0 NaN undefined

KTS Nguyễn Phú Đức: Chia sẻ để trân trọng hơn di sản

Thứ tư - 25/11/2015 21:17
Liên quan đến Hà Nội, bộ sưu tập ảnh gồm xấp xỉ 300 cổng làng, 12 di tích cấp quốc gia 16 cửa, bộ ảnh cầu Hà Nội, bộ ảnh kiến trúc khu phố cổ, bộ ảnh kiến trúc khu phố Pháp, Tứ trấn Thăng Long… Ngoài ra, bộ sưu tập còn có các bộ ảnh về các di sản trong cả nước như 21 thành cổ, 14 văn - thánh miếu, 25 tháp Chăm riêng biệt, 27 làng nghề, Tứ huyệt đạo Việt Nam, 4 cực 1 đỉnh, Tứ bất tử Việt Nam và các bộ ảnh về các nước ASEAN, 63 tỉnh thành của Việt Nam.

Chia sẻ phóng viên Báo Xây dựng, KTS Nguyễn Phú Đức chân thành: Việc công bố bộ sưu tập ảnh di sản của mình là một cách ông vận động mọi người cùng quan tâm, trân trọng di sản.

PV: Thưa ông, từ ý tưởng nào, từ khi nào ông có ý định thực hiện việc lưu lại hình ảnh các di sản của cả nước qua ảnh?

KTS Nguyễn Phú Đức: Hoàn toàn vì yêu thích và cơ bản là tôi thích viết, ghi chép. Đầu tiên là dùng ảnh minh họa bài viết, rồi câu chuyện bằng ảnh, dần dà hình thành ảnh bộ. Mục đích thì phục vụ công việc, để cố gắng nói đến di sản nào trong khu vực thì đọc nổi cái tên, địa chỉ và phong cách kiến trúc.

Lúc đầu tôi lập Nhóm Lovely Hanoi Group (từ cuối năm 2008), cứ sáng sớm Chủ nhật, khoảng chục anh, chị, em kéo nhau đi khám phá một địa danh định trước. Chương trình thì hoặc là mời tham gia cùng hoặc là đến tận nhà các chuyên gia như cố GS.KTS Trần Hùng, GS.TSKH.KTS Hoàng Đạo Kính hay KTS Đào Quốc Hùng chia sẻ, truyền lửa… Lâu dần tập thành thói quen. Và một tháng thì tôi lại đi “ngoại tỉnh” 1 lần, lâu dần rồi vươn ra cả nước.

PV: Đi - cảm nhận- chụp di sản trong cả nước, ông nhận định như thế nào về nhận thức của xã hội đối với di sản? Và số phận của các di sản nói chung?

Nhìn chung, di sản cấp quốc gia đặc biệt thì được quan tâm đầu tư bảo tồn, tu bổ. Các tỉnh, thành mạnh về kinh tế thì các di tích, di sản cũng được quan tâm hơn, nhất là công tác xã hội hóa đối với các công trình tôn giáo, tín ngưỡng, khai thác du lịch. Về ý thức, người dân địa phương tự hào về di sản của mình và đều mong muốn di sản đó được khôi phục lại.

PV: Có nhiều không những công trình xứng đáng là di sản nhưng chưa được xếp hạng, thưa ông?

Di sản thì được phân hạng cấp độ với các tiêu chí theo Luật Di sản. Chỉ có điều là các di sản đang được xem xét dưới góc độ cá thể để xếp hạng và bảo tồn chứ chưa tạo được sự xâu chuỗi, liên kết mạng trong một quần thể để người tìm hiểu - chiêm ngưỡng hiểu hết được bối cảnh, quan hệ tuơng tác khu vực với di sản.

PV: Có những trường hợp nào sau lần ông chụp, khi quay lại, di sản biến mất hoặc biến dạng không?

Di sản được xếp hạng biến mất thì chưa nhưng xuống cấp thì có do kinh phí duy tu, bảo trì. Biến dạng thì nhiều quá, nhiều công trình phục dựng đã không còn yếu tố thời kỳ gốc mà thay vào đó là các thiết kế điển hình, đặc biệt là các tam quan.

PV: Trong những chuyến "săn" di sản, hẳn ông có nhiều kỷ niệm đẹp, ông có thể chia sẻ vài kỷ niệm ấn tượng?

Vì là tranh thủ các chuyến đi cuối tuần hoặc công tác nên kỉ niệm đẹp xuất hiện là điều tất yếu. “Cú” đi Bình Định đợt 2/9 vừa qua trên đường ra sân bay, các KTS Bình Định như chị Đào, anh Nguyên vừa xem đồng hồ vừa chỉ điểm dẫn đến 3 khu Tháp Chăm và 2 thành cổ An Nhơn, Đồ Bàn. Khi tôi đến sân bay, chỉ còn 5 phút nữa là đóng cửa quầy.

Hay gần đây nhất, cách 2 tuần, là chuyến đi công tác Đà Nẵng, chiều phải họp, tôi đã dạy sớm đi thì mưa quá to, phải chờ đến 8h mới xuất phát đến Hội An rồi 1 mình xe máy phóng vào Tam Kỳ. Do phóng nhanh vượt quá tháp Chăm Chiên Đàn mà lại được người dân chỉ nên tôi khám phá thêm được quần thể 3 tháp Chăm - Hồng hùng vĩ và một số nơi di tích của Quảng Nam. Lúc tôi quay về Đã Nẵng thì cả người bỏng rát và chỉ còn có 5 phút để thay trang phục, cùng đoàn vào phòng họp trong sự ngỡ ngàng của các thành viên. Ai cũng tưởng tôi không về kịp sau quãng đường 200km.

PV: Các chuyến đi khắp miền đất nước, hẳn đã tiêu tốn của ông nhiều công sức, thời gian, tiền bạc, vậy làm thế nào để ông tiếp tục nuôi dưỡng niềm đam mê của mình?

Đã đam mê thì không biết mệt và không thấy gì là lãng phí. Cái tiếc là chỉ đi được ngày cuối tuần, tranh thủ - tận dụng từng giây phút. Cái thèm là có nhiều thời gian để khám - phá, nhìn nhận hơn nữa. May mắn là các sản phẩm trình làng lại có nơi này, nơi kia khai thác kèm theo lại sự “tài trợ” nhiệt tâm của những người bạn mọi miền đất nước nên kinh phí hầu như là “không tưởng”. Cảm ơn cuộc đời và những người bạn đó!

PV: Ông đã thực sự hài lòng với bộ sưu tập của mình chưa? Còn những di sản nào ông sẽ sẽ chinh phục? Còn những dự định tương tự nào ông sẽ triển khai trong tương lai?

Nếu nói hài lòng thì có nghĩa là cạn kiệt và là kết thúc câu chuyện. Kho tư liệu, dữ liệu của đất nước còn nhiều và những người đồng hành lại là những người trẻ và giỏi nghề hơn mình nên tôi vẫn còn đi để kiếm tìm và hiểu rõ hơn ngọn ngành. Dự định vẫn là những thứ đã nằm trong đầu, hẹn năm sau, nhân ngày Di sản Việt Nam 23/11, tôi sẽ lại được hân hạnh công bố.

PV: Các giải thưởng đã đạt được từ các bộ ảnh di sản có ý nghĩa gì với anh?

5 lần dự thi cuộc thi ảnh di sản của Tạp chí Heritage, mỗi lần 1 bộ ảnh đều được vào top 3, trong đó 1 lần sơ kết lên cao nhất. Những giải thưởng này mang ý nghĩa vật chất, nhất lại là những chiếc vé của hãng Hàng không Vietnam Airline, tôi lại dùng để đi khám phá những chân trời tư liệu mới.

Về tinh thần, giải thưởng là sự khích lệ, ghi nhận của cuộc thi đường dài của Tạp chí Heritage. Nó cổ xúy cho việc anh, em tôi làm và quảng bá đến mọi người cùng chung tay, trách nhiệm. Và hơn nữa giải thưởng này làm cho tôi lại có cớ để đi. Nhân đây xin cảm ơn những người thân yêu trong gia đình tôi luôn ủng hộ, hỗ trợ mọi đam mê của tôi.

PV: Trân trọng cảm ơn ông!

Dưới đây là chùm ảnh cầu cổ có mái của tác giả ảnh KTS Nguyễn Phú Đức:

Nguồn tin: Hòa Bình

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Gửi phản hồi
Lấy ý kiến cộng đồng dân cư

2068/QĐ-VQH

Quyết định số 2068/QĐ-VQH về việc Ban hành Hướng dẫn thành phần hồ sơ lập chỉ giới đường đỏ, cung cấp số liệu hạ tầng kỹ thuật tại Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội

Thời gian đăng: 23/11/2023

lượt xem: 148 | lượt tải:69

3663/QĐ-UBND

Quyết định số 3663/QĐ-UBND của UBND TP Hà Nội về việc Phê duyệt Điều chỉnh cục bộ QHCT tỉ lệ 1/500 hai bên tuyến đường Nhật Tân - Nội Bài (đoạn 3) khu vực dự án đầu tư xây dựng Thành phố thông minh GĐ1 và GĐ2

Thời gian đăng: 24/07/2023

lượt xem: 160 | lượt tải:113

3428/QĐ-UBND

Quyết định số 3428/QĐ-UBND của UBND TP Hà Nội về việc Phê duyệt Điều chỉnh cục bộ Quy hoạch phân khu đô thị N9, tỉ lệ 1/5000 tại khu quy hoạch 1.

Thời gian đăng: 20/08/2023

lượt xem: 204 | lượt tải:96

700/QĐ-TTg

Quyết định số 700/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về vệc Phê duyệt Nhiệm vụ Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065

Thời gian đăng: 18/06/2023

lượt xem: 308 | lượt tải:120

3004/QĐ-UBND

Quyết định số 3004/QĐ-UBND của UBND Thành phố HN về việc Phê duyệt Chỉ giới đường đỏ tuyến đường vào Trụ sở Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an, Trại tạm giam T16 và Trung tâm thẩm vấn của lực lượng cảnh sát, tỉ lệ 1/500

Thời gian đăng: 27/07/2023

lượt xem: 205 | lượt tải:57

Báo tạp chí

  • Báo Lao Động
  • Báo Kinh Tế Đô Thị
  • Báo Quy Hoạch Đô Thị
  • Báo Kiến Việt
  • Tạp chí kiến trúc
  • Theo Báo Xây Dựng
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây