0 NaN undefined

Quy hoạch phân khu đô thị S3, tỷ lệ 1/5000

Chủ nhật - 19/07/2020 11:28
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
VIỆN QUY HOẠCH XÂY DỰNG HÀ NỘI
 
THUYẾT MINH TÓM TẮT
QUY HOẠCH PHÂN KHU ĐÔ THỊ S3
TỶ LỆ 1/5.000
ĐỊA ĐIỂM: Thuộc địa giới hành chính huyện Hoài Đức, huyện Từ Liêm và quận Hà Đông – thành phố Hà Nội.

- Cơ quan nghiên cứu quy hoạch:  Viện Quy hoạch Xây dựng Hà Nội
- Chỉ đạo chung
Viện trưởng:                                              ThS.KS. Lê Vinh
Phó Viện trưởng:                                      KTS. Bùi Xuân Tùng
Phó Viện trưởng:                                      ThS.KTS. Lưu Quang Huy
Phó Viện trưởng:                                      ThS.KTS. Đào Duy Hưng
- Đơn vị thực hiện: Trung Tâm QHKT 4
Giám đốc:                                                  ThS.KTS. Hoàng Long
Phó Giám đốc:                                          KS. Đỗ Xuân Trường
Phó Giám đốc:                                       KTS. Trần Duy
Chủ trì  đồ án:
+ Phần kiến trúc:                                  KTS. Hồ Hoài Phương
+ Phần HTKT:                                       KS. Trần Ánh Dương
Tham gia phần kiến trúc:
                                                             KTS. Nguyễn Quốc Cường    
                                                             ThS.KTS. Nguyễn Lan Hương
                                                             KTS. Lã Mạnh Hoàng
                                                             KTS. Phạm Thanh Khuê
                                                             KTS. Nguyễn Hương Thu
Tham gia phần kỹ thuật hạ tầng:
- Giao thông:                                         KS. Đỗ Khắc Cường    
                                                           KS. Lưu Duy
- Chuẩn bị kỹ thuật:                             KS. Nguyễn Phương Thúy     
- Cấp nước:                                            KS. Hà Ngọc Minh      
- Cấp điện, chiếu sáng đô thị:             KS. Trần Ánh Dương  
- Thông tin liên lạc:                              KS. Trần Ánh Dương
- Thoát nước thải, vệ sinh môi trường:
                                                                    ThS.KS. Giang Văn Hậu
- Đánh giá môi trường chiến lược:
                                                                    ThS.KS. Giang Văn Hậu
 
 
 
 
 
 
 
Hoàn thành:      / 2013.
Chỉnh sửa:        / 2013.                                                   
VIỆN QUY HOẠCH XÂY DỰNG HÀ NỘI
KT. Viện Trưởng
Phó Viện Trưởng
 
 
 
 
Lưu Quang Huy
                                                               
MỤC LỤC
I. PHẦN MỞ ĐẦU. 8
I.1. Lý do và sự cần thiết lập quy hoạch: 8
I.2. Mục tiêu và yêu cầu đối với khu vực lập quy hoạch: 8
I.3. Căn cứ thiết kế quy hoạch: 9
a/ Các văn bản pháp lý: 9
b/ Nguồn tài liệu, số liệu, bản đồ: 11
II. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG PHÂN KHU ĐÔ THỊ 11
II.1. Vị trí và đặc điểm điều kiện tự nhiên: 11
a/ Vị trí, giới hạn khu đất: 11
b/ Địa hình, địa mạo: 11
c/ Khí hậu: 12
d/ Địa chất thuỷ văn, địa chất công trình: 12
e/ Cảnh quan thiên nhiên: 12
II.2. Hiện trạng dân cư: 12
II.3.  Hiện trạng sử dụng đất: 12
II.5. Phân tích hiện trạng hệ thống hạ tầng xã hội của các khu vực lân cận và đô thị liên quan đến khu vực nghiên cứu: 16
II.6.  Hiện trạng các công trình hạ tầng kỹ thuật: 16
II.6.1. Hiện trạng giao thông: 16
II.6.2. Hiện trạng chuẩn bị kỹ thuật đất xây dựng: 17
II.6.3. Hiện trạng cấp nước: 17
II.6.4. Hiện trạng hệ thống cấp điện: 17
II.6.5. Hiện trạng hệ thống thông tin liên lạc: 18
II.6.6. Hiện trạng Thoát nước thải, quản lý chất thải rắn và nghĩa trang: 18
II.7. Các đồ án quy hoạch, dự án chuẩn bị đầu tư có liên quan: 19
II.7.1. Đánh giá thực hiện quy hoạch chung: 19
II.7.2. Quy hoạch, dự án có liên quan: 19
II.7.3. Đánh giá, phân loại các quy hoạch, dự án có liên quan: 19
II.8. Đánh giá chung: 19
III. CHỈ TIÊU KINH TẾ KỸ THUẬT CỦA ĐỒ ÁN. 22
III.1. Chỉ tiêu sử dụng đất, công trình: 22
III.2. Chỉ tiêu hạ tầng kỹ thuật: 22
a/ Giao thông: 22
b/ Chuẩn bị kỹ thuật: 22
c/ Cấp nước: 23
d/ Cấp điện, thông tin liên lạc: 23
e/ Thoát nước thải và vệ sinh môi trường: 23
IV. BỐ CỤC QUY HOẠCH KIẾN TRÚC. 24
IV.1. Tính chất, chức năng và ý tưởng chủ đạo: 24
a/ Tính chất và chức năng phân khu: 24
b/ Ý tưởng chủ đạo: 24
IV.2. Quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất: 25
IV.2.1. Quy hoạch sử dụng đất: 25
a/ Quy hoạch sử dụng đất: 25
b/ Dân số và phân bố dân cư: 26
IV.2.2. Quy hoạch hệ thống hạ tầng xã hội và đô thị: 26
IV.2.2.1. Quy hoạch đất dân dụng: 27
a/ Đất công trình công cộng cấp thành phố, khu ở: 27
b/ Đất cây xanh, TDTT thành phố (Công viên trung tâm đô thị, công viên thành phố): 27
c/ Đất giao thông thành phố và khu ở: 27
d/ Đất trường trung học phổ thông: 28
e/ Đất đơn vị ở: 28
IV.2.2.2. Quy hoạch  đất khác trong phạm vi khu dân dụng: 29
a/ Đất hỗn hợp: 29
b/ Đất cơ quan, viện nghiên cứu, trường đào tạo: 29
c/ Đất công trình di tích, tôn giáo – tín ngưỡng: 29
IV.2.2.3. Quy hoạch đất ngoài phạm vi khu dân dụng: 29
a/ Đất công nghiệp, kho tàng: 29
b/ Đất an ninh, quốc phòng: 29
c/ Đất công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật: 30
IV.3. Tổ chức không gian quy hoạch kiến trúc cảnh quan: 30
IV.3.1. Bố cục không gian kiến trúc toàn phân khu: 30
IV.3.2. Các yêu cầu về tổ chức và bảo vệ cảnh quan: 30
V. THIẾT KẾ ĐÔ THỊ 30
V.1. Đánh giá đặc trưng về môi trường và cảnh quan kiến trúc: 30
V.2. Các nguyên tắc thiết kế đô thị: 31
V.3. Giải pháp thiết kế đô thị phân khu: 31
V.3.1. Cấu trúc không gian đô thị phân khu: 31
V.3.2. Phân vùng thiết kế đô thị: 32
V.3.3. Thiết kế đô thị đối với khu chức năng: 32
a/ Công trình công cộng cấp thành phố, khu ở, đơn vị ở: 32
b/ Công trình giáo dục, dạy nghề: 32
c/ Đất cây xanh: 33
d/ Đất nhóm nhà ở: 33
e/ Đất di tích, tôn giáo tín ngưỡng: 34
f/ Đất cơ quan, viện nghiên cứu, trường đào tạo: 34
V.3.4. Thiết kế đô thị đối với ô quy hoạch: 35
V.3.5. Thiết kế đô thị đối với các trục tuyến chính, quan trọng: 35
V.3.6. Thiết kế đô thị đối với các điểm nhấn trọng tâm: 36
V.3.7. Thiết kế đô thị đối với các không gian mở: 37
VI. QUY HOẠCH HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT. 37
VI.1. Giao thông: 37
VI.2. Quy hoạch chuẩn bị kỹ thuật: 42
VI.3. Quy hoạch cấp nước: 45
VI.4. Quy hoạch Cấp điện: 47
VI.5. Quy hoạch Thông tin liên lạc: 48
VI.6. Thoát nước thải và vệ sinh môi trường: 49
VI.6.1. Thoát nước thải 49
VI.6.2. Quản lý chất thải rắn: 51
VI.7. Tổng hợp đường dây đường ống: 53
VII. ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC. 53
VII.1. Mục đích và nội dung: 53
VII.2. Phạm vi và giới hạn đánh giá: 53
VII.3. Hiện trạng môi trường: 54
VII.4. Đánh giá tác động, giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường: 56
VII.4.1.Trong quá trình thi công xây dựng. 56
VII.4.2 .Trong quá trình sử dụng: 58
VIII. QUY HOẠCH KHÔNG GIAN XÂY DỰNG NGẦM. 61
VIII.1. Hiện trạng không gian xây dựng ngầm đô thị: 61
VIII.1.1. Khái quát hiện trạng: 61
VIII.1.2. Đánh giá hiện trạng không gian xây dựng ngầm đô thị: 61
VIII.2. Quy hoạch không gian xây dựng ngầm đô thị: 62
VIII.2.1. Phân loại công trình ngầm đô thị: 62
VIII.2.2. Dự báo nhu cầu phát triển và sử dụng không gian ngầm đô thị: 62
VIII.2.3. Phân vùng chức năng sử dụng không gian ngầm: 63
VIII.2.4. Xác định hệ thống giao thông ngầm: 63
VIII.2.5. Xác định hệ thống hạ tầng kỹ thuật ngầm: 64
VIII.2.6. Xác định các khu vực xây dựng công trình công cộng ngầm: 64
VIII.2.7. Nguyên tắc, yêu cầu đấu nối kỹ thuật, đấu nối không gian ngầm: 65
VIII.2.8. Đánh giá môi trường chiến lược: 65
IX. QUẢN LÝ QUY HOẠCH XÂY DỰNG. 65
IX.1. Yêu cầu chung: 65
IX.2. Yêu cầu về quy hoạch kiến trúc: 65
IX.3. Yêu cầu về xây dựng hạ tầng kỹ thuật: 66
IX.4. Yêu cầu về bảo vệ môi trường: 66
X. QUY HOẠCH XÂY DỰNG ĐỢT ĐẦU (GIAI ĐOẠN 2010 ĐẾN NĂM 2030) 66
X.1. Mục tiêu quy hoạch: 66
X.2. Quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất đợt đầu: 66
a/ Quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất đợt đầu: 66
b/ Quy mô dân số dự kiến giai đoạn đầu: 67
X.3. Quy hoạch hệ thống hạ tầng xã hội & đô thị đợt đầu: 67
X.4. Quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật đợt đầu: 67
XI. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 67
XI.1. Kiến nghị hướng giải quyết. 67
XI.2. Kết luận: 68
XI.3. Kiến nghị: 68
a/ Một sô nội dung kiến nghị điều chỉnh thay đổi: 68
b/ Một số nội dung kiến nghị khác: 69
 
 I. PHẦN MỞ ĐẦU
I.1. Lý do và sự cần thiết lập quy hoạch:
Phân khu đô thị S3 thuộc địa giới hành chính các xã Tây Mỗ, Đại Mỗ, Xuân Phương - huyện Từ Liêm và các xã An Khánh, An Thượng, Vân Canh, Đông La, La Phù, Lại Yên, Song Phương - huyện Hoài Đức và phường Dương Nội - quận Hà Đông; có vai trò quan trọng đối với thành phố trung tâm, tạo lập hình ảnh đô thị mới hiện đại chất lượng cao. Trong QHCHN2030, được định hướng là khu đô thị phát triển mới kết hợp cải tạo phát triển các khu vực làng xóm đô thị hóa, phát triển các dịch vụ công cộng khu đô thị và dịch vụ công cộng cấp thành phố, trung tâm y tế cấp khu vực. Đồng thời là đô thị nén, mật độ cao, nơi tập trung nhiều đầu mối trung chuyển giao thông công cộng. Trục Đại lộ Thăng Long đi qua phân khu đô thị S3 sẽ là tuyến giao thông chính kết nối đô thị vệ tinh Hòa Lạc với đô thị trung tâm.
Nhằm cụ thể hóa Đồ án Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 (viết tắt là QHCHN2030) đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011, đáp ứng kịp thời công tác quản lý xây dựng đô thị; làm cơ sở lập quy hoạch chi tiết; hướng dẫn giải quyết là các dự án, đồ án đó được cấp thẩm quyền phê duyệt trước khi hợp nhất mở rộng Thủ đô Hà Nội và lập các dự án đầu tư xây dựng theo đúng quy định, do vậy việc lập quy hoạch phân khu đô thị S3, tỷ lệ 1/5000 là cần thiết.
I.2. Mục tiêu và yêu cầu đối với khu vực lập quy hoạch:
 - Cụ thể hóa các định hướng của hồ sơ Đồ án Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 nhằm đáp ứng thời gian, yêu cầu quản lý nhà nước.
- Xác định khung kết cấu hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật.
- Làm cơ sở tổ chức lập các quy hoạch chi tiết; Đề xuất danh mục các chương trình đầu tư và dự án chiến lược; Kiểm soát phát triển và quản lý đô thị; Hướng dẫn, giải quyết các dự án đầu tư xây dựng đã được cấp thẩm quyền phê duyệt trước khi hợp nhất mở rộng Thủ đô Hà Nội để phù hợp với các định hướng của QHCHN2030.
- Phân tích đánh giá điều kiện tự nhiên, hiện trạng và các quy định của Quy hoạch chung Thủ đô có liên quan đến phân khu đô thị  S3. Xác định cụ thể hóa phạm vi ranh giới, diện tích, chức năng cơ bản của phân khu đô thị, quy mô đất đai, dân số của khu vực và những chức năng đô thị liên quan...
- Lập bản vẽ Quy hoạch tổng mặt bằng các khu chức năng, xác định các chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc, hạ tầng kỹ thuật cho toàn phân khu đô thị, các khu vực chỉnh trang, khu xây dựng mới (mật độ xây dựng, tầng cao,...).
- Xác định nguyên tắc, yêu cầu tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan cho các khu chức năng, các đồ án điều chỉnh, các không gian đặc trưng của đô thị.
- Quy hoạch đồng bộ hạ tầng kỹ thuật khung cho phân khu đô thị S3 trên cơ sở tuân thủ: Quy hoạch chung Thủ đô, quy hoạch chuyên ngành, Quy chuẩn xây dựng, Tiêu chuẩn thiết kế.
- Dự kiến các dự án ưu tiên và dự án của nhà đầu tư, trong đó kiến nghị rõ đối với các dự án, đồ án trong 244 đồ án được Thủ tướng Chính phủ cho phép tiếp tục nghiên cứu và đang được rà soát (điều chỉnh theo Quy hoạch chung, tiếp tục triển khai hoặc chuyển đổi mục đích, hướng giải quyết cụ thể...).
- Đồ án Quy hoạch phân khu làm cơ sở pháp lý để triển khai lập quy hoạch chi tiết các khu vực, lập dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn thuộc huyện Hoài Đức, huyện Từ Liêm, quận Hà Đông và quản lý xây dựng theo Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô được duyệt.
- Xác định hệ thống các khu chức năng, cấu trúc đô thị trong khu vực lập quy hoạch phân khu, đảm bảo phát triển ổn định, bền vững.
I.3. Căn cứ thiết kế quy hoạch:
a/ Các văn bản pháp lý:
- Luật Quy hoạch đô thị;
- Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về Lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị;
- Nghị định số 38/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về Quản lý không gian kiến trúc cảnh quan đô thị;
- Nghị định số 39/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về Quản lý không gian xây dựng ngầm đô thị;
- Thông tư số 10/2010/TT-BXD ngày 11/8/2010 của Bộ Xây dựng về Quy định hồ sơ của từng loại quy hoạch đô thị;
- Thông tư số 01/2011/TT-BXD ngày 27/01/2011 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn đánh giá môi trường chiến lược trong đồ án quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị;
- Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050;
- Quyết định số 693/QĐ-UBND ngày 30/01/2011 của UBND TP Hà Nội về việc phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch phân khu đô thị S3;
- Quyết định số 21/2005/QĐ-BXD ngày 22/7/2005 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc ban hành hệ thống ký hiệu bản vẽ đồ án quy hoạch đô thị;
- Quy chuẩn xây dựng Việt Nam và các Tiêu chuẩn, quy phạm về quy hoạch xây dựng;
- Thông báo số 271/TB-UBND ngày 03/8/2010 của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội về việc Lập đồ án quy hoạch phân khu;
- Văn bản số 228/TB-HĐTĐ ngày 20/01/2012 của Sở Quy hoạch - Kiến trúc thông báo kết luận của hội đồng thẩm định quy hoạch phân khu đô thị thành phố Hà Nội đối với các Đồ án quy hoạch phân khu đô thị S1, S2, S3;
- Văn bản số 375/GTVT-TĐ ngày 20/02/2012 của Sở Giao thông vận tải Hà Nội về việc nhận xét góp ý đánh giá của hội đồng thẩm định quy hoạch phân khu N4, N11, S1, S2, S3, S4;
- Văn bản số 870/SXD-MTCTN  ngày 22/02//2012 của Sở Xây dựng Hà Nội về việc đóng góp ý kiến triển khai nghiên cứu Quy hoạch không gian ngầm đô thị vào các đồ án quy hoạch phân khu;
- Văn bản số 1577/KH&ĐT-ĐT ngày 22/5/2012 của Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội về việc góp ý quy định quản lý theo đồ án quy hoạch phân khu đô thị S2, S3 – tỷ lệ 1/5000 (đợt 2);
- Văn bản số 3123/SXD-KHTH ngày 23/5/2012 của Sở Xây dựng Hà Nội về việc tham gia ý kiến về Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch phân khu đô thị S2, S3 – tỷ lệ 1/5000 (đợt 2);
- Văn bản số 1320/SYT_KH ngày 28/5/2012 của Sở Y tế Hà Nội về việc góp ý đồ án quy hoạch phân khu đô thị S2, S3 (đợt 3);
- Văn bản số 2011/STNMT-KHTH ngày 31/5/2012 về việc góp ý dự thảo Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch phân khu đô thị S2, S3 – tỷ lệ 1/5000;
- Thông báo số 401/QHKT-QHC ngày 17/02/2012 của Sở quy hoạch – Kiến trúc thông báo kết luận cuộc họp về kiểm tra hoàn chỉnh lập đồ án quy hoạch phân khu đô thị S5, N5, N7, N8, N9 (Đợt 1); S1, S2, S3, N4, N11 (đợt 2) trong 17 đồ án quy hoạch phân khu đã phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch giữa Sở Quy hoạch – Kiến trúc và Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội;
- Thông báo số 41/TB-UBND ngày 27/02/2012 của UBND huyện Từ Liêm thông báo kết luận của đồng chí Lê Văn Thư – chủ tịch UBND huyện Từ Liêm tại hội nghị ”Báo cáo lấy ý kiến cộng đồng dân cư đối với quy hoạch các phân khu đô thị S1, S2, S3, S4 và GS tại huyện Từ Liêm”;
- Thông báo số 58/TB-UBND ngày 19/3/2012 của UBND Thành phố tại cuộc họp tập thể UBND Thành phố về các đồ án quy hoạch phân khu S1, S2, S3, S4;
- Biên bản hội nghị tháng 12/2011 về việc Lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức cá nhân và cộng đồng dân cư có liên quan về đồ án quy hoạch phân khu đô thị S1, S2, S3, S4 và GS tại UBND huyện Hoài Đức;
- Văn bản số 248/UBND-QLĐT ngày 24/02/2012 của UBND huyện Hoài Đức về việc Tham gia ý kiến quy hoạch phân khu đô thị S2, S3, S4 tỷ lệ 1/5000 huyện Hoài Đức.
- Công văn số 737/ BTL-TaC ngày 23/5/2012 của Bộ Tư  Lệnh thủ đô - Bộ Quốc Phòng về việc tham gia ý kiến về đồ án Quy hoạch phân khu đô thị N1, N2, N3 và N6 (đợt 3) và S2, S3 (đợt 2).
- Văn bản số 1320/SYT_KH ngày 28/5/2012 của sở y tế Hà Nội về việc góp ý đồ án Quy hoạch phân khu đô thị S2, S3 (đợt 3);
- văn bản số 2011/STNMT-KHTH ngày 31/5/2012 của Sở Tài nguyên và Môi trường về việc góp ý dự thảo quy định quản lý theo đồ án Quy hoạch phân khu đô thị S2, S3 – tỷ lệ 1/5000;
- văn bản số 627/TTG-KTN ngày 7/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc xác định địa điểm nghĩa trang mới để an táng cán bộ cao cấp của Đảng và nhà nước khi từ trần và nhà tang lễ quốc gia;
- Quyết định số 4874/QĐ-UBND ngày 15/8/2013 của UBND thành phố Hà Nội về việc phê duyệt Quy hoạch phân khu đô thị S3, tỷ lệ 1/5000;
- Văn bản số 2250/BXD-QHKT ngày 28/10/2013 của Bộ Xây dựng về việc xác định địa điểm nhà tang lễ quốc gia;
- Văn bản số 6267/VP-QHXDGT ngày 05/11/2013 của UBND thành phố Hà Nội về việc cập nhật thông tin địa điểm xây dựng nhà tang lễ quốc gia tại xã Song phương, huyện Hoài đức, Thành phố Hà Nội;
b/ Nguồn tài liệu, số liệu, bản đồ:
- Hồ sơ đồ án Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050;
- Các đồ án, dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn đang trình thẩm định và đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
- Bản đồ đo đạc hiện trạng, tỷ lệ 1/5.000 đã được Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm tra tháng 6/2011;
- Quy chuẩn, Tiêu chuẩn và các văn bản pháp luật hiện hành;
- Các hồ sơ đã giải quyết có liên quan;
- Các văn bản pháp luật hiện hành.
II. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG PHÂN KHU ĐÔ THỊ
II.1. Vị trí và đặc điểm điều kiện tự nhiên:
a/ Vị trí, giới hạn khu đất:
- Khu vực nghiên cứu lập quy hoạch phân khu đô thị S3 nằm ở phía Tây thành phố trung tâm, thuộc chuỗi đô thị phía Đông đường vành đai 4 (khu vực phía Nam sông Hồng), thuộc địa giới hành chính các xã Tây Mỗ, Đại Mỗ, Xuân Phương - huyện Từ Liêm; các xã An Khánh, An Thượng, Vân Canh, Đông La, La Phù, Lại Yên, Song Phương - huyện Hoài Đức và phường Dương Nội - quận Hà Đông - thành phố Hà Nội. (Theo Nhiệm vụ quy hoạch, tuyến đường vành đai 4 nằm trong đê Tả Đáy. Sau khi Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 và Quy hoạch chi tiết đường Vành đai 4 – Vùng Thủ đô Hà Nội, đoạn phía Nam quốc lộ 18 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, thì tuyến đường vành đai 4 đã được mở rộng về phía Tây ra ngoài đê Tả Đáy. Do vậy phân khu đô thị S3 đề xuất mở rộng ranh giới theo tuyến đường vành đai 4 mới.)
- Giới hạn khu đất nghiên cứu như sau:
+ Phía Bắc giáp đất canh tác, đất ở làng xóm các xã Lại Yên và xã Vân Canh - huyện Hoài Đức.
+ Phía Nam giáp đất canh tác, đất ở làng xóm các xã La Phù - huyện Hoài Đức, xã Đại Mỗ - huyện Từ Liêm và phường Dương Nội - quận Hà Đông.
+ Phía Đông, Đông Bắc giáp đường 70.
+ Phía Tây giáp đường vành đai 4.
     - Quy mô nghiên cứu: 2.595,96 ha.
Trong đó:
Tổng quy mô dân số dự kiến phân khu đô thị S3 đến năm 2030 là 158.000 người và phát triển tối đa đến 2050 khoảng: 252.700 người.
b/ Địa hình, địa mạo:
Khu vực nghiên cứu có địa hình tương đối bằng phẳng, cao độ trung bình khu vực làng xóm 6.5-7.5m, khu vực ruộng canh tác 4.5-5.5m.
c/ Khí hậu:
Có cùng chung với khí hậu của Thành phố Hà Nội.
d/ Địa chất thuỷ văn, địa chất công trình:
- Địa chất thuỷ văn: Khu vực nghiên cứu nằm khoảng giữa đồng bằng Hà Nội – Ba Vì, chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ thuỷ văn sông Hồng, sông Đáy và sông Nhuệ.
- Địa chất công trình: được đánh giá thuận lợi cho phát triển đô thị.
e/ Cảnh quan thiên nhiên:
Khu vực nghiên cứu mang cảnh quan đặc trưng của làng quê vùng đồng bằng Bắc bộ với hơn 50% là đất canh tác nông nghiệp (trồng lúa và hoa màu), nằm xen kẽ là các làng xóm lâu đời.
Cảnh quan làng xóm: các điểm dân cư làng xóm vẫn giữ được những đặc trưng riêng của các làng quê truyền thống với cổng làng, giếng làng, đường làng cùng những đình chùa, công trình tôn giáo tín ngưỡng đã được xếp hạng di tích văn hóa lịch sử.
II.2. Hiện trạng dân cư:
- Tổng quy mô dân số: 50.140 người
Đánh giá chung: Khu vực nghiên cứu bao gồm 8 xã thuộc địa bàn 2 huyện Hoài Đức và Từ Liêm, và 1 phường thuộc quận Hà Đông với tổng số dân khoảng  50.140 người. Với tỷ lệ số người trong độ tuổi lao động khoảng 55,77%, số người dưới độ tuổi lao động khoảng 26,57%, số người trên độ tuổi lao động khoảng 17,66%;  khu vực nghiên cứu được đánh giá là có cơ cấu dân số trẻ.
II.3.  Hiện trạng sử dụng đất:
- Tổng diện tích khoảng:                                            2.595,96 ha
Trong đó:
+ Huyện Hoài Đức                                            2.099,92 ha
+ Huyện Từ Liêm                                              461,55 ha
+ Quận Hà Đông                                           34,49 ha                                                                                                           
Khu vực nghiên cứu Quy hoạch bao gồm các loại đất sau:
1-Đất công trình công cộng: Bao gồm đất công cộng hành chính như trụ sở UBND xã, trạm y tế, nhà văn hóa, chợ... nằm rải rác theo các điểm dân cư nông thôn, bám trên các trục đường chính liên xã, liên huyện. Trên địa bàn có 2 cơ sở y tế tại xã An Khánh và thôn Miêu Nha, có 1 chợ tại thôn Miêu Nha.
2-Đất cây xanh TDTT: Bao gồm một số vườn hoa nhỏ, sân bóng phục vụ dân cư, chủ yếu nằm ven các làng xóm hiện có với số lượng ít.
3-Đất trường học: Toàn bộ khu vực nghiên cứu có 03 trường mầm non, 04 trường tiểu học, 02 trường THCS thuộc xã An Khánh-huyện Hoài Đức và Tây Mỗ-huyện Từ Liêm, ngoài ra còn có 01 trường PTTH thuộc xã An Khánh-huyện Hoài Đức.
   4-Đất ở làng xóm: Khu vực nghiên cứu bao gồm gồm 8 xã thuộc địa bàn 2 huyện Hoài Đức và Từ Liêm, và 1 phường thuộc quận Hà Đông. Các làng xóm này nằm rải rác trên toàn phạm vi nghiên cứu và được bao quanh bởi những cánh đồng lúa, vườn cây tạo thành những điểm dân cư nông thôn độc lập, liên hệ bởi các tuyến đường liên xã, liên huyện. Do tốc độ đô thị hóa tăng cao, các làng xóm này có mật độ dân cư khá đông đúc, đặc biệt là các xã An Thượng, An Khánh và Tây Mỗ.
5-Đất cơ quan, viện nghiên cứu, trường đào tạo: Trong khu vực nghiên cứu hiện có 01 trung tâm bảo trợ xã hội, 01 trung tâm sát hạch lái xe thuộc thôn Miêu Nha-xã Tây Mỗ- huyện Từ Liêm; 01 trung tâm tài nguyên thực vật thuộc Thôn Trại Mới-xã An Khánh- huyện Hoài Đức.
6-Đất công trình di tích, tôn giáo, tín ngưỡng: Khu vực nghiên cứu có 7 chùa, 2 Đình làng, 1 Đền và 1 nhà thờ họ Đạo được phân bố khá đều trên địa bàn. Hầu hết các công trình tôn giáo đều được xếp hạng di tích lịch sử.
7-Đất công nghiệp kho tàng: Trong khu vực có một số Khu công nghiệp và Xí nghiệp sản xuất, một số cơ sở sản xuất có thể gây ô nhiễm cho dân cư nên cần có giải pháp chuyển đổi cho phù hợp với quy hoạch, tránh ảnh hưởng đến dân cư đô thị. Khu công nghiệp Lại Yên là khu công nghiệp lớn đang hoạt động, khuyến khích chuyển đổi chức năng phù hợp với Quy hoạch chung. Khu công nghiệp An Khánh đang trong quá trình hoàn tất hồ sơ chuyển đổi chức năng.
8-Đất an ninh quốc phòng: Trong khu vực có 6 khu vực thuộc đất an ninh quốc phòng là: Tiểu đoàn 77, Doanh trại quân đội thuộc xã Tây Mỗ-huyện Từ Liêm, Đơn vị 218, Kho K92, Nhà máy 218, Nhà máy thông tin M1, Tổng trạm T4 nằm trên địa bàn xã An Khánh-huyện Hoài Đức.
9-Đất nghĩa trang, nghĩa địa: Trong khu vực có 6 nghĩa trang thuộc xã An Khánh, xã Lại Yên-huyện Hoài Đức và xã Tây Mỗ-huyện Từ Liêm.
   10- Đất nông nghiệp, đất không sử dụng (hoang hóa, lầy thụt, xói lở,…): Chủ yếu trồng lúa và hoa màu, cây ăn quả và một số khu vực đất trống. Khu vực trồng lúa nước tập trung chủ yếu tại xã An Thượng, An Khánh, Vân Canh - huyện Hoài Đức và xã Tây Mỗ - huyện Từ Liêm. Khu vực trồng hoa màu chủ yếu tập trung tại xã Vân Canh - huyện Hoài Đức. Các vườn cây ăn quả, vườn cây cảnh, tập trung ở xã  Song Phương - huyện Hoài Đức
Phân khu S3 khoảng: 50.140 người, cơ cấu dân số trẻ, dân số trong độ tuổi lao động cao hơn so với mặt bằng chung của khu vực.
BẢNG TỔNG HỢP SỐ LIỆU HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT
TT Chức năng sử dụng đất Tổng cộng (ha) Tỷ lệ (%) Diện tích trong đê (ha) Diện tích ngoài đê (ha)
1 ĐẤT CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG 6,68 0,26 6,68 0,00
2 ĐẤT CÂY XANH, THỂ DỤC THỂ THAO 160,07 6,17 158,91 1,16
3 ĐẤT TRƯỜNG HỌC 11,10 0,43 11,10 0,00
3.1 Đất trường Phổ thông trung học 1,54   1,54 0,00
1 Đất Mầm non + Tiểu học + Trung học cơ sở 9,56   9,56 0,00
4 ĐẤT Ở 405,37 15,62 405,37 0,00
4.1 - Đất ở làng xóm 405,37   405,37 0,00
4.2 - Đất ở đô thị 0,00   0,00 0,00
5 ĐẤT CƠ QUAN, VIỆN NGHIÊN CỨU, TRƯỜNG ĐÀO TẠO… 14,66 0,56 8,17 6,49
6 ĐẤT CÔNG TRÌNH DI TÍCH, TÔN GIÁO - TÍN NGƯỠNG 7,91 0,30 7,54 0,37
7 ĐẤT CÔNG NGHIỆP, KHO TÀNG 122,81 4,73 118,26 4,55
8 ĐẤT AN NINH, QUỐC PHÒNG 21,17 0,82 21,17 0,00
9 ĐẤT CÔNG TRÌNH ĐẦU MỐI HẠ TẦNG KỸ THUẬT 0,88 0,03 0,88 0,00
10 ĐẤT GIAO THÔNG (đường sắt, đường bộ (không bao gồm đường giao thông nội bộ), nhà ga, bến - bãi, đê…) 105,74 4,07 105,74 0,00
11 ĐÊ VÀ HÀNH LANG BẢO VỆ (bao gồm cả đường giao thông trên đê) 19,35 0,75 0,00 19,35
12 ĐẤT NGHĨA TRANG, NGHĨA ĐỊA 31,84 1,23 31,52 0,32
13 DỰ ÁN ĐANG TRIỂN KHAI XÂY DỰNG 504,94 19,46 504,94 0,00
14 ĐẤT NÔNG NGHIỆP, ĐẤT KHÔNG SỬ DỤNG (hoang hóa, lầy thụt, xói lở, núi cao…) 961,24 37,01 794,59 166,65
15 MẶT NƯỚC RỘNG (ao - hồ, sông - mương…) 222,20 8,56 217,10 5,10
  TỔNG CỘNG 2595,96 100,00 2391,97 203,99
                                                                           (Nguồn: Số liệu do địa phương và Viện QHXDHN lập)
II.4.  Hiện trạng kiến trúc – cảnh quan:
* Cảnh quan tự nhiên:
Cảnh quan sinh thái nông nghiệp trong khu vực bị phá vỡ nhiều do các dự án phát triển đô thị san lấp giải phóng mặt bằng cục bộ, chỉ còn lại khoảng gần 40% là đất canh tác nông nghiệp.
Khu vực nghiên cứu có sông Cầu Ngà phía Bắc và sông Cầu Triền phía Nam khu vực là có giá trị nổi trội về cảnh quan, ngoài ra còn có một số tuyến kênh, mương, ao hồ nhỏ phục vụ tưới tiêu, sản xuất nông nghiệp.
* Kiến trúc công trình:
- Công trình công cộng, thương mại dịch vụ: Công trình thương mại, dịch vụ, chợ, siêu thị phần lớn quy mô nhỏ phục vụ cấp xã. Các ngân hàng, trụ sở văn phòng các cơ quan hành chính cấp huyện được xây dựng kiên cố, có tầng cao 3-5 tầng. Tuy nhiên chưa đáp ứng được nhu cầu của cộng đồng dân cư.
- Công trình trường học, trường mầm non: Các trường học cơ bản được đầu tư xây dựng hoàn chỉnh, phần lớn là công trình được cải tạo nâng cấp và xây dựng mới trong những năm gần đây, tầng cao khoảng 3-4 tầng. Các công trình nhà trẻ, mẫu giáo đa số là 1,2 tầng, chất lượng trung bình, diện tích nhỏ.
- Công trình nhà ở: Nhiều khu vực đã và đang đô thị hóa tự phát với các công trình bê tông xây dựng cao 3 đến 4 tầng. Hình thức kiến trúc pha tạp không thống nhất đang làm mất đi nét kiến trúc đặc trưng truyền thống.
+ Nhà ở làng xóm: Nhà ở làng xóm xây dựng từ lâu đời, , đa phần thấp tầng, gắn với không gian cây xanh và vườn liền kề; Nhà ở đô thị chủ yếu là nhà liền kế, tạo thành dãy phố, mật độ xây dựng tương đối cao, chất lượng trung bình khá. Các khu tập thể, phần lớn được xây dựng những năm trước đây, với tầng cao 2-4 tầng, hình thức kiến trúc trung bình. 
+ Nhà ở đô thị: Kiến trúc công trình nhà ở đô thị chủ yếu là nhà liền kế, mật độ xây dựng tương đối cao, chất lượng trung bình khá, tầng cao trung bình khoảng 3- 5 tầng trên các đường phố lớn, 2- 3 tầng trên các đường nhỏ, đường nhánh.
- Công trình cơ quan, viện nghiên cứu, trường đào tạo: Có quy mô không lớn, nằm phân tán, công trình chủ yếu là nhà 1-5 tầng, được phân bố tại các thôn Miêu Nha, xã Tây Mỗ, huyện Từ Liêm và thôn Trại Mới, xã An Khánh, huyện Hoài Đức.
- Công trình di tích, tôn giáo – tín ngưỡng: Chủ yếu là đình, chùa đền nằm trong khu vực làng xóm.
- Công trình công nghiệp, kho tàng: Trong khu vực có khu công nghiệp Lại Yên là khu công nghiệp lớn đang hoạt động, khuyến khích chuyển đổi chức năng phù hợp với quy hoạch chung. Khu công nghiệp An Khánh đang trong quá trình hoàn tất hồ sơ chuyển đổi chức năng, hình thức kiến trúc chủ yếu là mái tôn 1 tầng.
- Công trình y tế:
Các trạm y tế xã chủ yếu công trình cao 1-2 tầng, hiện trong khu nghiên cứu có 2 trạm y tế tại  xã An Khánh và thôn Miêu Nha, công trình cao từ 1-3 tầng.
II.5. Phân tích hiện trạng hệ thống hạ tầng xã hội của các khu vực lân cận và đô thị liên quan đến khu vực nghiên cứu:
Xung quanh khu vực nghiên cứu là các điểm dân cư nông thôn thuộc các xã: Xã Lại Yên, xã Song Phương, xã Vân Canh, xã La Phù, xã Đông La -huyện Hoài Đức và xã Tây Mỗ - Huyện Từ Liêm, Phường Dương Nội – quận Hà Đông, Mỗi xã trên đều có hệ thống các công trình công cộng hành chính như trụ sở UBND xã, trạm y tế xã, nhà văn hóa xã... còn rất thiếu trong khu vực, chưa đáp ứng được nhu cầu của dân cư. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật như đường, cấp nước, thoát nước, cấp điện đi kèm được xây dựng không đồng bộ và còn thiếu, chưa đáp ứng được nhu cầu cho khu vực.
II.6.  Hiện trạng các công trình hạ tầng kỹ thuật:
Khu vực nghiên cứu thuộc địa bàn 2 huyện Từ Liêm, Hoài Đức và quận Hà Đông, hiện trạng phần lớn là đất dân cư làng xóm, đất nông nghiệp.
II.6.1. Hiện trạng giao thông:
* Các tuyến đường thành phố và khu vực trong khu quy hoạch:
- Tuyến đường cao tốc Láng Hòa Lạc – Đại lộ Thăng Long kết nối trung tâm Hà Nội đến các khu vực phát triển mới phía Tây đã được xây dựng tương đối hoàn chỉnh .
   - Tuyến đường tỉnh lộ 70 kết nối khu vực nghiên cứu với Quốc lộ 32 và quốc lộ 6 đang được xây dựng cải tạo mở rộng . Đã hoàn thành nút giao hoàn chỉnh với Đại lộ Thăng Long .
- Tuyến đường tỉnh lộ 72 hiện có hiện tại kết nối tuyến 70 đi đê tả đáy mặt cắt ngang 15m bề rộng mặt 6m .
- Tuyến đường sắt quốc gia Hà Nội- Lào Cai hiện có với khổ đường sát 1432mm .
* Các tuyến đường khác:
- Các tuyến đường nối khu vực làng xóm với có quy mô nhỏ, nhiều đoạn giao cắt với đê không đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật.
- Đường hiện trạng có mặt cắt không lớn , dao động chủ yếu trong khoảng 4-8m với cấp phối phổ biến là bê tông, đường đất và cấp phối bê tông nhựa đối với các đường tỉnh lộ, liên xã.
- Các tuyến đường liên thôn có quy mô nhỏ hẹp, tỷ lệ mặt đường được cứng hóa thấp.
- Trong khu vực không có bãi đỗ xe tập trung lớn.
- Một số tuyến đường trong các dự án lớn trong khu vực như Bắc An Khánh , Nam An Khánh hiện đang được thi công .
* Nhận xét:
- Mạng lưới đường hiện có của phân khu S3 chưa đảm bảo cho một khu vực quy hoạch quan trọng của thành phố :
+  Ngoài các tuyến đường thành phố đã và đang được xây dựng mở rộng cải tạo các tuyến giao thông còn lại như tỉnh lộ 72 và các đường trong khu dân cư hiện tại không đảm bảo chất lượng và mặt cắt nhỏ .
+ Tỷ lệ đường giao thông không đảm bảo .
II.6.2. Hiện trạng chuẩn bị kỹ thuật đất xây dựng:
* Hiện trạng cao độ nền:
- Địa hình chủ yếu là đồng bằng. Kiểu địa hình đồng bằng này thuận lợi nuôi trồng, được đa dạng cây trồng vật nuôi, nhưng lại khó khăn trong việc chủ động tiêu nước.
- Khu vực làng xóm cao độ trung bình H=5.5m-7.5m. Cao độ nền khu vực làng xóm phần lớn thấp hơn so với cao độ khống chế theo quy hoạch chung, một số nơi cần tôn nền cục bộ.
- Khu vực ruộng canh tác cao độ trung bình H=4.0m-6.5m
* Thoát nước:
- Hầu hết khu vực làng xóm đều đã có hệ thống thoát nước chung (thoát chung cho cả nước mưa và nước thải), mặc dù vài năm gần đây có được nâng cấp song vẫn chưa hoàn chỉnh. Hầu hết kết cấu của các hệ thống thoát nước là hỗn hợp: cống ngầm, mương nắp đan, mương hở kết hợp với hệ thống hồ điều hòa và các trạm bơm.
- Tại các xã, làng xóm nước mưa tự chảy theo độ dốc địa hình.
Nhận xét:
- Đối với khu dân cư hiện có trong khu vực nghiên cứu thường xảy ra hiện tượng úng ngập. Tuy nhiên, tại những khu vực đã và đang có dự án triển khai, tồn tại các điểm ngập cục bộ do quá trình xây dựng làm  ảnh hưởng hệ thống thoát nước.
II.6.3. Hiện trạng cấp nước:
- Về hệ thống cấp nước: Dọc tuyến Đại lộ Thăng Long có tuyến ống cấp nước truyền dẫn D1500 từ nhà máy nước Sông Đà cấp cho các khu vực trong trung tâm thành phố.
- Trong khu vực chưa có hệ thống cấp nước sạch của Thành phố. Nguồn nước sinh hoạt chủ yếu sử dụng bằng nước giếng khoan và các nguồn nước từ các trạm cấp nước nông thôn.
II.6.4. Hiện trạng hệ thống cấp điện:
* Nguồn cấp:
- Phía Bắc Đại lộ Thăng Long hiện đang được cấp điện từ trạm biến áp Chèm E6.2 110/35/22-10KV – 25+63MVA. Phía Nam Đại lộ Thăng Long hiện đang được cấp điện từ trạm biến áp Hà Đông 110/ 35-10-6KV – 2x63MVA.
* Mạng lưới cấp điện:
.Các tuyến điện cao thế:
- Đường dây 220KV, 110KV đi nổi từ trạm biến áp 220/110KV Hà Đông đến trạm biến áp 220/110KV Chèm và nhánh rẽ đi trạm biến áp Mỹ Đình E25 110/22-6KV – 2x63MVA
- Đường dây 110KV từ trạm biến áp 220/110KV Hà Đông đi Sơn Tây.
.Các tuyến điện trung thế 35KV, 22KV và 6KV:
- Khu vực vẫn tồn tại nhiều cấp điện áp là 35KV, 22KV, 10KV, 6KV.
- Mạng dây hạ thế 0,4KV: Lưới điện hạ thế sử dụng cấp điện áp 380/220KV, 3 pha 4 dây.
* Nhận xét:  Hệ thống lưới điện trong khu vực chưa đồng bộ, chưa cùng cấp điện áp và còn lạc hậu về công nghệ và thiết bị.
II.6.5. Hiện trạng hệ thống thông tin liên lạc:
* Nguồn cấp: Hiện tại khu vực đang được cấp tín hiệu từ các trạm vệ tinh khu vực có dung lượng thuê bao thấp.
*  Mạng lưới cáp quang và đường dây thông tin khu vực:
Mạng lưới cáp quang:
- Dọc tuyến Đại lộ Thăng Long có tuyến cáp quang truyền dẫn tín hiệu từ trạm Host khu vực Láng Trung đến.
- Dọc tuyến đường 70 có tuyến cáp quang truyền dẫn tín hiệu từ trạm Host khu vực Thượng Đình đến.
Các tuyến dây thông tin khu vực:
- Khu vực chưa có các tuyến cáp nhánh hạ ngầm, chủ yếu là các tuyến đường dây thông tin đi nổi chung cột với đường dây điện.
* Nhận xét:
Hệ thống thông tin liên lạc trong khu vực chưa đồng bộ và còn lạc hậu về công nghệ và thiết bị.
II.6.6. Hiện trạng Thoát nước thải, quản lý chất thải rắn và nghĩa trang:
* Thoát nước thải:
- Hệ thống thoát nước trong khu vực chủ yếu là hệ thống thoát nước chung. Mạng cống thoát nước có kích thước nhỏ, chất lượng kém, thường bị lắng đọng đất cát.
- Chất thải rắn trong các khu vực dân cư, sản xuất chưa được xử lý tập trung hoàn toàn, gây ô nhiễm về môi trường.
* Quản lý chất thải rắn và Nghĩa trang:
- Rác thải: tại khu vực làng xóm, hiện đã có công ty vệ sinh môi trường thu gom rác thải. Tuy nhiên chỉ mới thu gom được khoảng 40% lượng rác thải hàng ngày.
 - Nghĩa trang, nghĩa địa: Hệ thống nghĩa trang, nghĩa địa phân tán trong khu vực.
* Nhận xét:
   - Hệ thống thoát nước thải không đảm bảo vệ sinh môi trường. Chất thải rắn sinh hoạt chưa được thu gom và vận chuyển triệt để. Nghĩa trang gây ô nhiễm môi trường.
II.7. Các đồ án quy hoạch, dự án chuẩn bị đầu tư có liên quan:
II.7.1. Đánh giá thực hiện quy hoạch chung:
   * Giai đoạn trước thời điểm 26/7/2011 (trước khi QHCHN2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt). Trong ranh giới nghiên cứu, phát triển đô thị được thực hiện theo các quy hoạch sau:
   - Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 (Quy hoạch 108) đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 108/1998/QĐ-TTg ngày 20/6/1998.
    - Quy hoạch ngành gồm: Quy hoạch giao thông; Quy hoạch cấp điện;. Quy hoạch mạng lưới giáo dục; Quy hoạch 3 lực lượng giao thông, phòng cháy chữa cháy, cảnh sát cơ động; Quy hoạch công nghiệp; Quy hoạch mạng lưới xăng dầu; Quy hoạch vật liệu xây dựng.
   * Giai đoạn từ thời điểm 26/7/2011 đến nay (khi QHCHN2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt):
   - Trên cơ sở Quy hoạch chung xây dựng Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011, các quy hoạch chuyên ngành và quy hoạch phân khu đang được nghiên cứu triển khai như: Giao thông; cấp điện; cấp nước; nghĩa trang; chất thải; thương mại; giáo dục… trong đó quy hoạch cấp điện đã được phê duyệt.
II.7.2. Quy hoạch, dự án có liên quan:
   Trong ranh giới nghiên cứu quy hoạch phân khu hiện có 36 đồ án quy hoạch, dự án hoặc các chủ trương đầu tư đã và đang được nghiên cứu triển khai. Bao gồm 26 đồ án quy hoạch chi tiết được duyệt; 10 đồ án quy hoạch chi tiết đang trình cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch.
II.7.3. Đánh giá, phân loại các quy hoạch, dự án có liên quan:
* Đánh giá phân loại:
- Loại 1: Các dự án phù hợp với quy hoạch phân khu đô thị S3, được tiếp tục triển khai. Bao gồm các dự án, đồ án xếp loại 1 trong 244 dự án được phép triển khai đợt 1 và một số dự án khác đã đầu tư xây dựng hạ tầng.
- Loại 2: Các dự án có một phần phù hợp quy hoạch phân khu đô thị S3. Các dự án này cần điều chỉnh cục bộ về quy hoạch. Bao gồm các đồ án xếp loại 2 trong 244 dự án được phép triển khai đợt 1..
- Loại 3: Các dự án không phù hợp với quy hoạch phân khu đô thị S3. Các dự án này cần phải nghiên cứu lập lại quy hoạch. Bao gồm các đồ án xếp loại 3 trong 244 dự án được phép triển khai đợt 1 và một số dự án không nằm trong danh sách 244 dự án nhưng đã được địa phương phê duyệt.
II.8. Đánh giá chung:
Thuận lợi:
- Tiếp cận thuận lợi với hệ thống hạ tầng đầu mối quan trọng của quốc gia và hạ tầng Thủ đô như đường vành đai 4, đường vành đai 3.5, Đại lộ Thăng Long, tuyến đường sắt quốc gia.
- Qũy đất bằng phẳng, chủ yếu là đất canh tác nông nghiệp, trồng cây và hoa màu, thuận lợi để phát triển và mở rộng đô thị.
- Có sẵn một số cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Hệ thống cấp nước sạch của Thành phố từ nhà máy nước sông Đà đi qua khu vực này.
Khó khăn:
- Các điểm dân cư nông thôn nằm rải rác giữa những cánh đồng lúa và hoa màu là cảnh quan đặc trưng của đồng quê Bắc Bộ.
- Thiếu hệ thống hồ điều hòa, kênh dẫn nước...cao độ nền tương đối thấp.
- Thiếu cơ sở hạ tầng xã hội, thiếu chiến lược phát triển bền vững.
- Thiếu các tuyến đường thu gom, cầu vượt dân sinh đấu nối với tuyến đường của địa phương. Các tuyến đường liên huyện và liên xã có bề rộng mặt cắt ngang nhỏ, tuyến đường sắt giao cắt trực tiếp với hệ thống đường bộ.
- Lao động nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn.
Cơ hội:
- Tiếp cận thuận lợi với hệ thống hạ tầng đầu mối quan trọng của quốc gia và hạ tầng Thủ đô
- Nằm trong khu vực  được định hướng phát triển mạnh và là cực phát triển mới
của đô thị trung tâm.
- Có nhiều chức năng công cộng quan trọng được định hướng trong quy hoạch chung thủ đô Hà Nội.
Thách thức:
- Các cụm công nghiệp và đường bộ có thể gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
- Tốc độ đô thị hóa nhanh chóng có thể hủy hoại môi trường tự nhiên.
- Khớp nối các dự án.
Kết luận đánh giá chung:
Là khu vực có rất nhiều yếu tố thuận lợi để phát triển đô thị hiện đại, đặc sắc và bền vững tạo dựng mới hình ảnh cho Thủ đô.
* Đánh giá hiện trạng sử dụng đất:
Tiêu chí đánh giá:
Khu vực đất thuận lợi cho khai thác xây dựng:
Bao gồm:
- Khu vực các đồ án quy hoạch, dự án đầu tư xây dựng:
+ Các đồ án, dự án thuộc nhóm 1, trong danh mục rà soát 240.
+ Các dự án đã, đang triển khai xây dựng không nằm trong danh mục rà soát 240:
- Khu vực còn lại:
+ Khu vực đất nông nghiệp, đất không sử dụng, thuận lợi trong công tác GPMB, đồng thời có cao độ nền tương đối bằng phẳng, không phải đầu tư nhiều vào việc san lấp mặt bằng khi xây dựng.
+ Các dự án đã, đang san nền và xây dựng hạ tầng kỹ thuật
Khu vực đất thuận lợi có mức độ cho khai thác xây dựng:
Bao gồm:
- Khu vực chuyển đổi chức năng:
+ Khu vực đất phi nông nghiệp cần chuyển đổi chức năng
- Khu vực còn lại:
+ Khu vực mặt nước lớn hoặc đất nông nghiệp có cao độ nền thấp, không bằng phẳng, cần phải đầu tư nhiều vào việc san lấp mặt bằng khi xây dựng.
+ Cần phải đầu tư lớn vào công tác chuẩn bị kỹ thuật.
Khu vực cấm và hạn chế khai thác xây dựng:
+ Khu vực nằm trong hành lang cách ly các công trình đặc thù (công trình HTKT, quốc phòng - an ninh đặc biệt, di tích có vùng bảo vệ không gắn liền bản thân di tích thuộc đất phi nông nghiệp, nghĩa trang - cơ sở hỏa táng, công nghiệp có HLCL…), các tuyến hạ tầng kỹ thuật.
+ Khu vực nằm trong Nêm xanh.
Khu vực cải tạo, chỉnh trang:
Bao gồm:
- Khu vực các đồ án quy hoạch, dự án đầu tư xây dựng:
+ Các đồ án, dự án được phép thuộc nhóm 2, 3; trong danh mục rà soát 240.
+ Các đồ án, dự án khác.
- Khu vực còn lại:
Các khu vực đất phi nông nghiệp hiện hữu sử dụng ổn định; cải tạo - chỉnh trang theo quy hoạch.
BẢNG ĐÁNH GIÁ KHAI THÁC ĐẤT ĐAI XÂY DỰNG
Khu vực Diện tích (m2) Tỷ lệ (%)
Khu vực đất thuận lợi cho khai thác xây dựng 1.422,05 54,78
Khu vực đất thuận lợi có mức độ cho khai thác xây dựng 172,12 6,63
Khu vực cấm và hạn chế khai thác xây dựng 51,19 1,97
Khu vực cải tạo, chỉnh trang 950,6 36,62
Tổng cộng 2.595,96 100,00
 
(Nguồn: Nghiên cứu của Viện QHXDHN)
III. CHỈ TIÊU KINH TẾ KỸ THUẬT CỦA ĐỒ ÁN
III.1. Chỉ tiêu sử dụng đất, công trình:
Đất xây dựng đô thị khoảng:    90 - 120 m2 đất/người
Trong đó:    
Đất dân dụng đô thị: 80-95 m2 đất/người
Bao gồm:    
Đất công trình công cộng hỗn hợp: ≥ 5,0 m2 đất/người
Đất trường THPT, dạy nghề ≥ 0,6 m2 đất/người
Đất cây xanh, TDTT: ≥ 7,0 m2 đất/người
Đất giao thông (đến đường khu vực): ≥ 15,0 m2 đất/người
Đất đơn vị ở: 26-50 m2 đất/người
Gồm:    
Đất công cộng đơn vị ở 0,9-2,0 m2 đất/người
Đất cây xanh đơn vị ở ≥ 2,0 m2 đất/người
Đất trường tiểu học, THCS, mầm non ≥ 2,7 m2 đất/người
Đất ở 20-35 m2 đất/người
III.2. Chỉ tiêu hạ tầng kỹ thuật:
a/ Giao thông:
- Tỷ lệ đất giao thông và giao thông tĩnh trong đất xây dựng đô thị 20,74% tính đến đường  khu vực của toàn đô thị, trong đó khu vực trong vành đai 4 cũ đạt 21,54% và khu vực ngoài vành đai 4 cũ đạt 20,34%.
- Mật độ mạng lưới đường: 5,52 km/km2 tính đến đường khu vực, với khoảng cách giữa hai đường từ 250-300m đối với toàn đô thị, trong đó khu vực trong vành đai 4 cũ đạt 6,51 km/km2 và khu vực ngoài vành đai 4 cũ là 3,74 km/km2 (do chủ yếu là khu làng xóm và cây xanh).
- Tổng nhu cầu đỗ xe của toàn đô thị tính toán với chỉ tiêu 4-5m2/người là 102,28ha; trong khu vực vành đai 4 cũ là 90,73 ha và 11,55ha đối với khu vực ngoài vành đai 4 cũ.
-  Diện tích bãi đõ xe được tính bằng 2%-5% diện tích đơn vị ở. Đối với khu vực trong vành đai 4 cũ là 26,56ha, ngoài vành đai 4 cũ là 9,71ha và toàn đô thị là 35,26 ha. Nhu cầu đỗ xe còn lại sẽ được bố trí trong bản thân công trình (cụ thể sẽ được thiết kế trong quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500).
b/ Chuẩn bị kỹ thuật:
- Diện tích hồ điều hòa: ≥ 5% đất xây dựng đô thị (tính cho toàn bộ chuỗi đô thị phía Đông vành đai 4).
c/ Cấp nước:
- Nước sinh hoạt (Qsh) 200 l/ng.ngđ
- Nước phục vụ công cộng dịch vụ  thành phố(Qdv) 40 m3/ha.ngđ
- Nước tưới cây thành phố 30 m3/ha.ngđ
- Nước rửa đường cấp đô thị 5 m3/ha.ngđ
- Nước cấp cho công trình HTKT, an ninh quốc phòng 30 m3/ha.ngđ
- Nước phục vụ công cộng dịch vụ đơn vị ở (Qdv) 15%Qsh
- Nước cấp cho khu, cụm công nghiệp tập trung (Qcn) 40 m3/ha.ngđ
- Nước dự phòng, rò rỉ 20%(1+2+3+4+5+6+7)
d/ Cấp điện, thông tin liên lạc:
Cấp điện:
- Đất đơn vị ở: 0,8 KW/ người
- Đất công cộng:    
+ Đất công cộng thành phố, dịch vụ hỗn hợp, cơ quan, viện nghiên cứu, trường học: 450 KW/ha
+ Đất công cộng, trường học khu ở: 25 % (điện sinh hoạt khu ở)
- Đất cây xanh: 10 KW/ha
- Đất đường giao thông, bãi đỗ xe: 12 KW/ha
- Đất an ninh Quốc phòng, HTKT: 200 KW/ha
Thông tin liên lạc:
- Thuê bao sinh hoạt: 2 thuê bao/ hộ gia đình
- Thuê bao công cộng thành phố, công cộng khu ở, hỗn hợp, cơ quan, trường học, viện nghiên cứu: 150 thuê bao/ ha
- Thuê bao công cộng, cây xanh, trường học, đường giao thông đơn vị ở: 25% thuê bao sinh hoạt
- Thuê bao cây xanh thành phố, cây xanh khu ở, bến bãi đỗ xe: 10 thuê bao/ ha
- Thuê bao an ninh quốc phòng, công nghiệp: 25 thuê bao/ ha
- Thuê bao hạ tầng kỹ thuật: 15 thuê bao/ công trình
e/ Thoát nước thải và vệ sinh môi trường:
Thoát nước thải:
- Nước sinh hoạt (a): 200 l/người – ngày đêm
- Nước thải công cộng Thành phố: 40m3/ha-ngày đêm
- Nước cấp cho công trình công cộng khu ở, đơn vị ở và dịch vụ khác trong khu ở và đơn vị ở: 15% (a)
- N­ước thải công trình hạ tầng kỹ thuật, an ninh quốc phòng: 30m3/ha-ngày đêm
Quản lý chất thải rắn:
   Tiêu chuẩn tính toán chất thải rắn sinh hoạt                   : 1,3 kg/ người.ngày
   - Tiêu chuẩn tính toán chất thải rắn công nghiệp            : 0,2tấn/ha.ngày
- Hệ số chất thải rắn công cộng và khách vãng lai          : K=1,2
IV. BỐ CỤC QUY HOẠCH KIẾN TRÚC
IV.1. Tính chất, chức năng và ý tưởng chủ đạo:
a/ Tính chất và chức năng phân khu:
- Là đô thị mới kết hợp cải tạo phát triển các khu vực làng xóm đô thị hóa.
- Là đô thị mới gắn với các trung tâm thương mại, dịch vụ, văn phòng cao cấp.
- Tạo lập tuyến hành lang thương mại, dịch vụ cao cấp dọc tuyến Đại Lộ Thăng Long.
- Khu nhà ở chất lượng cao, hiện đại.
- Trung tâm y tế khu vực.
- Đầu mối giao thông: đường sắt đô thị, đầu mối trung chuyển giao thông công cộng;  Cấp nước và đầu mối một số HTKT khác.
b/ Ý tưởng chủ đạo:
- Khai thác tối đa cảnh quan không gian mặt nước hiện có và cảnh quan sinh thái phía Tây của khu vực nghiên cứu, giáp đường vành đai 4.
- Bố trí thêm nhiều không gian cây xanh và hồ điều hòa phát triển đô thị theo hướng mở.
+ Phát triển một khu vực hiện đại, cao tầng, mật độ cao dọc Đại lộ Thăng Long.
+ Tạo hành lang thương mại và kinh doanh chính dọc Đại lộ Thăng Long.
+ Khuyến khích phát triển các mục đích liên quan tới du lịch, hội thảo và giải trí.
+ Hình thành cửa ngõ lối vào phân khu tại điểm giao cắt giữa Đại lộ Thăng Long – Vành đai 3,5.
+ Gìn giữ nâng cấp các khu dân cư hiện hữu trong khu vực.
+ Bảo tồn và nâng cấp các khu vực mặt nước hiện hữu.
+ Tích hợp các dự án đã được phê duyệt.
+ Các khu chức năng đô thị:
- Tại vị trí giao cắt giữa các tuyến vành đai và các trục hướng tâm phát triển các không gian đô thị tập trung gắn với mô hình đô thị TOD với những không gian đô thị nén, nhiều công trình biểu tượng.
IV.2. Quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất:
IV.2.1. Quy hoạch sử dụng đất:
a/ Quy hoạch sử dụng đất:
- Phân khu đô thị S3 có tổng diện tích nghiên cứu khoảng 2.595,96ha. Quy mô dân số toàn khu: 252.700 người.
BẢNG TỔNG HỢP QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
Tổng cộng Trong đê Ngoài đê
TT Chức năng sử dụng đất Diện tích
(ha)
Chỉ tiêu
(m2/ng)
Tỷ lệ
(%)
(ha) (ha)
A Đất dân dụng 2380,46 94,20 91,70 2176,47 203,99
1 Đất công cộng thành phố 13,68 0,54 0,54 13,68 -
2 Đất cây xanh, tdtt thành phố(*) 302,31 11,96 11,65 98,32 203,99
3 Đường, quảng trường, nhà ga (**) và bến - bãi đỗ xe thành phố 357,66 14,15 13,78 357,66 -
4 Đất khu ở 1706,81 67,54 65,75 1706,81 -
4.1 - Đất công cộng khu ở 51,14 2,02   51,14 -
Trường trung học phổ thông (cấp 3) (***) 18,50 0,73   18,5 -
4.2 - Đất cây xanh, tdtt khu ở 186,36 7,37   186,36 -
4.3 - Đường phố, điểm đỗ - dừng xe khu ở (****) 197,34 7,81   197,34 -
4.4 - Đất đơn vị ở 1253,47 49,60   1251,48 -
B Các loại đất khác trong phạm vi khu dân dụng 180,55 - 6,96 180,55 -
5 Đất hỗn hợp 103,99 - 4,01 103,99 -
6 Đất cơ quan, viện nghiên cứu, trường đào tạo… 70,96 - 2,73 70,96 -
7 Đất di tích, tôn giáo - tín ngưỡng 5,60 - 0,22 5,60 -
C Đất xây dựng ngoài phạm vi khu dân dụng 34,95 - 1,34 34,95 -
8 Đất an ninh, quốc phòng 19,05 - 0,73 19,05 -
9 Đất đầu mối hạ tầng kỹ thuật 5,45 - 0,21 5,45 -
10 Đất cây xanh cách ly vệ sinh, cây xanh vườn ươm 10,45 - 0,40 10,45 -
  Tổng cộng: 2595,96 102,73 100,00 2391,97 203,99
  Dân số (người) 252700        
Chú thích, ghi chú:
- (*) Bao gồm cả hồ điều hòa.
- (**) Đường trục chính đô thị, đường chính đô thị, đường liên khu vực; đường sắt đô thị và ga đường sắt đô thị.
- (***): Quy mô học sinh cấp 3 tính toán khoảng 9.588 học sinh.
- (****) Đường chính khu vực, đường khu vực.
- Đồ án quy hoạch phân khu được lập trên tỷ lệ 1/5000, độ chính xác còn hạn chế. Chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất của từng ô quy hoạch là chỉ tiêu chung của đơn vị ở nhằm kiểm soát phát triển chung cho từng khu vực. Trong quá trình lập quy hoạch chi tiết và dự án đầu tư xây dựng, ranh giới, quy mô diện tích, dân số, chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc của từng ô đất sẽ được xác định cụ thể đảm bảo tuân thủ Quy chuẩn xây dựng Việt Nam, Tiêu chuẩn thiết kế chuyên ngành, các quy định của pháp luật hiện hành và phải được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận.
- Đối với các dự án đầu tư đã được cấp thẩm quyền phê duyệt, đã triển khai xây dựng, phù hợp với quy hoạch phân khu, đề xuất tiếp tục thực hiện theo nội dung đã được duyệt. Các dự án đầu tư chưa triển khai xây dựng cần xem xét kiểm tra, rà soát để điều chỉnh cho phù hợp với quy hoạch phân khu được duyệt.
- Đất nhóm ở, đất hỗn hợp địa phương bao gồm các chức năng: đất ở, trường mầm non, cây xanh, vườn hoa, sân thể thao, bãi đỗ xe, đường giao thông...vị trí, quy mô và chỉ tiêu sử dụng đất sẽ được xác định cụ thể trong giai đoạn lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500, dự án đầu tư; giải quyết nhu cầu theo thứ tự ưu tiên: đất dịch vụ, đất giãn dân, tái định cư phục vụ giải phóng mặt bằng, nhà ở xã hội, nhà ở thương mại.
- Đối với đất hỗn hợp: tỷ lệ đất xây dựng nhà ở không quá 30% diện tích đất hỗn hợp, công trình đa chức năng có nhà ở thì diện tích sàn nhà ở không quá 30% diện tích sàn của công trình. Phần diện tích còn lại bố trí các chức năng dịch vụ, công cộng phục vụ dân cư đô thị đảm bảo tuân thủ Quy chuẩn xây dựng Việt Nam. Các chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc sẽ được xem xét cụ thể trong quá trình quy hoạch, lập dự án và trình cấp thẩm quyền phê duyệt theo quy định. Dân số trong đất hỗn hợp được tính toán, cân đối đảm bảo tổng dân số của cả ô quy hoạch không vượt quá số dân đã khống chế trong quy hoạch phân khu.
- Đối với dự án nằm trong khu vực nêm xanh sẽ thực hiện theo dự án riêng do cấp thẩm quyền phê duyệt.
- Đối với đất công nghiệp kho tàng hiện có không phù hợp với quy hoạch phân khu, trước mắt khai thác sử dụng theo hiện trạng, không phát triển mới. Lâu dài sẽ di chuyển theo quy định của Đồ án Quy hoạch chung và Quy định quản lý. Quỹ đất sau khi di chuyển được thực hiện theo quy hoạch.
- Đối với đất công trình di tích, tôn giáo, danh lam thắng cảnh đã hoặc chưa được xếp hạng, quy mô diện tích và hành lang bảo vệ sẽ được xác định chính xác khi triển khai quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 khu vực.
- Đối với các nghĩa trang, nghĩa địa và mộ hiện có không phù hợp quy hoạch, được di dời quy tập mộ đến khu vực nghĩa trang tập chung của Thành phố; Trong giai đoạn trước mắt sử dụng theo hiện trạng, đầu tư xây dựng các hạng mục cây xanh cách ly, hệ thống thu gom nước, xử lý kỹ thuật đảm bảo điều kiện vệ sinh môi trường. Sau khi di chuyển, quỹ đất sau khi di chuyển được thực hiện theo quy hoạch.
- Đối với các tuyến đường giao thông trong quy hoạch phân khu, các tuyến đường quy hoạch đi qua khu ở, khu làng xóm hiện có… chỉ mang tính định hướng. Chỉ giới đường đỏ sẽ được xác định chính xác ở giai đoạn lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 và dự án đầu tư, phù hợp với điều kiện thực tế hiện trạng.
b/ Dân số và phân bố dân cư:
- Quy mô dân số:
      + Dự báo đến năm 2030:                                                                 158.000 người
      + Tối đa đến năm 2050:                                                                  252.700 người.
IV.2.2. Quy hoạch hệ thống hạ tầng xã hội và đô thị:
Tổng diện tích nghiên cứu khoảng:                                      2.595,96 ha (100%)
Trong đó:
- Đất dân dụng khoảng:                                                                             2.352,88 ha (90,64%)
- Các loại đất khác trong phạm vi khu dân dụng khoảng:               208,13 ha (8,02%)
- Đất xây dựng ngoài phạm vi khu dân dụng khoảng:                     34,95 ha (1,34%)
IV.2.2.1. Quy hoạch đất dân dụng:
a/ Đất công trình công cộng cấp thành phố, khu ở:
- Đất công trình công cộng cấp thành phố chủ yếu nằm trên các tuyến đường chính đô thị và đường liên khu vực. Tại đây hình thành tổ hợp các trung tâm thương mại dịch vụ, các công trình hoạt động văn hóa và bệnh viện cấp khu vực, bao gồm các chức năng chính: Thương mại, dịch vụ, y tế, văn hóa, hành chính quản lý đô thị.
- Đất công cộng khu ở bao gồm các trung tâm thương mại, văn hóa, giáo dục thường xuyên… phục vụ cho người dân trong khu ở và khu vực lân cận (thuộc các khu dân cư nằm trong vành đai xanh, nêm xanh liền kề).
* Công trình y tế:
- Đất xây dựng công trình y tế bao gồm: Bệnh viện, phòng khám đa khoa, trung tâm y tế, nhà hộ sinh, trạm vệ sinh phòng dịch, nhà thuốc….
- Vị trí đất công trình y tế xác định ở gần nút giao cắt giữa đường vành đai 3,5 và Đại lộ Thăng Long, được thể hiện trên bản vẽ làm cơ sở để nghiên cứu trong giai đoạn sau.
* Công trình thương mại, dịch vụ:
- Đất xây dựng các công trình thương mại, dịch vụ bao gồm các công trình liên quan đến hoạt động thương mại, dịch vụ như: trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng, chợ, nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ,tài chính, ngân hàng …
- Vị trí đất công trình thương mại, dịch vụ xác định gần các tuyến đường chính của khu vực, nhưng tập trung chủ yếu dọc theo tuyến Đại lộ Thăng Long.
* Công trình công cộng khác:
- Trong đất công cộng thành phố, khu ở bố trí quỹ đất để xây dựng các công trình công cộng khác, bao gồm các công trình trụ sở hành chính phục vụ quản lý đô thị, văn phòng hoạt động kinh tế, xã hội…
b/ Đất cây xanh, TDTT thành phố (Công viên trung tâm đô thị, công viên thành phố):
- Đất cây xanh, TDTT cấp thành phố chủ yếu nằm tập trung chủ yếu ở phía Tây giáp  tuyến đường vành đai 4 của khu vực nghiên cứu, với chức năng cây xanh sinh thái nông nghiệp, cây xanh vui chơi thể dục thể thao... đáp ứng nhu cầu cho người dân đô thị.
Khu công viên phía Nam ranh giới nghiên cứu nằm trong phân khu GS, tạo một vành đai xanh ngăn cách đô thị S3 và S4.
- Đất cây xanh, TDTT khu ở được bố trí tại hạt nhân khu ở. Đất cây xanh, TDTT khu ở chủ yếu là cây xanh, vườn hoa, đường dạo và bố trí các hoạt động vui chơi giải trí cho các lứa tuổi.
- Vị trí đất công trình TDTT, hồ điều hòa, mặt nước xác định chủ yếu tập trung ở phía Tây khu vực nghiên cứu, gần đường vành đai 4.
c/ Đất giao thông thành phố và khu ở:
- Đất giao thông thành phố và khu ở bao gồm: Đường trục chính đô thị, đường chính đô thị, đường liên khu vực; Đường chính khu vực, đường khu vực; quảng trường; đường sắt đô thị và ga đường sắt đô thị; bến - bãi đỗ xe….
- Hệ thống quảng trường được tổ chức tại các điểm giao cắt của các tuyến giao thông, trước các không gian công viên cây xanh và công trình công cộng.
d/ Đất trường trung học phổ thông:
- Đất trường trung học phổ thông bao gồm: trường trung học phổ thông, trường dạy nghề, hướng nghiệp.
- Trường trung học phổ thông bố trí tại hạt nhân của khu ở với quy mô được xác lập là đảm bảo đủ phục vụ cho học sinh trong khu ở và khu vực lân cận.
e/ Đất đơn vị ở:
Các đơn vị ở với quy mô dân số từ 8.000-14.000 người và một số nhóm nhà ở độc lập. Thành phần đất ở bao gồm: đất công cộng đơn vị ở, cây xanh, trường tiểu học, trung học cơ sở, mầm non, các nhóm nhà ở và giao thông. Hạt nhân đơn vị ở là vườn hoa, cây xanh, công trình công cộng đơn vị ở và trường học.
* Đất công cộng đơn vị ở:
- Đất công cộng đơn vị ở:  là đất xây dựng các công trình thương mại, dịch vụ, y tế, văn hóa, quản lý hành chính phục vụ nhu cầu thường xuyên cho dân cư trong đơn vị ở, bao gồm: Chợ, siêu thị, cửa hàng; trạm y tế; nhà văn hóa, phòng truyền thống, thư viện, bưu điện; trụ sở quản lý hành chính đơn vị ở (tương đương cấp phường)...
* Đất cây xanh đơn vị ở: giải quyết các nhu cầu vui chơi, nghỉ dưỡng và thể dục thể thao cho người dân trong đơn vị ở, bao gồm: Các vườn hoa, sân bãi TDTT (như: sân thể thao cơ bản, bể bơi (nếu có), nhà tập đơn giản…) và các khu vui chơi giải trí phục vụ các lứa tuổi...
* Đất trường tiểu học, trung học cơ sở:  được bố trí tại trung tâm đơn vị ở đảm bảo quy mô và bán kính phục vụ trong đơn vị ở. Xây dựng mới kết hợp cải tạo chinh trang nâng cấp các trường tiểu học, trung học cơ sở hiện có.
* Đất trường mầm non: bố trí tại trung tâm nhóm nhà ở đảm bảo quy mô và bán kính phục vụ trong nhóm nhà ở.
* Đất hỗn hợp địa phương: Đất hỗn hợp địa phương bao gồm đất phục vụ giãn dân, di dân phục vụ tái định cư giải phóng mặt bằng trong khu vực, đất phục vụ chuyển đổi nghề và các mục đích công cộng khác của địa phương. Trong đất hỗn hợp địa phương bao gồm đất nhà ở, đất dịch vụ, các công trình công cộng cấp nhóm nhà ở (nhà trẻ, nhà văn hóa, sinh hoạt cộng đồng...), trung tâm đào tạo chuyển đổi nghề...
* Đất nhóm nhà ở: bao gồm đất ở, cây xanh, dịch vụ công cộng nhóm nhà ở, vườn hoa, đư­ờng nội bộ, sân chơi luyện tập TDTT, bãi đỗ xe… Trong đất ở bao gồm nhà ở chung cư, liền kế, biệt thự, nhà vườn, được phân loại như sau:
- Đất nhóm nhà ở xây dựng mới được nghiên cứu xây dựng đồng bộ hiện đại về hệ thống hạ tầng kỹ thuật, tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan, kết nối hài hòa với khu vực ở hiện có, khai thác các hình thức kiến trúc truyền thống, gìn giữ giá trị văn hóa đặc trưng. Nhà ở được phát triển đa dạng với các loại hình nhà ở chung cư, liền kế, biệt thự, nhà vườn…
- Trong đất xây dựng nhà ở mới bao gồm cả quỹ đất dành cho nhà ở xã hội, nhà ở tái định cư: quy mô và vị trí cụ thể sẽ được xác định trong đồ án quy hoạch chi tiết tuân thủ theo quy định hiện hành của Nhà nước và Thành phố.
- Đất nhóm nhà ở hiện có cải tạo xây dựng lại bao gồm các khu vực nhà ở hiện có và làng xóm nằm kề cận các tuyến đường giao thông từ đường phân khu vực trở lên hoặc các trục không gian kiến trúc cảnh quan chủ đạo của phân khu đô thị. Theo đó, các khu vực này cần được kiểm soát, nghiên cứu xây dựng đồng bộ hiện đại về tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan, kết nối hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hài hòa với khu vực ở hiện có đi đôi với bảo tồn, khai thác các kiến trúc truyền thống, gìn giữ giá trị văn hóa đặc trưng. Nhà ở hiện có cải tạo chỉnh trang theo hướng nhà ở thấp tầng đảm bảo hài hòa với không gian kiến trúc cảnh quan xung quanh.
* Đất giao thông đơn vị ở: Đất giao thông đơn vị ở bao gồm đường giao thông từ đường phân khu vực trở xuống và bãi đỗ xe. Đối với mạng đường từ đường phân khu vực trở xuống mà đi qua các khu ở hiện có, có thể  được nghiên cứu điều chỉnh để phù hợp với thực tế và phải đam bảo kết nối giao thông và HTKT chung khu vực. Bãi đỗ xe trong đơn vị ở nằm trong thành phần các chức năng đất đơn vị ở, vị trí và quy mô sẽ được xác định cụ thể trong giai đoạn sau.
IV.2.2.2. Quy hoạch  đất khác trong phạm vi khu dân dụng:
a/ Đất hỗn hợp:
Đất hỗn hợp bao gồm các chức năng như dịch vụ thương mại, văn phòng, khách sạn, nhà ở.  Đất xây dựng các công trình thương mại, dịch vụ bao gồm các công trình liên quan đến hoạt động thương mại, dịch vụ như: trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng, chợ, nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ, tài chính, ngân hàng …
b/ Đất cơ quan, viện nghiên cứu, trường đào tạo:
Đất cơ quan, trường đào tạo chủ yếu được xác định trên cơ sở cơ quan, trường đào tạo hiện có. Nhu cầu xác lập đất cơ quan, trường đào tạo sẽ được xác định trên cơ sở quỹ đất công cộng thành phố, khu ở và được cụ thể hóa ở giai đọan sau được cấp thẩm quyền phê duyệt.
c/ Đất công trình di tích, tôn giáo – tín ngưỡng:
Đất di tích, tôn giáo, tín ngưỡng là đất các công trình di tích nằm trong khu vực nghiên cứu bao gồm cả hành lang bảo vệ các công trình di tích này theo Luật định. Bảo tồn tôn tạo các công trình, cụm công trình di tích, tôn giáo phải đảm bảo các hành lang bảo vệ theo luật định.
IV.2.2.3. Quy hoạch đất ngoài phạm vi khu dân dụng:
a/ Đất công nghiệp, kho tàng:
Di dời các nhà mãy xí nghiệp nhỏ lẻ, xen kẹt trong khu dân cư đến khu vực công nghiệp tập trung của Thành phố. Chuyển đổi quỹ đất này thành đất dân dụng, ưu tiên phát triển hạ tầng xã hội phục vụ chung khu vực.
b/ Đất an ninh, quốc phòng:
Đất an ninh quốc phòng được bố trí như hiện trạng với quy mô là quỹ đất còn lại sau khi mở đường theo quy hoạch.
c/ Đất công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật:
Đất công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật bao gồm đất xây dựng trạm bơm, trạm xử lý nước thải, trạm điện, trạm trung chuyển, trung tâm tiếp vận, bến bãi đỗ xe đầu mối và đất hành lang cách ly tuyến điện, đường sắt, mương và hành lang bảo vệ.
IV.3. Tổ chức không gian quy hoạch kiến trúc cảnh quan:
IV.3.1. Bố cục không gian kiến trúc toàn phân khu:
- Với ý tưởng bố trí khu cây xanh tập trung ở phía Tây khu vực nghiên cứu, tạo hướng mở của đô thị về phía không gian cảnh quan  lớn ở phía Tây và phân khu GS, bố trí các khu cây xanh trong các lõi các đơn vị ở.
- Tổ chức các công trình hỗn hợp tập trung bám dọc theo tuyến Đại lộ Thăng Long có chiều cao nổi trội, là điểm nhấn cho toàn khu vực.
- Đối với các công trình làng xóm cũ cải tạo theo hướng tăng cường hệ thống hạ tầng kỹ thuật, giao thông, cây xanh hạ tầng xã hội, giữ được cấu trúc làng xóm cũ: mật độ xây dựng thấp, nhiều sân vườn, hình thức công trình kiến trúc truyền thống.
- Khớp nối đồng bộ hệ thống hạ tầng của các dự án và hiện trạng, điều chỉnh một số tồn tại bất hợp lý trong Quy hoạch chung Hà Nội.
IV.3.2. Các yêu cầu về tổ chức và bảo vệ cảnh quan:
- Cải tạo chỉnh trang, thực hiện giãn dân cho các khu vực làng xóm nhằm giảm bớt mật độ xây dựng trong làng xóm và gìn giữ được những đặc trưng truyền thống. Các điểm dân cư hiện có cần được tôn trọng và nghiên cứu kết nối hệ thống hạ tầng kỹ thuật với các khu đô thị phát triển mới.
- Bảo tồn các công trình di tích lịch sử văn hóa, tôn giáo tín ngưỡng.
- Bổ sung nâng cấp hệ thống dịch vụ hạ tầng xã hội: giáo dục, y tế, văn hóa, khu cây xanh... ưu tiên phát triển hạng mục hạ tầng xã hội cho khu vực.
- Kết nối không gian xanh, tạo tầm nhìn mở rộng từ khu vực phát triển trung tâm về phía không gian xanh sinh thái lớn phía Tây gần vành đai 4, đồng thời kết nối với hệ thống  làng xã hiện hữu và các khu đô thị mới.
   - Tuyến đường sắt vành đai phía Tây cắt qua khu vực S3, nối các ga đường sắt phía Tây của Hà Nội.
– Tổ chức khu nhà ở chất lượng cao, nhà ở sinh thái hiện đại.
– Tổ chức hệ thống đầu mối giao thông: đường vành đai 4, đường vành đai 3,5, Đại Lộ Thăng Long, tuyến đường sắt quốc gia...và các công trình hạ tầng kỹ thuật khác: trạm điện, cấp nước, khu xử lý nước thải, bến bãi tiếp vận...
V. THIẾT KẾ ĐÔ THỊ
V.1. Đánh giá đặc trưng về môi trường và cảnh quan kiến trúc:
- Khu vực nghiên cứu nằm kề cận với sông Đáy là không gian cảnh quan thiên nhiên có giá trị.
- Trong khu vực nghiên cứu có một số ao hồ, kênh rạch phục vụ tưới tiêu thoát nước sẽ là cơ sở để tạo lập không gian cây xanh mặt nước, cải tạo môi trường đô thị.
- Các cụm làng xóm với đặc trưng kiến trúc của vùng Bắc Bộ.
V.2. Các nguyên tắc thiết kế đô thị:
- Tuân thủ định hướng phát triển không gian quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 (QHCHN2030) đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011.
- Đảm bảo tính thống nhất từ không gian tổng thể đô thị đến không gian cụ thể thuộc đô thị; phải có tính kế thừa kiến trúc, cảnh quan đô thị và phù hợp với điều kiện, đặc điểm tự nhiên, đồng thời tôn trọng tập quán, văn hoá địa phương; phát huy các giá trị truyền thống để gìn giữ bản sắc của từng vùng, miền trong kiến trúc, cảnh quan đô thị.
- Khai thác hợp lý cảnh quan thiên nhiên nhằm tạo ra giá trị thẩm mỹ, gắn với tiện nghi, nâng cao hiệu quả sử dụng không gian và bảo vệ môi trường đô thị.
- Tuân thủ quy định khoảng lùi công trình đối với tuyến Đại Lộ Thăng Long.
- Tuân thủ quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất, các chỉ tiêu khống chế đã được xác lập trong quy hoạch phân khu.
- Tuân thủ các yêu cầu, quy định được xác lập theo Tiêu chuẩn, Quy chuẩn xây dựng Việt Nam.
- Tuân thủ quy định hiện hành của Nhà nước và Thành phố đối với các công trình có liên quan. 
V.3. Giải pháp thiết kế đô thị phân khu:
V.3.1. Cấu trúc không gian đô thị phân khu:
Phát triển theo tuyến giao thông, cảnh quan và các khu vực, hình thành trung tâm cấp đô thị, khu vực và các khu ở hoặc đơn vị ở độc lập.
Phát triển các khu đô thị mới đồng bộ hiện đại gắn với cải tạo, chỉnh trang, xây dựng lại các khu ở hiện có, tạo dựng một phân khu đô thị hoàn chỉnh, đáp ứng các nhu cầu hạ tầng xã hội, nhà ở cao cấp tầm cỡ quốc tế và nhà ở sinh thái chất lượng cao.
Tổ chức không gian cảnh quan cao tầng, thấp tầng và trung tầng hài hòa, tạo các điểm nhấn quan trọng về không gian hình khối, hình thức kiến trúc  mang tính đại đại nhưng không làm mất đi bản sắc dân tộc, tỉ lệ công trình thân thiện với con người. Hình thành các trục đô thị, trục cảnh quan và các không gian điểm nhấn trọng tâm, đảm bảo sự liên kết hài hòa với không gian xung quanh.
Tại các khu ở hình thành các đơn vị ở, với hạt nhân khu ở là khu công viên, vườn hoa cây xanh, trung tâm thương mại dịch vụ và trường trung học phổ thông.
Các đơn vị ở tổ chức các nhóm ở, với hạt nhân đơn vị ở là khu cây xanh, vườn hoa, công cộng đơn vị ở và cụm trường tiểu học, trung học cơ sở.
Theo đó hình thành hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật: trạm cấp điện, cấp nước, xử lý nước thải, bến bãi đỗ xe.
V.3.2. Phân vùng thiết kế đô thị:
- Các khu chức năng đô thị, gồm: công trình công cộng thành phố, khu ở, đơn vị ở; công viên, cây xanh mặt nước; công trình thể dục thể thao; đường giao thông và các tiện ích đô thị; các nhóm nhà.
- Các ô quy hoạch đã xác lập trong phân khu đô thị.
- Các trục tuyến chính, quan trọng là tuyến Đại Lộ Thăng Long, tuyến đường vành đai 3,5, tỉnh lộ 70.
- Điểm nhấn quan trọng là các không gian xung quanh điểm giao cắt giữa tuyến Đại lộ Thăng Long với tuyến đường vành đai 3,5 và tỉnh lộ 70.
- Các không gian mở: kết nối với khu cây xanh trung tâm thành phố phía Tây khu vực nghiên cứu.
V.3.3. Thiết kế đô thị đối với khu chức năng:
a/ Công trình công cộng cấp thành phố, khu ở, đơn vị ở:
* Nguyên tắc tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan:
- Được thực hiện như các nguyên tắc chung về tổ chức không gian, kiến trúc cảnh quan.
* Yêu cầu tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan:
- Tổ chức hệ thống công cộng: Hệ  thống công cộng đô thị được xác định phù hợp với QHC xây dựng Thủ đô Hà Nội với các trung tâm công cộng lớn nằm trên các tuyến Đại Lộ Thăng Long và đường vành đai 3,5. Phân khu S3 còn là điểm giao cắt của các tuyến đường sắt đô thị Hòa Lạc – Hà Nội, tuyến đường sắt đô thị dọc đường vành đai 3,5 và tuyến đường sắt quốc gia hiện có (sẽ chuyển đổi thành đường sắt đô thị trong tương lai). Phát triển thêm các cấu trúc lõi công cộng trong các khu nhà ở, tạo thành trung tâm khu ở, từ đó phát triển tiếp hệ thống công cộng cấp nhỏ hơn.
- Bố cục quy hoạch công trình cần được nghiên cứu trên cơ sở phân tích về các điều kiện vi khí hậu của khu đất thiết kế, phải lựa chọn được giải pháp tối ưu về bố cục công trình để hạn chế tác động xấu của hướng nắng, hướng gió đối với điều kiện vi khí hậu trong công trình.
- Mật độ xây dựng, tầng cao công trình, khoảng lùi của công trình, hình khối, màu sắc, ánh sáng, hình thức kiến trúc chủ đạo của các công trình kiến trúc phải phù hợp với không gian chung và tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng Việt Nam..
b/ Công trình giáo dục, dạy nghề:
* Nguyên tắc tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan:
- Được thực hiện như các nguyên tắc chung về tổ chức không gian, kiến trúc cảnh quan.
* Yêu cầu tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan:
- Bố cục quy hoạch công trình cần được nghiên cứu trên cơ sở phân tích về các điều kiện vi khí hậu của khu đất thiết kế, phải lựa chọn được giải pháp tối ưu về bố cục công trình để hạn chế tác động xấu của hướng nắng, hướng gió đối với điều kiện vi khí hậu trong công trình.
- Mật độ xây dựng, tầng cao công trình, khoảng lùi của công trình, hình khối, màu sắc, ánh sáng, hình thức kiến trúc chủ đạo của các công trình kiến trúc phải phù hợp với không gian chung và tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng Việt Nam..
c/ Đất cây xanh:
* Nguyên tắc tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan:
- Được thực hiện như các nguyên tắc chung về tổ chức không gian, kiến trúc cảnh quan.
* Yêu cầu tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan:
Tổ chức không gian xanh phải tận dụng, khai thác, lựa chọn đất đai thích hợp, phải kết hợp hài hoà với mặt nước, với môi trường xung quanh, tổ chức thành hệ thống với nhiều dạng phong phú: tuyến, điểm, diện.
- Khi thiết kế công viên, vườn hoa phải lựa chọn loại cây trồng và giải pháp thích hợp nhằm tạo được bản sắc địa phương, dân tộc và hiện đại, không xa lạ với tập quán địa phương. Về phối kết các loại cây, hoa nên: Nhiều loại cây, loại hoa; Cây có lá, hoa màu sắc phong phú  theo 4 mùa.
- Sử  dụng các quy luật trong nghệ thuật phối kết cây với cây, cây với mặt nước, cây với công trình và  xung quanh hợp lý, tạo nên sự hài hoà, lại vừa có tính tương phản vừa có tính tương tự, đảm bảo tính hệ thống tự nhiên.
- Mật độ xây dựng, tầng cao công trình, khoảng lùi của công trình, hình khối, màu sắc, ánh sáng, hình thức kiến trúc chủ đạo của các công trình kiến trúc phải phù hợp với không gian chung và tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng Việt Nam..
d/ Đất nhóm nhà ở:
* Nguyên tắc tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan:
- Được thực hiện như các nguyên tắc chung về tổ chức không gian, kiến trúc cảnh quan..
* Yêu cầu tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan:
- Đất nhóm nhà ở xây dựng mới được nghiên cứu xây dựng đồng bộ hiện đại về hệ thống hạ tầng kỹ thuật, tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan, kết nối hài hòa với khu vực ở hiện có, khai thác các hình thức kiến trúc truyền thống, gìn giữ giá trị văn hóa đặc trưng. Nhà ở được phát triển đa dạng với các loại hình nhà ở chung cư, liền kế, biệt thự, nhà vườn…đảm bảo hài hòa với không gian kiến trúc cảnh quan xung quanh.
Đất nhóm nhà ở hiện có cải tạo xây dựng lại bao gồm các khu vực nhà ở hiện có nằm kề cận các tuyến đường giao thông từ đường phân khu vực trở lên hoặc các trục không gian kiến trúc cảnh quan chủ đạo của phân khu đô thị. Theo đó, các khu vực này cần được thiết kế đô thị đồng bộ hiện đại về tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan, hài hòa với khu vực ở hiện có đi đôi với bảo tồn, khai thác các kiến trúc truyền thống, gìn giữ giá trị văn hóa đặc trưng. Nhà ở được phát triển đa dạng với các loại hình nhà ở chung cư, liền kế, biệt thự, nhà vườn…đảm bảo hài hòa với không gian kiến trúc cảnh quan xung quanh.
- Mật độ xây dựng, tầng cao công trình, khoảng lùi của công trình, hình khối, màu sắc, ánh sáng, hình thức kiến trúc chủ đạo của các công trình kiến trúc phải phù hợp với không gian chung và tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng Việt Nam..
e/ Đất di tích, tôn giáo tín ngưỡng:
* Nguyên tắc tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan:
- Được thực hiện như các nguyên tắc chung về tổ chức không gian, kiến trúc cảnh quan..
* Yêu cầu tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan:
- Việc thiết kế cải tạo xây dựng lại công trình di tích được thực hiện theo Luật định và phải có ý kiến thẩm định bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Hình khối, màu sắc, ánh sáng, hình thức kiến trúc chủ đạo của các công trình kiến trúc, hệ thống cây xanh, mặt nước phải phù hợp với không gian chung của di tích.
f/ Đất cơ quan, viện nghiên cứu, trường đào tạo:
* Nguyên tắc tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan:
- Được thực hiện như các nguyên tắc chung về tổ chức không gian, kiến trúc cảnh quan.
* Yêu cầu tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan:
- Bố cục quy hoạch công trình cần được nghiên cứu trên cơ sở phân tích về các điều kiện vi khí hậu của khu đất thiết kế, phải lựa chọn được giải pháp tối ưu về bố cục công trình để hạn chế tác động xấu của hướng nắng, hướng gió đối với điều kiện vi khí hậu trong công trình.
- Mật độ xây dựng, tầng cao công trình, khoảng lùi của công trình, hình khối, màu sắc, ánh sáng, hình thức kiến trúc chủ đạo của các công trình kiến trúc phải phù hợp với không gian chung và tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng Việt Nam..
   g/ Đất giao thông:
* Nguyên tắc tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan:
- Được thực hiện như các nguyên tắc chung về tổ chức giao thông, tổ chức không gian, kiến trúc cảnh quan.
* Yêu cầu tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan:
- Tuân thủ quy hoạch giao thông và quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất đã được xác lập trong phân khu đô thị.
- Công trình xây dựng, cây xanh không được làm hạn chế tầm nhìn và che khuất các biển báo hiệu, tín hiệu điều khiển giao thông.
- Đường xe đạp: dọc theo đường phố từ cấp đường chính khu vực trở lên, phải bố trí đường riêng cho xe đạp và phải có dải ngăn cách hoặc vạch phân cách với đường ô-tô.
- Khoảng cách đi bộ từ nơi ở, nơi làm việc đến bến xe công cộng không quá 500m.
- Khoảng cách giữa các bến giao thông công cộng trong đô thị: Đối với bến ô-tô buýt, ô-tô điện và tàu điện…tuân thủ theo đúng quy định hiện hành.
- Cây xanh đường phố phải căn cứ phân cấp tầng bậc và tính chất các loại đường mà bố trí cây trồng: hàng trên vỉa hè, hàng trên dải phân cách, hàng rào và cây bụi, kiểu vườn hoa.
- Quảng trường: gồm quảng trường chính, quảng trường trước các công trình công cộng, quảng trường giao thông và quảng trường trước cầu… Tổ chức giao thông khu vực quảng trường phải đảm bảo an toàn, thuận tiện và tuân thủ quy định hiện hành.
- Phải đảm bảo chiều cao tĩnh không về giới hạn khoảng cách an toàn đường bộ đối với phần không gian bên trên, theo đúng quy định hiện hành.
V.3.4. Thiết kế đô thị đối với ô quy hoạch:
* Chức năng:
Chức năng trong các ô quy hoạch được xác lập trên bản vẽ quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất; Tùy từng ô quy hoạch các chức năng được xác lập bao gồm đất dân dụng, dân dụng khác và ngoài dân dụng, trong đó gồm có: đất công cộng thành phố, khu ở, đơn vị ở; giáo dục, dạy nghề; cây xanh thành phố, khu ở, đơn vị ở; di tích; cơ quan viện nghiên cứu; hạ tầng kỹ thuật và giao thông các cấp. 
 * Nguyên tắc tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan:
- Được thực hiện như các nguyên tắc chung về tổ chức giao thông, tổ chức không gian, kiến trúc cảnh quan.
* Yêu cầu tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan:
- Bố cục quy hoạch công trình cần được nghiên cứu trên cơ sở phân tích về các điều kiện vi khí hậu của khu đất thiết kế, phải lựa chọn được giải pháp tối ưu về bố cục công trình để hạn chế tác động xấu của hướng nắng, hướng gió đối với điều kiện vi khí hậu trong công trình.
- Mật độ xây dựng, tầng cao công trình, khoảng lùi của công trình, hình khối, màu sắc, ánh sáng, hình thức kiến trúc chủ đạo của các công trình kiến trúc phải phù hợp với không gian chung và tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng Việt Nam.
V.3.5. Thiết kế đô thị đối với các trục tuyến chính, quan trọng:
* Chức năng:
+ Đại lộ Thăng Long là tuyến giao thông hướng tâm huyết mạch kết nối các đô thị phía Tây thông qua tuyến đường Quốc lộ 21 và đường Hồ Chí Minh nói chung và đô thị Hòa Lạc nói riêng với đô thị trung tâm. Cần quan tâm tuyến, diện và hình thức công trình, cây xanh cảnh quan dọc theo trục Đại Lộ Thăng Long và khi bố trí các công trình dọc theo trục Đại lộ Thăng Long cần có khoảng lùi tối thiểu là ≥6m từ chỉ giới đường đỏ.
+ Đường vành đai 4: là tuyến đường vành đai giao thông đối ngoại kết nối các tuyến quốc lộ và cao tốc hướng tâm, nối các khu công nghiệp, khu đô thị liền kề Thủ đô Hà Nội.
+ Đường vành đai 3,5: là tuyến đường đô thị cảnh quan chính của thành phố kết nối chuỗi các đô thị phía đông Vành đai 4. 
- Đường 70: là tuyến đường đô thị phụ trợ cho tuyến vành đai 3,5, đây cũng là ranh giới phân chia khu vực phát triển đô thị và vành đai xanh sông Nhuệ.
* Nguyên tắc tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan:
- Được thực hiện như các nguyên tắc chung về tổ chức giao thông, tổ chức không gian, kiến trúc cảnh quan.
* Yêu cầu tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan:
- Phát triển hệ thống công cộng thành phố, các công trình hỗn hợp dọc theo trục Đại Lộ Thăng Long, đường vành đai 3,5 nhằm tăng cường hiệu quả sử dụng đất và tạo diện mạo mới cho khu vực. Bố trí cụm công trình điểm nhấn tại nút giao cắt giữa trục Đại lộ Thăng Long với đường vành đai 3,5 và đường 70.
- Bố cục quy hoạch công trình cần được nghiên cứu trên cơ sở phân tích về các điều kiện vi khí hậu của khu đất thiết kế, phải lựa chọn được giải pháp tối ưu về bố cục công trình để hạn chế tác động xấu của hướng nắng, hướng gió đối với điều kiện vi khí hậu trong công trình.
- Mật độ xây dựng, tầng cao công trình, khoảng lùi của công trình, hình khối, màu sắc, ánh sáng, hình thức kiến trúc chủ đạo của các công trình kiến trúc phải phù hợp với không gian chung và tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng Việt Nam.
V.3.6. Thiết kế đô thị đối với các điểm nhấn trọng tâm:
* Chức năng:
- Không gian mở, điểm nhấn: xây dựng một số công trình điểm nhấn cao tầng như tại khu đô thị Bắc An Khánh, Nam An Khánh, khu đô thị Tây Mỗ-Đại Mỗ, kết hợp với các công trình điểm nhấn này là hệ thống các quảng trường lớn tạo điểm nhìn và không gian sinh hoạt cộng đồng, các quảng trường này cũng được kết nối với nhau bởi các tuyến cây xanh, mặt nước cảnh quan và đường cảnh quan (Parkway).
- Điểm nhấn quan trọng là không gian xung quanh các nút giao cắt của tuyến Đại lộ Thăng Long với đường vành đai 3,5 và tỉnh lộ 70 như trên bản vẽ.
* Nguyên tắc tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan:
- Được thực hiện như các nguyên tắc chung về tổ chức giao thông, tổ chức không gian, kiến trúc cảnh quan.
* Yêu cầu tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan:
- Bố cục quy hoạch công trình cần được nghiên cứu trên cơ sở phân tích về các điều kiện vi khí hậu của khu đất thiết kế, phải lựa chọn được giải pháp tối ưu về bố cục công trình để hạn chế tác động xấu của hướng nắng, hướng gió đối với điều kiện vi khí hậu trong công trình.
- Mật độ xây dựng, tầng cao công trình, khoảng lùi của công trình, hình khối, màu sắc, ánh sáng, hình thức kiến trúc chủ đạo của các công trình kiến trúc phải phù hợp với không gian chung và tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng Việt Nam.
V.3.7. Thiết kế đô thị đối với các không gian mở:
* Chức năng:
- Các không gian mở: kết nối không gian xanh tập trung của thành phố ở phía Tây khu vực nghiên cứu với hệ thống công viên, cây xanh mặt nước chính của phân khu đô thị.
- Chức năng trong khu vực bao gồm: công viên sinh thái nông nghiệp; vườn hoa, cây xanh, mặt nước; quảng trường, đường dạo; khu vui chơi giải trí; công trình, sân bãi tập luyện TDTT; công trình thương mại, dịch vụ (quy mô nhỏ)…
* Nguyên tắc tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan:
- Được thực hiện như các nguyên tắc chung về tổ chức giao thông, tổ chức không gian, kiến trúc cảnh quan.
* Yêu cầu tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan:
- Bố cục quy hoạch công trình cần được nghiên cứu trên cơ sở phân tích về các điều kiện vi khí hậu của khu đất thiết kế, phải lựa chọn được giải pháp tối ưu về bố cục công trình để hạn chế tác động xấu của hướng nắng, hướng gió đối với điều kiện vi khí hậu trong công trình.
- Mật độ xây dựng, tầng cao công trình, khoảng lùi của công trình, hình khối, màu sắc, ánh sáng, hình thức kiến trúc chủ đạo của các công trình kiến trúc phải phù hợp với không gian chung và tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng Việt Nam.
VI. QUY HOẠCH HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT
VI.1. Giao thông:
a. Nguyên tắc và giải pháp thiết kế:
Những nguyên tắc chung:
- Mạng lưới giao thông chính của Phân khu đô thị S3 được thiết kế cơ bản tuân thủ theo Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được phê duyệt.
- Bổ sung, cập nhật các quy hoạch chi tiết, chỉ giới đường đỏ các tuyến đường được duyệt, trên cơ sở đó điều chỉnh cục bộ một số tuyến đường, mặt cắt ngang đường cho phù hợp với cơ cấu chức năng sử dụng đất đồng thời đảm bảo mật độ mạng lưới đường, tỷ trọng đất đường theo quy chuẩn xây dựng đã được ban hành.
- Xác định các đầu mối giao thông chính trên địa bàn Phân khu đô thị S3 bao gồm: đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị, bến xe, bãi đỗ xe...đảm bảo đáp ứng được cho nhu cầu phát triển mạng lưới giao thông trên địa bàn Phân khu đô thị nói riêng cũng như giao thông trên cửa ngõ phía Tây Bắc của Thành phố nói chung.
Giải pháp quy hoạch:
- Giải pháp quy hoạch giao thông Phân khu đô thị S3 dựa trên cơ sở Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội và các quy hoạch chi tiết đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và một số các dự án các tuyến đường chính đang được nghiên cứu xây dựng. Mạng lưới giao thông được xem xét theo cơ cấu chức năng sử dụng đất của đô thị, đảm bảo các chỉ tiêu cơ bản theo Quy chuẩn, tiêu chuẩn và các chỉ tiêu theo quy hoạch đã được phê duyệt (có tính đến hiện trạng của khu vực).
b. Nội dung thiết kế:
- Mạng lưới đường giao thông trong khu vực bao gồm đầy đủ các cấp hạng đường: đường cao tốc đô thị, đường chính và trục chính đô thị, đường liên khu vực, đường chính khu vực, đường khu vực và đường phân khu vực.
* Các tuyến đường cấp đô thị:
- Tuyến đường cao tốc đô thị: Đường vành đai 4 hướng tuyến Bắc – Nam bề rộng mặt cắt ngang điển hình B =120m chiều dài tuyến đường trong ranh giới là L=6,06km (mặt cắt 1-1).
- Tuyến đường cao tốc đại lộ Thăng Long hướng Đông – Tây, nối từ trung tâm Hà Nội đi Hòa Lạc . Bề rộng mặt cắt ngang điển hình B =140m. Chiều dài trong ranh giới là L = 5,89km (mặt cắt A-A).
- Tuyến đường vành đai 3,5 (mặt cắt 2A,2B): Hướng tuyến Bắc – Nam, đoạn phía Bắc đại lộ Thăng Long mặt cắt 2A-2A  có mặt cắt ngang B=60m (thực hiện theo dự án riêng). Đoạn qua khu dự án Gleximco và Nam An Khánh do đã được thi công  mặt cắt ngang B=63m ( mặt cắt 2B).
- Tuyến đường 70: Hướng tuyến Bắc – Nam được cải tạo mở rộng, bề rộng mặt cắt ngang điển hình B=40m-50m (mặt cắt 3A, 4A)
- Tuyến đường 72: Hướng tuyến Đông – Tây  được cải tạo mở rộng, bề rộng mặt cắt ngang điển hình B=40m (mặt cắt 4A).
- Các tuyến đường Liên khu vực: Bề rộng mặt cắt ngang điển hình B=40m (mặt cắt 4A, 4B, 4C). Riêng đoạn qua dự án Nam An Khánh có bề rộng mặt cắt B=36-39m.
* Các tuyến đường cấp khu vực:
- Các tuyến đường chính khu vực: Về vị trí và quy mô cơ bản tuân thủ theo quy hoạch chung đã xác định có bề rộng mặt cắt ngang điển hình B=30m. Riêng có một tuyến đường chính khu vực đi qua khu vực An Khánh được mở rộng để tạo trục cảnh quan cho khu vực, bề rộng mặt cắt ngang điển hình B=34,5-36m (mặt cắt 4C, 5A, 5B).
- Các tuyến đường khu vực: Có mặt cắt ngang điển hình B= 16m -27m (mặt cắt 6A, 6B, 6C).
- Tuyến đường đê sông đáy được cải tạo và mở rộng thành đường chính khu vực gồm phần mặt đê và đường gom phía chân đê có bề rộng mặt cắt từ 27 m . Phần đê từ phía tây khu mở rộng Nam An Khánh được cải tạo thành đường phân khu vực B= 9-17m .
* Các tuyến đường cấp nội bộ:
Các tuyến đường phân khu vực: có mặt cắt ngang điển hình B= 13m đến 17m.
Đối với khu vực các làng, xóm hiện có giải pháp qui hoạch giao thông ở đây là cải tạo các ngõ, ngách hiện có và mở một số tuyến đường phân khu vực mới đi qua các khu vực có mật độ xây dựng thấp.
* Các tuyến đường sắt đô thị và các hình thức giao thông khác:
-      Đường sắt quốc gia:
Tuyến đường sắt vành đai phía Tây Hà Nội đi các tỉnh phía Bắc và Tây Bắc: nối từ ga Ngọc Hồi đến ga Tây Hà Nội và ga Phùng đi các tỉnh phía Bắc và Tây Bắc chạy song song với đường vành đai 4.
-      Đường sắt đô thị:
Theo quy hoạch dự kiến có tuyến đường đường sắt đô thị số 5 đi nổi tại dải phân cách giữa của đại lộ Thăng Long. Trên tuyến này dự kiến bố trí 5 vị trí ga hành khách trong đó có 2 ga liên thông với tuyến số 6 và 7.
Tuyến đường sắt đô thị số 6 là tuyến đường sắt quốc gia hiện có và sẽ chuyển thành đường sắt đô thị trong tương lai dự kiến đi trên cao. Trên tuyến dự kiến bố trí 3 ga hành khách trong đó có 1 ga liên thông với tuyến số 5
Tuyến đường sắt đô thị số 7 đi ngầm theo tuyến đường vành đai 3.5. Trên tuyến dự kiến bố trí 4 ga hành khách trong đó có 1 ga liên thông với tuyến số 5.
-      Xe buýt:
Dự kiến trên các tuyến giao thông đường cấp phân khu vực trở lên được tổ chức các tuyến giao thông xe buýt, khoảng cách giữa các điểm đỗ từ 300m¸500m. Ngoài ra trên tuyến đường cao tốc đô thị vành đai 4 còn dự kiến bố trí tuyến xe buýt nhanh (BRT).
* Các nút giao thông:
Nút giao khác cốt:
- Nút giao giữa đại lộ Thăng Long với đường vành đai 4 dự kiến xây dựng nút giao thông hoa thị hoàn chỉnh, cầu vượt trên vành đai 4.
- Nút giao giữa đại lộ Thăng Long với đường 70 đã được xây dựng hoàn chỉnh.
- Nút giao giữa đại lộ Thăng Long với đường vành đai 3.5, dự kiến cầu vượt trực thông.
-Tuyến liên khu vực hướng Bắc Nam qua khu vực An Khánh giao với đại lộ Thăng Long được bố trí cầu vượt trực thông .
-Tuyến đường 72 qua vành đai 3.5 và tuyến đường sắt đô thị số 6 và  với đường 70 bố trí cầu vượt trực thông trên đường 72 .
- Các hầm chui giao thông cho đường liên khu vực từ khu vực Mễ Trì – Tây Mỗ qua đường 3.5 , tuyến đường sắt đô thị số 6 qua đường đại lộ Thăng Long
- 2 nút giao giữa đường 70 với các đường liên khu vực B=40 dự kiến cầu vượt trực thông trên đường B=40m.
Nút giao bằng:
- Các nút giao cắt giữa các tuyến đường cấp liên khu vực trở lên với các tuyến đường cấp thấp hơn khác phải đảm bảo khoảng cách giữa các nút giao này từ 250m trở lên. 
Tại một số đoạn trên các tuyến đường chính đô thị có thể bố trí thêm đường gom có chức năng như đường địa phương, cho phép các tuyến đường cấp nội bộ đấu nối trực tiếp với dải đường gom này.
* Tổ hợp ga, bến xe, bãi đỗ xe trung chuyển:
Ga đường sắt quốc gia:
Ga Tây Hà Nội : là ga trung gian của tuyến đường sắt vành đai, chủ yếu sử dụng là ga hành khách; Chiều dài ga khoảng: 2500m, chiều rộng nền ga khoảng: 450m, diện tích khoảng: 120 ha.
Bến xe đầu mối và bãi đỗ xe trung chuyển:
- Bố trí điểm trung chuyển trong khu vực ga Tây Hà Nội kết hợp với bễn xe đầu mối có điện tích 10.55ha và tại khu đất công cộng giao nhau giữa tuyến đường sắt đô thị số 5 và tuyến
* Bãi đỗ xe công cộng :
- Khu vực Phân khu đô thị S3 thuộc khu vực phát triển xây dựng mới chỉ tiêu bãi đỗ xe  4,0 ¸ 5m2/người, tổng diện tích nhu cầu đỗ xe tính được là 101.45ha. Trong quy hoạch phân khu bố trí diện tích đất bãi đỗ xe 34.49 ha (chiếm 34% tổng nhu cầu diện tích bãi đỗ xe) bằng 2%-4% diện tích đất đơn vị ở, phần nhu cầu đỗ xe 66.96 ha (66%) còn lại sẽ được nghiên cứu bổ sung trong bản thân các công trình: công cộng; chung cư cao tầng; cơ quan; trường đào tạo ... để đảm bảo đáp ứng đủ chỉ tiêu đất bãi đỗ xe 4m2/người (cụ thể sẽ được thiết kế trong quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500).  Trong quy hoạch bố trí 64 bãi đỗ xe dự kiến.
   - Các bãi đỗ xe công cộng khác: Được bố trí trong các nút giao khác cốt, gầm cầu cạn đường bộ, nhằm tận dụng quỹ đất trống của đất đường đô thị. Các bãi đỗ này chủ yếu phục vụ đỗ xe taxi và các nhu cầu đỗ xe khác (xe chuyên dụng, xe của các công ty lữ hành...).

c. Các chỉ tiêu đạt được:
·        Khu vực trong vành dai 4 cũ:
CHỈ TIÊU MẠNG LƯỚI ĐƯỜNG GIAO THÔNG PHÂN KHU S3                                                    ( KHU VỰC TRONG VÀNH ĐAI 4 CŨ )
TT Chỉ tiêu mạng đường giao thong tính đến TỶ LỆ MẬT ĐỘ MẠNG LƯỚI
(%) (KM/KM2)
1 Đường cấp đô thị 12.49 2.30
2 Đường cấp khu vực 21.54 6.51
 
 
CHỈ TIÊU MẠNG LƯỚI ĐƯỜNG GIAO THÔNG
TT Chỉ tiêu mạng đường giao thông tính đến c Mật độ mạng lưới
(%) (km/km2)
1 Đường cấp đô thị 13,55 2,02
2 Đường cấp khu vực 20,74 5,52
·        Khu vực ngoài vành dai 4 cũ:
CHỈ TIÊU MẠNG LƯỚI ĐƯỜNG GIAO THÔNG                                                            (KHU VỰC NGOÀI VÀNH ĐAI 4 CŨ)
TT Chỉ tiêu mạng đường giao thông tính đến Tỷ lệ Mật độ mạng lưới
(%) (km/km2)
1 Đường cấp đô thị 16,07 1,36
2 Đường cấp khu vực 20,34 3,74
 
·        Tổng hợp chi tiêu toàn đô thị :
CHỈ TIÊU MẠNG LƯỚI ĐƯỜNG GIAO THÔNG
 (TỔNG HỢP CẢ PHÂN KHU S3)
TT Chỉ tiêu mạng đường giao thong tính đến Tỷ lệ Mật độ mạng lưới
(%) (km/km2)
1 Đường cấp đô thị 13,55 2,02
2 Đường cấp khu vực 20,74 5,52
 
d. Chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng và hành lang bảo vệ các tuyến HTKT:
- Bản vẽ chỉ giới đường đỏ được xác định trên cơ sở quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội; cập nhật, khớp nối chỉ giới đường đỏ các tuyến đường đã xác định và được cấp thẩm quyền phê duyệt, các hồ sơ chỉ giới lẻ đã xác định.
- Chỉ giới đường đỏ và mặt cắt ngang từ loại đường phân khu vực trở lên của phân khu S3 do giải pháp quy hoạch giao thông xác định sơ bộ, chỉ giới đường đỏ sẽ được xác định chính xác ở giai đoạn quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500.
- Chỉ giới xây dựng trong quy hoạch phân khu được xác định là khoảng cách tối thiểu theo Quy chuẩn xây dựng Việt Nam 2008 do Bộ Xây dựng ban hành.
VI.2. Quy hoạch chuẩn bị kỹ thuật:
VI.2.1. Quy hoạch thoát nước mưa:
a/ Nguyên tắc:
- Tuân thủ, cụ thể hóa đồ án Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
- Hệ thống thoát nước mưa trong khu đất quy hoạch là hệ thống thoát nước hỗn hợp, khu vực xây dựng mới sử dụng hệ thống thoát nước riêng tự chảy, khu vực làng xóm hiện hữu sử dụng hệ thống thoát nước nửa riêng.
   - Phù hợp với tình hình hiện trạng khu vực, thuận lợi cho phân kỳ xây dựng.
   - Các tuyến cống thoát nước mưa ngoài việc đảm bảo thoát nước mặt cho khu vực  lập quy hoạch còn đảm bảo tiêu thoát nước cho các khu vực lân cận.
b/ Định hướng thoát nước khu vực:
- Phân khu đô thị S3 thuộc 2 lưu vực lớn. Khu vực phía Bắc Đại lộ Thăng Long thuộc lưu vực Bắc Đại lộ Thăng Long - Nam Quốc lộ 32, thoát nước tự chảy vào sông Nhuệ và thoát cưỡng bức vào sông Đáy. Khu vực Nam Đại Lộ Thăng Long thuộc lưu vực phía Nam Đại Lộ Thăng Long - Bắc Quốc lộ 6 (đường Quang Trung – Hà Đông), tiêu nước tự chảy sông Nhuệ và thoát cưỡng bức vào sông Đáy.
- Chế độ hoạt động của hệ thống: hỗ trợ khả năng tiêu và giảm cao độ mực nước sông Nhuệ, đô thị trung tâm Hà Nội sẽ tăng cường tiêu ra sông Hồng và sông Đáy.
- Đề xuất chế độ hoạt động đối với khu vực phía Bắc Đại lộ Thăng Long: khi mực nước sông Nhuệ ≤+5,20m, toàn bộ lưu vực tiêu tự chảy qua hệ thống sông Cầu Ngà vào sông Nhuệ; khi mực nước sông Nhuệ >+5,20m, lưu vực sẽ được tiêu nước vào sông Đáy thông qua trạm bơm Yên Thái công suất 54m3/s và trạm bơm Đào Nguyên công suất 25m3/s. Lưu vực phía Nam Đại lộ Thăng Long (phần Phân khu đô thị S3): khi mực nước sông Nhuệ ≤+5,20m, toàn bộ lưu vực tiêu tự chảy qua hệ thống sông Cầu Triền thoát vào sông Nhuệ; khi mực nước sông Nhuệ >+5,20m, lưu vực sẽ được tiêu nước vào sông Đáy thông qua trạm bơm Đào Nguyên công suất 25m3/s và trạm bơm Yên Nghĩa công suất 120m3/s.
- Về cao độ mực nước tại các trạm bơm: trên cơ sở tính toán để đảm bảo cân bằng mực nước trong khu vực, phù hợp với cao độ khu vực đã xây dựng ổn định, khu dân cư làng xóm hiện hữu, lựa chọn cao độ mực nước lớn nhất tại trạm bơm Yên Thái là +5,50m; trạm bơm Đào Nguyên là +5,30m; trạm bơm Yên Nghĩa là +5,00m.

c/ Tính toán hệ thống thoát nước mưa:
* Phân chia lưu vực thoát nước:
- Lưu vực 3A: Bao gồm toàn bộ phần lưu vực phía Bắc Đại Lộ Thăng Long.
Lưu vực 3A tự chảy ra sông Nhuệ khi mực nước sông Nhuệ ≤ 5.2m và được bơm cưỡng bức ra sông Đáy qua trạm bơm Yên Thái và trạm bơm Đào Nguyên khi mực nước sông Nhuệ ≥5.2m. Lưu vực 3A được chia làm 3 lưu vực nhỏ:
+ Lưu vực 3A1: Gồm toàn bộ khu vực dân cư làng xóm và khu vực phía Đông đường Vành đai 3.5. Lưu vực này có diện tích nhỏ, có sông Cầu Ngà chảy qua, các tuyến cống thiết kế chủ yếu là cống tròn kích thước D800mm-D1500mm.
+ Lưu vực 3A2: Gồm toàn bộ phía Tây đường Vành đai 3.5. Lưu vực này có hệ thống hồ điều hòa khu Bắc An Khánh và kênh Đào Nguyên nối thông với kênh mương quy hoạch ở phía Bắc. Các tuyến cống thiết kế bao gồm các cống chính nối hồ điều hòa với kênh mương quy hoạch kích thước BxH= 1.5mx1.5m-2.0mx2.0m, ngoài ra các tuyến cống nhánh sử dụng các cống bản loại nhỏ kích thước BxH= 0.8mx0.8m-1.0mx1.0m và các cống tròn kích thước D800mm-D1250mm.
+ Lưu vực 3A3: Gồm toàn bộ phía Đông đường Vành đai 4 đến đê Tả Đáy. Lưu vực này được thoát vào hệ thống nước mặt dự kiến bố trí trong khu vực sau đó thoát qua cống ngang trên Đại lộ Thăng Long rồi đổ vào kênh dẫn Đào Nguyên ở phía Nam trước khi thoát ra sông Đáy.
- Lưu vực 3B: Bao gồm toàn bộ phía Nam Đại Lộ Thăng Long
Lưu vực 3B tự chảy ra sông Nhuệ khi mực nước sông Nhuệ  ≤ 5.2m và được bơm cưỡng bức ra sông Đáy thông qua trạm bơm Đào Nguyên và Trạm bơm Yên Thái khi mực nước sông Nhuệ  ≥ 5.2m. Lưu vực 3B được chia làm 3 lưu vực nhỏ:
+ Lưu vực 3B1: Nằm ở phía Đông đường sắt. Khu vực này chủ yếu tiêu nước ra sông Cầu Triền và tự chảy ra sông Nhuệ nên chủ yếu sử dụng các tuyến cống tròn kích thước D800mm-D1500mm.
+ Lưu vực 3B2: Nằm ở phía Tây đường sắt. Lưu vực này có hệ thống hồ điều hòa nối khu Nam An Khánh và hệ thống mương quy hoạch ở phía Nam, sử dụng các tuyến cống bản kích thước BxH= 1.2mx1.2m-3.5mx3.5m và cống tròn kích thước D1500mm-D2000mm để đấu nối các hồ điều hòa.
+ Lưu vực 3B3: Gồm toàn bộ phía Đông đường Vành đai 4 đến đê Tả Đáy. Lưu vực này được thoát vào hệ thống mặt nước dự kiến bố trí trong khu vực sau đó thoát vào kênh dẫn Đào Nguyên trước khi thoát ra sông Đáy.
* Các hồ điều hòa thoát nước:
- Được bố trí trong đất cây xanh thành phố, khu ở, đơn vị ở, trên nguyên tắc tận dụng tối đa hệ thống mặt nước và khu đất trũng hiện có. Tổng diện tích mặt nước các hồ điều hòa chính trong phân khu đô thị S3 khoảng 110ha chiếm khoảng 4,35% diện tích đất xây dựng đô thị, phần diện tích hồ điều hòa còn thiếu so với chỉ tiêu 5% diện tích đất xây dựng đô thị được bù đắp bởi hệ thống mương, hồ, mặt nước bố trí trong phân khu đô thị GS.
* Mạng lưới cống trong các lưu vực:
- Lưu vực 3A: Các tuyến cống thoát nước mưa chủ yếu là cống tròn kích thước D800mm-1250mm được tính toán với chu kỳ 2 năm, đối với các tuyến cống chính kích thước D1500mm được tính toán với chu kỳ 5 năm. Ngoài ra còn sử dụng một số tuyến cống bản kích thước BxH=0.6mx0.8m – BxH=2.0mx2.0m
- Lưu vực 3B: các tuyến cống chính là các tuyến cống tròn kích thước D1500mm-D1750mm, các tuyến cống nhánh kích thước D800mm-D1250mm. Ngoài ra sử dụng các tuyến cống bản kích thước BxH=1.0mx1.0m – BxH=3.5mx3.5m.
VI.2.2. Quy hoạch san nền:
a/ Nguyên tắc:
- Quy hoạch cao độ nền phải kết hợp chặt chẽ với quy hoạch thoát nước mưa.
- Nền đô thị phải đảm bảo không bị ảnh hưởng của lũ lụt và các tác động bất lợi của thiên nhiên ( sạt lở, động đất...).
- Cao độ nền khống chế phụ thuộc vào chế độ thuỷ văn của sông, suối đi qua, ảnh hưởng trực tiếp tới đô thị: Cao độ khống chế dân dụng Hdd = Hmn (P%) + (0,3-0,5)m.
Tần suất P(%) lựa chọn tuỳ thuộc vào từng lưu vực sao cho tuân thủ được với quy chuẩn hiện hành, mức độ quan trọng, không mâu thuẫn với các quy hoạch đã được duyệt và hài hoà với các khu vực đã xây dựng liền kề.
b/ Giải pháp và nội dung:
   - Cao độ nền:
   Căn cứ vào cao độ mực nước tính toán trên sông Nhuệ, cao độ mực nước tính toán của các trạm bơm thoát nước trong khu vực và tính toán thủy lực hệ thống cống thoát nước. Phân khu đô thị S3 có cao độ nền trung bình khoảng 6.5m-7.0m.
   - Cao độ tim đường tại các ngả giao nhau được xác định trên cơ sở các cao độ đã khống chế, quy hoạch mạng lưới cống thoát nước mưa, đảm bảo độ sâu chôn cống.
   - Cao độ nền các ô đất được thiết kế đảm bảo thoát nước tự chảy, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất và phân lưu thoát nước các ô đất.
   - Đối với các khu vực đã xây dựng, khu vực làng xóm cũ sẽ được san gạt cục bộ phù hợp với quy hoạch sử dụng đất và phân lưu thoát nước.
   - Đối với các khu vực công viên cây xanh, hồ điều hòa sẽ được thực hiện theo dự án riêng.
   c/ Tính toán khối lượng san nền:
Khối lượng đắp nền phạm vi xây dựng mới được tính toán theo công thức sau:
Wô = (Htktb - Htntb) x Fô (m3), trong đó:
+ Wô - khối lượng san nền của các ô đất quy hoạch
+ Htktb - Cao độ nền thiết kế trung bình của ô đất (m)
+ Htntb - Cao độ tự nhiên trung bình của ô đất (m)
+ Fô - Diện tích ô đất (m2)
d/ Tổng hợp khối lượng và khái toán giá thành:
 Khối lượng hệ thống thoát nước mưa:
+ Tổng chiều dài cống hộp BTCT khoảng:                          13476m
+ Tổng chiều dài cống tròn BTCT khoảng:            18113m.
+ Kinh phí xây dựng: 95,263 tỷ đồng.
e/ Khối lượng san nền:
+ Khu vực nghiên cứu được chia thành26 khu vực được xác định bởi các lưu vực có ký hiệu: A1-A2, B1-B4, C1-C5, D1-D4, E1-E9, F1-F6 .
+  Tổng khối lượng san nền là 9.115.166.
+ Kinh phí xây dựng: 729,213 tỷ đồng.
6.2.3. Tổng hợp khối lượng và khái toán giá thành:
a/ Khối lượng hệ thống thoát nước mưa:
+ Tổng chiều dài cống hộp BTCT khoảng:                          13476m
+ Tổng chiều dài cống tròn BTCT khoảng:                          18113m.
+ Kinh phí xây dựng: 95,263 tỷ đồng.
b/ Khối lượng san nền:
+ Khu vực nghiên cứu được chia thành26 khu vực được xác định bởi các lưu vực có ký hiệu: A1-A2, B1-B2-B3-B4, C1-C2-C3-C4-C5, D1-D2-D3-D4, E1-E2-E3-E4-E-5-E6-E7-E8-E9, F1-F2-F3-F4-F5-F6 .
+  Tổng khối lượng san nền là 9.115.166.
+ Kinh phí xây dựng: 729,213 tỷ đồng.
VI.3. Quy hoạch cấp nước:
a/ Các tiêu chuẩn dùng nước:
 
TT Hạng mục Tiêu chuẩn cấp nước
1 Nước sinh hoạt (QSH) 200 l/ng.ngđ
2 Nước phục vụ công cộng dịch vụ  thành phố, khu ở 40 m3/ha.ngđ
3 Nước tưới cây thành phố, khu ở 30 m3/ha.ngđ
4 Nước rửa đường cấp đô thị trở lên 5 m3/ha.ngđ
5 Nước cấp cho công trình HTKT, an ninh quốc phòng 30 m3/ha.ngđ
6 Nước phục vụ công cộng , tưới cây, rửa đường.. đơn vị ở 15%QSH
7 Nước cấp cho khu, cụm công nghiệp tập trung 40 m3/ha.ngđ
8 Nước dự phòng, rò rỉ 20%(1+2+3+4+5+6+7)
 

* Các hệ số không điều hoà:
- N­ước dân dụng : Kngày = 1.3
- N­ước dự phòng : Kngày = 1.0
 
b/ Tính toán các nhu cầu dùng nước:
* Nhu cầu dùng nước cho toàn khu đô thị S3:
-         Nước dự phòng:
QDP  = 20% SQ = 20% x 84308,5 = 16861,7 (m3/ngđ)
-         Tổng nhu cầu ngày dùng nước trung bình có dự phòng : 
         SQTB = SQ  + QDP  = 84308,5 + 16861,7  = 101170,2 (m3/ngđ)
-         Tổng nhu cầu ngày dùng n­ước cao nhất :
   =  Kngày x SQ + QDP =  1,3 x 84308,5  + 16861,7
           » 126462,75( m3/ngày đêm)
-         Tổng nhu cầu dùng nước ngày cao nhất khu đô thị S3 (làm tròn): 128.000 m3/ngđ.
c/ Nguồn nước:
- Nhà máy nước mặt sông Đà: Công suất hiện tại là 300.000 m3/ngày đêm, công suất đến năm 2020 là 600.000 m3/ngày đêm, đến năm 2030 là 1.200.000 m3/ngày đêm
- Nhà máy nước mặt sông Hồng: Công suất đến năm 2020 là 300.000 m3/ngày đêm, đến năm 2030 là 450.000 m3/ngày đêm.
* Công trình đầu mối: Trên đại lộ Thăng Long xây dựng trạm bơm tăng áp công suất đến năm 2020 là  300.000 m3/ngày đêm, đến năm 2030 là 450.000 m3/ngày đêm
d/ Mạng lưới đường ống:
* Các tuyến ống truyền dẫn chính của Thành phố:
- Dọc đại lộ Thăng Long hiện có tuyến ống cấp nước f1500, và xây dựng thêm tuyến ống f1500.
- Dọc theo tuyến đường 70 xây dựng tuyến ống cấp nước truyền dẫn f1200.
- Dọc theo tuyến đường vành đai 4 xây dựng tuyến ống cấp nước truyền dẫn f800.
- Các tuyến ống f400, f300 bố trí dọc các tuyến đường quy hoạch chính, đấu nối với tuyến ống truyền tải chính, giảm tải cho các tuyến truyền dẫn trung tâm khu vực.
 * Các tuyến ống phân phối chính:
- Tuyến ống phân phối chính được bố trí mạng vòng đấu nối từ đường ống truyền dẫn trong khu vực. Mỗi khu ở được đấu nối tối thiểu 2 điểm cấp nước từ các tuyến truyền dẫn, đảm bảo cấp nước liên tục, an toàn, thuận tiện cho công tác quản lý.
- Hệ thống mạng ống cấp nước phân phối là mạng vòng có đường kính từ f150 đến f250 được bố trí trên các trục đường xung quanh khu ở.

e/ Cấp nước chữa cháy:
   - Dọc theo các tuyến ống cấp nước đường kính từ F100 trở lên sẽ đặt một số họng cứu hoả, khoảng cách giữa các họng cứu hoả theo quy định, quy phạm hiện hành. Các họng cứu hoả này sẽ có thiết kế riêng và phải có sự phối hợp thống nhất với cơ quan phòng cháy chữa cháy của khu vực.
- Tại các hồ chứa n­ước trong khu vực nghiên cứu có bố trí các hố thu nư­ớc cứu hoả phục vụ cho hệ thống cứu hoả của thành phố.
f/ Khối lượng và khái toán kinh phí:
Kinh phí xây dựng mạng lưới thoát nước khoảng 226 tỷ đồng
VI.4. Quy hoạch Cấp điện:
a/ Chỉ tiêu thiết kế:
 
Stt Hạng mục Đơn vị Tiêu chuẩn
1 Đất đơn vị ở KW/ người 0,8
2 Đất công cộng    
  Đất công cộng thành phố, dịch vụ hỗn hợp, cơ quan, viện nghiên cứu, trường học KW/ha 450
  Đất công cộng, trường học khu ở % (điện sinh hoạt khu ở) 25
3 Đất cây xanh KW/ha 10
4 Đất đường giao thông, bãi đỗ xe KW/ha 12
5 Đất an ninh Quốc phòng, HTKT KW/ha 200
 
b/ Nội dung và giải pháp:
* Nguồn cấp:
+ Trạm biến áp Bắc An Khánh 110/22KV – 3x63MVA (xây dựng mới): nằm phía Bắc Đại lộ Thăng Long, giáp với tuyến đường 3,5.
+ Trạm biến áp Nam An Khánh 110/22KV – 3x63MVA (xây dựng mới): nằm phía Nam Đại lộ Thăng Long, trong ranh giới khu đô thị Nam An Khánh.
+ Trạm biến áp Đại Mỗ 110/22KV – 2x63MVA (xây dựng mới): nằm phía Bắc Đại lộ Thăng Long và phía Đông tuyến đường 70.
* Mạng lưới điện cao thế:
- Khu vực có các tuyến điện cao thế 220KV, 110KV hiện có từ trạm biến áp 220KV Hà Đông đến trạm biến áp 220KV, 110KV Chèm dự kiến dỡ bỏ và thay thế bằng tuyến cáp ngầm 220KV, 110KV đi dọc theo tuyến đường 3,5.
- Tuyến điện 110KV dự kiến từ nhánh rẽ tuyến điện 110KV Hà Đông  - Mỹ Đình cấp cho trạm biến áp Bắc An Khánh trong giai đoạn trước mắt.
 
* Mạng lưới điện trung thế:
- Trên cơ sở các tuyến cáp trung thế 22KV đã xác định theo quy hoạch chung với nguồn cấp từ 3 trạm nêu trên, thiết kế bổ sung các tuyến cáp trục và cáp nhánh 22KV đi ngầm dọc theo đường quy hoạch từ cấp đường khu vực trở lên:
- Kết cấu lưới mạng 22 KV theo nguyên tắc mạch vòng kín, vận hành hở. Các tuyến cáp 22KV ở chế độ làm việc bình thường chỉ mang tải từ 60 – 70% công suất so với công suất cực đại cho phép để đảm bảo an toàn khu có sự cố.
- Mạng lưới các tuyến cáp 22KV được thiết kế đảm bảo các trạm hạ thế 22/ 0,4V trong khu quy hoạch có bán kính phục vụ xa nhất không quá 300m.
* Nguyên tắc bố trí, thiết kế trạm biến thế, mạng lưới hạ thế, chiếu sáng đô thị:
- Các trạm biến áp hạ thế: Sử dụng trạm biến áp kiểu Kiosk để đảm bảo mỹ quan đô thị, có thể sử dụng kiểu trạm xây tùy thuộc vào công suất và phụ tải tính toán từng khu vực.
- Mạng lưới hạ thế: Sẽ được nghiên cứu và tính toán phù hợp tùy thuộc vào việc bố trí tổng mặt bằng dự án.
- Chiếu sáng đô thị: Hệ thống chiếu sáng đô thị tuân thủ theo các định hướng chiến lược chiếu sáng đô thị toàn quốc bao gồm chiếu sáng đường giao thông, chiếu sáng quảng trường, công viên và các công trình biểu tượng của thành phố và khu vực.
+ Đối với chiếu sáng đường giao thông và sân bãi, bến bãi đỗ xe: Nguồn điện chiếu sáng được lấy từ các trạm biến áp hạ thế khu vực hoặc các trạm biến áp riêng. Khoảng cách giữa các đèn chiếu sáng từ 30 – 50m tùy thuộc vào việc bố trí đèn chiếu sáng (chiếu sáng 1 bên, hai bên hay so le). 
+ Đối với chiếu sáng quảng trường, vườn hoa công viên và các công trình biểu tượng của thành phố và khu vực sẽ được tính toán và thiết kế trong các đồ án riêng.
c/ Công suất tính toán
- Tổng công suất tính toán toàn bộ khu vực là P = 250,765 MW ( S = 295,017 MVA), Diện tích chiếm đất mỗi trạm biến áp 22/0,4KV khoảng 50m2 (vị trí và công suất các trạm biến áp sẽ được xác định cụ thể giai đoạn sau). Trạm biến áp tính toán được lựa chọn trên cơ sở công suất tính toán trạm biến áp mẫu S=1000KVA. Tổng diện tích chiếm đất của các trạm biến áp khoảng 15400 m2.
d/ Khối lượng và khái toán kinh phí
- Tổng giá trị xây lắp khoảng: 463,81 tỷ đồng (làm tròn là 464 tỷ đồng). Chi tiết khái toán xem bảng tính toán phụ lục.
VI.5. Quy hoạch Thông tin liên lạc:
a/ Chỉ tiêu thiết kế:
Stt Hạng mục Chỉ tiêu thuê bao cố định
1 Thuê bao sinh hoạt 2 thuê bao/ hộ gia đình
2 Thuê bao công cộng thành phố, công cộng khu ở, hỗn hợp, cơ quan, trường học, viện nghiên cứu 150 thuê bao/ ha
3 Thuê bao công cộng, cây xanh, trường học, đường giao thông đơn vị ở 25% thuê bao sinh hoạt
4 Thuê bao cây xanh thành phố, cây xanh khu ở, bến bãi đỗ xe 10 thuê bao/ ha
5 Thuê bao an ninh quốc phòng, công nghiệp 25 thuê bao/ ha
6 Thuê bao hạ tầng kỹ thuật 15 thuê bao/ công trình
b Nội dung và giải pháp:
* Nguồn cấp:
- Khu vực được cấp tín hiệu từ trạm host khu vực An Khánh thông qua các trạm vệ tinh tín hiệu số cung cấp tín hiệu đến từng thuê bao trong khu vực.
+ Trạm vệ tinh N1,N2,N3,N4,N5,N6,N7,N8,N9,N10: dự kiến dung lượng thuê bao mỗi trạm từ 15000 – 33.000 lines. So với Quy hoạch chung, quy hoạch phân khu S3 bổ sung thêm 5 trạm vệ tinh. Lý do tại thời điểm quy hoạch chua có các tiêu chuẩn, quy chuẩn quy định về chỉ tiêu nhu cầu thông tin liên lạc, các tính toán trên là dự kiến và sẽ được nghiên cứu ở giai đoạn sau.
* Giải pháp  thiết kế:
-     Tính toán nhu cầu thuê bao trên cơ sở quy mô dân số và tính toán sử dụng đất, phân vùng thuê bao cấp tín hiệu đối với các trạm vệ tinh khu vực. Dung lượng các trạm vệ tinh không quá 33.000 lines.
-     Hệ thống cáp quang thiết kế đi ngầm trong đất hoặc cùng với các tuyến hạ tầng kỹ thuật khác trong tuynel hoặc hào kỹ thuật.
-     Các tổng đài vệ tinh liên kết với các tổng đài điều khiển bằng các tuyến cáp trục xây dựng dọc theo đường quy hoạch.
-     Từ tổng đài vệ tinh xây dựng các tuyến cáp gốc đến các tủ cáp thuê bao và sẽ được xác định trong giai đoạn sau.
c/ Khối lượng thuê bao tính toán
-      Tổng nhu cầu thuê bao khoảng 202.039 số thuê bao. Đạt chỉ tiêu 80 thuê bao/ 100 dân
d/ Khối lượng và khái toán kinh phí
- Tổng giá trị xây lắp khoảng: 42,9 tỷ đồng (làm tròn là 43 tỷ đồng). Chi tiết khái toán xem bảng phụ lục.
VI.6. Thoát nước thải và vệ sinh môi trường:
VI.6.1. Thoát nước thải
a/ Nguyên tắc:
- Hệ thống cống thoát n­ước thải chính được thiết kế tuân thủ theo định hư­ớng quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đã được phê duyệt, các quy hoạch chi tiết đã đ­ược duyệt trong khu vực, có khớp nối, bổ sung cho phù hợp với các nghiên cứu mới.
- Thiết kế đ­ường cống theo nguyên tắc tự chảy, đảm bảo thoát n­ước triệt để cho từng ô đất, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch thoát n­ước mư­a - san nền.
- Đối với khu vực dân cư làng xóm hiện hữu sử dụng hệ thống thoát nước nửa riêng. Khu vực xây dựng mới sử dụng hệ thống thoát nước riêng hoàn toàn.
b/ Các chỉ tiêu thoát nước thải: lấy bằng tiêu chuẩn cấp nước, cụ thể:
TT Hạng mục   Tiêu chuẩn cấp nước  
 
1 Nước sinh hoạt (a)   200 l/người – ngày đêm    
2 Nước thải công cộng Thành phố   40m3/ha-ngày đêm    
3 Nước cấp cho công trình công cộng khu ở, đơn vị ở và dịch vụ khác trong khu ở và đơn vị ở   15% (a)    
4 N­ước thải công trình hạ tầng kỹ thuật, an ninh quốc phòng   30m3/ha-ngày đêm    
               
c/ Giải pháp và nội dung:
* Định hướng thoát nước:
- Cơ bản tuân thủ Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt về vị trí nhà máy xử lý nước thải và các tuyến cống chính. Theo đó, phân khu quy hoạch S3 được xác định thuộc lưu vực của 3 nhà máy xử lý nước thải: Lại Yên, Nam An Khánh và Dương Nội. Nhà máy xử lý nước thải Lại Yên công suất dự kiến đến năm 2030 khoảng 30.097m3/ng.đ, diện tích khoảng 4,5ha, xây dựng trong khu vực cây xanh hồ điều hòa thuộc xã Lại Yên. Lưu lượng nước thải chảy về TXL Lại Yên: 27944 (m3/ng.đ). Nhà máy xử lý nước thải Nam An Khánh công suất dự kiến đến năm 2030 khoảng 36.268m3/ng.đ, diện tích khoảng 5ha, xây dựng tại xã An Khánh. Lưu lượng nước thải chảy về TXL Nam An Khánh: 33421 (m3/ng.đ). Nhà máy xử lý nước thải Dương Nội công suất dự kiến khoảng  10.859m3/ng.đ, diện tích khoảng 4ha. - Công suất các trạm xử lý nước thải được tính toán trên cơ sở số liệu sử dụng đất, dân số quy hoạch đến năm 2030. Tuy nhiên, hiện bay đồ án Quy hoạch phân khu tính toán số liệu sử dụng đất, dân số quy hoạch đến ngưỡng tối đa, tầm nhìn 2050. Vì vậy, công suất trạm xử lý nước thải sẽ phải tăng lên. Cụ thể công suất trạm xử lý nước thải sẽ được tính toán trong Quy hoạch chuyên ngành và được thực hiện theo dự án riêng.
 * Giải pháp và nội dung thiết kế:
Dự báo tổng lưu lượng nước thải tính toán:                   
Tổng lưu lượng nước thải trung bình khoảng: 77.505 (m3/ngày.đêm). (Chi tiết xem bảng tính toán phần phụ lục).
Giải pháp thiết kế:
- Khu vực dân cư làng xóm hiện có sử dụng hệ thống nửa riêng. Xây dựng các tuyến cống bao thu gom nước mưa và nước thải từ khu vực làng xóm. Tại vị trí đấu nối tuyến cống bao với tuyến cống thoát nước thải của Thành phố sẽ xây dựng các ga tách nước thải.
   - Khu vực xây dựng mới sử dụng hệ thống cống riêng hoàn toàn.
 
 
   - Nước thải của khu vực làng nghề xây dựng tập trung phải được xử lý bước 1 tại chỗ, sau khi đạt các tiêu chuẩn cho phép mới được xả vào hệ thống thoát nước thải chung của đô thị.
            - Nước thải từ nhà ở, các công trình công cộng, cơ quan... phải được xử lý sơ bộ trước khi xả ra cống nhánh, từ đó dẫn ra các tuyến cống chính và đưa về các trạm xử lý
* Thiết kế hệ thống thoát nước thải:
            - Việc thiết kế hệ thống thoát nước thải, phân chia lưu vực và thiết kế mạng lưới cống thoát nước thải nhánh căn cứ theo các tuyến cống thoát nước thải chính (đường kính từ 400-800mm) đã xác định trong quy hoạch chung. Đối với những tuyến cống chính, ưu tiên lựa chọn đường kính D800 để giảm độ sâu chọn cống cũng như số lượng các trạm bơm chuyển bậc.
   - Trên cơ sở tính toán lưu lượng và thuỷ lực, xác định kích thước các tuyến cống nhánh, độ dốc, cao độ đặt cống và xác định vị trí và số lượng các trạm bơm chuyển bậc. Các tuyến cống nhánh có đường kính D400mm-D600mm, được bố trí dọc theo các tuyến đường quy hoạch.
   - Đối với các khu đã được lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 sẽ được thực hiện trên cơ sở quy hoạch chi tiết được phê duyệt.
   - Các trạm bơm chuyển bậc được bố trí trên nguyên tắc đảm bảo độ sâu chôn cống không vượt quá giới hạn cho phép theo tiêu chuẩn (trong đất chắc ướt 5-6m; trong đất khô không lở 7-8m); được đặt trong các khu vực cây xanh để đảm bảo khoảng cách ly vệ sinh, trường hợp khó khăn có thể xây ngầm hoàn toàn. Vị trí, số lượng, công suất các trạm bơm chuyển bậc sẽ được chính xác hoá tại các quy hoạch chi tiết.
d/ Tổng hợp khối lượng và kinh phí xây dựng:
- Khối lượng: khoảng 65,6km cống
- Kinh phí xây dựng: khoảng 49.343 (triệu đồng)
VI.6.2. Quản lý chất thải rắn:
a/ Các chỉ tiêu tính toán và khối lượng rác thải sinh hoạt:
   - Tiêu chuẩn tính toán chất thải rắn sinh hoạt                 : 1,3 kg/ người.ngày
   - Tiêu chuẩn tính toán chất thải rắn công nghiệp            : 0,2tấn/ha.ngày
- Hệ số chất thải rắn công cộng và khách vãng lai          : K=1,2
            - Tổng khối lượng chất thải rắn khoảng: 374 (tấn/ngày).
   b/ Nguyên tắc tổ chức thu gom rác thải:
- Tiến hành phân loại rác ngay từ nguồn thải, rác thải thông thường từ các  nguồn thải khác nhau được phân loại theo hai nhóm chính: nhóm các chất có thể thu hồi tái sử dụng, tái chế và nhóm các chất phải xử lý chôn lấp hoặc tiêu huỷ theo quy định của pháp luật.
- Khu vực làng nghề tập trung: chất thải rắn được phép có thể tái sử dụng, tái chế. Chất thải rắn nguy hại phải được đăng kí chi tiết với các đơn vị chuyên ngành, vận chuyển bằng phương tiện chuyên dụng đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường về khu xử lý tập trung theo quy định
c/ Rác thải sinh hoạt: 
- Đối với khu vực xây dựng nhà cao tầng: Có hệ thống thu gom chất thải rắn từ trên cao xuống bể rác cho từng đơn nguyên.
- Đối với khu vực xây dựng nhà thấp tầng: chất thải rắn sinh hoạt được thu gom trực tiếp bằng xe đẩy tay theo giờ cố định hoặc thu gom vào các thùng rác và công ten nơ kín dung tích tối thiểu là 100lít và không lớn hơn 700 lít. Số lượng, vị trí các thùng và công ten nơ chứa rác được tính toán theo bán kính phục vụ khoảng 100m/thùng. Thu gom và vận chuyển hàng ngày về các điểm tập kết rác cố định, sau đó xe chuyên dụng của cơ quan chức năng sẽ chuyên chở đến nơi xử lý chất thải rắn quy định của Thành phố.
 d/ Rác thải công cộng:
- Đối với khu  vực công trình công cộng, cơ quan, trường học... chất thải rắn được thu gom và vận chuyển thông qua hợp đồng trực tiếp với cơ quan chức năng.
- Với các nơi công cộng như khu vực công viên cây xanh, đường trục chính... đặt các thùng rác nhỏ có nắp kín dung tích tối thiểu là 100 lít và không lớn hơn 1m3, khoảng cách 100m/thùng.
    e/ Nhà vệ sinh công cộng:
   - Trên các trục phố chính, các khu thương mại, khu công viên, các bến xe và các nơi công cộng khác phải bố trí nhà vệ sinh công cộng. Tại các khu vực có giá trị đặc biệt về cảnh quan đô thị (như khu công viên) phải xây dựng nhà vệ sinh công cộng ngầm, khoảng cách giữa các nhà vệ sinh công cộng trên các trục phố chính khoảng 1500m.
   - Nước thải của các nhà vệ sinh công cộng được thu gom theo hệ thống thoát nước thải riêng và chất thải phải được xử lý tại chỗ đạt tiêu chuẩn vệ sinh môi trường theo quy định về quản lý chất thải rắn.
   - Cụ thể sẽ được xây dựng trong các giai đoạn lập dự án chi tiết sau này
VI.6.3. Nghĩa trang:
Trong khu quy hoạch có các khu đất là nghĩa trang của địa phương, theo quy hoạch sử dụng đất thì các khu đất này được chuyển đổi thành đất đô thị. Vì vậy phải ngừng chôn cất và di chuyển đến nghĩa trang tập trung theo đúng quy hoạch phát triển đô thị theo quy hoạch chung thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
- Trong giai đoạn quá độ, khi Thành phố chưa có quỹ đất để quy tập mộ. Các ngôi mộ hiện có được tập kết tạm vào nghĩa trang tập trung hiện có (mà vị trí các nghĩa trang này trong quy hoạch được xác định là đất cây xanh). Các nghĩa trang tập kết tạm này phải được tổ chức lại thành khu khang trang, sạch sẽ, tiết kiệm đất và phải có hành lang cây xanh cách ly, hệ thống xử lý kỹ thuật đảm bảo điều kiện vệ sinh môi trường (tuyệt đối không được hung táng mới).
- Về lâu dài, khi Thành phố có quỹ đất dành cho các khu nghĩa trang tập trung của Thành phố. Nghĩa trang hiện có và khu vực tập kết tạm các ngôi mộ trong các lô đất nêu trên sẽ di chuyển phù hợp với quy hoạch nghĩa trang của thành phố và phần đất này được sử dụng làm đất cây xanh, thể dục thể thao theo quy hoạch
VI.7. Tổng hợp đường dây đường ống:
   a/ Nguyên tắc thiết kế:
   - Tuân thủ các quy định của Quy chuẩn xây dựng, các Tiêu chuẩn quy phạm về khoảng cách giữa các đường dây đường ống; khoảng cách giữa các đường dây đường ống đến công trình, bó vỉa, cột chiếu sáng.
   - Việc bố trí các đường dây, đường ống trên mặt bằng và chiều đứng được thực hiện theo nguyên tắc: ưu tiên các đường ống tự chảy, đường ống khó uốn, các tuyến ống có kích thước lớn.
   - Giảm tối đa việc bố trí đường dây, đường ống dưới phần đường xe chạy.
   b/ Giải pháp và nội dung thiết kế:
   - Trên các tuyến đường trục chính và đường chính đô thị bố trí tuy nen kỹ thuật để đặt các tuyến cáp điện trung thế và hạ thế, ống cấp nước phân phối và dịch vụ, cáp thông tin.
   - Dọc theo các tuyến đường liên khu vực B=40-50m tùy thuộc số lượng, chủng loại đường dây, đường ống xây dựng dọc theo đường có thể bố trí tuy nen hoặc hào kỹ thuật.
   - Dọc theo các tuyến đường cấp khu vực chủ yếu xây dựng hào kỹ thuật để bố trí  các tuyến cáp điện lực trung thế và hạ thế, cáp thông tin, ống cấp nước phân phối và dịch vụ.
   - Trên các tuyến đường bố trí các tuyến cáp ngầm điện cao thế 220KV và 110KV sẽ bố trí hầm cáp điện lực riêng, có kết hợp bố trí cả cáp điện trung thế 22KV.
   - Trong tuy nen kỹ thuật sẽ không bố trí các tuyến ống cấp nước truyền dẫn đường kính F300mm trở lên do có áp lực cao, kích thước van lớn và các tuyến cống thoát nước thải.
   - Trong hào kỹ thuật sẽ không bố trí các tuyến ống cấp nước phân phối đường kính F250mm trở lên do có áp lực cao, kích thước van lớn và các tuyến cống thoát nước thải.
VII. ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC
VII.1. Mục đích và nội dung:
a/ Mục đích:
Đảm bảo phát triển đô thị bền vững trong phân khu đô thị.
b/ Nội dung:
Đánh giá hiện trạng các vấn đề môi trường chính; Dự báo diễn biến môi trường theo quy hoạch. Các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu, cải thiện vấn đề môi trường trong đồ án quy hoạch.
 VII.2. Phạm vi và giới hạn đánh giá:
a/ Vị trí:
   - Khu vực nghiên cứu lập quy hoạch phân khu đô thị S3 nằm ở phía Tây thành phố trung tâm, thuộc chuỗi đô thị phía Đông đường vành đai 4 (khu vực phía Nam sông Hồng).
- Phân khu đô thị S3 thuộc địa giới hành chính các xã Tây Mỗ, Đại Mỗ, Xuân Phương huyện Từ Liêm và các xã An Khánh, An Thượng, Vân Canh, Đông La, La Phù,  Lại Yên, Song Phương huyện Hoài Đức và phường Dương Nội quận Hà Đông - thành phố Hà Nội.
- Tổng diện tích đất trong phạm vi nghiên cứu khoảng:      2595,96 ha.
b/ Ranh giới và phạm vi nghiên cứu:
+ Phía Bắc giáp đất canh tác, đất ở làng xóm các xã Lại Yên và xã Vân Canh huyện Hoài Đức.
+ Phía Nam giáp đất canh tác, đất ở làng xóm các xã La Phù huyện Hoài Đức, xã Đại Mỗ huyện Từ Liêm và phường Dương Nội quận Hà Đông.
+ Phía Đông, Đông Bắc giáp đường 70.
+ Phía Tây giáp đường vành đai 4.
VII.3. Hiện trạng môi trường:
a/ Địa hình, địa mạo:
Địa hình tương đối bằng phẳng, có xu thế thấp dần từ Bắc xuống Nam, cao độ đối với khu vực làng xóm từ 6.5-10.0m, với khu vực ruộng canh tác từ 5.5-8.5m.
b/ Môi trường không khí:
·        Chất lượng không khí:
Chất lượng môi trường không khí tại khu vực làng xóm hiện có: xuất hiện một số điểm gây ô nhiễm không khí trong khu vực làng xóm: chợ, chợ cóc, các điểm trung chuyển rác thải, các điểm xả của hệ thống cống rãnh.
Chất lượng môi trường không khí tại các đường giao thông: Hiện tại mật độ giao thông trong khu vực còn thấp, chưa xuất hiện ô nhiễm trên các trục đường giao thông. Tuy nhiên, trên các tuyến đường dẫn vào các dự án đang triển khai ô nhiễm bụi mức độ cao.
·        Xu thế chất lượng môi trường không khí
Các nghiên cứu cũng chỉ ra sự gia tăng nồng độ SO2 và NO2 cực đại (SVCAP, 2008). Nồng độ trung bình giao động từ khoang 20mg/m3 đối với SO2 ở khu vực nông thôn cho đến 50mg/m3 tại khu lân cận khu công nghiệp. Nồng độ NO2 tối đa đo được là 65mg/m3 tại điểm nóng về giao thông
·        Hiện trạng và xu thế tiếng ồn:
Hiện tại, tiếng ồn chưa gây áp lực lên môi trường trong khu vực. Tuy nhiên, khi các điểm công nghiệp hình thành và hoạt động thì cũng gây ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường xung quanh.
c/ Môi trường đất:
Thổ nhưỡng trong phân khu đô thị S3  là vùng đồng bằng.
Vùng đồng bằng bao gồm ba loại đất chủ yếu: đất phù sa được bồi đắp hàng năm, đất phù sa không được bồi đắp và đất glay. Trong đó, đất phù sa được bồi đắp hàng năm phân bố chủ yếu ven các con sông Hồng, sông Đuống, sông Đáy.v.v.
Hiện nay, sự phát triển của các làng nghề truyền thống, các điểm công nghiệp, việc sử dụng các loại hoá chất cho cây trồng.v.v. đang ngày càng làm suy giảm chất lượng đất.
d/ Hệ sinh thái:
Phân khu đô thị S3 có các hệ sinh thái sau:
* Hệ sinh thái nông nghiệp:
Ở đây con người chủ yếu canh tác lúa nước, nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi gia súc, gia cầm. Hệ sinh thái này đang ngày càng thu hẹp do quá trình đô thị hóa.
* Hệ sinh thái thủy vực:
Hệ sinh thái nước ngọt: hệ sinh thái các ao, hồ, sông. Tính đa dạng và số lượng cá thể loài đang ngày càng suy giảm do các hoạt động, phương thức canh tác của con người.
e/ Hệ thống mạng lưới hạ tầng:  
Hệ thống hạ tầng xã hội các cấp còn thiếu, thiếu chiến lược phát triển bền vững. Cụ thể: chỉ tiêu đất thương mại, dịch vụ, văn hóa, y tế, giáo dục còn thấp.
* Giao thông:
 Ý thức đi lại của người dân Hà Nội hiện nay cho thấy tình hình tăng về số lượng xe cơ giới là một thách thức cho phát triển cơ sở hạ tầng giao thông trong tương lai. Quá trình đô thị hóa thiếu kiểm soát sẽ làm đa dạng các loại phương tiên cá nhân, tác động trực tiếp đến môi trường. Cùng với đó là sự gia tăng mật độ phương tiện tham gia giao thông, chất lượng quy giảm của các loại phương tiện đang tham gia lưu thông, ý thức bảo vệ môi trường cũng như hành vi của các chủ phương tiện còn nhiều hạn chếmặc dù đã có một bước chuyển biến đột phá khi Chính phủ quyết định cấm sử dụng xăng không chì từ tháng 7 năm 2001.
Phân luồng, cải tạo các đường có dấu hiệu xuống cấp, hoàn chỉnh tuyến đường vành đai và đường vào khu đô thị. Điều tiết phương tiện giao thông, thông qua việc quy định thời gian lưu thông đối với các phương tiện.
Xây dựng và hoàn thiện hệ thống giao thông đô thị, tăng cường giao thông công cộng (xe buýt, tàu điện, tàu điện ngầm…)
Yêu cầu, kiểm soát sử dụng các phương tiện, loại hình giao thông ít gây ô nhiễm không khí. Khuyến khích sự phát triển các phương tiện giao thông sử dụng năng lượng sạch như khí thiên nhiên, khí hóa lỏng, cồn nhiên liệu, biodiesel và điện.
Triển khai có hiệu quả việc áp dụng tiêu chuẩn Euro2, thực hiện chương trình kiểm tra và bảo dưỡng các phương tiện xe cộ đã đăng ký, không cho lưu hành những xe quá cũ, không đảm bảo chất lượng phương tiện.
Xây dựng các cơ chế và chính sách cho việc lựa trọn việc lưu hành các phương tiện giao thông (thuế môi trường, quy định cấm xe lam, xe 3 bánh…)
Xây dựng hệ thống cây xanh tại các đường mới, tường chắn ồn tại các đường sát khu dân cư.
Quy hoạch các trạm rửa xe trên một số tuyến đường cửa ngõ thủ đô, kết hợp mạng lưới rửa xe nhỏ lẻ trong nội thành.
* Thoát nước và vệ sinh môi trường:
Thoát nước thải: trong khu vực chưa có công trình sử lý nước thải tập chung, chưa có hệ thôgns thu gom nước thải riêng. Nước thải cơ bản chỉ được xử lý bằng bể tự hoại tại các hộ giai đình sau đó được pha loãng vào hệ thống thoát nước mặt. Đây là các nguồn gây ô nhiễm chính cho sông hồ mặt nước khu vực dân cư, đồng thời ảnh hưởng lớn đến hệ thông nước mặt và nước ngầm chung toàn thành phố.
* Cấp nước:
Trong khu vực chưa có hệ thống cấp nước sạch của thành phố. Nguồn nước sinh hoạt chủ yếu sử dụng bằng nước giếng khoan. Hiện nay nước giếng khoan cũng đang bị ô nhiễm kim lạo nặng, công nghệ xử lý lạc hậu tác động xấu đến sức khỏe người dân.
* Cấp điện:
Trong khu vực lập quy hoạch, dọc theo các tuyến 110kV, 220kV gây ô nhiễm từ mức độ nặng.
VII.4. Đánh giá tác động, giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường:
VII.4.1.Trong quá trình thi công xây dựng
a. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí:
- Bố trí hợp lý đường vận chuyển và đi lại. Thiết kế chiếu sáng cho những nơi cần làm việc ban đêm và bảo vệ công trình. Che chắn những khu vực phát sinh bụi và dùng xe tưới nước để tưới đường giao thông trong mùa khô. Không khai thác và vận chuyển về ban đêm. Các phương tiện vận chuyển đều có bạt phủ kín.
- Lập kế hoạch xây dựng và nhân lực chính xác để tránh chồng chéo giữa các quy trình thực hiện, áp dụng phương pháp xây dựng hiện đại, các hoạt động cơ giới hoá và tối ưu hoá quy trình xây dựng.
- Các phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu được bố trí vào những thời điểm thích hợp, tránh trung một số lượng lớn vào một thời điểm, có thể gây ùn tắc và nguy hiểm vì địa hình núi, đường hẹp.
- Không sử dụng xe, máy quá cũ để vận chuyển vật liệu và thi công công trình.
- Không chuyên chở hàng hoá vượt trọng tải danh định.
- Kiểm tra mức ồn, rung trong quá trình thi công xây dựng, từ đó đặt ra lịch thi công phù hợp để đạt mức ồn tiêu chuẩn cho phép theo TCVN 5949-1998.
- Không sử dụng cùng một lúc trên công trường nhiều máy móc, thiết bị thi công có gây độ ồn lớn vào cùng một thời điểm để tránh tác động của cộng hưởng tiếng ồn.
b. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước:
Ø   Giảm thiểu ô nhiễm do nước mưa chảy tràn trên khu vực:
- Nước mưa từ khu trộn vật liệu được dẫn vào hệ thống thu gom riêng, xử lý qua song chắn rác, hố ga lắng cặn trước khi thoát vào hệ thống chung.
- Xây dựng hệ thống thoát nước thi công và vạch tuyến phân vùng thoát nước mưa.
- Thường xuyên kiểm tra, nạo vét, khơi thông không để phế thải xây dựng xâm nhập vào đường thoát nước gây tắc nghẽn.
Ø  Xử lý nước thải sinh hoạt:
- Bố trí các nhà vệ sinh di động tạm thời hoặc phải xây nhà vệ sinh công cộng với bể tự hoại 3 ngăn.
- Cấm phóng uế bừa bãi.
- Giảm thiểu lượng nước thải bằng việc tăng cường tuyển dụng nhân công trong khu vực xây dựng, có điều kiện tự túc ăn ở. Tổ chức hợp lý nhân lực trong các giai đoạn thi công xây dựng.
c. Giảm thiểu ô nhiễm môi trường đất:
Chất thải sinh hoạt sẽ được thu gom và đổ thải đúng nơi quy định và được hợp đồng với cơ quan gom rác của thành phố để vận chuyển về nơi xử lý.
Các chất thải rắn có thể tái chế hoặc tái sử dụng như bao xi măng, chai lọ, gỗ vụn, sắt vụn... cần thu gom, phân loại và tập trung tại nơi quy định và bán cho người thu mua.
Ngoài ra, một số biện pháp khác cũng sẽ được áp dụng để giảm thiểu tối đa việc gây ô nhiễm môi trường và xói lở đất do quá trình thi công xây dựng dự án như:
+ Sử dụng tối đa lượng đất hữu cơ được bóc tại diện tích đường giao thông để sử dụng và đắp ta luy đường, hạn chế sạt lở.
+ Không khai thác đất, cát san nền từ đất nông nghiệp.
+ Thu mua cát san nền và các vật liệu xây dựng tại các khu vực đảm bảo an toàn về mặt môi trường.
+ Tại các tuyến đường vận chuyển vật liệu và khu vực thi công cần có các biện pháp đắp bờ bao bằng đất hoặc bằng các bao cát; trồng cỏ để che phủ, bố trí hệ thống tiêu thoát nước và đẩy nhanh tiến độ thi công dự án nhằm hạn chế tình trạng xói mòn, lún sụt.
d. Biện pháp giảm thiểu tác động đến môi trường xã hội:
Tuyển dụng công nhân có điều kiện tự lo chỗ ở để giảm bớt nhu cầu lán trại tạm ngoài công trường.
Hợp lý hóa trong quá trình thi công nhằm giảm mật độ người trên công trường.
Sử dụng tối đa lực lượng lao động tại địa phương.
Thuê nhà trọ cho những công nhân không có điều kiện lo được chỗ ở tại khu vực hoặc dựng các lán trại tạm thời ngoài công trường cùng với hệ thống cấp thoát nước và vệ sinh để giữ gìn vệ sinh môi trường sống.
Lập các nội quy về trật tự, vệ sinh và bảo vệ môi trường trong tập thể công nhân và lán trại, trong đó có chế độ thưởng phạt.
Huấn luyện cho công nhân các quy định về bảo vệ môi trường.
Thu gom rác thải, nước thải sinh hoạt và đổ bỏ vào nơi quy định. Có thùng đựng rác riêng cho mỗi lán trại và hợp đồng với tổ vệ sinh môi trường  thị trấn.
Cung cấp các nhà vệ sinh lưu động tạm thời tại các vị trí thích hợp.
VII.4.2 .Trong quá trình sử dụng:
a/ Các yếu tố gây ô nhiễm và biện pháp giảm thiểu:
*Môi trường không khí:
Các giải pháp quy hoạch: di chuyến các điểm công nghiệp, làng nghề ra khỏi khu đô thị; phân bổ hợp lý mạng lưới giao thông, thu gom 100% nước thải, rác thải... góp phần nâng cao chất lượng không khí, giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn.
* Môi trường nước:
+ Quản lý nước thải theo hướng tập trung, xây dựng các trạm xử lý nước thải tập trung bằng công nghệ hiện đại, có khả năng hợp khối công trình, tiết kiệm diện tích xây dựng.
+ Các khu đô thị mới dự kiến phát triển xây dựng hệ thống cống riêng (thoát nước bẩn và nước mưa), nước bẩn được xử lý đảm bảo tiêu chuẩn trước khi xả vào nguồn tiếp nhận.
+ Tăng cường khả năng tự làm sạch các ao hồ bằng các biện pháp khuấy trộn làm thoáng nhân tạo.
+ Tăng cường công tác nạo vét thường xuyên hệ thống cống ngầm kênh mương thoát nước.
+ Xây dựng các tuyến cống bao tách nước thải gom về các trạm xử lý cho các khu làng xóm hiện có.
+ Các bệnh viện, trung tâm y tế phải có hệ thống thoát nước thải riêng.
*Chất thải rắn:
CTR được thu gom 100%, đảm bảo cự ly thu gom, vận chuyển và xử lý là gần nhất. Việc thu gom triệt để CTR tránh nguy cơ ô nhiễm môi trường cho đô thị.
b/ Đánh giá môi trường chiến lược của các định hướng quy hoạch:
* Định hướng phát triển không gian và quy hoạch sử dụng đất:
+ Phát triển một khu vực hiện đại, cao tầng, mật độ cao.
+ Tạo hành lang thương mại và kinh doanh chính dọc Đại lộ Thăng Long.
+ Khuyến khích phát triển các mục đích liên quan tới du lịch, hội thảo và giải trí.
+ Hình thành cửa ngõ lối vào phân khu tại điểm giao cắt giữa Đại lộ Thăng Long – Vành đai 3,5.
+ Gìn giữ nâng cấp các khu dân cư hiện hữu trong khu vực.
+ Bảo tồn và nâng cấp các khu vực mặt nước hiện hữu.
+ Tích hợp các dự án đã được phê duyệt.
+ Các khu chức năng đô thị:
Khu ở: Với mục tiêu thu hút dân cư giảm tải về dân số cho khu vực nội đô phân khu đô thị S3 có chức năng chính là khu vực ở với nhiều loại hình khác nhau phục vụ cho nhu cầu đa dạng của người dân, tuy nhiên mô hình ở tại khu vực này chủ yếu là các khu chung cư cao tầng hoặc các khu vực biệt thự nhà vườn với mục đích giảm mật độ xây dựng, tăng diện tích cây xanh và các không gian công cộng.
Các khu trung tâm, công trình công cộng: Phân khu S3 là điểm giao cắt của các tuyến đường sắt đô thị Hòa Lạc – Hà Nội, tuyến đường sắt đô thị dọc đường vành đai 3,5 và tuyến đường sắt quốc gia hiện có (sẽ chuyển đổi thành đường sắt đô thị trong tương lai) việc này đòi hỏi hình thành tại đây một trung tâm trung chuyển của hệ thống giao thông công cộng, với hệ thống các nhà ga đường sắt và xe buýt công cộng.
Hình thành tại phân khu S3 một số công trình chức năng dịch vụ công cộng và thương mại phục vụ cho các cơ quan bộ, ngành của Chính phủ được bố trí ở khu vực Mỹ Đình – Mễ Trì lân cận. Các công trình này dự kiến tại phía Bắc đại lộ Thăng Long gần khu vực Bảo tàng lịch sử quân đội và nút giao cắt đường 70 và Đại lộ Thăng Long tạo thành một cụm công trình cộng cộng kết nối với trung tâm trung chuyển của hệ thống giao thông công cộng.
Tại vị trí giao cắt giữa các tuyến vành đai và các trục hướng tâm phát triển các không gian đô thị tập trung gắn với mô hình đô thị TOD với những không gian đô thị nén, nhiều công trình biểu tượng. Đoạn qua các khu vực nêm xanh và hành lang xanh cần phải giữ lại các không gian xanh, không gian mở phù hợp với yêu cầu của các nêm xanh.
* Định hướng quy hoạch phát triển giao thông:
      Giải pháp quy hoạch giao thông Phân khu đô thị S3 dựa trên cơ sở Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội và các quy hoạch chi tiết đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và một số các dự án các tuyến đường chính đang được nghiên cứu xây dựng.
* San nền thoát nước mưa:
Quy hoạch cao độ nền phải kết hợp chặt chẽ với quy hoạch thoát nước mưa.
Nền đô thị phải đảm bảo không bị ảnh hưởng của lũ lụt và các tác động bất lợi của thiên nhiên ( sạt lở, động đất...).
Cao độ nền khống chế của từng đô thị sẽ được lựa chọn phụ thuộc vào chế độ thuỷ văn của sông, suối đi qua, ảnh hưởng trực tiếp tới đô thị:
Cao độ khống chế dân dụng = H (P%) + (0,3-0,5)m.
 Cao độ khống chế công nghiệp = H (P=1%) + (0,5-0,7)m.
Cao độ xây dựng khống chế đối với các thị trấn, dân cư nông thôn sẽ căn cứ vào mực nước max gây úng ngập hàng năm. Thông thường tôn cao hơn nền ruộng từ 0,7 đến 1,5m.
Các công trình mới hoặc khi cải tạo công trình cũ nên đảm bảo nền công trình cần cao hơn nền mặt đường 0,3 - 0,5m.
Độ dốc dọc của các tuyến đường đô thị phải tuân thủ Quy chuẩn, Tiêu chuẩn đang hiện hành, độ dốc dọc lớn nhất:
Đường phố chính cấp I,II , i ≤ 0,05;
Đường phố khu vực i ≤ 0,06;
Đường xe tải, đường xe đạp, đường đi bộ:  i ≤ 0,04;
Đường khu nhà ở, ngõ phố:  i ≤0,08.
Đối với các công trình xây dựng sát đê phải tuân thủ Luật Đê điều.
* Cấp nước:
- Cụ thể hóa Quy hoạch chung Xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050 đã được phê duyệt;
- Đảm bảo cấp nước an toàn, liên tục cho các khu vực phát triển đô thị, làng xóm đô thị hóa, phù hợp với dự kiến quy hoạch chung của khu vực.
* Thoát nước thải:
      Nước thải sinh hoạt: Đảm bảo thu gom 100% nước thải sinh hoạt, đưa về xử lý tại trạm xử lý tập chung. Hệ thống thu gom đảm bảo kín, không rò gỉ, không gây ô nhiễm môi trường.
Nước thải y tế: Mỗi bệnh viện thu gom và xử lý nước thải riêng (nước mưa riêng). Các bệnh viện đã có trạm XLNT phải duy trì quản lý, kiểm tra thường xuyên để hoạt động có hiệu quả. Các bệnh viện chưa XLNT sẽ lập dự án thoát nước để xác định công suất xử lý và vốn đầu tư  xây dựng trạm XLNT. Các bệnh viện quy hoạch mới phải xây dựng đồng thời trạm XLNT.
* Quy hoạch quản lý chất thải rắn:
      - Đảm bảo 100% CTR được thu gom.
      - 80% lượng CTR công nghiệp không nguy hại được thu gom xử lý (70% được thu hồi, tái chế); 60% CTR nguy hại công nghiệp được xử lý – phù hợp nhưng chưa đạt được một vài chỉ tiêu cụ thể trong chỉ tiêu môi trường về quản lý chất thải rắn.
      - Giảm tỷ lệ chôn lấp phù hợp với chỉ tiêu sử dụng đất hợp lý cho các công trình hạ tầng.
- Tái chế, tái sử dụng gián tiếp cắt giảm lượng khí phát sinh gây biến đổi khí hậu (giảm năng lượng và nguyên liệu thô đầu vào của quá trình tiêu dùng, sản xuất).
* Cấp điện, thông tin liên lạc:
      Yêu cầu của hệ thống mạng ngoại vi phải tuân thủ theo các tiêu chuẩn ngành để đảm bảo chất lượng dịch vụ, đồng thời  thỏa mãn các yêu cầu khi phát triển đô thị. Đặc biệt cần lưu ý:
Ngầm hóa mạng cáp ngoại vi đã và đang khai thác trên toàn bộ các tuyến đường thuộc địa bàn Đô thị trung tâm từ đường vành đai 4 vào nội đô và tất cả các đô thị ngoại thị.
Những khu dân cư mới xây dựng, phải có phương án triển khai đồng bộ mạng cáp ngầm theo các tuyến cống, tuynel kỹ thuật đảm bảo theo Nghị định của Chính phủ về công trình ngầm đô thị. Khi có nhiều doanh nghiệp cùng có nhu cầu xây dựng tuyến cáp thì bắt buộc doanh nghiệp phải phối hợp cùng đầu tư và sử dụng chung kết cấu hạ tầng.
c/ Các biện pháp khác:
Các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm nước ngầm.
Quản lý hệ thống thu gom nước thải, rác thải, đảm bảo 100% được thu gom và xử lý.
Thường xuyên quan trắc kiểm tra chất lượng nước mặt để có biện pháp khắc phục.
- Động đất: Hà Nội nằm trong vùng chịu tác động của động đất cấp 7, cấp 8.
- Kiểm soát chặt chẽ các nguồn thải vào các hệ thống sông trong Thủ đô, đặc biệt là sông Hồng vì trong tương lai nó được sử dụng làm nguồn nước cấp.
- Thực hiện đánh giá tác động môi trường chi tiết các dự án đầu tư vào các khu công nghiệp, các dự án bệnh viện, các dự án hạ tầng kỹ thuật đặc biệt là mở rộng và phát triển các tuyến đường giao thông mới...
- Thực hiện công tác kiểm toán môi trường tại các cơ sở công nghiệp đang hoạt động là cơ sở để đưa ra các giải pháp ngăn chặn tác động tiêu cực đến môi trường kịp thời.
- Tiến hành quy hoạch môi trường đối với các làng nghề và khu bảo tồn làng nghề truyền thống theo hướng phát triển du lịch sinh thái cảnh quan.
- Công tác kiểm dịch tại các cửa ngõ ra vào thành phố cần được thực hiện chặt chẽ.
- Ngoài công tác giáo dục môi trường tại các cấp học, giáo dục môi trường cần được lồng ghép vào các tờ rơi quảng cáo của hoạt động du lịch, dịch vụ trên địa bàn thành phố.
- Ngoài ra, cần tăng cường năng lực và thể chế.
VIII. QUY HOẠCH KHÔNG GIAN XÂY DỰNG NGẦM
VIII.1. Hiện trạng không gian xây dựng ngầm đô thị:
           VIII.1.1. Khái quát hiện trạng:
-         Xem phần hiện trạng
VIII.1.2. Đánh giá hiện trạng không gian xây dựng ngầm đô thị:
- Hiện tại quỹ đất trên khu vực thiết kế chủ yếu là đất canh tác và đất làng xóm, tại các khu vực đô thị hiện hữu không có các không gian công cộng ngầm đô thị, tầng hầm của một số công trình cao tầng chủ yếu được sử dụng để đỗ xe và bố trí hạ tầng kỹ thuật.
- Các dự án phát triển đô thị đã được phê duyệt trên khu vực cũng không được chú ý đúng mức về thiết kế và tổ chức các công trình công cộng ngầm đô thị.
VIII.2. Quy hoạch không gian xây dựng ngầm đô thị:
Quy định chung:
- Tổ chức các công trình công cộng ngầm và giao thông ngầm và ga ngầm được thể hiện trên bản vẽ.
- Tổ chức thiết kế các công trình đầu mối kỹ thuật ngầm, công trình đường dây, cáp, đường ống kỹ thuật ngầm, hào tuynen kỹ thuật được xác định cụ thể tại bản vẽ tổng hợp đường dây đường ống kỹ thuật QH-08.
            VIII.2.1. Phân loại công trình ngầm đô thị:
- Công trình ngầm đô thị là những công trình được xây dựng dưới mặt đất tại đô thị bao gồm: công trình công cộng ngầm, công trình giao thông ngầm, các công trình đầu mối kỹ thuật ngầm và phần ngầm của các công trình xây dựng trên mặt đất, công trình đường dây, cáp, đường ống kỹ thuật ngầm, hào và tuy nen kỹ thuật.
- Công trình giao thông ngầm là các công trình đường tàu điện ngầm, nhà ga tàu điện ngầm, hầm đường bộ, hầm cho người đi bộ và các công trình phụ trợ kết nối (kể cả phần đường nối phần ngầm với mặt đất).
- Công trình đầu mối kỹ thuật ngầm là các công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm, bao gồm: trạm cấp nước, trạm xử lý nước thải, trạm biến áp, trạm gas… được xây dựng dưới mặt đất.
- Công trình đường dây, cáp, đường ống kỹ thuật ngầm là các công trình đường ống cấp nước, cấp năng lượng, thoát nước; công trình đường dây cấp điện, thông tin liên lạc được xây dựng dưới mặt đất.
- Công trình công cộng ngầm là công trình phục vụ hoạt động công cộng được xây dựng dưới mặt đất.
- Phần ngầm của các công trình xây dựng trên mặt đất là tầng hầm (nếu có) và các bộ phận của công trình nằm dưới mặt đất.
            VIII.2.2. Dự báo nhu cầu phát triển và sử dụng không gian ngầm đô thị:
Dự báo nhu cầu phát triển:
- Theo quy hoạch dự báo quy mô dân số tối đa của phân khu đô thị S3 khoảng 239.000 người, các không gian xây dựng công trình ngầm đô thị trong phân khu đô thị gồm:
- Công trình giao thông ngầm là các công trình đường tàu điện ngầm, nhà ga tàu điện ngầm, hầm đường bộ, hầm cho người đi bộ và các công trình phụ trợ kết nối (kể cả phần đường nối phần ngầm với mặt đất).
- Công trình đường dây, cáp, đường ống kỹ thuật ngầm là các công trình đường ống cấp nước, cấp năng lượng, thoát nước; công trình đường dây cấp điện, thông tin liên lạc được xây dựng dưới mặt đất.
Công trình công cộng ngầm là công trình phục vụ hoạt động công cộng.
Phần ngầm của các công trình xây dựng trên mặt đất là tầng hầm.
VIII.2.3. Phân vùng chức năng sử dụng không gian ngầm:
Các khu vực khai thác phát triển không gian ngầm đô thị trong phân khu đô thị bao gồm:
-                        Không gian ngầm công cộng, kỹ thuật, đỗ xe dưới phần đất có chức năng sử dụng đất công cộng thành phố và khu ở.
-                        Không gian ngầm kỹ thuật và bãi đỗ xe dưới phần đất xây dựng nhà ở cao tầng.
-                        Bãi đỗ xe ngầm.
-                        Các tuyến đường hầm đường bộ kết nối giao thông đường bộ.
-                        Các tuyến hầm dành cho người đi bộ kết nối hệ thống đường dành cho người đi bộ nối với nhau và hệ thông công cộng ngầm với nhau.   
-                        Tuyến tuy nen, hào kỹ thuật để bố trí các đường dây, cáp, đường ống kỹ thuật ngầm (đường ống cấp nước, cấp năng lượng, thoát nước; công trình đường dây cấp điện, thông tin liên lạc được xây dựng dưới mặt đất).
-                        Vị trí, quy mô, số tầng ngầm và chiều cao, mối liên kết không gian xây dựng ngầm đô thị.
            VIII.2.4. Xác định hệ thống giao thông ngầm:
a/ Đường sắt đô thị:
Trên khu vực phân khu S3 dự kiến có 4 tuyến đường sắt bao gồm 1 tuyến tầu điện ngầm là tuyến số 7 dọc theo đường vành đai 3,5; 2 tuyến đường sắt đô thị đi nổi là tuyến đường sắt quốc gia hiện hữu sẽ được cải tạo thành đường sắt đô thị và tuyến đường sắt số 5 dọc trục đại lộ Thăng Long. Xây dựng mới tuyến đường sắt quốc gia phía ngoài vành đai 4 được tổ chức đi nổi.
Một số ga ngầm dọc tuyến tàu điện ngầm số 7 đặc biệt là ga trung chuyển giữa 2 tuyến số 7 và số 5 (khu vực giao cắt giữa đường 3,5 và trục đại lộ Thăng Long ) sẽ được tổ chức các không gian công cộng thương mại ngầm gắn kết với các công trình công cộng và thương mại lớn trên mặt đất.
b/ Các tuyến đường bộ cấp đô thị:
Phân khu S3 không có các tuyến giao thông đô thị hoàn toàn đi ngầm. Tại một số nút giao thông khác cốt và giao cắt giữa các tuyến đường chính đô thị có tổ chức giao thông ngầm, vị trí, kích thước được thể hiện trên bản vẽ giao thông QH06.
 c/ Các bãi đỗ xe ngầm:
Nhằm tiết kiệm quỹ đất, trong tương lai tại các khu vực tập trung đông người như các khu vực công cộng, các tuyến phố thương mại , các đầu mối trung chuyển giao thông,  sẽ được nghiên cứu các bãi đỗ xe ngầm quy mô lớn nhằm giải quyết nhu cầu đỗ xe ngày một tăng tại các khu vực này đặc biệt là tại  khu vực các nút giao giữa đường hướng tâm và đường vành đai có tuyến đường sắt đô thị, ga trung chuyển và các ga đầu mối gắn với dịch vụ logistic.
            VIII.2.5. Xác định hệ thống hạ tầng kỹ thuật ngầm:
Bố trí các tuynel kỹ thuật dọc theo các trục đường vành đai 4, đại lộ Thăng Long, và đường 70.
Trục vành đai 3,5 có thể nghiên cứu bố trí hệ thống tuynen kỹ thuật tích hợp với tuyến đường sắt ngầm đô thị.
Kích thước sẽ được cụ thể và chi tiết ở giai đoạn sau.
Dọc theo các đường liên khu vực bố trí các hào cáp kỹ thuật chứa đựng các đường cáp.
            VIII.2.6. Xác định các khu vực xây dựng công trình công cộng ngầm:
- Vị trí không gian ngầm công cộng được xác định trong bản vẽ quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất phần sơ đồ quy hoạch không gian xây dựng ngầm đô thị.
- Chức năng sử dụng không gian ngầm công cộng bao gồm các chức năng: thương mại, dịch vụ cấp thành phố và khu ở; hệ thống hạ tầng kỹ thuật, bãi đỗ xe, kho tàng….
- Quy hoạch không gian công cộng ngầm chỉ có tính minh hoạ, nhằm thể hiện ý đồ tổ chức không gian ngầm và mối liên hệ các không gian ngầm công cộng với nhau.
- Đối với không gian công cộng ngầm thuộc các khu vực đã và đang triển khai đầu tư xây dựng, tiếp tục thực hiện theo dự án đã được phê duyệt. Đối với các đồ án quy hoạch, dự án đầu tư xây dựng đã được cấp thẩm quyền phê duyệt mà chưa thực hiện đầu tư xây dựng, cần được nghiên cứu xem xét điều chỉnh theo quy định hiện hành để phù hợp quy hoạch phân khu. Đối với các đồ án quy hoạch, quy hoạch tổng mặt bằng, dự án đang nghiên cứu mà chưa được cấp thẩm quyền phê duyệt, hoặc đã được cấp thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư, cần được nghiên cứu lại để phù hợp với quy hoạch phân khu này.
- Đối với đất ở, chỉ nghiên cứu xây dựng không gian ngầm dưới các khu vực xây dựng nhà ở cao tầng và chỉ được sử dụng để bãi đỗ xe ngầm và hệ thống hạ tầng kỹ thuật cần thiết.
- Đối với bãi đỗ xe: khuyến khích xây dựng bãi đỗ xe ngầm thuộc đất cây xanh thành phố, khu ở và đơn vị ở nhằm tiết kiệm đất, trên mặt đất tổ chức thành các không gian cây xanh phục vụ mục đích chung cho khu vực.
- Đối với đất công cộng khác và cơ quan, văn phòng, khuyến khích xây dựng chỗ đỗ xe ngầm nhằm tiết kiệm đất.
+ Khu vực trục đường 3,5 giao cắt đại lộ Thăng Long: Dọc theo trục đường 3,5 và đại lộ Thăng Long là khu vực trung chuyển giữa 2 tuyến đường sắt đô thị số 5 và số 8 dự kiến bố trí các công trình ngầm công cộng đô thị  với chức năng chủ yếu là thương mại dịch vụ hỗ trợ cho các chức năng công cộng và trục thương mại trên mặt đất dọc trục đường 3,5.
          VIII.2.7. Nguyên tắc, yêu cầu đấu nối kỹ thuật, đấu nối không gian ngầm:
- Đấu nối kỹ thuật, đấu nối không gian ngầm phải đảm bảo đồng bộ, theo hệ thống.
- Tuân thủ các tiêu chuẩn, quy phạm về đấu nối kỹ thuật, đấu nối không gian ngầm.
- Không gian ngầm công cộng phải được kết nối với không gian công cộng nổi, hệ thống giao thông, đường đi bộ ở các khu vực hợp lý và được cụ thể hóa ở giai đoạn sau. 
- Nhằm tạo điều kiện tiên nghi tối đa và thuận lợi cho hành khách sử dụng các tuyến giao thông ngầm, các ga ngầm sẽ được đấu nối với các không gian công cộng ngầm đô thị thông qua các điểm trung chuyển. Các công trình thương mại, hỗn hợp, công cộng trên các tuyến phố có tuyến tàu điện ngầm như đường 3,5 được khuyến khích xây dựng phần ngầm liên thông và có kết nối trực tiếp với các tuyến đường dẫn đến các ga ngầm.  
VIII.2.8. Đánh giá môi trường chiến lược:
- Đánh giá môi trường chiến lược đối với không gian ngầm đô thị cần đảm bảo đầy đủ các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu và cải thiện các vấn đề môi trường theo mục VII.5.
IX. QUẢN LÝ QUY HOẠCH XÂY DỰNG
IX.1. Yêu cầu chung:
Các yêu cầu về quản lý quy hoạch xây dựng trong khu vực nghiên cứu phải tuân thủ các quy định sau:
- Tuân thủ Luật pháp và các quy định hiện hành của Nhà nước và Thành phố có liên quan.
- Tuân thủ quy hoạch phân khu đô thị và các quy định quản lý theo quy hoạch được cấp thẩm quyền phê duyệt.
- Tuân thủ Tiêu chuẩn, Quy chuẩn xây dựng Việt Nam.
- Việc điều chỉnh, thay đổi, bổ sung quy hoạch phải được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
- Trong quá trình triển khai quy hoạch xây dựng có thể áp dụng các tiêu chuẩn, quy phạm nước ngoài và phải được cơ quan có thẩm quyền cho phép.
IX.2. Yêu cầu về quy hoạch kiến trúc:
Trên cơ sở quy hoạch phân khu được phê duyệt các yêu cầu về quy hoạch kiến trúc bao gồm:
- Tuân thủ các định hướng về không gian, sử dụng đất và các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật đã được xác lập trong quy hoạch phân khu.
- Các yêu cầu quản lý quy hoạch xây dựng về quy hoạch kiến trúc trong khu vực nghiên cứu như sau:
+ Vị trí, quy mô các khu chức năng đô thị.
+ Ranh giới các khu chức năng đô thị.
+ Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật.
+ Ngưỡng quy mô dân số tối đa được xác lập theo quy hoạch.
+ Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan, trong đó tận dụng tối đa hệ thống mặt nước hiện có phù hợp định hướng quy hoạch.
+ Kiểm soát không gian, mật độ xây dựng, tầng cao tối đa trong khu vực.  
IX.3. Yêu cầu về xây dựng hạ tầng kỹ thuật:
- Tuân thủ các định hướng về hạ tầng kỹ thuật và các chỉ tiêu đã được xác lập trong quy hoạch phân khu.
- Các yêu cầu quản lý quy hoạch xây dựng về hạ tầng kỹ thuật trong khu vực nghiên cứu như sau:
+ Hệ thống giao thông, bến bãi đỗ xe.
+ Chỉ giới đường đỏ.
+ Vị trí, quy mô các đầu mối hạ tầng kỹ thuật.
+ Hành lang bảo vệ các công trình hạ tầng kỹ thuật theo Luật định.
+ Nguyên tắc kiểm soát hệ thống hạ tầng kỹ thuật.  
IX.4. Yêu cầu về bảo vệ môi trường:
Tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường theo luật định.
X. QUY HOẠCH XÂY DỰNG ĐỢT ĐẦU (GIAI ĐOẠN 2010 ĐẾN NĂM 2030)
X.1. Mục tiêu quy hoạch:
- Sớm cụ thể hóa các định hướng của Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến 2050, đáp ứng thời gian, yêu cầu quản lý nhà nước.
- Đề xuất giải pháp đối với các đồ án quy hoạch, dự án đầu tư đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép tiếp tục triển khai và đang được nghiên cứu.
- Làm cơ sở sớm lập quy hoạch ở tỷ lệ lớn hơn; tập trung nguồn lực đầu tư, tạo điều kiện sớm thúc đẩy phát triển đô thị trong phân khu đô thị phù hợp với quy hoạch dài hạn và lâu dài.
X.2. Quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất đợt đầu:
a/ Quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất đợt đầu:
Kiến nghị phần lớn quỹ đất khu vực phát triển đô thị từ đường vành đai 4 cũ về phía Đông và một số khu đô thị được xác định phát triển đặc biệt trong Quy hoạch chung trong khu vực nghiên cứu sẽ nằm trong quy hoạch xây dựng đợt đầu. Một phần được phát triển ở giai đoạn sau, bao gồm chủ yếu quỹ đất khu cây xanh tập trung thành phố nằm giáp tuyến đường vành đai 4 mới dự kiến, cơ sở công nghiệp Lại Yên, kho tàng, nhà máy, xí nghiệp, trụ sở cơ quan không phù hợp với quy hoạch phân khu này, dần từng bước chuyển đổi chức năng cho phù hợp.
Sơ đồ Bản vẽ quy hoạch sử dụng đất đợt đầu được thể hiện trên bản vẽ quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất (QH04A). Các nội dung sử dụng đất của quy hoạch xây dựng đợt đầu tuân thủ các yêu cầu như đã xác định đối với quy hoạch dài hạn.
b/ Quy mô dân số dự kiến giai đoạn đầu:
- Quy mô dân số tối đa xác lập theo phân khu đô thị khoảng: 252.700 người.
Trong đó:
+ Quy mô dân số dự báo trong giai đoạn ngắn hạn khoảng:   158.000 người.
+ Dân số dự báo phát triển tiếp đến thời hạn tối đa khoảng:    94.700 người.
- Phân bố dân số đối với các ô quy hoạch trong quy hoạch đợt đầu như đã xác lập đối với quy hoạch sử dụng đất dài hạn.
X.3. Quy hoạch hệ thống hạ tầng xã hội & đô thị đợt đầu:
- Một số dự án hạ tầng xã hội và đô thị ưu tiên đầu tư gồm:
+ Phát triển các khu đô thị dọc theo các tuyến đường vành đai 3.5, tỉnh lộ 70, hình thành các trung tâm hành chính, thương mại, tài chính, văn hóa, y tế khu vực, phát triển hoàn thiện các dự án đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép triển khai hoặc đang được nghiên cứu.
+ Các khu đô thị Nam An Khánh, khu đô thị Bắc An Khánh, khu đô thị Hai bên trục đường Lê Trọng Tấn khu A, khu đô thị Tây Mỗ-Đại Mỗ.
+ Dự án cụm công trình công cộng, hỗn hợp dọc tuyến trục Đại Lộ Thăng Long, tạo động lực phát triển chính cho phân khu đô thị làm cơ sở chuyển dịch ngành nghề lao động, phục vụ chuyển đổi nghề để đáp ứng nhu cầu phát triển đô thị và giải quyết nhu cầu chuyển đổi cơ cấu lao động.
+ Dự án phát triển các khu đô thị mới để đáp ứng nhu cầu nhà ở của nhân dân và tạo bộ mặt đô thị, trong đó ưu tiên cho các nhu cầu di dân và giãn dân tại chỗ.
- Các chức năng chỉ tiêu sử dụng đất, chỉ tiêu hạ tầng kỹ thuật tuân thủ cho quy hoạch dài hạn.
X.4. Quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật đợt đầu:
- Hệ thống hạ tầng kỹ thuật đợt đầu được nghiên cứu, phát triển đồ bộ với quy hoạch sử dụng đất.
- Một số dự án hạ tầng kỹ thuật ưu tiên đầu tư đồng bộ  trên tuyến, gồm:
+ Phát triển tuyến đường vành đai 3,5.
+ Phát triển tuyến đường sắt số 7.
+ Phát triển tuyến đường vành đai.
XI. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
XI.1. Kiến nghị hướng giải quyết.
Trên cơ sở đồ án Quy hoạch phân khu đô thị S3, cần có sự phối hợp của các Sở, Ngành khác lập chương trình kế hoạch thực hiện các dự án chiến lược phù hợp với định hướng phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô trong từng giai đoạn.
Tổ chức lập quy hoạch chi tiết các khu vực dự án cũng như các khu dân cư xây dựng hiện hữu làm công cụ quản lý kiến trúc quy hoạch, tránh tình trạng phát triển đô thị tự phát thiếu kiểm soát.
XI.2. Kết luận:
Quy hoạch phân khu đô thị S3, tỷ lệ 1/5000 được duyệt sẽ là cơ sở pháp lý để quản lý việc xây dựng và cải tạo trên địa bàn huyện Từ Liêm, huyện Hoài Đức, quận Hà Đông theo đúng quy hoạch, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai các dự án phát triển đô thị: góp phần nâng cao chất lượng sống của nhân dân trong địa bàn huyện Từ Liêm, Hoài Đức và Quận Hà Đông
XI.3. Kiến nghị:
a/ Một sô nội dung kiến nghị điều chỉnh thay đổi:
* Một số nội dung chính kiến nghị điều chỉnh, cụ thể hóa so với Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011 (viết tắt là QHCHN):
- Bổ sung, cụ thế hóa hệ thống sử dụng đất khu ở, đảm bảo phục vụ nhu cầu chung khu vực.
- Cụ thể hóa đất đơn vị ở trên cơ sở chính xác hóa hiện trạng sử dụng đất.
- Kết nối các không gian cây xanh, mặt nước từ khu cây xanh tập trung Thành phố giáp tuyến đường vành đai 4 kết hợp với các hành lang kỹ thuật, hình thành hệ thống, tạo lập cảnh quan đô thị.
- Đề xuất chuyển đổi hợp lý quỹ đất hiện là công nghiệp kho tàng sang chức năng dân dụng đô thị, theo đó ưu tiên dành quỹ đất bổ sung hệ thống hạ tầng xã hội phục vụ chung cho khu vực. 
- Điều chỉnh vị trí một số chức năng sử dụng đất để đáp ứng nhu cầu phục vụ hợp lý, tuân thủ Tiêu chuẩn, Quy chuẩn xây dựng hiện hành.
- Bổ sung hệ thống giao thông, hạ tầng kỹ thuật theo quy hoạch sử dụng đất và phù hợp quy định của quy hoạch phân khu.
* Một số nội dung kiến nghị điều chỉnh so với Nhiệm vụ quy hoạch phân khu đô thị đã được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt tại Quyết định số 693/QĐ-UBND ngày 30/01/2011 (viết tắt là QĐNVQH):
TT Hạng mục Đơn vị QĐ NVQH Đề xuất điều chỉnh Lý do điều chính
1 Diện tích nghiên cứu:
1.1. Diện tích đến năm 2030 ha 1.560 1.914,39 Phù hợp với thực tiễn phát triển, phù hợp tiến độ và tốc độ hình thành các cơ sở tạo động lực phát triển: tuyến Đại lộ Thăng Long, Tuyến đường vành đai 4 …
1.2. Ngưỡng phát triển  đô thị  tối đa ha 1.767 2.595,96 Để phù hợp ranh giới phát triển đô thị theo QHCHN sau khi điều chỉnh tuyến đường vành đai 4 sang phía Tây.
2 Quy mô dân số:
2.1. Dân số đến năm 2030 Người 171.000 158.000 Phù hợp với thực tiễn phát triển, phù hợp tiến độ và tốc độ hình thành các cơ sở tạo động lực phát triển: tuyến Đại Lộ  Thăng long, Tuyến đường vành đai 4 …
2.2. Ngưỡng phát triển dân số tối đa (khoảng) Người 195.000 252.700 Để phù hợp  quy mô dân số đã xác lập trong QHCHN (được cân đối chung cho chuỗi đô thị Phía Đông đường Vành đai 4)
* Một số nội dung kiến nghị đối với các đồ án quy hoạch chi tiết, đối với các khu vực đã và đang triển khai đầu tư xây dựng, tiếp tục thực hiện theo dự án đã được phê duyệt. Đối với các đồ án quy hoạch, dự án đầu tư xây dựng đã được cấp thẩm quyền phê duyệt mà chưa thực hiện đầu tư xây dựng, cần được nghiên cứu xem xét điều chỉnh theo quy định hiện hành để phù hợp quy hoạch phân khu. Đối với các đồ án quy hoạch, quy hoạch tổng mặt bằng, dự án đang nghiên cứu mà chưa được cấp thẩm quyền phê duyệt, hoặc đã được cấp thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư, cần được nghiên cứu lại để phù hợp với quy hoạch phân khu này.
b/ Một số nội dung kiến nghị khác:
- Cần đi trước một bước trong việc định hướng, đào tạo công ăn việc làm cho người dân hiện đang tham gia hoặc liên quan tới sản xuất nông nghiệp mà họ mất đất sản xuất khi đô thị hóa. Đặc biệt có từng chính sách đào tạo cụ thể đối với từng lứa tuổi của các hộ gia đình tham gia hoặc liên quan tới sản xuất nông nghiệp.
- Đồng thời việc xây dựng mới các khu đô thị cần phải đầu tư song song hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đối với các khu ở hiện có.
- Có kế hoạch cụ thể, sớm hình thành hệ thống giao thông chính của khu vực để tạo điều kiện đầu tư trong khu vực.
- Cần có biện pháp hữu hiệu, quản lý quỹ đất nhỏ lẻ trong khu vực làng xóm, khu ở hiện có chống hiện tượng lấn chiếm. Ưu tiên dành quỹ đất này cho phát triển các cơ sở hạ tầng xã hội phục vụ ngay tại chỗ.
- Cần có biện pháp chặt chẽ, thông thoáng trong công tác quản lý đô thị. Đặc biệt quan tâm tới công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cấp phép xây dựng và quản lý xây dựng theo đúng quy hoạch được duyệt.
- Để đồ án sớm được đưa vào thực hiện, đề nghị Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hà Nội và các cấp có thẩm quyền sớm xem xét, thẩm định, phê duyệt đồ án để có cơ sở pháp lý cho công tác quản lý xây dựng đô thị theo quy hoạch.
 
Viện Quy hoạch Xây dựng Hà Nội
 
 
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Gửi phản hồi

Tìm kiếm nhanh

Lấy ý kiến cộng đồng dân cư

2068/QĐ-VQH

Quyết định số 2068/QĐ-VQH về việc Ban hành Hướng dẫn thành phần hồ sơ lập chỉ giới đường đỏ, cung cấp số liệu hạ tầng kỹ thuật tại Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội

Thời gian đăng: 23/11/2023

lượt xem: 148 | lượt tải:69

3663/QĐ-UBND

Quyết định số 3663/QĐ-UBND của UBND TP Hà Nội về việc Phê duyệt Điều chỉnh cục bộ QHCT tỉ lệ 1/500 hai bên tuyến đường Nhật Tân - Nội Bài (đoạn 3) khu vực dự án đầu tư xây dựng Thành phố thông minh GĐ1 và GĐ2

Thời gian đăng: 24/07/2023

lượt xem: 160 | lượt tải:113

3428/QĐ-UBND

Quyết định số 3428/QĐ-UBND của UBND TP Hà Nội về việc Phê duyệt Điều chỉnh cục bộ Quy hoạch phân khu đô thị N9, tỉ lệ 1/5000 tại khu quy hoạch 1.

Thời gian đăng: 20/08/2023

lượt xem: 204 | lượt tải:96

700/QĐ-TTg

Quyết định số 700/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về vệc Phê duyệt Nhiệm vụ Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065

Thời gian đăng: 18/06/2023

lượt xem: 308 | lượt tải:120

3004/QĐ-UBND

Quyết định số 3004/QĐ-UBND của UBND Thành phố HN về việc Phê duyệt Chỉ giới đường đỏ tuyến đường vào Trụ sở Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an, Trại tạm giam T16 và Trung tâm thẩm vấn của lực lượng cảnh sát, tỉ lệ 1/500

Thời gian đăng: 27/07/2023

lượt xem: 205 | lượt tải:57

Báo tạp chí

  • Báo Lao Động
  • Báo Kinh Tế Đô Thị
  • Báo Quy Hoạch Đô Thị
  • Báo Kiến Việt
  • Tạp chí kiến trúc
  • Theo Báo Xây Dựng
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây