0 NaN undefined

Công trình Hiệu quả Năng lượng – Góc nhìn toàn diện: Thiết kế – Xây dựng – Vận hành

Chủ nhật - 19/08/2018 23:17

Công trình cần được Thiết kế – Xây dựng – Vận hành như thế nào để đảm bảo tối ưu hóa tiện nghi cho người sử dụng trong khi vẫn hiệu quả về sử dụng tài nguyên (năng lượng, nước, vật liệu….) và giảm tác động đến môi trường? Điều này đòi hỏi sự tham gia của tất cả các bên ngay từ giai đoạn ban đầu trong quá trình hình thành đến khi kết thúc các dự án xây dựng.

Bộ Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về Công trình Hiệu quả năng lượng (QCVN 09:2017/BXD) do Bộ Xây dựng  ban hành năm 2018 là phiên bản cập nhật của QCVN 09:2013/BXD do thực trạng áp dụng những năm vừa qua còn ở mức rất thấp. Song song cập nhật, điều chỉnh trong hành lang pháp lý từ phía cơ quan nhà nước, mỗi dự án xây dựng cần có sự tham gia từ tất cả các bên tham gia (đơn vị đầu tư, nhà thầu, tư vấn, thi công xây dựng, vận hành….) ngay từ khâu hoạch địch mục tiêu bền vững cho đến khi thiết kế, vận hành và kết thúc vòng đời công trình để đạt được tiêu chí bền vững, hiệu quả năng lượng và tài nguyên.

Góc nhìn toàn diện: Thiết kế – Xây dựng – Vận hành (Nguồn: Internet)
 

Dưới góc nhìn của các bên liên quan, đặc biệt là chủ đầu tư, nhóm chuyên gia (kiến trúc sư, kĩ sư, quản lý) và cộng đồng học thuật, những rào cản lớn nhất đã và đang hiện diện là nhận thức về hiệu quả tài chính, rào cản kỹ thuật và chất lượng nguồn nhân lực trong thời kỳ 4.0 hiện nay. Một trong những nguyên nhân gốc rễ chính là vì công trình Hiệu quả Năng lượng tại Việt Nam đang không được nhìn nhận một cách toàn diện xuyên suốt quá trình Thiết kế – Xây dựng – Vận hành trên cơ sở hợp tác chặt chẽ giữa các bên.

Nhìn nhận đầu tư đúng và toàn diện hơn

Theo Báo cáo Đề án kinh doanh cho Công trình xanh (2013)(1) của Hội đồng Công trình xanh Thế giới, nhiều chủ đầu tư, nhà phát triển bất động sản còn băn khoăn về hiệu quả đầu tư của công trình xanh, đặc biệt ngộ nhận chi phí phát sinh của công trình xanh cao hơn công trình thông thường từ 0.9-29.9%, trong khi nghiên cứu chỉ ra con số đó chỉ dao động từ -0.4% – 12.5%. Tất nhiên, nhà đầu tư cần xây dựng chiến lược tài chính ngay từ giai đoạn đầu tiên của dự án, làm việc với đội ngũ chuyên gia dày dăn kinh nghiệm và theo sát quy trình để đảm bảo giữ chi phí phụ trội ở mức tối thiểu tương ứng với mục đích xây dựng. Nếu cứ chạy theo xu hướng sử dụng vật liệu cao cấp, lắp đặt pin mặt trời,… mà bỏ qua việc tính toán xem xét tổng thể giải pháp thiết kế thụ động (lớp vỏ công trình, vật liệu, chiếu sáng, thông gió…) và thiết kế chủ động (trang thiết bị hệ thống sử dụng trong công trình) có phù hợp với điều kiện vị trí, khí hậu hay công năng sử dụng của công trình, thì sẽ lãng phí không cần thiết. Thí dụ vỏ bọc công trình không tốt dẫn đến tải điều hòa tăng lên và không ai khác ngoài chủ đầu tư phải bỏ tiền mua hệ thống điều hòa không khí với chi phí cao hơn.

Thêm vào đó, nhà đầu tư cần phải nhận thức rõ ràng về hiệu quả tiết kiệm tài nguyên, giảm chi phí vận hành và bảo dưỡng của công trình xanh. Đó là chưa kể đến lợi ích về sức khỏe và hiệu suất làm việc của người sử dụng, điều mà sẽ góp phần thúc đẩy lợi nhuận và nâng cao hình ảnh về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Thực tế, theo báo cáo The Impact of Office Design on Business Performance (2005)(2) của Hội đồng Thiết kế CABE (Anh), ước tính gia tăng 2-5% hiệu suất làm việc của nhân viên có thể bù lại chi phí tài nguyên mà họ sử dụng từ công trình mà họ đang làm việc.

Ngoài ra, công trình hiệu quả năng lượng hiện nay vẫn chủ yếu được phát triển trong phân khúc cao cấp và khách hàng phải trả giá cao để có chất lượng sống tốt hơn. Như vậy sẽ hạn chế việc ra quyết định của chủ đầu tư, cũng như bỏ lỡ thị trường phân khúc thấp và trung bình vốn có nhiều khách hàng và tiêu tốn nhiều tài nguyên hơn cả. Việc đầu tư triển khai các giải pháp thiết kế hiệu quả năng lượng ở công trình có giá thấp và trung bình sẽ là một xu hướng rất đáng kỳ vọng trong tương lai. Một lần nữa, hướng đi này cũng đòi hỏi sự tham gia của các bên từ giai đoạn tiền thiết kế.

Chia sẻ nền tảng kỹ thuật và nâng cao năng lực

Nền tảng kỹ thuật trong thiết kế, xây dựng và vận hành là yếu tố cốt lõi trong công trình hiệu quả năng lượng. Tuy nhiên, rào cản kỹ thuật và năng lực thiết kế đang cản trở sự phát triển của lĩnh vực này tại Việt Nam, đặt ra yêu cầu thúc đẩy thay đổi nhận thức, trao đổi kiến thức, kinh nghiệm cũng như hợp tác phát triển giữa đội ngũ dự án, chuyên gia tư vấn trong và ngoài nước.

Về nhận thức, đội ngũ làm dự án cần lấy ý tưởng về quy trình thiết kế tích hợp (Intergrated design process) làm nền tảng. Từ giai đoạn Thiết kế – Xây dựng – Vận hành, đội dự án đã có sự tham gia của: quản lý, chủ dự án, kiến trúc sư, kỹ sư xây dựng dân dụng, kỹ sư kết cấu, kỹ sư hệ thống cơ, điện và nước, đơn vị thiết kế nội thất, chuyên gia mô phỏng năng lượng/khí hậu, đơn vị CxA Nếu chỉ có trao đổi thông tin một chiều, làm việc độc lập, các hệ thống công trình không thể được tối ưu và dẫn đến phát sinh chi phí. Đặt trong yêu cầu khắt khe của công trình xanh, vai trò của quy trình thiết kế tích hợp càng quan trọng hơn do quy trình thiết kế từ giai đoạn đầu có thể quyết định hiệu quả đầu ra cuối cùng.

Công việc của người thiết kế, xây dựng gắn bó mật thiết với người vận hành. Thiết kế tốt thì hỗ trợ tốt cho vận hành, ngược lại thì người vận hành cần tiếp tục tối ưu hóa hiệu suất hơn nữa. Ngay cả khi một công trình được thiết kế và xây dựng hướng tới hiệu suất cao thì về bản chất, không có công trình nào luôn luôn đảm bảo hiệu quả năng lượng. Như vậy người phụ trách vận hành phải cam kết thực hiện nghiệm thu liên tục để giải quyết những vấn đề vận hành, cải thiện tiện nghi, tối ưu sử dụng năng lượng và phát triển sáng kiến tiết kiệm tài nguyên. Tại Tuần lễ Hiệu quả Năng lượng 2017, ông Nguyễn Văn Chính, cựu kỹ sư trưởng của khách sạn Sheration Hà Nội đã chia sẻ rằng khách sạn này đã tiết kiệm được 250,000USD/năm cho chi phí vận hành nhờ ứng dụng VSD cho bơm làm lạnh chính, bơm giải nhiệt, bơm nhiệt, AHUs và quạt hút(4).

Cấu trúc xếp tầng linh hoạt-công trình Net zero
 

Đặc biệt, cả đội ngũ dự án cần có hiểu biết tốt về điều kiện khí hậu đặc thù ở từng vùng miền của Việt Nam để có thể xử lí thiết kế đảm bảo công trình tối ưu hóa tiện nghi cho người sử dụng trong khi tối thiểu tiêu dùng năng lượng của công trình, giảm tác động đến môi trường. Ở khí hậu nhiệt đới nóng ẩm khắc nghiệt như Việt Nam, những giải pháp thiết kế thụ động liên quan đến hướng, vị trí, vỏ bọc, vật liệu vốn đã được áp dụng trong kiến trúc truyền thống nay có tiềm năng tối ưu hóa nhờ học hỏi sáng kiến từ các quốc gia khác.

Trước đây, có ai tin được là một đất nước nhiệt đới như Singapore có thể xây dựng công trình cân bằng năng lượng (Net zero), tức là tự sản sinh năng lượng để vận hành?

Giáo sư Volkmar Bleicher, CEO của tập đoàn Transsolar, với 20 kinh nghiệm thiết kế công trình tiện nghi khí hậu đã chia sẻ đánh giá hiệu quả vận hành của tòa nhà School of Design and Environment (NUS, Singapore)(3). Đây là công trình với sức chứa 10000 người được thiết kế phân vùng nhiệt thông minh, chủ yếu thông gió tự nhiên và tăng tốc độ gió cấp thay vì lạm dụng điều hòa, và thậm chí còn tự sản sinh ra 25% điện từ năng lượng mặt trời – vừa tiện nghi vừa sử dụng năng lượng hiệu quả, vừa tiết kiệm chi phí. Trong đó, hiệu quả thông gió tự nhiên, tiện nghi nhiệt, tiện nghi ánh sáng đã đạt được ngay từ khâu thiết kế cấu trúc xếp tầng linh hoạt thay cho cấu trúc “đóng hộp” truyền thống.

Trong bối cảnh 4.0 hiện nay, thị trường sẵn có các công cụ kỹ thuật hỗ trợ người thiết kế, kỹ thuật trong việc quyết định phương án thiết kế tốt nhất, điển hình như công cụ mô phỏng hiệu năng công trình (năng lượng, thông gió, chiếu sáng,…). Tuy nhiên, đây vẫn là những kiến thức mới mẻ ở Việt Nam và chưa được đào tạo chính thức tại các trường đại học. Điều này đỏi hỏi sự tham gia tích cực từ phía công đồng làm nghề. Cụ thể ở Việt Nam, Hội Mô phỏng Hiệu năng công trình xây dựng Việt Nam đã hoạt động kể từ năm 2017 đây được coi là sân chơi trao đổi kiến thức kỹ thuật trong lĩnh vực này. Vào tháng 3/2018, chương trình trao đổi Kiến trúc Bền vững giữa Việt Nam và CHLB Đức cũng là một cơ hội cho các kiến trúc sư, kĩ sư, sinh viên Việt Nam trực tiếp làm việc cùng sinh viên ĐH HFT Stuttgart về ứng dụng mô phỏng hiệu năng công trình ở các vùng khí hậu khác nhau tại Việt Nam.

Phân tích thiết kế School of Design and Environment, NUS,Singapore
 

Tựu chung lại, vấn đề đặt ra ở đây là Công trình cần được Thiết kế – Xây dựng – Vận hành như thế nào để đảm bảo tối ưu hóa tiện nghi cho người sử dụng trong khi tối thiểu tiêu dùng năng lượng, tài nguyên của công trình, giảm tác động đến môi trường. Điều này đòi hỏi sự tham gia của tất cả các bên ngay từ giai đoạn ban đầu trong quá trình hình thành đến khi kết thúc các dự án xây dựng. Trên cơ sở đó, ta thấy được nhu cầu phát triển hợp tác nhằm đóng góp kiến thức, kinh nghiệm chuyên môn mang lại giá trị cao nhất cho Hiệu quả Năng lượng trong các công trình ở điều kiện khí hậu nhiệt đới như Việt Nam.

Chương trình trao đổi kiến thức về Kiến trúc Bền vững ViệtNam –CHLB Đức
về Mô phỏng hiệu năng công trình (Nguồn: EEN-Vietnam)
 

Trên cơ sở đó, Mạng lưới Hiệu quả Năng lượng Việt Nam (EEN-Vietnam) phối hợp với Viện Goethe tổ chức Tuần lễ Công trình HQNL Việt Nam, với sự hợp tác tham gia từ các tổ chức, doanh nghiệp, hội ngành nghề, trường đại học trong và ngoài nước nhằm mang đến các dự án trình diễn điển hình, giải pháp, sáng kiến kỹ thuật trong và ngoài nước phù hợp với điều kiện khí hậu, và có tính ứng dụng cao, phù hợp với mục tiêu thúc đẩy thị trường xây dựng bền vững Việt Nam.

Tuần lễ diễn ra từ 25/08/2018 đến 01/09/2018 tại Phòng Hội thảo Viện Goethe, 56-58-60 Đường Nguyễn Thái Học, Quận Ba Đình, Hà Nội.

*Chú thích:

  • (1) WorldGBC, 2013, The Business Case for Green Building: A Review of the Costs and Benefits for Developers, Investors and Occupants.
  • (2) Design Coucil, 2005, The impact of office design on business performance.
  • (3) Giáo sư Volkmar Bleicher, 2018, Climate Responsive Building Design in different climates
  • (4) Ông Nguyễn Văn Chính, 2017, Thách thức & Cơ hội việc làm trong lĩnh vực Quản lý Năng lượng Hiệu quả đối với Khách sạn và tòa nhà.

Nguồn tin: Theo tapchikientruc.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Gửi phản hồi
Lấy ý kiến cộng đồng dân cư

2068/QĐ-VQH

Quyết định số 2068/QĐ-VQH về việc Ban hành Hướng dẫn thành phần hồ sơ lập chỉ giới đường đỏ, cung cấp số liệu hạ tầng kỹ thuật tại Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội

Thời gian đăng: 23/11/2023

lượt xem: 131 | lượt tải:63

3663/QĐ-UBND

Quyết định số 3663/QĐ-UBND của UBND TP Hà Nội về việc Phê duyệt Điều chỉnh cục bộ QHCT tỉ lệ 1/500 hai bên tuyến đường Nhật Tân - Nội Bài (đoạn 3) khu vực dự án đầu tư xây dựng Thành phố thông minh GĐ1 và GĐ2

Thời gian đăng: 24/07/2023

lượt xem: 153 | lượt tải:110

3428/QĐ-UBND

Quyết định số 3428/QĐ-UBND của UBND TP Hà Nội về việc Phê duyệt Điều chỉnh cục bộ Quy hoạch phân khu đô thị N9, tỉ lệ 1/5000 tại khu quy hoạch 1.

Thời gian đăng: 20/08/2023

lượt xem: 196 | lượt tải:90

700/QĐ-TTg

Quyết định số 700/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về vệc Phê duyệt Nhiệm vụ Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065

Thời gian đăng: 18/06/2023

lượt xem: 298 | lượt tải:117

3004/QĐ-UBND

Quyết định số 3004/QĐ-UBND của UBND Thành phố HN về việc Phê duyệt Chỉ giới đường đỏ tuyến đường vào Trụ sở Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an, Trại tạm giam T16 và Trung tâm thẩm vấn của lực lượng cảnh sát, tỉ lệ 1/500

Thời gian đăng: 27/07/2023

lượt xem: 199 | lượt tải:56

Báo tạp chí

  • Báo Lao Động
  • Báo Kinh Tế Đô Thị
  • Báo Quy Hoạch Đô Thị
  • Báo Kiến Việt
  • Tạp chí kiến trúc
  • Theo Báo Xây Dựng
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây