0 NaN undefined

Kiến trúc Hà Nội chuyển mình qua 60 năm

Thứ ba - 07/10/2014 04:03
60 năm qua – bộ mặt đô thị đổi thay không ngừng, Hà Nội – thành phố có tuổi đời 1.000 năm là một trong những Thủ đô có được nét hòa quyện, đan xen giữa nhiều “lớp không gian” qua từng giai đoạn lịch sử, có nét giao hòa “Đông – Tây”, làm nên những ấn tượng đặc biệt, hấp dẫn và thú vị, say mê biết bao người.
Hà Nội là một thành phố có lịch sử hình thành và phát triển 1.000 năm, nhưng “phát triển theo mô hình đô thị hiện đại” mới chỉ gần 1,5 thế kỷ gần đây (kể từ khi người Pháp xây dựng những công trình đầu tiên ở Hà Nội 1875), chiếm 15% trên quãng đường một thiên niên kỷ là một quãng thời gian không nhiều.
Đây là nhận xét và đánh giá của KTS Vũ Hoài Đức, Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội về sự phát triển theo mô hình đô thị hiện đại của Hà Nội nhân kỷ niệm 60 năm giải phóng Thủ đô, 15 năm vinh dự nhận danh hiệu “Thành phố vì hòa bình”.

 
Kiến trúc Hà Nội giai đoạn 1875-1954.
Kiến trúc Hà Nội giai đoạn 1875-1954.
60 năm theo âm lịch của phương đông là kết thúc của một chu kỳ, khởi đầu cho một chu kỳ mới. Do vậy, đây cũng là thời khắc để "tĩnh tại" và nhìn nhận lại một giai đoạn khó khăn mà cũng rất đáng tự hào.
Đặc biệt trong bối cảnh chúng ta đang tổ chức tổng kết 30 năm đổi mới - những đánh giá khách quan và khoa học về vấn đề phát triển đô thị của Hà Nội, sau gần 1/2 thời gian sau ngày giải phóng Thủ đô - giai đoạn đô thị hóa bùng nổ nhất là cực kỳ quan trọng và hữu ích.
Theo dòng lịch sử, trong gần một thế kỷ rưỡi qua, chỉ có giai đoạn phát triển ban đầu (1875-1939) và giai đoạn sau đổi mới (1986-nay), là hai giai đoạn đô thị phát triển mạnh mẽ - đánh dấu nhiều đổi thay hơn cả. 50 năm giữa hai giai đoạn này, kể từ chiến tranh thế giới thứ 2 bùng nổ (1939) đến trước “Đổi mới” ( 1986), là giai đoạn Hà Nội phát triển đô thị khó khăn, thiếu thốn…
Theo KTS Vũ Hoài Đức, để đánh giá một quãng đường, cần có sự so sánh với những thời điểm đã qua, cho dù “mọi sự so sánh đều khập khiễng”. Tuy nhiên, so sánh với việc nhìn nhận các yếu tố tác động đến quá trình phát triển có thể cho chúng ta nhận thấy sự tương quan một cách khoa học hơn.
Sự đặt chân của người Pháp đã kéo theo sự biến mất của kinh thành cổ kính và những kiến trúc truyền thống gắn với Hà Nội và văn hóa người Việt bởi sự áp đặt về chính trị trong bối cảnh lịch sử lúc bấy giờ.
Sự mâu thuẫn tồn tại ngay trong lòng đô thị lúc ấy, thể hiện ở cơ cấu chức năng không cân đối, tổ chức không gian thể hiện sự phân biệt, bất bình đẳng giữa các khu người Âu và người bản xứ… là số ít những hạn chế trong “ Giấc mơ Tây Phương ở Viễn Đông” – của người Pháp ở Hà Nội. Thành công và đóng góp trong việc chuyển đổi Thăng Long – Hà Nội sang một mô hình đô thị hoàn toàn mới, khởi đầu cho quá trình đô thị hóa sau này dưới bàn tay người Pháp là rất lớn. Việc qui hoạch đô thị, thiết kế các công trình kiến trúc đã để lại một quỹ di sản đô thị mới cho Hà Nội sau này.
Giải phóng Thủ đô 10/10/1954, cũng là thời điểm các thế hệ tiền bối đặt nền móng cho việc phát triển đô thị theo quan điểm hoàn toàn khác giai đoạn thuộc địa – đó là quan điểm “Lo cho dân ta – cho đất nước ta”. Do vậy, các khu tập thể - mô hình lần đầu tiên xuất hiện ở nước ta đã bước đầu được hình thành và được liên tục kế thừa cho đến tận ngày nay; các khu công nghiệp tập trung với qui mô lớn hơn hẳn đã hình thành, hệ thống bệnh viện, trường đại học, công trình công cộng phát triển rất đáng kể… đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân.
Hơn 30 năm sau giải phóng (tính đến trước “Đổi mới”), trong chiến tranh – bao vây cấm vận, với nguồn lực cực kỳ hạn chế, kinh nghiệm quản lý đô thị - thực thi quy hoạch ít ỏi, bởi sự đan xen giữa việc giành độc lập dân tộc – thống nhất đất nước và bảo vệ tổ quốc với phát triển kinh tế. Những việc đã làm được để quá trình đô thị hóa Thủ đô theo quy hoạch, có thể nói là rất đáng ghi nhận trong bối cảnh đương thời. Tuy có những hạn chế về mô hình phát triển: phân tán – dàn trải, tạo nên nhiều “khoảng trống” trong không gian đô thị khiến không thực thi được quy hoạch, cơ sở hạ tầng yếu kém… nhưng nếu nhìn nhận khách quan, không thể phủ nhận những thành quả đáng kể của giai đoạn này.

 
Kiến trúc Hà Nội giai đoạn 1954-1986.
Kiến trúc Hà Nội giai đoạn 1954-1986.
Sau “Đổi mới”, đặc biệt sau năm 1991 (sự kiện sụp đổ của hệ thống XHCN ở Đông Âu), lần đầu tiên chúng ta “phải” và “chỉ có”: dựa vào chính mình – trong mọi lĩnh vực phát triển. Và có thể nói, dù “ vừa học vừa làm”, nhưng gần 30 năm trở lại đây, bên cạnh những vấn đề bất cứ đô thị nào trong giai đoạn bùng nổ phát triển cũng gặp phải, Hà Nội có thể tự hào rằng “Thành phố đã phát triển mạnh, “thay da – đổi thịt” một cách rất rõ nét. Từ giai đoạn phát triển các cụm nhà ở theo mô hình “nhà nước và nhân dân cùng làm” những năm 1990, đến các khu đô thị mới cao tầng, hiện đại, những công trình đồ sộ - đa chức năng lần đầu xuất hiện ở Thủ đô… trong những năm 2000; hệ thống đường xá, hạ tầng đang từng ngày hoàn thiện…
KTS Vũ Hoài Đức cũng cho rằng, đây là giai đoạn mà tính pháp lý của các đồ án ngày càng cao, đồng thời với việc Nhà nước từng bước hoàn thiện các bộ Luật về xây dựng, quy hoạch… Nếu như giai đoạn trước “Đổi mới” chỉ có 1 đồ án quy hoạch Quy hoạch Hà Nội được phê duyệt (quyết định số 100TTg ngày 24/4/1981). Thì giai đoạn 30 năm sau “ Đổi mới”, tất cả các đồ án đều được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với độ lớn về diện và sâu về chất.
So với năm 1954, những chỉ số cơ bản về quy mô đất đai, quy mô dân số của toàn thành phố và khu vực đô thị hiện nay cho ta thấy rõ hơn quá trình đô thị hóa của Hà Nội trong 60 năm qua: diện tích thành phố tăng gấp 22 lần, nội thành tăng gấp 18,6 lần, dân số toàn thành phố tăng gấp 12 lần, nội thành tăng gấp 17,2 lần…
60 năm qua – bộ mặt đô thị đổi thay không ngừng, Hà Nội – thành phố có tuổi đời 1.000 năm là một trong những Thủ đô có được nét hòa quyện, đan xen giữa nhiều “lớp không gian” qua từng giai đoạn lịch sử, có nét giao hòa “ Đông – Tây”, làm nên những ấn tượng đặc biệt, hấp dẫn và thú vị, say mê biết bao người.
Bên cạnh những thành công trong quá trình đô thị hóa, những thất bại cũng để lại cho đô thị Hà Nội nhiều vấn đề; những bất cập của thành phố vẫn tồn tại, hiện hữu trong cuộc sống hiện tại. Thành công, thất bại đều để lại những kinh nghiệm cho các thế hệ mai sau. Biết trân trọng thành quả, nhìn nhận khách quan thất bại, sẽ là chìa khóa cho việc thực thi đô thị hóa một cách thông minh trong tương lai.

Nguồn tin: Cổng Thông tin điện tử Chính phủ

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Gửi phản hồi
Lấy ý kiến cộng đồng dân cư

345/QĐ-VQH

Quyết định số 345/QĐ-VQH ngày 03/4/2024 của Viện QHXD Hà Nội về việc Ban hành Hướng dẫn thành phần hồ sơ lập chỉ giới đường đỏ, cung cấp số liệu hạ tầng kỹ thuật tại Viện QHXD Hà Nội

Thời gian đăng: 08/04/2024

lượt xem: 32 | lượt tải:23

2068/QĐ-VQH

Quyết định số 2068/QĐ-VQH về việc Ban hành Hướng dẫn thành phần hồ sơ lập chỉ giới đường đỏ, cung cấp số liệu hạ tầng kỹ thuật tại Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội

Thời gian đăng: 23/11/2023

lượt xem: 194 | lượt tải:92

3663/QĐ-UBND

Quyết định số 3663/QĐ-UBND của UBND TP Hà Nội về việc Phê duyệt Điều chỉnh cục bộ QHCT tỉ lệ 1/500 hai bên tuyến đường Nhật Tân - Nội Bài (đoạn 3) khu vực dự án đầu tư xây dựng Thành phố thông minh GĐ1 và GĐ2

Thời gian đăng: 24/07/2023

lượt xem: 195 | lượt tải:127

3428/QĐ-UBND

Quyết định số 3428/QĐ-UBND của UBND TP Hà Nội về việc Phê duyệt Điều chỉnh cục bộ Quy hoạch phân khu đô thị N9, tỉ lệ 1/5000 tại khu quy hoạch 1.

Thời gian đăng: 20/08/2023

lượt xem: 255 | lượt tải:108

700/QĐ-TTg

Quyết định số 700/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về vệc Phê duyệt Nhiệm vụ Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065

Thời gian đăng: 18/06/2023

lượt xem: 339 | lượt tải:133

Báo tạp chí

  • Báo Lao Động
  • Báo Kinh Tế Đô Thị
  • Báo Quy Hoạch Đô Thị
  • Báo Kiến Việt
  • Tạp chí kiến trúc
  • Theo Báo Xây Dựng
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây