0 NaN undefined

Kiến trúc thích ứng với khí hậu

Thứ tư - 09/05/2018 15:58

Một trong những ký ức bằng hình ảnh sớm nhất của tuổi thơ tôi là một bức điêu khắc gắn trên mặt đứng nhà thờ, tại một thành phố ở Việt Nam, nơi tôi sinh ra. Phía trên cánh cửa ra vào của nhà thờ (xây theo phong cách Gô-tích mới) là bức hình đức Tổng Thiên Thần Michael đang đánh lại một con rồng được thể hiện theo một kích cỡ gây ấn tượng. Vung thanh bảo kiếm lên cao quá đầu trong bộ giáp trụ La Mã, Đức Tổng Thiên Thần sắp sửa chém nhát cuối cùng để kết liễu con rồng đang bị thương nằm dưới chân mình. Bức tượng một nhân vật lai nửa Châu Á nửa Châu Âu đem lại cho tôi một vài điều băn khoăn: Chẳng phải con rồng là loài vật truyền thuyết được tôn kính và mang những đức tính tốt, có thể bắt gặp ở bất cứ đâu trong cuộc sống hàng ngày hay sao? Tại sao con rồng lại có cặp cánh teo tóp trong khi từng trẻ em đều biết rằng loài rồng bay được mà không cần cánh? Có nhất thiết phải hạ sát một con rồng dù rằng loài rồng chỉ có làm mưa giải hạn và được tôn sùng như loài vật đem lại may mắn và thịnh vượng?

Đó là bài học đầu tiên của tôi về các sự vật trong thuyết tương đối. Hình tượng rồng không giống hệt nhau. Trong khi Châu Âu rồng là loài quái vật khạc ra lửa, thì ở Việt Nam rồng là linh vật tạo mưa thuận gió hòa và đem lại may mắn. Quy tắc bộ ba mang tính thần thoại tồn tại ở đây: Không có rồng thì không có mưa, không có mưa thì không có sự sống, không có sự sống thì không có văn hóa. Ngày nay, ở những vùng thôn quê Việt Nam chịu nắng hạn lâu ngày, người dân vẫn biểu diễn múa rồng như một nghi thức cầu mưa.

Hình ảnh con rồng trên trang bìa của cuốn sách về Việt Nam, không chỉ mang tính tượng trưng cho mưa – hàm ý đề tài về khí hậu, mà còn đề cập đến một thực tế rằng: Các hiện tượng mang tính văn hóa chỉ có thể được hiểu rõ trong bối cảnh riêng gắn với những hiện tượng đó. Điều này được gọi là thuyết tương đối văn hóa. Không phải cá nhân tôi, như một đứa trẻ trong câu chuyện phía trên kia, có ý niệm đúng đắn về điều đó, nhưng sự chênh lệch về hình tượng rồng trong văn hóa Phương Tây và Phương Đông là một ví dụ sinh động và rõ nét lần đầu tiên với nhận thức rằng các quy tắc hay thiết chế văn hóa không có giá trị phổ quát như nhau ở mọi nơi.

Cuốn sách gồm 2 phần về kiến trúc Việt Nam, cho thấy cần phải cân bằng áp lực giữa các cuộc tranh luận cấp khu vực và cấp toàn cầu, nhận biết những cạm bẫy về văn hóa. Tập đầu tiên, như những gì chúng tôi đã viết vài năm trước trong tạp chí ARCH+ số 211/212 nhan đề “Think Global, Build Social” (tạm dịch: Suy nghĩ mang tầm vóc toàn cầu, xây dựng về khía cạnh xã hội), rằng: “Cuộc tranh luận xung quanh kiến trúc bản địa chủ yếu xoay quanh các vấn đề xã hội, trong khi các vấn đề bản sắc văn hóa thường được xử lý khéo léo bên trong. Cùng với nhiều thứ khác, điều này đòi hỏi các dự án đáp ứng được mong mỏi mang tính truyền thống với một sự hài hòa cân bằng. Điều cần tập trung làm rõ ở đây là một sự (tự) đảm bảo chắc chắn các nguồn lực và kinh nghiệm cộng đồng sẵn có tại chỗ, và làm cho giá thành hạ. Ngược lại, cơ sở về mặt kinh tế bắt buộc phải có sự phân tích, bàn luận với bối cảnh khu vực, lần này do các nguyên nhân xã hội.

Ý nghĩa “bối cảnh khu vực” bao gồm cả khí hậu là một yếu tố mang tính quyết định trong việc tổ chức không gian, bên cạnh những khía cạnh về văn hóa. Nhờ đó hai xu thế hiện nay trên phạm vi toàn cầu có thể được nhắc tới, và những xu thế này chúng tôi trình bày trong ví dụ ở Việt Nam:

Phần 1 của cuốn sách này với chủ đề “Vietnam – Die stille Avantgarde” (tạm dịch: ”Kiến trúc Việt Nam – Những người tiên phong thầm lặng”) đã hướng sự chú ý đến sự chuyển đổi mạnh mẽ vẫn đang tiếp diễn. Không chỉ ở Việt Nam mà còn trên khắp thế giới đã xuất hiện một xu thế mới – sự cam kết xã hội đối với kiến trúc, Đây là điểm khởi đầu của việc thiết lập mới với quy tắc: Ghi nhận sự chuyển đổi về mô hình trong việc ứng phó với những thách thức của biến đổi khí hậu. Thay vì xử lý các vấn đề khí hậu theo phương pháp thông thường về mặt kỹ thuật, thế hệ kiến trúc sư Việt Nam trẻ tuổi đã giải quyết những vấn đề đó thật sự sáng tạo bằng các giải pháp kiến trúc. Bên cạnh kiến trúc xã hội, các bản thiết kế thích ứng với khí hậu đã mở ra một lối đi đến đích, hướng tới sự phù hợp mới về xã hội.

Tuy nhiên, cả hai xu thế phát triển đều ẩn chứa những hiểm nguy: Trong quá trình chuẩn bị và tiếp cận cần chú ý đến học thuyết: Văn hóa là yếu tố quyết định. Và tương tự như vậy, trong quá trình khởi phát của kiến trúc, từ những điều kiện khí hậu trong công đoạn thứ hai, cần thận trọng đối với học thuyết Khí hậu là yếu tố quyết định. Vấn đề sau thiên về việc tiết giảm các mối liên hệ về văn hóa và xã hội xuống mức độ được gọi là “đặc tính dân tộc” dựa trên khí hậu. Bên cạnh các yếu tố khác, chẳng hạn như những ảnh hưởng về xã hội, chúng ta cũng không thể không tính đến tác động mạnh của con người đến môi trường. Mới đây nhất, sự biến đổi khí hậu do con người gây ra trong thời đại nhân sinh, nhận định trên đã cho thấy rõ hơn rằng: Không có một khuôn khổ hay định chế hợp nhất nào của sự phát triển mang tính lịch sử (gần như không chịu tác động của thời gian), mà thực sự đã “đạt đến một tầm vóc linh hoạt năng động, không còn bó hẹp trong những nhịp điệu hay vần luật ổn định và cũng không có phạm vi hoạt động được giới hạn một cách rõ ràng về mặt xã hội” như Sascha Roesler đã phát biểu. Theo đó, sự biến đổi khí hậu do con người gây ra diễn biến không phụ thuộc vào ranh giới lãnh thổ theo quan niệm phổ biến. Ngay cả khi đó là sự dẫn dắt đến một trường khí hậu tự nhiên bên ngoài công trình và môi trường khí hậu nhân tạo bên trong, vì thế Roesler tiếp tục với việc tạo ra “khí hậu đô thị” thời đại nhân sinh theo kiểu xưa cũ: “Đối tượng nghiên cứu có tính quyết định về tri thức không còn là những công trình đơn lẻ biệt lập nữa, mà là cả một khu vực hoặc thậm chí cả một đô thị […]. Đô thị thay thế cho công trình như một khoảng không cấu thành nên một không gian nội thất, bắt buộc phải được thiết kế bởi kiến trúc sư trên cơ sở nghiên cứu về nhiệt và xét đến tính tiện nghi”.

Những nghiên cứu cho rằng chúng ta không còn cư trú trong các ngôi nhà nữa, mà cần được nhìn nhận rộng hơn là trong không gian đô thị, đã dẫn đến một sự chuyển đổi thực sự về mô hình. Các ví dụ minh họa cho xu hướng này bao gồm: House for Trees (Nhà cho Cây) của Văn phòng Kiến trúc Võ Trọng Nghĩa hoặc Sai Gon House (Nhà ở Sài Gòn) của Văn phòng A21 Studio. Những cách tiếp cận đó được đặc trưng bởi thực tế, phạm vi không chỉ gói gọn trong những không gian nội thất mang tính liên tục và đóng kín, mà còn tính đến công năng được chứa đựng trong các khối không gian riêng biệt. Việc phân tách hình khối sẽ kích hoạt những không gian xen kẽ, hướng tới những mối liên hệ phức hợp giữa cá nhân và cộng đồng, giữa không gian riêng và không gian chung, giữa bên trong và bên ngoài, giữa nhân tạo và tự nhiên…

Loại bỏ các yếu tố đối ngược cho phép tư duy mới mẻ về kiến trúc như một thành phần trong hệ sinh thái chính sách của đô thị, Roesler lập luận dựa trên quan điểm của Bruno Latour. Đồng thời bằng cách đó, chúng ta có thể kháng lại những mối đe dọa hoặc nguy cơ, khi khí hậu lại là một chủ đề trong cuộc tranh luận về kiến trúc và dẫn tới một trào lưu ngược dòng – Trào lưu này phủ nhận hiện thực đời sống hiện đại với nhiều yêu cầu đa dạng.
Trong một bài viết về mô hình của Bruno Taut với chủ đề xây dựng mang tính thiên nhiên, Manfred Speidel tóm lược một cách hết sức dễ hiểu về mô hình xây dựng thích ứng với khí hậu đem đến những cơ hội nào. Điều đó không chỉ giúp phản ánh tính đa dạng văn hóa mà còn làm kiến trúc trở nên giàu có hơn. Trong đó, học giả có nhấn mạnh và kiên định tính độc lập, tự chủ của kiến trúc. Trong thời đại của biến đổi khí hậu, điều đó cũng có thể chống lại việc cào bằng mức độ trang bị kỹ thuật của không gian và chủ nghĩa hình thức mang tính toàn cầu.
Tuy nhiên, tính độc lập tự chủ không có nghĩa là khăng khăng níu giữ sự tinh khiết hay thuần túy của những gì đã cũ. Các dự án của Văn phòng Kiến trúc A21 Studio đã cho thấy rõ điều này, theo một cách thức ấn tượng. Tri thức được truyền lại về tính đa dạng của hình thái và giải pháp xây dựng thích ứng với điều kiện khí hậu, chỉ có thể được duy trì như một thực thể sống động khi liên kết với tính rộng mở về văn hóa và sự tự do trong cách thể hiện. Thái độ này đã tạo điều kiện thuận lợi cho những dạng thức lai ghép hình thành, như hình tượng con rồng trên mặt đứng nhà thờ ở Việt Nam đã đề cập đến ở trên. Ngay cả khi hình tượng rồng đó cũng là một thực thể được lai ghép.

Bài viết được trích từ cuốn sách “Arch+: Kiến trúc Việt Nam – Những người tiên phong thầm lặng” do Tạp chí Kiến trúc – Hội KTS Việt Nam phối hợp với Viện Goethe Hà Nội và Tạp chí Arch+ thực hiện và phát hành nhân kỷ niệm 70 năm Hội KTS Việt Nam.
Xem thêm bài viết giới thiệu về cuốn sách: Giới thiệu sách ARCH +: “Kiến trúc Việt Nam – Những người tiên phong thầm lặng”

Nguồn tin: Theo tapchikientruc.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Gửi phản hồi
Lấy ý kiến cộng đồng dân cư

2068/QĐ-VQH

Quyết định số 2068/QĐ-VQH về việc Ban hành Hướng dẫn thành phần hồ sơ lập chỉ giới đường đỏ, cung cấp số liệu hạ tầng kỹ thuật tại Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội

Thời gian đăng: 23/11/2023

lượt xem: 131 | lượt tải:63

3663/QĐ-UBND

Quyết định số 3663/QĐ-UBND của UBND TP Hà Nội về việc Phê duyệt Điều chỉnh cục bộ QHCT tỉ lệ 1/500 hai bên tuyến đường Nhật Tân - Nội Bài (đoạn 3) khu vực dự án đầu tư xây dựng Thành phố thông minh GĐ1 và GĐ2

Thời gian đăng: 24/07/2023

lượt xem: 153 | lượt tải:110

3428/QĐ-UBND

Quyết định số 3428/QĐ-UBND của UBND TP Hà Nội về việc Phê duyệt Điều chỉnh cục bộ Quy hoạch phân khu đô thị N9, tỉ lệ 1/5000 tại khu quy hoạch 1.

Thời gian đăng: 20/08/2023

lượt xem: 196 | lượt tải:90

700/QĐ-TTg

Quyết định số 700/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về vệc Phê duyệt Nhiệm vụ Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065

Thời gian đăng: 18/06/2023

lượt xem: 298 | lượt tải:117

3004/QĐ-UBND

Quyết định số 3004/QĐ-UBND của UBND Thành phố HN về việc Phê duyệt Chỉ giới đường đỏ tuyến đường vào Trụ sở Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an, Trại tạm giam T16 và Trung tâm thẩm vấn của lực lượng cảnh sát, tỉ lệ 1/500

Thời gian đăng: 27/07/2023

lượt xem: 199 | lượt tải:56

Báo tạp chí

  • Báo Lao Động
  • Báo Kinh Tế Đô Thị
  • Báo Quy Hoạch Đô Thị
  • Báo Kiến Việt
  • Tạp chí kiến trúc
  • Theo Báo Xây Dựng
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây