0 NaN undefined

Hội thảo “Mô hình phát triển đô thị tại các đầu mối trung chuyển giao thông” do Bộ Xây dựng Việt Nam (MOC) và Bộ Đất đai, Hạ tầng, Giao thông và Du lịch Nhật Bản (MLIT) phối hợp tổ chức

Thứ hai - 10/03/2014 04:46
Ngày 05/3/2014, Hội thảo “Mô hình phát triển đô thị tại các đầu mối trung chuyển giao thông” đã được Bộ Xây dựng Việt Nam (MOC) và Bộ Đất đai, Hạ tầng, Giao thông và Du lịch Nhật Bản (MLIT) phối hợp tổ chức. Tham dự Hội thảo, về phía Việt Nam có đại diện các Cục, Vụ chức năng của Bộ Xây dựng, đại diện các Bộ Giao thông vận tải, Kế hoạch và Đầu tư, các tỉnh Vĩnh Phúc, Hải Dương, Ninh Bình, Hà Nam,... Sở Xây dựng Hà Nội, Sở Quy hoạch-Kiến trúc Hà Nội, Sở Quy hoạch-Kiến trúc TP. Hồ Chí Minh, Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội và các hội nghề nghiệp, doanh nghiệp đầu tư như HUD,… Phía Nhật Bản có đại diện MLIT, Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam, đại diện Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản tại Việt Nam (JICA), cùng một số tổ chức quốc tế như IMV, Worldbank….  và các chuyên gia, nhà khoa học.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, ông Nguyễn Viết Chiến - Cục trưởng Cục Phát triển đô thị-Bộ Xây dựng Việt Nam cho biết mô hình phát triển đô thị gắn với các đầu mối giao thông công cộng (Transit-Oriented Development – TOD) là một mô hình phát triển đô thị tiên tiến đã được áp dụng phổ biến trên thế giới. Mô hình đô thị này tạo cho các khu vực đô thị sự thuận lợi trong tiếp cận hệ thống giao thông công cộng, đa dạng hóa các hoạt động chức năng cho người dân, đảm bảo môi trường ở trong lành với các không gian mở phục vụ các hoạt động nghỉ ngơi, vui chơi giải trí, học hành, giao tiếp… Tuy nhiên, mô hình phát triển đô thị này vẫn còn rất mới mẻ ở Việt Nam và mới đang được nghiên cứu tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh; là 2 thành phố đang triển khai hệ thống giao thông công cộng và đường sắt đô thị. Chính vì vậy, ông tin rằng Hội thảo là diễn đàn mở để các nhà hoạch định chính sách, các nhà đầu tư, các chuyên gia, các nhà khoa học trong lĩnh vực phát triển đô thị cùng bàn thảo, chia sẻ các kinh nghiệm và thực tế phát triển đô thị theo mô hình TOD tại Nhật Bản cũng như định hướng phát triển và khả năng ứng dụng một cách có chọn lọc mô hình vào thực tế phát triển đô thị tại Việt Nam.
Phát biểu tại Hội thảo, ông Tetsu Kabashima - Phó Cục trưởng Cục Đô thị (MLIT), khẳng định Nhật Bản là một trong những nước có nhiều kinh nghiệm phát triển mạng lưới giao thông công cộng hiện đại, quy hoạch đô thị; quản lý và điều tiết tốt các hoạt động đầu tư phát triển đô thị. Ông Kabashima tin tưởng mô hình TOD của Nhật Bản sẽ là mô hình kiểu mẫu, có tính thực tiễn cao, có thể chuyển giao để áp dụng một cách phù hợp trong các khu vực đô thị của Việt Nam.
Tại Hội thảo, các đại biểu đã trình bày những nghiên cứu tập trung vào 4 nhóm vấn đề chính bao gồm:
-          Giới thiệu và phân tích ưu, nhược điểm của mô hình phát triển đô thị TOD qua thực tế phát triển đô thị tại Nhật Bản, khả năng áp dụng mô hình này vào Việt Nam.
-          Sơ sánh và đánh giá sự khác biệt giữa các đô thị đang được phát triển theo định hướng TOD tại Việt Nam và các đô thị TOD tại Nhật Bản, từ đó dự báo những khó khăn vướng mắc trong phát triển đô thị TOD tại Việt nam và đề xuất giải pháp, định hướng cho việc phát triển loại hình này trong thực tế phát triển đô thị của Việt Nam.
-          Thảo luận và đề xuất các giải pháp chính sách nhằm khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để phát triển mô hình TOD tại Việt Nam; tập trung giải quyết mâu thuẫn giữa các mô hình quy hoạch theo tuyến giao thông, đáp ứng yêu cầu của mô hình đô thị TOD và mô hình quy hoạch theo địa giới hành chính như quy định của Việt Nam hiện nay.
-          Các nhà đầu tư Việt Nam và Nhật Bản giới thiệu, trao đổi năng lực và các kinh nghiệm phát triển đô thị TOD; bàn thảo về khả năng phát triển đô thị TOD tại các vị trí tiềm năng của Việt Nam tiến tới đề xuất các khả năng hợp tác trong tương lai.
Sau 1 ngày làm việc liên tục, với 11 bài tham luận và rất nhiều ý kiến đóng góp của các chuyên gia và các cơ quan, đơn vị nghề nghiệp liên quan, Hội thảo “Mô hình phát triển đô thị tại các đầu mối trung chuyển giao thông” đã mang lại nhiều thông tin hữu ích cho thực tế phát triển đô thị tại Việt Nam. Hội nghị cũng là cơ hội để các nhà đầu tư phát triển đô thị của Việt nam và Nhật Bản gặp gỡ, giao lưu, tìm kiếm cơ hội hợp tác.

Một số hình ảnh tại buổi Hội thảo:




Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Gửi phản hồi
Lấy ý kiến cộng đồng dân cư

345/QĐ-VQH

Quyết định số 345/QĐ-VQH ngày 03/4/2024 của Viện QHXD Hà Nội về việc Ban hành Hướng dẫn thành phần hồ sơ lập chỉ giới đường đỏ, cung cấp số liệu hạ tầng kỹ thuật tại Viện QHXD Hà Nội

Thời gian đăng: 08/04/2024

lượt xem: 27 | lượt tải:17

2068/QĐ-VQH

Quyết định số 2068/QĐ-VQH về việc Ban hành Hướng dẫn thành phần hồ sơ lập chỉ giới đường đỏ, cung cấp số liệu hạ tầng kỹ thuật tại Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội

Thời gian đăng: 23/11/2023

lượt xem: 184 | lượt tải:88

3663/QĐ-UBND

Quyết định số 3663/QĐ-UBND của UBND TP Hà Nội về việc Phê duyệt Điều chỉnh cục bộ QHCT tỉ lệ 1/500 hai bên tuyến đường Nhật Tân - Nội Bài (đoạn 3) khu vực dự án đầu tư xây dựng Thành phố thông minh GĐ1 và GĐ2

Thời gian đăng: 24/07/2023

lượt xem: 192 | lượt tải:125

3428/QĐ-UBND

Quyết định số 3428/QĐ-UBND của UBND TP Hà Nội về việc Phê duyệt Điều chỉnh cục bộ Quy hoạch phân khu đô thị N9, tỉ lệ 1/5000 tại khu quy hoạch 1.

Thời gian đăng: 20/08/2023

lượt xem: 247 | lượt tải:106

700/QĐ-TTg

Quyết định số 700/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về vệc Phê duyệt Nhiệm vụ Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065

Thời gian đăng: 18/06/2023

lượt xem: 331 | lượt tải:128

Báo tạp chí

  • Báo Lao Động
  • Báo Kinh Tế Đô Thị
  • Báo Quy Hoạch Đô Thị
  • Báo Kiến Việt
  • Tạp chí kiến trúc
  • Theo Báo Xây Dựng
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây