • Theo Báo Xây Dựng
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây