0 NaN undefined

Tọa đàm “Các dự án tái phát triển đô thị có liên quan đến phát triển hệ thống đường sắt đô thị”

Thứ sáu - 01/09/2017 06:40
Sáng ngày 23/8/2017, với sự phối hợp của Hội Quy hoạch phát triển đô thị Hà Nội và Hội Kiến trúc sư Hà Nội, Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội chức buổi tọa đàm với chủ đề “Các dự án tái phát triển đô thị có liên quan đến phát triển hệ thống đường sắt đô thị” tại Hội trường Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội.
Đến dự buổi tọa đàm có Tiến sĩ Mochizuki Shinichi - Chuyên ngành Quy hoạch và thiết kế đô thị Nhật Bản, ông Tô Anh Tuấn - Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Hà Nội, ông Vũ Tuấn Định - Phó Chủ tịch Hội kiến trúc sư Hà Nội, bà Lã Thị Kim Ngân - Ủy viên Ban thường vụ Hội Kiến trúc sư Việt Nam, ông Nguyễn Thanh Bình - Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển kinh tế-xã hội Hà Nội; ông Lã Hồng Sơn - đại diện Sở Quy hoạch-Kiến trúc Hà Nội; ông Nguyễn Trúc Anh - Viện trưởng Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội, các Phó Viện trưởng Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội, cùng các chuyên gia Quy hoạch và thiết kế đô thị.
Tại buổi tọa đàm, Tiến sĩ Mochizuki Shinichi - Chuyên ngành Quy hoạch và thiết kế đô thị Nhật Bản đã chia sẻ về định hướng, quan điểm phát triển đô thị trên thế giới theo hướng đảm bảo lợi ích của nhà đầu tư/nhà phát triển trên cơ sở ưu tiên tối đa cho lợi ích công cộng.
Đồng thời Tiến sĩ Mochizuki Shinichi nhấn mạnh vai trò của Nhà Nước trong quy hoạch phát triển đô thị liên quan tới 6 nội dung: an ninh quốc phòng, xây dựng hạ tầng kỹ thuật cấp quốc gia, giáo dục, văn hóa, nhà ở xã hội và sự kết nối đồng bộ, thống nhất hệ thống hạ tầng đô thị (hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội) giữa các khu vực đô thị.
Tiến sĩ Mochizuki Shinichi cũng chia sẻ về thực trạng tái cấu trúc hệ thống quy hoạch trên Thế giới cũng như tại Nhật Bản hiện nay. Trong đó có nếu ví dụ cụ thể đối với trường hợp Nhật Bản: 1. Phân quyền quy hoạch cho địa phương đạt 90%; 2. Sự tham gia của cộng đồng dân cư vào hoạt động quy hoạch đạt 50%; 3. Thực hiện công khai minh bạch quy trình lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch đạt 80-90%.
Tiến sĩ Mochizuki Shinichi đã đánh giá tình hình phát triển của thị trường nhà ở tại Việt Nam là phát triển nóng và có nhiều điểm tương đồng với tình hình tại Châu Âu thời kỳ sau khi kết thúc chiến tranh Thế giới thứ II. Ông lưu ý các nhà quy hoạch của Việt Nam nói chung và của Hà Nội nói riêng cần có sự nghiên cứu và cân nhắc một cách hết sức thận trọng về định hướng phát triển đô thị, tránh đi vào vết xe đổ của các nước Châu Âu trong định hướng phát triển đô thị liên quan đến vấn đề nhà ở cho người dân trong đô thị. Cụ thể là tại Châu Âu đã xảy ra tình trạng các đô thị gặp phải rất nhiều vấn đề về sự xuống cấp của hệ thống hạ tầng đô thị, tập trung dân số, an ninh đô thị v.v.. và những ảnh hưởng xấu khác tới sự phát triển của các khu vực lân cận khoảng từ 10 đến 20 năm sau, mà kết quả là việc buộc phải phá bỏ hoàn toàn các tòa chung cư được xây dựng trong giai đoạn này, một công việc đòi hỏi nhiều thời gian, tốn công, tốn của và gây ảnh hướng rất lớn tới đời sống của dân cư tại khu vực.
Ông cũng đề cập đến vấn đề quy hoạch giao thông công cộng ở Hà Nội hiện nay còn gặp nhiều khó khăn do phát triển nóng các phương tiện giao thông cá nhân trong đó đặc biệt là ô tô cá nhân. Hậu quả là tình trạng ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường, sự lãng phí thời gian của người dân khi tham gia giao thông v.v.. Từ đó, giải pháp được áp dụng rất phổ biến tại các nước phát triển là theo hướng phát triển đường sắt đô thị gắn liền với các dự án phát triển, tái phát triển đô thị và được gọi chung là mô hình phát triển đô thị theo định hướng TOD. Một số ví dụ cụ thể tại Nhật Bản và Thế giới như Dự án thành phố ngầm tại ga Osaka (Nhật Bản) hay Dự án cải tạo quảng trường nhà ga tại ga Strasburg (Pháp) theo hướng ưu tiên xây dựng không gian đi bộ thân thiện với con người.
Những kinh nghiệm của các nước phát triển trên thế giới đều tập trung nhấn mạnh và ưu tiên công năng khi đưa vào sử dụng cần phải được tính toán, nghiên cứu hợp lý theo hướng cân bằng lợi ích các bên liên quan nhưng ưu tiên cho lợi ích công cộng.
Dự án phát triển đô thị ở Nhật Bản thường được Nhà Nước khuyến khích các tập đoàn, công ty tư nhân đứng ra triển khai thực hiện xây dựng phát triển công trình công cộng theo nguyên tắc chuyển đổi ngang giá trị. Việc lập Quy hoạch chi tiết do các nhà đầu tư chủ động lập và sẽ kết hợp với người dân cùng chính quyền sở tại nhằm xác định rõ ràng và hợp lý mục tiêu phát triển, đồng thời đảm bảo được tính pháp lý.
Buổi tọa đàm cũng nhận được nhiều câu hỏi, ý kiến trao đổi của các Kiến trúc sư, Kỹ sư đến tham dự.
Dưới đây là một số hình của của buổi Tọa đàm:



        Các Chuyên gia quy hoạch và phát triển đô thị đến từ các Hội nghề nghiệp và Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội.

      Tiến sĩ Mochizuki Shinichi - Chuyên ngành Quy hoạch và thiết kế đô thị Nhật Bản trình bày về kinh nghiệm của Nhật Bản
                                                                         trong phát triển hệ thống đường sắt đô thị.



        Ths.KTS Nguyễn Đức Hùng – Phó Viện trưởng Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội phát biểu bế mạc buổi Tọa đàm.



                                                                                      Ảnh lưu niệm tại buổi Tọa đàm





Nguồn tin: VQHXDHN

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Gửi phản hồi
Lấy ý kiến cộng đồng dân cư

345/QĐ-VQH

Quyết định số 345/QĐ-VQH ngày 03/4/2024 của Viện QHXD Hà Nội về việc Ban hành Hướng dẫn thành phần hồ sơ lập chỉ giới đường đỏ, cung cấp số liệu hạ tầng kỹ thuật tại Viện QHXD Hà Nội

Thời gian đăng: 08/04/2024

lượt xem: 32 | lượt tải:23

2068/QĐ-VQH

Quyết định số 2068/QĐ-VQH về việc Ban hành Hướng dẫn thành phần hồ sơ lập chỉ giới đường đỏ, cung cấp số liệu hạ tầng kỹ thuật tại Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội

Thời gian đăng: 23/11/2023

lượt xem: 193 | lượt tải:90

3663/QĐ-UBND

Quyết định số 3663/QĐ-UBND của UBND TP Hà Nội về việc Phê duyệt Điều chỉnh cục bộ QHCT tỉ lệ 1/500 hai bên tuyến đường Nhật Tân - Nội Bài (đoạn 3) khu vực dự án đầu tư xây dựng Thành phố thông minh GĐ1 và GĐ2

Thời gian đăng: 24/07/2023

lượt xem: 195 | lượt tải:127

3428/QĐ-UBND

Quyết định số 3428/QĐ-UBND của UBND TP Hà Nội về việc Phê duyệt Điều chỉnh cục bộ Quy hoạch phân khu đô thị N9, tỉ lệ 1/5000 tại khu quy hoạch 1.

Thời gian đăng: 20/08/2023

lượt xem: 253 | lượt tải:108

700/QĐ-TTg

Quyết định số 700/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về vệc Phê duyệt Nhiệm vụ Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065

Thời gian đăng: 18/06/2023

lượt xem: 338 | lượt tải:132

Báo tạp chí

  • Báo Lao Động
  • Báo Kinh Tế Đô Thị
  • Báo Quy Hoạch Đô Thị
  • Báo Kiến Việt
  • Tạp chí kiến trúc
  • Theo Báo Xây Dựng
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây