0 NaN undefined

Quy hoạch phân khu đô thị S2, tỷ lệ 1/5000

Chủ nhật - 19/07/2020 11:27
 
 
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
VIỆN QUY HOẠCH XÂY DỰNG HÀ NỘI
************************

THUYẾT MINH TÓM TẮT
QUY HOẠCH PHÂN KHU ĐÔ THỊ S2
TỶ LỆ 1/5000
ĐỊA ĐIỂM: THUỘC ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH HUYỆN TỪ LIÊM; HUYỆN HOÀI ĐỨC, HUYỆN ĐAN PHƯỢNG – THÀNH PHỐ HÀ NỘI.

 
 - Cơ quan nghiên cứu quy hoạch:  Viện Quy hoạch Xây dựng Hà Nội
- Chỉ đạo chung:
Viện trưởng:                      ThS.KS. Lê Vinh
Phó viện trưởng:               KTS. Bùi Xuân Tùng
Phó viện trưởng:               ThS.KTS. Lưu Quang Huy
- Đơn vị thực hiện: Trung Tâm QH-KT 4
Giám đốc:                         ThS.
KTS. Hoàng Long
Phó Giám đốc:                  KS. Đỗ Xuân Trường
Chủ trì đồ án:
+ Phần kiến trúc:               ThS.KTS. Nguyễn Lan Hương
+ Phần HTKT:                  KS. Đỗ Khắc Cường
Tham gia phần kiến trúc:
                                       KTS. Phạm Thanh Khuê
                                       KTS. Nguyễn Hương Thu
                                       KTS. Lê Quang Dũng
                                       KS. Vũ Thu Trang
Tham gia phần kỹ thuật hạ tầng:
- Giao thông:                     KS. Trần Ngọc Hân
- Chuẩn bị kỹ thuật:          KS. Nguyễn Phương Thúy        
                                          KS. Dương Phi Hùng
- Cấp nước:                       KS. Hà Ngọc Minh 
- Cấp điện, chiếu sáng đô thị:        KS. Trần Ánh Dương   
- Thoát nước thải, vệ sinh môi trường:
                                       ThS.KS. Giang Văn Hậu
- Đánh giá môi trường chiến lược:
                                                 ThS.KS. Giang Văn Hậu
  
MỤC LỤC
I.1. Lý do và sự cần thiết lập quy hoạch: 3
I.2. Mục tiêu và yêu cầu đối với khu vực lập quy hoạch: 3
I.3. Căn cứ thiết kế quy hoạch: 4
II. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG PHÂN KHU ĐÔ THỊ. 6
II.1. Vị trí và đặc điểm điều kiện tự nhiên: 6
II.2. Hiện trạng dân cư: 7
II.3. Hiện trạng sử dụng đất: 8
II.4. Hiện trạng kiến trúc: 10
II.5. Phân tích hiện trạng hệ thống hạ tầng xã hội của các khu vực lân cận và đô thị liên quan đến khu vực nghiên cứu: 11
II.6. Hiện trạng các công trình hạ tầng kỹ thuật: 11
II.7. Các đồ án quy hoạch, dự án chuẩn bị đầu tư có liên quan: 14
II.7.1. Quy hoạch, dự án có liên quan: 14
II.8. Đánh giá chung: 16
II.8.1. Đánh giá quỹ đất xây dựng: 16
II.8.2. Đánh giá chung hiện trạng hạ tầng kỹ thuật: 16
II.8.3. Đánh giá tổng hợp: 17
III. CHỈ TIÊU KINH TẾ KỸ THUẬT CỦA ĐỒ ÁN.. 18
III.1. Chỉ tiêu sử dụng đất, công trình: 18
III.2. Chỉ tiêu hạ tầng kỹ thuật: 19
a/ Giao thông: 19
b/ Cấp nước: 19
c/ Cấp điện, thông tin liên lạc: 19
* Cấp điện: 19
* Thông tin liên lạc: 19
d/ Thoát nước thải và vệ sinh môi trường: 20
* Thoát nước thải: 20
* Vệ sinh môi trường: 20
IV. BỐ CỤC QUY HOẠCH KIẾN TRÚC.. 20
IV.1. Tính chất, chức năng và ý tưởng chủ đạo: 20
IV.2. Cơ cấu tổ chức không gian: 21
IV.3. Quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất: 24
IV.3.1. Quy hoạch sử dụng đất: 24
IV.3.2. Quy hoạch hệ thống hạ tầng xã hội và đô thị: 26
IV.4. Tổ chức không gian quy hoạch kiến trúc cảnh quan: 35
IV.4.1. Bố cục không gian kiến trúc toàn phân khu: 35
IV.4.2. Khu vực trọng tâm, các tuyến, điểm nhấn và điểm nhìn quan trọng: 36
IV.4.3. Các yêu cầu về tổ chức và bảo vệ cảnh quan: 37
IV.4.4. Cấu trúc quy hoạch đô thị và các khu chức năng đô thị hiện nay: 37
IV.4.5. Các vùng, khu vực đặc trưng cần kiểm soát: 38
V. THIẾT KẾ ĐÔ THỊ. 38
V.1. Đánh giá đặc trưng về môi trường và cảnh quan kiến trúc: 38
V.2. Các nguyên tắc thiết kế đô thị: 39
V.2.1. Nguyên tắc chung: 39
V.2.2. Yêu cầu tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan: 39
V.3. Giải pháp thiết kế đô thị phân khu: 40
V.3.1. Cấu trúc không gian đô thị phân khu: 40
V.3.2. Phân vùng thiết kế đô thị: 40
V.3.3. Thiết kế đô thị đối với khu chức năng: 41
V.3.4. Thiết kế đô thị đối với ô quy hoạch: 45
V.3.5. Thiết kế đô thị đối với các trục tuyến chính, quan trọng: 46
V.3.6. Thiết kế đô thị đối với các điểm nhấn trọng tâm: 46
V.3.7. Thiết kế đô thị đối với các không gian mở: 46
VI. QUY HOẠCH HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT.. 46
VI.1. Quy hoạch giao thông. 46
VI.2. Quy hoạch chuẩn bị kỹ thuật 49
VI.3. Quy hoạch cấp nước. 51
VI.4. Quy hoạch cấp điện  và thông tin liên lạc. 53
VI.4.1. Quy hoạch cấp điện  53
VI.4.2. Quy hoạch mạng lưới thông tin liên lạc. 55
VI.5. Thoát nước thải và vệ sinh môi trường. 56
VI.7. Tổng hợp đường dây đường ống. 60
VII. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC.. 61
VII.1. Mục đích và nội dung: 61
VII.2. Phạm vi và giới hạn đánh giá: 62
VII.3. Hiện trạng môi trường: 62
VII.4. Đánh giá tác động, giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường: 63
VII.4.1.Trong quá trình thi công xây dựng  63
VII.4.2 .Trong quá trình sử dụng  63
VIII. QUY HOẠCH KHÔNG GIAN XÂY DỰNG NGẦM ĐÔ THỊ. 65
VIII.1. Hiện trạng không gian xây dựng ngầm đô thị: 65
VIII.2. Quy hoạch không gian xây dựng ngầm đô thị: 66
IX. QUẢN LÝ QUY HOẠCH XÂY DỰNG.. 69
IX.1. Yêu cầu chung: 69
IX.2. Yêu cầu về quy hoạch kiến trúc: 69
IX.3. Yêu cầu về xây dựng hạ tầng kỹ thuật: 69
IX.4. Yêu cầu về bảo vệ môi trường: 69
X. QUY HOẠCH XÂY DỰNG ĐỢT ĐẦU.. 70
X.1. Mục tiêu quy hoạch: 70
X.2. Quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất đợt đầu: 71
X.3. Quy hoạch hệ thống hạ tầng xã hội & đô thị đợt đầu: 71
X.4. Quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật đợt đầu: 71
XI. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 72

I. PHẦN MỞ ĐẦU
I.1. Lý do và sự cần thiết lập quy hoạch:
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc lập kế hoạch triển khai các quy hoạch chi tiết cùng với quá trình thực hiện Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội tại Thông báo số 279/TB-VPCP ngày 08/9/2009; Thông báo số 348/TB-VPCP ngày 09/12/2009 của Văn phòng Chính phủ tại cuộc họp về Đồ án Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 (QHCHN2030); theo yêu cầu của Bộ Xây dựng về lập các đồ án quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết trên cơ sở đồ án QHCHN2030 đang trình duyệt tại Công văn số 1134/BXD-KTQH ngày 22/6/2010; Thực hiện chỉ đạo của của UBND Thành phố Hà Nội trong việc nghiên cứu, lập kế hoạch thực hiện cụ thể hóa quy hoạch chung Hà Nội.
Theo Đồ án Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Phân khu đô thị S2 thuộc địa giới hành chính các huyện Đan Phượng, huyện Từ Liêm và huyện Hoài Đức; nằm trong khu vực phát triển mở rộng đô thị trung tâm, là một trong 5 phân khu, thuộc chuỗi khu đô thị phía Đông vành đai 4, có vai trò quan trọng đối với Thành phố trung tâm, tạo lập hình ảnh đô thị mới hiện đại, chất lượng cao; là một hình ảnh biểu tượng và cảnh quan cho Thành phố. Trong đó có nhiều dự án đồ án đã đang được cấp thẩm quyền phê duyệt và có chú trọng đầu tư xây dựng như: tuyến đường quốc lộ 32, tuyến quốc lộ 70.
Để thực hiện chủ trương của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Xây dựng và UBND Thành phố Hà Nội nhằm nghiên cứu đồng thời đồ án quy hoạch phân khu với Đồ án QHCHN2030 đang trình duyệt; đảm bảo rút ngắn thời gian nghiên cứu lập quy hoạch phân khu, tiết kiệm chi phí đo đặc bản đồ hiện trạng; đáp ứng kịp thời công tác quản lý xây dựng đô thị; làm cơ sở để lập quy hoạch chi tiết; hướng dẫn giải quyết là các dự án, đồ án đã được cấp thẩm quyền phê duyệt trước khi hợp nhất mở rộng Thủ đô Hà Nội và lập các dự án đầu tư xây dựng theo đúng quy định, việc lập quy hoạch phân khu đô thị S2 là cần thiết.
I.2. Mục tiêu và yêu cầu đối với khu vực lập quy hoạch:
- Cụ thể hóa định hướng của Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến 2050 được Thủ tướng chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011 và đáp ứng yêu cầu quản lý quy hoạch đô thị.
- Rà soát các đồ án quy hoạch, dự án đầu tư có liên quan. Đề xuất giải pháp khớp nối đối với các đồ án quy hoạch, dự án đầu tư đã và đang triển khai (theo hướng giữ nguyên cập nhật vào quy hoạch phân khu, được điều chỉnh tổng thể hoặc điều chỉnh cục bộ để phù hợp với định hướng chung của Quy hoạch phân khu).
- Phân tích đánh giá điều kiện tự nhiên, hiện trạng và các quy định của Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội có liên quan đến phân khu đô thị. Xác định cụ thể quy mô đất đai, quy mô dân số và các chỉ tiêu sử dụng đất, hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật đô thị; các khu vực bảo tồn, cải tạo, chỉnh trang và xây dựng mới phù hợp với Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô, Quy hoạch chuyên ngành, Quy hoạch mạng lưới... và tuân thủ Quy chuẩn, Tiêu chuẩn thiết kế.
- Quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất đồng bộ các khu chức năng, xác định các chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc, hạ tầng kỹ thuật cho khu vực chỉnh trang, khu xây dựng mới (mật độ xây dựng, tầng cao...), cụ thể hóa cho từng khu phù hợp Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô, nhiệm vụ quy hoạch được duyệt.
- Xác định nguyên tắc yêu cầu về tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan cho các khu chức năng, các trục đường chính, các trục không gian cảnh quan.
- Quy hoạch đồng bộ hạ tầng kỹ thuật khung cho phân khu đô thị S2 trên cơ sở tuân thủ Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô, Quy hoạch chuyên ngành, Quy chuẩn xây dựng, Tiêu chuẩn thiết kế.
- Đồ án Quy hoạch phân khu làm cơ sở pháp lý để triển khai lập Quy hoạch chi tiết các khu vực, lập dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn Huyện Đan Phượng, Huyện Hoài Đức, Huyện Từ Liêm và quản lý xây dựng theo Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô được phê duyệt.
- Đề xuất Quy định quản lý xây dựng theo đồ án quy hoạch phân khu, làm cơ sở lập Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc; các quy hoạch chi tiết và dự án đầu tư theo quy định và để các cấp chính quyền địa phương và cơ quan quản lý đầu tư xây dựng theo quy hoạch được duyệt.
I.3. Căn cứ thiết kế quy hoạch:
a) Các văn bản pháp lý:
- Luật Quy hoạch đô thị; Luật Thủ đô;
- Nghị định 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị;
- Nghị định 38/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về quản lý không gian kiến trúc cảnh quan đô thị;
- Nghị định 39/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về quản lý không gian xây dựng ngầm đô thị;
- Quyết định 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 và Quy định quản lý theo đồ án Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đã được Thủ tướng Chính phủ thông qua tại công văn số 1945/VPCP-KTN ngày 26/3/2012;
- Thông tư 10/2010/TT-BXD ngày 11/8/2010 của Bộ Xây dựng về quy định hồ sơ của từng loại quy hoạch đô thị;
- Thông tư số 01/2011/TT-BXD ngày 27/01/2011 về việc hướng dẫn đánh giá môi trường chiến lược trong đồ án quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị;
- Quyết định số 21/2005/QĐ-BXD ngày 22/7/2005 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc ban hành hệ thống ký hiệu bản vẽ đồ án quy hoạch đô thị;
- Quyết định số 692/QĐ-UBND ngày 30/01/2011 của UBND Thành phố Hà Nội về việc phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch phân khu đô thị S2 tỷ lệ 1/5000;
- Công văn số 6609/UBND-XD ngày 09/8/2011 của UBND Thành phố Hà Nội về việc triển khai thực hiện Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội;
- Thông báo số 58/TB-UBND ngày 99/3/2012 của UBND thành phố Hà Nội thông báo kết luận của chủ tịch UBND thành phố tại cuộc họp tập thể UBND thành phố về các đồ án quy hoạch phân khu S1, S2, S3, S4;
- Công văn số 248/UBND-QLĐT ngày 24/02/2012 của UBND huyện Hoài Đức về việc tham gia ý kiến quy hoạch các phân khu đô thị từ S2, S3, S4tỷ lệ 1/5000 trên địa bàn huyện Hoài Đức;
- Thông báo số 41/TB-UBND ngày 27/02/2012 của UBND huyện Từ Liêm thông báo kết luận của đồng chí chủ tịch UBND huyện Từ Liêm tại hội nghị “báo cáo lấy ý kiến cộng đồng dân cư đối với quy hoạch các phân khu đô thị S1, S2, S3, S4và GS tại huyện Từ Liêm;
- Biên bản hội nghị lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức cá nhân và cộng đồng dân cư có liên quan về đồ án quy hoạch phân khu đô thị S1, S2, S3, S4 và GS tại UBND huyện Hoài Đức tháng 12/2011.
- Biên bản hội nghị lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức cá nhân và cộng đồng dân cư có liên quan về đồ án quy hoạch phân khu đô thị S1, S2 tại UBND huyện Đan Phượng ngày 12/12/2011.
- Thông báo số 228/TB-HĐTĐ ngày 20/01/2012 của Sở Quy hoạch – Kiến trúc thông báo kết luận của Hội đồng thẩm định quy hoạch phân khu đô thị thành phố Hà Nội về các đồ án Quy hoạch phân khu đô thị S1, S2, S3.
- Thông báo số 401/QHKT-QHC ngày 17/02/2012 của Sở Quy hoạch – Kiến trúc thông báo kết luận cuộc họp về kiểm tra hoàn chỉnh lập đồ án Quy hoạch phân khu đô thị S5, N5, N7, N8, N9 (đợt 1); S1, S2, S3, N4, N11 (đợt 2) trong 17 đồ án Quy hoạch phân khu đã phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch giữa Sở Quy hoạch – Kiến trúc và Viện Quy hoạch Xây dựng Hà Nội.
- Công văn số 326/SCT-KHTC ngày 09/02/2012 và văn bản số 1433/SCT-KHTC ngày 23/5/2012 của Sở Công thương Hà Nội về việc góp ý quy hoạch phân khu đô thị S2;
- Công văn số 375/GTVT-TĐ ngày 20/02/2012 của Sở Giao thông vận tải Hà Nội về việc nhận xét góp ý đánh giá của hội đồng thẩm định quy hoạch phân khu N4, N11, S1, S2, S3, S4;
- Công văn số 870/SXD-MTCTN  ngày 22/02//2012 của Sở Xây dựng Hà Nội về việc đóng góp ý kiến triển khai nghiên cứu Quy hoạch không gian ngầm đô thị vào các đồ án quy hoạch phân khu;
- Công văn số 1577/KH&ĐT-ĐT ngày 22/5/2012 của Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội về việc góp ý quy định quản lý theo đồ án quy hoạch phân khu đô thị S2, S3 – tỷ lệ 1/5000 (đợt 2);
- Công văn số 2150/STC-ĐT ngày 23/5/2012 của Sở Tài chính Hà Nội về việc góp ý quy định quản lý đồ án quy hoạch phân khu đô thị S2 tỷ lệ 1/5000 (đợt 2);
- Công văn số 3123/SXD-KHTH ngày 25/5/2012 của Sở Xây dựng Hà Nội về việc tham gia ý kiến về Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch phân khu đô thị S2, S3 – tỷ lệ 1/5000 (đợt 2);
- Công văn số 1320/SYT_KH ngày 28/5/2012 của Sở Y tế Hà Nội về việc góp ý đồ án quy hoạch phân khu đô thị S2, S3 (đợt 3);
- Công văn số 2021/STNMT-KHTH ngày 31/5/2012 của Sở Tài nguyên và môi trường về việc góp ý dự thảo Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch phân khu đô thị S2, S3 – tỷ lệ 1/5000;
- Công văn số 737/BTL-TaC  ngày 23/5/2012 của Bộ Quốc phòng – Bộ Tư lệnh thủ đô Hà Nội về việc tham gia ý kiến về đồ án quy hoạch phân khu đô thị N1, N2, N3, N6 (đợt 3) và S2, S3 (đợt 2);
- Công văn số 1288/BXD-KTQH ngày 28/6/2013 của Bộ Xây dựng về ý kiến đồ án quy hoạch phân khu đô thị S2, S3, S4 trên địa bàn Thành phố Hà Nội;
- Công văn số 3282/VP-QHXDGT của UBND Thành phố Hà Nội về việc trình duyệt các đồ án quy hoạch phân khu đô thị S2, S3, S4 trên địa bàn thành phố Hà Nội;
- Công văn số 2189/BXD-KTQH ngày 18/10/2013 của Bộ Xây dựng về dự án cảng nội địa ICD trong quy hoạch phân khu đô thị S2, thành phố Hà Nội;
- Công văn số 8164/UBND-QHXDGT ngày 31/10/2013 của UBND Thành phố Hà Nội về dự án cảng nội địa ICD trong quy hoạch phân khu đô thị S2, Hà Nội;
- Quyết định số 405/QĐ-UBND ngày 16/01/2014 của UBND Thành phố Hà Nội phê duyệt Quy hoạch phân khu đô thị S2 tỷ lệ 1/5000.
b) Nguồn tài liệu, số liệu, bản đồ:
- Hồ sơ đồ án Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050;
- Các đồ án, dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn đang trình thẩm định và đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
- Bản đồ đo đạc hiện trạng, tỷ lệ 1/5.000 đã được Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm tra tháng 6 năm 2011;
- Quy chuẩn, Tiêu chuẩn và các văn bản pháp luật hiện hành;
- Các hồ sơ đã giải quyết có liên quan;
- Các văn bản pháp luật hiện hành.
II. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG PHÂN KHU ĐÔ THỊ
II.1. Vị trí và đặc điểm điều kiện tự nhiên:
a)    Vị trí, giới hạn khu đất:
- Khu vực nghiên cứu thuộc địa giới hành chính các xã Tân Lập, Tân Hội - huyện Đan Phượng; Tây Tựu, Minh Khai, Xuân Phương - huyện Từ Liêm; và các xã Đức Thượng,  Minh Khai, Dương Liễu, Cát Quế, Yên Sở, Đắc Sở, Tiền Yên, Lại Yên, Sơn Đồng, Đức Giang, Kim Chung, Di Trạch, Vân Canh, Song Phương và thị trấn Trạm Trôi - huyện Hoài Đức.
- Giới hạn cụ thể như sau:
+ Phía Bắc giáp giáp đất canh tác, đất ở làng xóm các xã Tân Lập - huyện Đan Phượng và xã Tây Tựu - huyện Từ Liêm (giáp ranh giới nêm xanh thuộc phân khu GS).
+ Phía Nam giáp giáp đất canh tác, đất ở làng xóm các xã Lại Yên, Vân Canh - huyện Hoài Đức (giáp ranh giới nêm xanh thuộc phân khu GS).
+ Phía Đông, Đông Bắc giáp đường 70.
+ Phía Tây giáp giáp đường vành đai 4.
- Quy mô nghiên cứu: 2.982 ha
b)    Địa hình, địa mạo:
Địa hình tự nhiên trong phạm vi nghiên cứu tương đối bằng phẳng, có xu thế thấp dần từ Bắc xuống Nam. Khu vực dân cư và khu vực đã xây dựng có cốt nền cao hơn khu vực đồng ruộng xung quanh khoảng 1m.
+ Cao độ nền khu vực ao, hồ:                         4.0-5.5m.
+ Cao độ nền khu vực ruộng canh tác:            5.5-8.5m.
+ Cao độ nền khu vực xây dựng hiện có:                  6.5-10,0m.
c)     Khí hậu:
Khu vực nghiên cứu cùng chung với khí hậu của Thành phố Hà Nội. Trong vùng bị ảnh hưởng của khí hậu gió mùa.  Khí hậu chia làm 2 mùa rõ rệt:
+ Mùa nóng: từ tháng 4 đến tháng 10, gió chủ yếu là gió Đông Nam, nhiệt độ cao nhất 38oC.
+ Mùa lạnh: từ tháng 11 đến hết tháng 3, gió chủ yếu là gió Đông Bắc; trời rét, khô, nhiệt độ thấp nhất là 8oC.
Mùa mưa, độ ẩm có lúc đạt 100%, độ ẩm trung bình hàng năm là 84,5%; bão thường xuất hiện trong tháng 7 & 8, cấp gió từ 8 – 10, có khi giật đến cấp 12.
d)    Địa chất thuỷ văn, địa chất công trình:
- Địa chất thuỷ văn: Khu vực nghiên cứu nằm khoảng giữa đồng bằng Hà Nội – Ba Vì, chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ thuỷ văn sông Hồng, sông Đáy và sông Nhuệ. Mực nước sông Hồng báo động tại Hà Nội: cấp 1>9,5m, cấp 2>10,5m, cấp 3>11,5m. Mực nước Hmax=14,13 (ngày 22/8/1971). Khi mực nước tại Hà Nội >13,3m phải phân lũ xả sông Đáy. Lưu lượng sông Hồng Qmax = 22,2m3/s (ngày20/8/1971). Qmin = 22,2 m3/s (ngày 9/5/1960).
- Địa chất công trình: Theo tài liệu dự báo của Viện Khoa học địa cầu thuộc Viện Khoa học Việt Nam, khu vực này nằm trong vùng dự báo có động đất cấp 8. Vì vậy các công trình khi xây dựng cần đảm bảo an toàn cho cấp động đất nói trên.
e)     Cảnh quan thiên nhiên:
- Khu vực nghiên cứu mang cảnh quan đặc trưng của làng quê vùng đồng bằng Bắc bộ với khoảng 46% là đất canh tác nông nghiệp (trồng lúa và hoa màu), nằm xen kẽ các làng xóm lâu đời.
- Trong khu vực có rất nhiều di tích đình, chùa, đều nằm gắn liền với các thôn xóm.
- Các cụm làng xóm với đặc trưng kiến trúc của vùng Bắc bộ, đang bị đô thị hóa tự phát.  Các công trình chủ yếu là nhà ở với tầng cao thấp (2-4 tầng) không có công trình kiến trúc cao tầng.
- Cảnh quan sinh thái nông nghiệp là những cánh đồng trồng lúa và hoa màu nằm tập trung ở các xã Đức Thượng, Đức Giang, Kim Chung, Di Trạch, Sơn Đồng, Vân Canh, Dương Liễu, Cát Quế, Yên Sở - huyện Hoài Đức. Khu vực trồng hoa màu và cây cảnh tập trung chủ yếu ở xã Tây Tựu, rải rác ở các xã Minh Khai, Xuân Phương - huyện Từ Liêm và xã Vân Canh - huyện Hoài Đức.
- Toàn bộ khu vực nghiên cứu không có mặt nước lớn như sông, hồ có giá trị nổi trội về cảnh quan, chỉ có một số tuyến kênh, mương, ao hồ nhỏ phục vụ tưới tiêu, sản xuất nông nghiệp, diện tích mặt nước chiếm khoảng 0,85% tổng diện tích nghiên cứu.
II.2. Hiện trạng dân cư:
Toàn bộ khu vực nghiên cứu quy hoạch có 09 điểm dân cư nông thôn, là khu vực có cơ cấu dân số trẻ. Mặc dù là khu vực nông thôn truyền thống, tỷ lệ đất canh tác nông nghiệp chiếm phần lớn diện tích đất, tuy nhên do ảnh hưởng của tốc độ đô thị hóa cùng sự phát triển của các ngành nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng, dịch vụ và khoa học kỹ thuật nên cơ cấu kinh tế thay đổi theo hướng tỷ lệ lao động nông nghiệp chiếm ít hơn so với lao động công nghiệp, xây dựng, dịch vụ và khoa học. Vấn đề giải quyết lao động, việc làm, chuyển đổi ngành nghề cần được quan tâm, định hướng khi lập quy hoạch phát triển đô thị tại đây.
- Tổng quy mô dân số:   75.060 người . Trong đó:
   + Huyện Hoài Đức:     67.710 người
   + Huyện Đan Phượng:          850 người
   + Huyện Từ Liêm:       6.500 người
II.3. Hiện trạng sử dụng đất:
- Tổng diện tích trong ranh giới nghiên cứu khoảng:          2.982 ha
- Thuộc ranh giới hành chính của 18 xã, 01 thị trấn của 03 huyện: huyện Hoài Đức, huyện Đan Phượng và huyện Từ Liêm. Trong đó:
+ Huyện Hoài Đức:                               2.673,09 ha chiếm 89,64%
+ Huyện Đan Phượng:                          130,34 ha chiếm  4,37%
+ Huyện Từ Liêm:                                178,57 ha chiếm 5,99%
(Nguồn: Viện QHXDHN)
- Hiện trạng sử dụng đất trong phạm vi lập quy hoạch chủ yếu là đất canh tác (chiếm 45,46%), đất ở, đất các công trình công cộng, cây xanh TDTT, đất trường học, đất cơ quan, viện nghiên cứu, trường đào tạo, đất công nghiệp, đất công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật, trường học, nghĩa trang, đất các dự án đang triển khai xây dựng... Các chức năng sử dụng đất cụ thể như sau:
a/ Đất công trình công cộng: bao gồm chợ, UBND xã, nhà văn hóa, y tế, bệnh viện, bưu điện, trạm cung cấp xăng dầu .....
b/ Đất cây xanh - TDTT: Bao gồm các khu vực cây xanh thuộc các xã và một số vườn hoa nhỏ, sân bóng phục vụ dân cư, chủ yếu nằm ven các làng xóm hiện có.
c/ Đất trường học: Toàn bộ khu vực nghiên cứu có 01 trường THPT tại xã Kim Chung, 07 trường THCS, 07 trường TH.
d/ Đất ở:
- Đất ở làng xóm gồm 18 xã thuộc các huyện Hoài Đức, Đan Phượng và Từ Liêm. Đất ở làng xóm hình thành từ lâu đời, gắn liền với sự phát triển của khu vực này, có lối sống theo sản xuất nông nghiệp.
- Đất ở đô thị chủ yếu bám dọc trục đường 32, đường 70, thuộc thị trấn Tạm Trôi, xã Xuân Phương và tập thể của các cơ quan đơn vị đóng trên địa bàn.
* Lưu ý: Do nghiên cứu quy hoạch ở tỉ lệ 1/5000 nên độ chính xác có hạn chế. Trong đồ án, các đất ở này bao gồm cả đường nội bộ, sân, vườn và các cơ sở sản xuất thương mại dịch vụ nhỏ, lẻ, việc điều tra nghiên cứu đất ở cụ thể sẽ được xác định ở tỉ lệ chi tiết hơn.
e/ Đất cơ quan, viện nghiên cứu, trường đào tạo: Trong phạm vi nghiên cứu có khoảng 10 khu đất cơ quan, trường đào tạo, trong đó có 03 cơ quan, trường đào tạo lớn là trường Đại học dân lập Thành Đô, trường Đại học Công nghiệp Hà Nội và Khu liên hợp thể thao Quốc gia. Ngoài ra còn có trụ sở của các cơ quan VÀ một số công ty nhỏ lẻ đóng trên địa bàn huyện Hoài Đức và huyện Từ Liêm.
f/ Đất công trình tôn giáo tín ngưỡng:
- Đất di tích, tôn giáo – tín ngưỡng bao gồm các đình, chùa, nhà thờ, đền...
- Trong ranh giới nghiên cứu có 38 công trình di tích, tôn giáo tín ngưỡng. Trong đó có 15 di tích đã xếp hạng di tích lịch sử.
g/ Đất công nghiệp, kho tàng: Trong khu vực nghiên cứu hiện có 08 cơ sở sàn xuất, chủ yếu là các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp nhỏ, làng nghề, tập trung ở các xã Di Trạch, Kim Chung, Sơn Đồng, Đức Thượng. Theo định hướng QHCHN2030 được duyệt, các cơ sở sản xuất này cần được di dời ra khỏi khu vực đô thị đến khu vực công nghiệp tập trung của Thành phố.
h/ Đất giao thông: Bao gồm quốc lộ 32 mặt cắt khoảng 35m, các tuyến đường giao thông liên huyện (đường 70) mặt cắt từ 7-12m, mặt đường bê tông nhựa, hiện đã xuống cấp; các tuyến đường liên xã, liên thôn mặt cắt từ 5-7m, hầu hết mới được bê tông hóa.
i/ Đất an ninh quốc phòng: Trong khu vực có 07 khu đất thuộc đất an ninh quốc phòng. Trong đó có 02 khu đất đã có chủ trương chuyển đổi sang đất dân dụng, đã được Thủ tướng Chính phủ và Bộ Quốc phòng chấp thuận.
k/ Đất nghĩa trang, nghĩa địa: Hầu hết các làng xóm đều có nghĩa trang riêng, nằm rải rác và xen lẫn các khu dân cư, trên ruộng canh tác. Ngoài các nghĩa trang liệt sỹ, các nghĩa trang khác vẫn thường xuyên có mộ mới được chôn cất, về lâu dài khi khu vực phát triển theo hướng đô thị hóa là không còn phù hợp về quy hoạch. Các nghĩa trang này đều gây ô nhiêm môi trường.
l/ Đất dự án đang triển khai xây dựng: bao gồm 09 khu đất thuộc các dự án đang trong giai đoạn thi công san nền.
m/ Đất nông nghiệp, đất không sử dụng: Đất nông nghiệp, đất không sử dụng chiếm phần lớn diện tích trong ranh giới nghiên cứu, trong đó đất nông nghiệp chủ yếu trồng lúa và một phần trồng cây ăn quả.
n/ Mặt nước: Trong phạm vi nghiên cứu không có sông, hồ lớn, chỉ có một số hồ, ao nhỏ, tuyến mương tưới tiêu phục vụ canh tác nông nghiệp.
BẢNG TỔNG HỢP SỐ LIỆU HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT
TT Chức năng sử dụng đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)
1 Đất công trình công cộng 9,43 0,32
2 Đất cây xanh, thể dục thể thao 242,34 8,13
3 Đất trường học 10,85 0,36
3.1 - Phổ thông trung học (cấp 3) 1,32  
3.2 - Mầm non, tiểu học (cấp 1), trung học cơ sở (cấp 2) 9,53  
4 Đất ở 458,83 15,39
4.1 - Đất ở làng xóm (bao gồm: đất nhà ở, đất vườn liền kề, ao nhỏ xen cài, đường làng, ngõ xóm) 419,03  
4.2 - Đất ở đô thị 39,80  
5 Đất cơ quan, viện nghiên cứu, trường đào tạo… 38,53 1,29
6 Đất công trình di tích, tôn giáo – tín ngưỡng 12,31 0,41
7 Đất công nghiệp, kho tàng 53,85 1,81
8 Đất an ninh, quốc phòng 52,64 1,77
9 Đất giao thông
(đường sắt, đường bộ (không bao gồm đường giao thông nội bộ), nhà ga, bến – bãi, đê…)
180,92 6,07
10 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 38,74 1,30
11 Dự án đang triển khai xây dựng 374,99 12,58
14 Đất nông nghiệp, đất cây xanh cách ly, đất không sử dụng (hoang hóa, lầy thụt, xói lở, núi cao…) 1.411,87 47,35
15 Mặt nước rộng
(ao - hồ, sông - mương…)
96,70 3,24
  TỔNG CỘNG: 2.982,00 100,00
 
(Nguồn: Số liệu do địa phương và Viện QHXDHN lập)
II.4. Hiện trạng kiến trúc:
a/ Công trình công cộng:
- Công trình thương mại, dịch vụ, chợ phần lớn quy mô nhỏ phục vụ cấp xã, thị trấn, chỉ có 03 công trình công cộng dịch vụ cấp huyện (bách hóa tổng hợp và trung tâm thương mại) thuộc thị trấn Trạm Trôi và ngã tư Nhổn (thuộc xã Xuân Phương, huyện Từ Liêm). Các công trình công cộng chủ yếu xây dựng thấp tầng, hình thức kiến trúc chưa chưa tạo được tính đồng nhất và hình thức hài hòa cho khu vực.
- Các xã, thôn, tổ dân phố có các công trình văn hóa sinh hoạt cộng đồng. Chưa có các công trình văn hóa cấp huyện.
- Công trình công cộng hành chính cấp xã gồm UBND, trạm y tế, công an xã... nằm rải rác theo các xã, ngoài ra còn có khu trung tâm hành chính cấp huyện như UBND, HĐND, Kho bạc, Tòa án, Viện kiểm sát... nằm tập trung tại thị trấn Trạm Trôi, huyện Hoài Đức.
- Công trình trường học, trường mầm non:
+ Các trường học cơ bản được đầu tư xây dựng hoàn chỉnh, phần lớn là công trình được cải tạo nâng cấp và xây dựng mới trong những năm gần đây, có hình thức kiến trúc tương đối đẹp, tầng cao khoảng 3-4 tầng.
+ Các công trình nhà trẻ, mẫu giáo đa số là 1-2 tầng, chất lượng trung bình, diện tích nhỏ. Cơ sở vật chất như trường lớp, sân vườn, mật độ xây dựng thường không đảm bảo đúng theo Quy chuẩn hiện hành.
b/ Công trình nhà ở:
+ Nhà ở làng xóm: Nhà ở làng xóm xây dựng từ lâu đời, đa phần thấp tầng.. Hầu hết các khu ở hiện là các thôn xóm đều chưa được quy hoạch, kiến trúc khu vực này có thể chia làm 2 loại:
. Loại thứ nhất: làng xóm đang bị quá trình đô thị hoá tác động mạnh mẽ, làm thay đổi bộ mặt thôn xóm, xây dựng mật độ tương đối cao khoảng 30 – 40%, tầng cao trung bình 2- 3 tầng, chất lượng công trình trung bình khá.
. Loại thứ hai: làng xóm chịu tác động ít hơn của quá trình đô thị hoá, còn giữ được hình thức vốn có của nhà ở truyền thống vùng đồng bằng Bắc bộ như nhà có sân vườn, mái ngói. Công trình cao trung bình 1- 2 tầng, mật độ xây dựng thấp khoảng 25 - 30%, chất lượng công trình trung bình.
+ Nhà ở đô thị: Nhà ở đô thị bao gồm các khu nhà ở hiện có gắn với các tuyến đường giao thông chính như đường 32 và đường 70, trung tâm thị trấn Trạm Trôi, ngã tư Nhổn và Khu tập thể Xí nghiệp Thuốc thú y đóng trên địa bàn huyện Hoài Đức.
Kiến trúc công trình nhà ở đô thị chủ yếu là nhà liền kế, đa phần những loại nhà này được đầu tư vào những năm gần đây nên hình thức kiến trúc tương đối đẹp. Đặc điểm cơ bản kiến trúc nhà ở kiểu nhà liền kề tạo thành dãy phố kết hợp cửa hàng buôn bán nhỏ, mật độ xây dựng tương đối cao, chất lượng trung bình khá, tầng cao trung bình khoảng 3- 5 tầng trên các đường phố lớn, 2- 3 tầng trên các đường nhỏ, đường nhánh.
Các khu tập thể, phần lớn được xây dựng những năm trước đây, với tầng cao 2-4 tầng, hình thức kiến trúc trung bình.  Chưa có công trình nhà ở cao tầng nổi bật.
c/ Công trình cơ quan, viện nghiên cứu, trường đào tạo: Các khu đất hiện trạng cơ quan nằm phân tán, công trình chủ yếu là nhà 3-7 tầng, có hình thức kiến trúc tương đối đẹp.
d/ Công trình di tích, tôn giáo – tín ngưỡng: Chủ yếu là đình, chùa, đền, nhà thờ nằm trong khu vực làng xóm. Với nhận thức ngày càng cao của người dân về giá trị di sản của các công trình di tích, tôn giáo nên các công trình và quần thể di sản ngày càng được tôn tạo bảo tồn, tuy nhiên cần có sự kiểm soát về hình thức kiến trúc để tránh tình trạng hiện đại hóa các công trình di tích, mất đi hình thái kiến trúc dân tộc.
e/ Công trình công nghiệp, kho tàng: Các nhà máy xí nghiệp nhỏ lẻ được xây dựng chủ yếu là công trình thấp tầng (1-3) tầng, hình thức kiến trúc xấu.
II.5. Phân tích hiện trạng hệ thống hạ tầng xã hội của các khu vực lân cận và đô thị liên quan đến khu vực nghiên cứu:
Khu vực nghiên cứu nằm trên địa bàn 03 huyện: huyện Đan Phượng, huyện Hoài Đức, huyện Từ Liêm. Tuy nhiên chỉ có 01 hệ thống trung tâm hành chính (trụ sở Huyện ủy, Hội đồng Nhân dân, UBND, Tòa án, Viện Kiểm sát, Kho bạc…) của huyện Hoài Đức được đầu tư xây dựng có chất lượng tốt, với hình thức kiến trúc tương đối đẹp. Ngoài ra còn có 03 công trình công cộng thương mại dịch vụ thuộc thị trấn Trạm Trôi, huyện Hoài Đức và ngã tư Nhổn (thuộc xã Xuân Phương, huyện Từ Liêm) (dạng bách hóa tổng hợp, chợ) phục vụ dân cư trên địa bàn nghiên cứu. Công trình công cộng y tế chỉ có ở cấp xã, thôn, chưa có bệnh viện, trung tâm y tế cấp huyện. Trong khu vực nghiên cứu cũng chưa có công trình văn hóa như rạp chiếu phim, nhà hát… phục vụ dân cư khu vực.
II.6. Hiện trạng các công trình hạ tầng kỹ thuật:
a)    Hiện trạng giao thông:
* Các tuyến đường thành phố và khu vực trong khu quy hoạch:
- Quốc lộ 32 với chiều dài khoảng 6,6km. Mặt cắt ngang điển hình rộng 35m. Đoạn tuyến cắt qua khu vực cơ bản đã hoàn thiện.
- Tỉnh lộ 70 có mặt cắt ngang phổ biến rộng từ 10-15m, lòng đường rộng 5-8m, cấp phối bê tông nhựa.
- Tỉnh lộ 422 và đường Phương Canh có mặt cắt ngang dao động từ 10-12m, lòng đường từ 5-8m với cấp phối bê tông nhựa.
* Các tuyến đường khác:
- Trong khu vực hiện có nhiều dự án khu đô thị đang được triển khai xây dựng, mạng lưới giao thông đồng bộ. Tuy nhiên hầu hết các tuyến đường đều trong giai đoạn thi công hoặc chưa kết nối được với các tuyến đường hiện có.
- Các tuyến đường thôn xóm phân bố tương đối đồng đều để kết nối các khu dân cư với các tuyến tỉnh lộ, đường 32. Mặt cắt ngang phổ biến từ 4-6m, với cấp phối bê tông xi măng hoặc đá dăm.
*Nhận xét:
- Ngoài một số tuyến đường giao thông chính như Quốc lộ 32 hay đường tỉnh lộ, các tuyến đường trong khu vực hầu hết không được hình thành theo quy hoạch, có mặt cắt nhỏ, chất lượng đường không đảm bảo. Trong khu vực hiện có một số dự án đang thi công, với mạng lưới đường được quy hoạch thống nhất. Tuy nhiên, yêu cầu đặt ra cần phải nâng cấp, cải tạo và khớp nối giữa mạng lưới đường hiện có với mạng các tuyến đường trong quy hoạch sau này, đảm bảo tính kết nối giữa khu vực dân cư làng xóm hiện có với khu vực phát triển mới.
b)    Hiện trạng chuẩn bị kỹ thuật:
* Hiện trạng cao độ nền:
- Khu vực làng xóm cao độ trung bình H=6.5m-8.5m.
- Khu vực ruộng canh tác cao độ trung bình H=4.0m-7.5m
* Thoát nước:
- Hệ thống thoát nước được chia làm hai lưu vực chính:
- Khu vực Bắc Quốc lộ 32: được thoát vào sông Đăm và tiêu nước ra sông Nhuệ.
- Khu vực Nam Quốc lộ 32 được thoát vào hệ thống sông Cầu Ngà và tiêu nước ra sông Nhuệ.
Nhận xét:
Đối với khu dân cư hiện có trong khu vực nghiên cứu không xảy ra hiện tượng úng ngập. Tuy nhiên, tại những khu vực đã và đang có dự án triển khai, tồn tại các điểm ngập cục bộ do quá trình xây dựng làm  ảnh hưởng hệ thống thoát nước,
c)     Hiện trạng cấp nước:
Khu vực nghiên cứu chưa có hệ thống cấp nước tập trung. Các hộ dân sử dụng nước giếng khoan cho nhu cầu sinh hoạt.
d)    Hiện trạng cấp điện:
* Nguồn cấp:
- Từ trạm biến áp Chèm 110/35-22-10KV – E6.2-25+63MVA và trạm biến áp Hà Đông 110/35/22KV – 40+63MVA thông qua các trạm biến áp trung gian 35/10KV, 35/6KV và 22/0,4KV.
*  Mạng lưới cấp điện:
Các tuyến điện cao thế:
- Đường dây 220KV Hà Đông – Chèm (lộ 273A100 – 271, 272E1.6) mạch kép chung tuyến Hòa Bình – Chèm.
Các tuyến điện trung thế 35KV, 22KV và 6KV:
- Khu vực vẫn tồn tại nhiều cấp điện áp là 35KV, 22KV, 10KV, 6KV.
- Kết cấu lưới điện chủ yếu dạng hình tia. Các đường dây, nhất là các tuyến 6KV, 10KV xây dựng đã lâu nên tổn thất công suất và điện áp lớn, độ tin cậy của mạng lưới thấp.
Mạng dây hạ thế 0,4KV:
Lưới điện hạ thế sử dụng cấp điện áp 380/220KV, 3 pha 4 dây. Chủng loại dây khác nhau như cáp đi ngầm, cáp đi nổi. Lưới điện hạ áp khu vực chất lượng còn thấp, cũ nát nên tổn thất điện áp cao.
Chiếu sáng đèn đường:
- Nhiều tuyến đường sử dụng bóng cao áp thủy ngân có hiệu suất phát quang thấp.
- Mức độ chiếu sáng: Trên các tuyến sử dụng choa đèn có chất lượng thấp. Chưa có chế độ thay bóng định kỳ hàng loạt nên chất lượng chiếu sáng thấp so với Tiêu chuẩn quy định.
- Kết cấu lưới điện: Các cột đèn hình thức đẹp, đúng Tiêu chuẩn mới chỉ chiếm khoảng 12%. Chủ yếu là các cột đèn sắt tận dụng, cột bê tông li tâm.
* Nhận xét:
Hệ thống lưới điện trong khu vực chưa đồng bộ, chưa cùng cấp điện áp và còn lạc hậu về công nghệ và thiết bị. Trong quá trình nghiên cứu quy hoạch cần thiết kế mạng lưới cấp điện và hệ thống thiết bị điện đồng bộ, phù hợp Tiêu chuẩn và cảnh quan khu vực đảm bảo cấp điện hiệu quả, nâng cao hiệu suất và hạn chế tổn thất điện áp.
e)     Hiện trạng thông tin liên lạc:
* Nguồn cấp:
Hiện tại khu vực đang được cấp tín hiệu từ các trạm vệ tinh khu vực có dung lượng thuê bao thấp.
*  Mạng lưới cáp quang và đường dây thông tin khu vực:
.Mạng lưới cáp quang:
- Dọc tuyến đường 32 hiện có tuyến cáp quang truyền dẫn tín hiệu Trung tâm thông tin Quốc gia đến.
.Các tuyến dây thông tin khu vực:
Khu vực chưa có các tuyến cáp nhánh hạ ngầm, chủ yếu là các tuyến đường dây thông tin đi nổi chung cột với đường dây điện.
* Nhận xét:
          Hệ thống thông tin liên lạc trong khu vực chưa đồng bộ và còn lạc hậu về công nghệ và thiết bị. Trong quá trình nghiên cứu quy hoạch cần thiết kế mạng lưới thông tin và hệ thống thiết bị công nghệ đồng bộ, phù hợp Tiêu chuẩn và cảnh quan khu vực, đảm bảo cấp tín hiệu đến từng thuê bao, nâng cao hiệu suất và chất lượng dịch vụ.
f)      Hiện trạng thoát nước thải và vệ sinh môi trường:
* Thoát nước thải:
- Hệ thống thoát nước trong khu vực chủ yếu là hệ thống thoát nước chung, nước thải không được xử lý thoát trực tiếp vào hệ thống mương hở, mương nắp đan rồi xả ra các kênh mương tiêu chính trong khu vực. Mạng cống thoát nước có kích thước nhỏ, chất lượng kém, thường bị lắng đọng đất cát do xây dựng, quản lý, nạo vét không thường xuyên, làm giảm khả năng tiêu thoát.
- Trong khu vực dân cư, nước thải chỉ được xử lý sơ bộ bằng bể tự hoại, chưa đạt Tiêu chuẩn môi trường.
- Các cơ sở sản xuất, làng nghề truyền thống phân bố thiếu tập trung, nước thải từ các cơ sở sản xuất không được xử lý thoát trực tiếp ra các kênh tiêu trong khu vực, gây ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí, ảnh hưởng tiêu cực đến điều kiện sinh sống trong khu vực.
- Đối với các khu công nghiệp trong khu vực, mội số khu đã xây dựng trạm xử lý nước thải. Tuy nhiên, hiệu quả xử lý vẫn còn nhiều hạn chế.
- Chất thải rắn trong các khu vực dân cư, sản xuất chưa được xử lý tập trung hoàn toàn, gây ô nhiễm về môi trường.
* Vệ sinh môi trường:
- Rác thải: tại khu vực làng xóm, hiện đã có công ty vệ sinh môi trường thu gom giác thải. Tuy nhiên năng lực hoạt động còn hạn chế, chỉ mới thu gom được khoảng 40% lượng rác thải hàng ngày.
- Nghĩa trang, nghĩa địa: Hệ thống nghĩa trang, nghĩa địa phân tán trong khu vực. Các hình thức táng theo truyền thống là nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước ngầm.
* Nhận xét:
Trong khu vưc quy hoạch, các điểm tập chung dân cư, hầu hết đều phát triển từ lối sống làng xóm truyền thống. Khi mật độ dân cư đông, các chất thải từ sinh hoạt tăng cao làm mất cân bằng môi trường tự nhiên, gây ô nhiễm. Khi lập quy hoạch cần có giải pháp cải tạo, nâng cao dời sống cho khu vực dân cư này.
II.7. Các đồ án quy hoạch, dự án chuẩn bị đầu tư có liên quan:
II.7.1. Quy hoạch, dự án có liên quan:
        * Quy hoạch chung xây dựng Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011; Các quy hoạch chuyên ngành và quy hoạch phân khu đang được nghiên cứu triển khai như: Giao thông; cấp điện; cấp nước; nghĩa trang; chất thải; thương mại; giáo dục… trong đó quy hoạch cấp điện đã được phê duyệt.
* Trong ranh giới nghiên cứu quy hoạch có khoảng 32 dự án và quy hoạch chi tiết, quy hoạch tổng mặt bằng (không tính đến các dự án thành phần) được cấp có thẩm quyền phê duyệt về chủ trương hoặc đang được triển khai xây dựng, cụ thể như sau:
- Điểm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp Di Trạch (đã được phê duyệt QHCT tỷ lệ 1/500);
- Điểm công nghiệp Đại Tự tại xã Kim Chung (đã được phê duyệt QHCT tỷ lệ 1/500);
- Cụm công nghiệp Kim Chung – Lai Xá (đã khai thác sử dụng);
- Cụm công nghiệp Đức Thượng (đang lập QHCT tỷ lệ 1/2000);
- Khu đô thị Đức Giang (đang triển khai nghiên cứu lập quy hoạch);
- Khu nhà ở Đức Thượng (đang xây dựng HTKT);
- Khu đô thị Nam đường 32 Đức Thượng, Đức Giang, Hoài Đức (đang tiến hành thủ tục giao đất);
- Khu đô thị Viwasen (bao gồm 06 dự án thành phần đã được phê duyệt QHCT tỷ lệ 1/500);
- Khu đô thị Kim Chung, Di Trạch (Thăng Long 9) (đã được phê duyệt QHCT tỷ lệ 1/500);
- Khu nhà ở liền kề khu tái định cư Lai Xá – Kim Chung (đã được phê duyệt QHCT tỷ lệ 1/500);
- Khu đô thị Tây Đô (đã được phê duyệt QHCT tỷ lệ 1/500);
- Khu nhà ở Viet.INC (đã được phê duyệt QHCT tỷ lệ 1/500);
- Quy hoạch chi tiết khu đô thị Sơn Đồng, tỷ lệ 1/2000 (bao gồm 06 dự án thành phần đã được phê duyệt QHCT tỷ lệ 1/500 và 01 dự án thành phần đang lập quy hoạch);
+ Khu đô thị mới Bắc đường quốc lộ 32, tỷ lệ 1/500 (đang trong giai đoạn thi công);
- Khu đô thị Vân Canh (đang tiến hành đền bù giải phóng mặt bằng);
- Khu đô thị Dầu khí Đức Giang (đang trình phê duyệt QHCT tỷ lệ 1/500);
- Khu nhà ở Trung tâm 75 – Tổng cục II (đang xây dựng);
- Dự án xây dựng Trung tâm dạy nghề - đào tạo lái xe dân lập Đức Thượng (đang làm thủ tục giao đất);
- Dự án xây dựng bến xe thị trấn Trạm Trôi (đang thực hiện công tác GPMB);
- Dự án đầu tư xây dựng chợ thị trấn Trạm Trôi (đã được phê duyệt QHCT tỷ lệ 1/500);
- Dự án xây dựng Trung tâm dịch vụ thương mại và siêu thị bán buôn thị trấn Trạm Trôi, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội;
- Khu Trung tâm thương mại dịch vụ thôn Lai Xá, Kim Chung (đang thực hiện công tác GPMB);
- Khu nhà ở Vân Canh (đã được phê duyệt QHCT tỷ lệ 1/500);
- Khu đô thị Yên Phú (đã được phê duyệt QHCT tỷ lệ 1/500);
- Khu đô thị mới Mai Linh, tỷ lệ 1/500 (đã được phê duyệt QHCT tỷ lệ 1/500);
- Đất dịch vụ Di Trạch;
- Đất dịch vụ Vân Canh;
- Đất dịch vụ Kim Chung – lô 6 cụm công nghiệp; Kim Chung – Địa Các và Kim Chung – Đồng Sành;
- Đất dịch vụ Đức Thượng;
- Đất dịch vụ thị trấn Trạm Trôi.
        II.7.2. Đánh giá, phân loại các quy hoạch, dự án có liên quan:
        * Đánh giá phân loại:
        Trên cơ sở các đồ án, dự án nêu trên, đối chiếu với Hồ sơ Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, kết quả rà soát 244 đồ án, dự án đợt 1 trên địa bàn thành phố Hà Nội và tình hình thực tế triển khai các dự án, việc đánh giá phân loại như sau: 
- Loại 1: Các dự án phù hợp với quy hoạch phân khu đô thị S2, được tiếp tục triển khai. Bao gồm các dự án, đồ án xếp loại 1 trong 244 dự án được phép triển khai đợt 1 và một số dự án khác đã đầu tư xây dựng hạ tầng.
- Loại 2: Các dự án có một phần phù hợp quy hoạch phân khu đô thị S2. Các dự án này cần điều chỉnh cục bộ về quy hoạch. Bao gồm các đồ án xếp loại 2 trong 244 dự án được phép triển khai đợt 1..
- Loại 3: Các dự án không phù hợp với quy hoạch phân khu đô thị S2. Các dự án này cần phải nghiên cứu lập lại quy hoạch. Bao gồm các đồ án xếp loại 3 trong 244 dự án được phép triển khai đợt 1 và một số dự án không nằm trong danh sách 244 dự án nhưng đã được địa phương phê duyệt.
* Nhận xét chung:
Số lượng đồ án, dự án thuộc loại 1 và loại 2 không nhiều, phần lớn là loại 3. Mạng lưới giao thông và hạ tầng kỹ thuật của các dự án này có nhiều khác biệt so với Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đã được phê duyệt; Do vậy cần nghiên cứu điều chỉnh khớp nối hệ thống giao thông và hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội để đảm bảo tính đồng bộ trong khu vực.
II.8. Đánh giá chung:
II.8.1. Đánh giá quỹ đất xây dựng:
·        Khu vực đất thuận lợi cho khai thác xây dựng: Bao gồm:
- Khu vực các đồ án quy hoạch, dự án đầu tư xây dựng:
  + Các đồ án, dự án thuộc nhóm 1, trong danh mục rà soát 244 dự án.
  + Các dự án đã, đang triển khai xây dựng không nằm trong danh mục rà soát 244.
- Khu vực còn lại:
  + Khu vực đất nông nghiệp, đất không sử dụng, thuận lợi trong công tác GPMB.
  + Ít phải đầu tư vào công tác chuẩn bị kỹ thuật.
·        Khu vực đất thuận lợi có mức độ cho khai thác xây dựng: Bao gồm:
- Khu vực chuyển đổi chức năng:
  + Khu vực đất phi nông nghiệp cần chuyển đổi chức năng
- Khu vực còn lại:
  + Khu vực mặt nước lớn, thuận lợi trong công tác GPMB.
  + Cần phải đầu tư lớn vào công tác chuẩn bị kỹ thuật.
·        Khu vực cấm và hạn chế khai thác xây dựng:
Khu vực nằm trong hành lang cách ly các công trình đặc thù (công trình HTKT, quốc phòng - an ninh đặc biệt, di tích có vùng bảo vệ không gắn liền bản thân di tích thuộc đất phi nông nghiệp, nghĩa trang - cơ sở hỏa táng, công nghiệp có HLCL…), các tuyến hạ tầng kỹ thuật.
·        Khu vực cải tạo, chỉnh trang: Bao gồm:
- Khu vực các đồ án quy hoạch, dự án đầu tư xây dựng:
  + Các đồ án, dự án được phép thuộc nhóm 2, 3; trong danh mục rà soát 244 dự án.
  + Các đồ án, dự án khác.
- Khu vực còn lại:
Các khu vực đất phi nông nghiệp hiện hữu sử dụng ổn định; cải tạo - chỉnh trang theo quy hoạch.
BẢNG ĐÁNH GIÁ KHAI THÁC ĐẤT ĐAI XÂY DỰNG
Khu vực Diện tích
(ha)
Tỷ lệ
(%)
Khu vực đất thuận lợi cho khai thác xây dựng 2161,25 72,48
Khu vực đất thuận lợi có mức độ cho khai thác xây dựng 67,52 2,26
Khu vực cấm và hạn chế khai thác xây dựng 33,80 1,13
Khu vực cải tạo, chỉnh trang 719,43 24,13
Tổng cộng 2982,00 100,00
 
(Nguồn: QCXD,  TCVN 4449:1987, TCVN 4418:1987 và nghiên cứu của Viện QHXDHN)
II.8.2. Đánh giá chung hiện trạng hạ tầng kỹ thuật:
Khu vực nghiên cứu lập quy hoạch có cơ sở hạ tầng kỹ thuật chưa đầy đủ, lạc hậu. Hệ thống thoát nước chung tại các khu dân cư không đảm bảo vệ sinh môi trường. Các ao, hồ, mương trên địa bàn là nơi chứa nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý. Chất thải rắn sinh hoạt chưa được thu gom và vận chuyển triệt để một phần vì khu vực nghiên cứu là huyện ngoại thành, người dân vẫn có thể tận dụng rác thải sinh hoạt hữu cơ cho chăn nuôi và làm phân bón trong trồng trọt, rác thải vô cơ như chai lọ thủy tinh, hộp nhựa...được sử dụng lại hoặc bán cho cơ sở tái chế. Nghĩa trang nhân dân tồn tại từ lâu đời và vẫn đang nhận hung táng đang là nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí, nước ngầm và đất. 
II.8.3. Đánh giá tổng hợp:
a)    Thuận lợi:
- Khả năng kết nối tốt với đô thị trung tâm và các đô thị vệ tinh thông qua các trục giao thông hướng tâm (QL 32, trục Hồ Tây – Ba Vì).
- Địa hình bằng phẳng, chủ yếu là đất canh tác thuận lợi phát triển đô thị.
- Cảnh quan sinh thái phong phú, nằm giữa 2 trục cảnh quan vành đai xanh sông Nhuệ và hành lang xanh ngoài vành đai 4.
b)    Khó khăn:
- Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội hiện trạng yếu kém, thiếu đồng bộ.
- Có nhiều dự án hiện trạng chưa được triển khai hoặc triển khai một phần, đặc biệt trên địa bàn huyện Hoài Đức.
- Lao động nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn (39,27%). Do vậy, vấn đề chuyển đổi lao động việc làm trước mắt cũng như lâu dài là vấn đề lớn cho chính quyền địa phương nói riêng và xã hội nói chung.
- Khu vực hiện là vùng nông thôn ngoại thành khá điển hình, các khu vực dân cư làng xóm hiện hữu sống phân tán nên việc hình thành những khu đô thị mới xen kẽ giữa những khu vực làng xóm cũ sẽ gây xáo trộn lớn đến đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương và người dân. Phương án quy hoạch cần có giải pháp tránh những ảnh hưởng tiêu cực của khu đô thị mới với dân cư hiện có, khiến quá trình đô thị hóa phát triển theo hướng lành mạnh, bền vững.
c)     Cơ hội:
- Nằm trong khu vực được định hướng phát triển mạnh và là cực phát triển mới của đô thị trung tâm.
- Là khu vực cửa ngõ của đô thị trung tâm với nhiều tuyến giao thông công cộng vận chuyển hành khách khối lượng lớn (UMRT).
- Có nhiều chức năng công cộng quan trọng được định hướng trong quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội.
- Là khu vực phát triển đô thị mật độ cao - giảm tải áp lực về dân số cho đô thị trung tâm.
d)    Thách thức:
- Sự thiếu thống nhất của các dự án đã được phê duyệt nhưng chưa triển khai hoặc đã triển khai cục bộ.
- Khớp nối đồng bộ hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội của khu vực phù hợp với định hướng quy hoạch chung Thủ đô.
- Kiểm soát quá trình đô thị hóa của các làng xóm dân cư hiện hữu.
- Tốc độ đô thị hóa nhanh chóng có thể hủy hoại môi trường tự nhiên.
e)     Kết luận:
- Là khu vực có rất nhiều yếu tố thuận lợi để phát triển đô thị hiện đại, đặc sắc và bền vững tạo dựng hình ảnh mới cho Thủ đô.
 - Các vấn đề chính cần giải quyết:
   + Xây dựng hoàn thiện nâng cấp hệ thồng hạ tầng kỹ thuật giao thông.
   + Giải quyết vấn đề chuyển đổi kinh tế sang dịch vụ thương mại là chủ yếu: xây dựng các cơ sở dịch vụ thương mại, văn phòng, giải quyết việc làm, đào tạo chuyển đổi nghề, ổn định đời sống dân cư hiện có.
   + Xây dựng các cơ sở dịch vụ hạ tầng xã hội: văn hóa, giáo dục, y tế, hành chính đáp ứng quy mô chỉ tiêu, chất lượng phục vụ.
   + Giải quyết vấn đề nhà ở bao gồm: nhà ở di dân tái định cư, nhà ở cho nhiều đối tượng thu nhập. Cải tạo các làng xóm dân cư hiện có giữ được những đặc trưng truyền thống đồng thời nâng cao điều kiện môi trường sống.
 - Quan điểm quy hoạch:
   + Tạo dựng phát huy được nét đặc trưng vốn có của địa phương về môi trường cảnh quan tự nhiên, văn hóa, bảo tồn di tích.
   + Phát triển đô thị bền vững trên cơ sở hài hòa 3 yếu tố: kinh tế, môi trường, xã hội.
   + Khai thác hiệu quả các yếu tố tự nhiên, vị trí địa lý, giao thông, tiết kiệm đất xây dựng. Xây dựng đô thị đồng bộ có bản sắc, tránh đầu tư nhỏ lẻ.
- Các định hướng phát triển chính: Theo định hướng Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đã được phê duyệt, phân khu đô thị S2 nằm trong chuỗi đô thị phía Đông vành đai 4, được định hướng là khu đô thị mới hiện đại chất lượng cao. Trục Hồ Tây – Ba Vì đi qua giữa khu vực nghiên cứu được định hướng là trục văn hóa Quốc gia, cần nghiên cứu xây dựng các công trình văn hóa, công viên, quảng trường... để trục Hồ Tây – Ba Vì trở thành một hình ảnh biểu tượng về văn hóa cho Thành phố và đất nước.
- Cần lựa chọn đúng đắn các dự án ưu tiên, nhà đầu tư có năng lực thực sự. Phân đợt các giai đoạn xây dựng theo nguyên tắc ưu tiên các cơ sở hạ tầng kỹ thuật, xã hội, cơ sở kinh tế, nhà ở, khả năng đầu tư thuận lợi.
Phân khu đô thị S2 kết nối với Thành phố trung tâm bằng các trục hướng tâm như đường 32, và đặc biệt là trục Hồ Tây – Ba Vì, là một trong 5 phân khu thuộc chuỗi khu đô thị phía Đông vành đai 4.
III. CHỈ TIÊU KINH TẾ KỸ THUẬT CỦA ĐỒ ÁN
Căn cứ Định hướng Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và Nhiệm vụ quy hoạch Phân khu đô thị S2-tỷ lệ 1/5000 đã được UBND TP Hà Nội phê duyệt, các chỉ tiêu sử dụng đất, hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật được xác định như sau:
III.1. Chỉ tiêu sử dụng đất, công trình:
  Đất xây dựng đô thị khoảng: 90 - 120 m2 đất/người
  Trong đó:    
* Đất dân dụng đô thị: ≥ 90 m2 đất/người
  Bao gồm:    
- Đất công trình công cộng: ≥ 5,0 m2 đất/người
- Đất trường THPT, dạy nghề: ≥ 0,6 m2 đất/người
- Đất cây xanh, TDTT: ≥ 12 m2 đất/người
- Đất giao thông (đến đường khu vực, quảng trường): 19 - 21 m2 đất/người
- Đất đơn vị ở: 26-50 m2 đất/người
  Gồm:    
+ Đất công cộng đơn vị ở 0,9-1,2 m2 đất/người
+ Đất cây xanh đơn vị ở ≥ 2,0 m2 đất/người
+ Đất trường tiểu học, THCS, mầm non ≥ 2,7 m2 đất/người
+ Đất ở 20-35 m2 đất/người
*  Đất không thuộc khu dân dụng: ≤ 94 m2 đất/người
III.2. Chỉ tiêu hạ tầng kỹ thuật:
a/ Giao thông:
- Tỷ trọng đất đường giao thông (tính đến đường khu vực) đạt 22,48%.
- Mật độ mạng lưới đường (tính đến đường khu vực) đạt 6,51 km/km2.
- Chỉ tiêu chỗ đỗ xe tính toán: 4,0 ¸ 5,0m2/người.
b/ Cấp nước:
+ Nước sinh hoạt (Qsh) 200 l/ng.ngđ
+ Nước phục vụ công cộng dịch vụ thành phố (Qdv) 40 m3/ha.ngđ
+ Nước tưới cây thành phố 30 m3/ha.ngđ
+ Nước rửa đường khu vực trở lên 5 m3/ha.ngđ
+ Nước cấp cho công trình HTKT, an ninh quốc phòng 30 m3/ha.ngđ
+ Nước phục vụ công cộng dịch vụ đơn vị ở (Qdv) 15%Qsh
+ Nước cấp cho khu, cụm công nghiệp tập trung (Qcn) 40 m3/ha.ngđ
+ Nước dự phòng, rò rỉ 20%Qtổng
c/ Cấp điện, thông tin liên lạc:
* Cấp điện:
- Đất đơn vị ở 0,8 KW/ người
- Đất công cộng    
+ Đất công cộng thành phố, dịch vụ hỗn hợp, cơ quan, viện nghiên cứu, trường học 450 KW/ha
+ Đất công cộng, trường học khu ở 25 % (điện sinh hoạt khu ở)
- Đất cây xanh 10 KW/ha
- Đất đường giao thông, bãi đỗ xe 12 KW/ha
- Đất an ninh Quốc phòng, HTKT 200 KW/ha
* Thông tin liên lạc:
- Thuê bao sinh hoạt 2 thuê bao/ hộ gia đình
- Thuê bao công cộng thành phố, công cộng khu ở, hỗn hợp, cơ quan, trường học, viện nghiên cứu 150 thuê bao/ ha
- Thuê bao cây xanh thành phố, cây xanh khu ở, bến bãi đỗ xe 10 thuê bao/ ha
- Thuê bao an ninh quốc phòng, công nghiệp 25 thuê bao/ ha
- Thuê bao hạ tầng kỹ thuật 15 thuê bao/ công trình
 
d/ Thoát nước thải và vệ sinh môi trường:
* Thoát nước thải:      
  - Nước thải sinh hoạt 200 l/người–ng. đêm
  - Nước thải công cộng Thành phố 40m3/ha-ngày đêm
  - Nước cấp cho công trình công cộng khu ở, đơn vị ở và dịch vụ khác trong khu ở và đơn vị ở 15% (a)
  - N­ước thải công trình hạ tầng kỹ thuật, an ninh quốc phòng 30m3/ha-ngày đêm
 
* Vệ sinh môi trường:
    - Tiêu chuẩn tính toán chất thải rắn sinh hoạt: 1,3 kg/ người.ngày
    - Tiêu chuẩn tính toán chất thải rắn công nghiệp: 0,2tấn/ha.ngày
    - Hệ số chất thải rắn công cộng và khách vãng lai: K=1,2
IV. BỐ CỤC QUY HOẠCH KIẾN TRÚC
IV.1. Tính chất, chức năng và ý tưởng chủ đạo:
a)  Tính chất và chức năng phân khu:
- Là một phần đô thị trung tâm trong chuỗi đô thị phía Đông vành đai 4.
- Là khu vực đô thị phát triển mới của thành phố trung tâm kết hợp cải tạo chỉnh trang đồng bộ các cơ sở hạ tầng đô thị.
- Là trung tâm thương mại, giao dịch quốc tế.
- Là trung tâm công cộng, văn hóa lịch sử tầm cỡ quốc gia.
- Kết nối khu vực nội đô với các đô thị vệ tinh.
- Đầu mối h¹ tÇng kü thuËt, ®Çu mèi giao th«ng Quèc gia vµ Thµnh phè: ®­êng bé, đường sắt.
b)  Ý tưởng chủ đạo:
-  Hình thành một trung tâm lớn về văn hóa, lịch sử, với hệ thống bảo tàng, các công trình nghệ thuật và giải trí dọc theo trục Hồ Tây – Ba Vì, đoạn từ vành đai 3,5 đến vành đai 4.
- Hình thành các trung tâm tài chính, thương mại và trung tâm y tế cấp khu vực dọc theo trục đường 32. Phát triển các trung tâm đa chức năng mật độ cao ở các đầu mối giao thông chính.
- Phát triển các khu đô thị mới đồng bộ, hiện đại, cao tầng, mật độ cao gắn với cải tạo, chỉnh trang, xây dựng lại các khu ở hiện có, tạo dựng một phân khu đô thị hoàn chỉnh, đáp ứng các nhu cầu hạ tầng xã hội và nhà ở phục vụ dân cư đô thị.
- Hình thành các trục đô thị, trục cảnh quan và các không gian điểm nhấn trọng tâm, đảm bảo sự liên kết hài hòa với không gian xung quanh.
- Hình thành đầu mối hạ tầng kỹ thuật, đầu mối giao thông gắn với các trung tâm đô thị, đảm bảo kết nối đồng bộ với hệ thống hạ tầng chung khu vực.
- Tổ chức các trung tâm đào tạo chất lượng cao, nhằm đào tạo nghề, phục vụ nhu cầu phát triển đô thị đồng thời tổ chức hệ thống công trình dịch vụ đô thị, cơ quan văn phòng thu hút lực lượng lao động địa phương.
IV.2. Cơ cấu tổ chức không gian:
a)    Khái quát khu vực nghiên cứu cơ cấu:
- Cơ cấu quy hoạch phân khu đô thị S2 có phạm vi nghiên cứu như sau:
     + Phía Bắc giáp nêm xanh thuộc phân khu GS;
     + Phía Nam giáp nêm xanh thuộc phân khu GS;
     + Phía Đông đến hết đường 70 (giáp phân khu GS);
     + Phía Tây đến hết đường vành đai 4.
- Diện tích:                          2.982 ha
- Quy mô dân số:
     + Đến năm 2030:           250.000 người
     + Tối đa đến năm 2050: 311.500 người.
b)    Nguyên tắc nghiên cứu cơ cấu quy hoạch:
- Tuân thủ Định hướng Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
- Quy mô dân số phù hợp phân bố quy mô dân số đã được xác lập chung của chuỗi đô thị phía Đông đường vành đai 4 trong QHCHN2030.
- Ranh giới nghiên cứu phù hợp giới hạn phát triển đô thị đã được xác lập chung của khu đô thị Hoài Đức trong QHCHN2030.
- Đề xuất cơ cấu quy hoạch phù hợp với việc chuyển đổi từ mô hình quản lý hành chính theo huyện ngoại thành sang mô hình quản lý hành chính theo quận nội thành.
- Xác định các chỉ tiêu sử dụng đất trên cơ sở quy mô dân số tối đa, tuân thủ với Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam và QHCHN2030.
- Tuân thủ các điều kiện khống chế về hành lang bảo vệ các công trình kỹ thuật, an ninh quốc phòng, di tích danh thắng theo quy định.
- Bổ sung, cập nhật, rà soát các dự án, đồ án liên quan, đề xuất phù hợp định hướng QHCHN2030.
- Mạng giao thông được xác định từ cấp đường thành phố (MCN ≥ 40m) đến đường khu vực MCN ≥ 17m).
- Cơ cấu quy hoạch được bố trí theo nguyên tắc cơ bản từ khu thành phố, khu ở, đơn vị ở.
- Cân đối quỹ đất, đảm bảo nhu cầu cho phát triển đô thị. Trong đó, chú trọng giải quyết các nhu cầu phát triển hạ tầng xã hội của địa phương. Hạn chế di dân giải phóng mặt bằng, phù hợp với định hướng chung.       
- Tuân thủ các yêu cầu khống chế trong phân khu đô thị S2 theo QHCHN2030 về các khung không gian các khu chức năng, trung tâm, khu ở.
Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật được tính toán xác định nhu cầu diện tích các loại đất từng cấp phục vụ theo quy mô dân số, tổ chức phân bố đảm bảo quy mô, tính chất sử dụng và bán kính phục vụ theo từng cấp: đô thị, khu ở, đơn vị ở.
Đảm bảo cân đối các chỉ tiêu đất đai trong phạm vi nghiên cứu quy hoạch phân khu cũng như các nhu cầu về công cộng cấp khu ở, trường trung học phổ thông đối với một phần dân số trong khu vực nêm xanh thuộc hành lang xanh lân cận (GS).
c)     Nội dung phương án cơ cấu:
-         Tổ chức không gian phân khu đô thị trên cơ sở:
+ Khung kết cấu giao thông đường bộ, bao gồm đường Vành đai 4, đường 3,5, đường 70, đường 32 và trục Hồ Tây – Ba Vì.
+ Các làng xóm, khu vực xây dựng hiện hữu.
+ Yếu tố văn hóa lịch sử: Các cụm công trình di tích đình chùa.
- Tổ chức phân khu chức năng các khu quy hoạch, ô quy hoạch: Trên cơ sở mạng lưới giao thông và cấu trúc công cộng, cây xanh, tổ chức phân thành các khu quy hoạch và ô quy hoạch nhằm cân đối các chỉ tiêu sử dụng đất và xác định quy mô dân số, bán kính phục vụ phù hợp Quy chuẩn xây dựng.
- Liên kết các khu vực bằng hệ thống giao thông và các trục không gian cây xanh, mặt nước tạo lập cảnh quan đô thị.
* Công trình công cộng:
- Công cộng thành phố được xác định phù hợp với Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội, với các trung tâm công cộng lớn về văn hóa, lịch sử, các hệ thống bảo tàng, các công trình nghệ thuật và giải trí dọc theo trục Hồ Tây – Ba Vì, đoạn từ vành đai 3,5 đến vành đai 4; Các trung tâm tài chính, thương mại được phát triển dọc theo trục đường 32, cũng trên trục đường 32 có một trung tâm thể thao cấp quốc gia trên cơ sở nâng cấp phát triển mở rộng Trung tâm Huấn luyện thể thao Quốc gia.
- Công cộng hành chính và trung tâm y tế cấp khu vực nằm trên trục đường liên khu vực hướng Bắc Nam đi qua giữa khu vực nghiên cứu.
- Cụm các công trình công cộng hành chính, thương mại dịch vụ khu ở, trung tâm y tế, văn hóa và trường trung học phố thông bố trí tại trung tâm khu ở gắn với không gian cây xanh và sân TDTT cơ bản.
- Cụm các công trình hành chính, chợ, trung tâm thương mại, trạm y tế gắn với vườn hoa, cây xanh TDTT đơn vị ở.
- Cải tạo, mở rộng, hợp khối hoặc xây dựng mới các công trình công cộng trên cơ sở đảm bảo bán kính phục vụ dân cư trong từng khu vực theo các cấp.
* Cây xanh thể dục thể thao:
- Công viên cây xanh thành phố là khu công viên nằm ở phía Nam khu vực nghiên cứu, kết nối nêm xanh phía Nam với công viên văn hóa tại trục Hồ Tây – Ba Vì.
- Công viên vườn hoa kết hợp các sân bãi, công trình TDTT phục vụ khu ở được bố trí tại hạt nhân khu ở.
- Các vườn hoa, sân bãi TDTT cấp đơn vị ở được bố trí tại trung tâm đơn vị ở.
- Hệ thống cây xanh, công viên, vườn hoa được kết nối với nhau bằng hệ thống cây xanh đường phố và các trục không gian cây xanh gắn với các hoạt động đi bộ và mặt nước.
* Đất trường học:
- Trường trung học phổ thông  được bố trí tại trung tâm khu ở đảm bảo quy mô và bán kính phục vụ không chỉ trong khu ở mà còn đảm bảo phục vụ nhu cầu dân cư khu vực lân cận. Xây dựng mới kết hợp cải tạo, chỉnh trang nâng cấp 02 trường trung học phổ thông hiện có.
- Trường tiểu học, trung học cơ sở được bố trí tại trung tâm đơn vị ở đảm bảo quy mô và bán kính phục vụ trong đơn vị ở. Xây dựng mới kết hợp cải tạo, chỉnh trang nâng cấp các trường tiểu học, trung học cơ sở hiện có.
- Trường mầm non được bố trí tại trung tâm nhóm ở gắn với cây xanh sân vườn nhóm nhà ở, đảm bảo quy mô và bán kính phục vụ trong đơn vị ở. Xây dựng mới kết hợp cải tạo, chỉnh trang nâng cấp các trường mầm non hiện có.
* Đất đơn vị ở:
Các đơn vị ở với quy mô dân số ≥8.000 dân và một số nhóm nhà ở độc lập. Các  đơn vị ở được phân bố đều trên toàn khu vực nghiên cứu, với hạt nhân là vườn hoa, cây xanh, công trình công cộng đơn vị ở và trường học.
 - Nhà ở bao gồm nhà ở làng xóm hiện có, đất nhà ở đô thị hiện có và xây dựng mới.
* Đất cơ quan, viện nghiên cứu, trường đào tạo:
Đất cơ quan, trường đào tạo chủ yếu được xác định trên cơ sở cơ quan, trường đào tạo hiện có. Nhu cầu xác lập đất cơ quan, trường đào tạo sẽ được xác định trên cơ sở quỹ đất công cộng thành phố, khu ở, đất hỗn hợp và được cụ thể hóa ở giai đoạn lập quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 hoặc quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 được cấp thẩm quyền phê duyệt
* Đất di tích, tôn giáo – tín ngưỡng:
Bảo tồn, tôn tạo các công trình, cụm công trình di tích, tôn giáo, đảm bảo các hành lang bảo vệ theo Luật định.
* Đất an ninh, quốc phòng:
Đất an ninh, quốc phòng được bố trí như hiện trạng với quy mô là quỹ đất còn lại sau khi mở đường theo quy hoạch. Một số khu vực an ninh, quốc phòng được chuyển đổi thành đất dân dụng nhà ở theo chủ trương của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Quốc phòng (xây dựng nhà ở cho cán bộ chiến sỹ hoặc nhà ở đô thị theo hình thức BT).
* Đất công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật:
Đất công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật bao gồm trạm xử lý nước thải Đức Thượng, trạm trung chuyển trung tâm tiếp vận, trạm điện, nhà tang lễ….
* Đất giao thông:
- Đất giao thông cấp đô thị, gồm đường cao tốc đô thị, đường trục chính đô thị, đường chính đô thị, đường liên khu vực; quảng trường, bến bãi đỗ xe gắn với các công trình công cộng cấp đô thị và đầu mối giao thông.
- Đất giao thông cấp khu vực, gồm đường chính khu vực, đường khu vực điểm đỗ - dừng xe và bãi đỗ xe khu ở gắn với các công trình công cộng cấp khu vực và đầu mối giao thông chính khu vực.
- Đất giao thông cấp nội bộ, chủ yếu phục vụ các đơn vị ở và khu chức năng, điểm đỗ - dừng xe và bãi đỗ xe khu ở gắn với các công trình công cộng cấp đơn vị ở và khu chức năng (quy mô được xác định theo Quy chuẩn, Tiêu chuẩn Xây dựng. Vị trí và các tuyến đường nội bộ cụ thể xác định ở giai đoạn sau).
IV.3. Quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất:
IV.3.1. Quy hoạch sử dụng đất:
a)    Quy hoạch sử dụng đất:
Trên cơ sở đánh giá hiện trạng, nghiên cứu cơ cấu và quá trình triển khai thực hiện các dự án đầu tư, đề xuất nguyên tắc và giải pháp phân bố sử dụng đất khu vực nghiên cứu xem trên bản vẽ QH04B và được xác định như sau:
- Phân khu đô thị được chia thành các khu, với các ô quy hoạch và đường giao thông để kiểm soát phát triển.
- Ranh giới các ô quy hoạch được giới hạn từ cấp đường chính khu vực trở lên. Trong ô quy hoạch gồm các khu chức năng đô thị; Vị trí và ranh giới xác lập trên bản vẽ có tính chất định hướng. Ranh giới, quy mô và các chỉ tiêu sử dụng đất sẽ được xác định cụ thể ở quy hoạch tỷ lệ lớn hơn, tuân thủ Tiêu chuẩn, Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam.
- Chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất của từng ô quy hoạch được xác lập tại bản vẽ là các chỉ tiêu “gộp” tối đa của đơn vị ở nhằm kiểm soát phát triển chung. Trong qua trình triển khai lập quy hoạch hoặc dự án ở giai đoạn sau, có thể áp dụng các Tiêu chuẩn tiên tiến nước ngoài và phải được cơ quan có thẩm quyền cho phép theo quy định.
- Đối với các khu vực đã và đang triển khai đầu tư xây dựng, tiếp tục thực hiện theo dự án đã được phê duyệt. Đối với các đồ án quy hoạch, dự án đầu tư xây dựng đã được cấp thẩm quyền phê duyệt mà chưa thực hiện đầu tư xây dựng, cần được nghiên cứu xem xét điều chỉnh theo quy định hiện hành để phù hợp quy hoạch phân khu. Đối với các đồ án quy hoạch, quy hoạch tổng mặt bằng, dự án đang nghiên cứu mà chưa được cấp thẩm quyền phê duyệt, hoặc đã được cấp thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư, cần được nghiên cứu lại để phù hợp với quy hoạch phân khu này.
- Đối với đất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, kho tàng hiện có không phù hợp với quy hoạch phân khu này, từng bước di dời đến khu vực tập trung theo quy định của cơ quan có thẩm quyền. Quỹ đất sau khi di dời được thực hiện theo quy hoạch này được duyệt.
- Đối với đất an ninh, quốc phòng sẽ được thực hiện theo dự án riêng do cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định.
- Đối với đất công trình di tích, tôn giáo, danh lam thắng cảnh đã hoặc chưa được xếp hạng, quy mô diện tích và hành lang bảo vệ sẽ được xác định chính xác ở tỉ lệ 1/500 trên cơ sở quyết định hoặc ý kiến của cơ quan quản lý Nhà nước liên quan. Việc lập dự án, cải tạo, xây dựng phải tuân thủ theo Luật định và được cấp thẩm quyền phê duyệt.
- Đối với các nghĩa trang, nghĩa địa và mộ hiện có không phù hợp quy hoạch, được di dời quy tập mộ đến khu vực nghĩa trang tập chung của Thành phố:
- Đối với các tuyến đường quy hoạch (từ đường khu vực trở xuống) đi qua khu ở hiện có, sẽ được xác định cụ thể ở giai đoạn quy hoạch ở tỷ lệ lớn hơn, phù hợp với điều kiện hiện trạng.
- Trong ranh giới nghiên cứu hiện có các tuyến cống, mương phục vụ tưới tiêu, thoát nước phục vụ chung cho khu vực phía Đông vành đai 4... khi lập quy hoạch ở tỷ lệ lớn hơn, hoặc nghiên cứu lập dự án đầu tư xây dựng cần đảm bảo hoạt động bình thường của hệ thống tưới tiêu thoát này.
TỔNG HỢP CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ KỸ THUẬT CƠ BẢN
TT Chức năng sử dụng đất Diện tích
(ha)
Chỉ tiêu
(m2/người)
Tỷ lệ
(%)
A Đất dân dụng 2.727,51 87,56 91,47
1 Đất công cộng Thành phố 167,37 5,37 5,61
2 Đất cây xanh, TDTT Thành phố (*) 365,63 11,74 12,26
3 Đường, quảng trường, nhà ga (**) và bến - bãi đỗ xe Thành phố 428,57 13,76 14,37
4 Đất khu ở 1.765,94 56,69 59,22
4.1 - Đất công cộng khu ở 72,71 2,33 2,44
- Trường trung học phổ thông (cấp 3) 25,44 0,82 0,85
4.2 - Đất cây xanh, TDTT khu ở 110,63 3,55 3,71
4.3 - Đường phố (***), điểm đỗ - dừng xe khu ở 288,80 9,27 9,68
4.4 - Đất đơn vị ở 1.268,36 40,72 42,53
4.4.1      - Đất công cộng đơn vị ở 43,95 1,41 1,47
4.4.2      - Đất cây xanh TDTT đơn vị ở 76,30 2,45 2,56
4.4.2      - Đất trường TH, THCS 72,71 2,33 2,44
4.4.1      - Đất trường mầm non 27,45 0,88 0,92
4.4.2      - Đất hỗn hợp địa phương 72,14 32,38 2,42
4.4.3      - Đất ở mới 527,46 22,76 17,69
4.4.4      - Đất ở hiện có cải tạo chỉnh trang 346,39 60,22 11,62
4.4.5      - Đất đường 63,49 2,04 2,13
4.4.6      - Đất bãi đỗ xe 38,47 1,23 1,29
B Các loại đất khác trong phạm vi khu dân dụng 185,93 5,97 6,24
5 Đất hỗn hợp 127,38   4,27
6 Đất cơ quan, viện nghiên cứu, trường đào tạo… 45,13   1,51
7 Đất di tích, tôn giáo - tín ngưỡng 13,42   0,45
C Đất xây dựng ngoài phạm vi khu dân dụng 68,56 2,20 2,30
8 Đất an ninh, quốc phòng 41,36   1,39
9 Đất đầu mối hạ tầng kỹ thuật 27,20   0,91
  Tổng cộng: 2.982,00 95,73 100,00
  Dân số (người) 311.500    
Chú thích:
    - (*) Bao gồm cả hồ điều hòa
            - (**) Đường trục chính đô thị, đường chính đô thị, đường liên khu vực; đường sắt đô thị và ga đường sắt đô thị
    - (***) Đường chính khu vực, đường khu vực
 (Chi tiết số liệu xem phụ lục)
b)    Dân số và phân bố dân cư:
- Quy mô dân số:
     + Dự báo đến năm 2030:                                                         250.000 người
     + Tối đa đến năm 2050:                                                 311.500 người.
Trong đó:
+ Dân số hiện có khoảng (làm tròn):                             75.060 người
+ Dự báo dân số tăng thêm đến năm 2030 khoảng :                174.940 người.
+ Dự báo dân số tăng tối đa đến năm 2050 khoảng :    241.940 người.
c)     Phân bổ quỹ đất trong các khu quy hoạch:
Trên cơ sở 10 Khu quy hoạch và cơ cấu quy hoạch như nêu trên, các Ô quy hoạch được phân chia như sau:
- Khu quy hoạch A có tổng diện tích khoảng 236,18ha, dân số: 43.200 người, được chia thành 6 ô quy hoạch, bao gồm 03 đơn vị ở, 02 nhóm nhà ở và 01 ô chức năng đô thị. Trong đó:
+ Ô quy hoạch A.1: có tổng diện tích khoảng 62,86ha, dân số 10.500 người.
+ Ô quy hoạch A.2: có tổng diện tích khoảng 54,98ha, dân số 13.000 người.
+ Ô quy hoạch A.3: có tổng diện tích khoảng 10,80ha, dân số 4.200 người.
+ Ô quy hoạch A.4: có tổng diện tích khoảng 8,34ha, dân số 2.100 người.
+ Ô quy hoạch A.5: có tổng diện tích khoảng 80,48ha, dân số 13.400 người.
+ Ô quy hoạch A.6: có tổng diện tích khoảng 18,72ha, dân số 0 người.
- Khu quy hoạch B gồm 01 ô quy hoạch, ký hiệu B.1 có tổng diện tích khoảng 132,60ha, dân số 20.500 người, tương đương 01 khu ở.
- Khu quy hoạch C có tổng diện tích khoảng 428,65ha, dân số 53.400 người, được chia thành 4 ô quy hoạch, bao gồm 03 đơn vị ở và 01 ô chức năng đô thị. Trong đó:
+ Ô quy hoạch C.1: có tổng diện tích khoảng 144,00ha, dân số 15.000 người.
+ Ô quy hoạch C.2: có tổng diện tích khoảng 50,90ha,  dân số 13.600 người.
+ Ô quy hoạch C.3: có tổng diện tích khoảng 141,45ha, dân số 24.800 người.
+ Ô quy hoạch C.4: có tổng diện tích khoảng 92,30ha,  dân số 0 người.
- Khu quy hoạch D có tổng diện tích khoảng 363,30ha, dân số 40.700 người, được chia thành 03 ô quy hoạch, bao gồm 02 đơn vị ở và 01 nhóm nhà ở. Trong đó:
+ Ô quy hoạch D.1: có tổng diện tích khoảng 156,83ha, dân số 23.200 người.
+ Ô quy hoạch D.2: có tổng diện tích khoảng 115,77ha, dân số 12.100 người.
+ Ô quy hoạch D.3: có tổng diện tích khoảng 90,70ha, dân số 5.400 người.
- Khu quy hoạch E có tổng diện tích khoảng 323,64ha, dân số 43.300 người, được chia thành 03 ô quy hoạch, tương đương 03 đơn vị ở. Trong đó:
+ Ô quy hoạch E.1: có tổng diện tích khoảng 97,12ha, dân số 8.500 người.
+ Ô quy hoạch E.2: có tổng diện tích khoảng 115,64ha, dân số 19.800 người.
+ Ô quy hoạch E.3: có tổng diện tích khoảng 110,88ha, dân số 15.000 người.
- Khu quy hoạch F có tổng diện tích khoảng 458,57ha, dân số 50.500 người, được chia thành 05 ô quy hoạch, bao gồm 03 đơn vị ở và 02 nhóm nhà ở. Trong đó:
+ Ô quy hoạch F.1: có tổng diện tích khoảng 74,28ha, dân số 4.500 người.
+ Ô quy hoạch F.2: có tổng diện tích khoảng 49,20ha, dân số 9.500 người.
+ Ô quy hoạch F.3: có tổng diện tích khoảng 78,03ha, dân số 11.500 người.
+ Ô quy hoạch F.4: có tổng diện tích khoảng 125,48ha, dân số 23.500 người.
+ Ô quy hoạch F.5: có tổng diện tích khoảng 131,58ha, dân số 1.500 người.
- Khu quy hoạch G có tổng diện tích khoảng 207,95ha, dân số 25.000 người, được chia thành 02 ô quy hoạch, bao gồm 01 đơn vị ở và 01 nhóm nhà ở. Trong đó:
+ Ô quy hoạch G.1: có tổng diện tích khoảng 76,90ha, dân số 3.600 người.
+ Ô quy hoạch G.2: có tổng diện tích khoảng 131,05ha, dân số 21.400 người.
- Khu quy hoạch H bao gồm 01 ô quy hoạch ký hiệu H.1 có tổng diện tích khoảng 60,48ha, dân số 8.000 người, tương đương 01 đơn vị ở.
- Khu quy hoạch K bao gồm 01 ô quy hoạch ký hiệu K.1 có tổng diện tích khoảng 108,03ha, dân số 9.400 người, tương đương 01 đơn vị ở.
- Khu quy hoạch L có tổng diện tích khoảng 145,10ha, dân số 17.500 người, được chia thành 02 ô quy hoạch, bao gồm 01 đơn vị ở và 01 nhóm nhà ở. Trong đó:
+ Ô quy hoạch L.1: có tổng diện tích khoảng 38,10ha, dân số 4.000 người.
+ Ô quy hoạch L.2: có tổng diện tích khoảng 107,00ha, dân số 13.500 người.
- Trục Hồ Tây – Ba Vì có tổng diện tích khoảng 114,46ha, dân số 0 người.
- Đât đường giao thông nằm ngoài các khu quy hoạch có tổng diện tích khoảng 403,04ha.
IV.3.2. Quy hoạch hệ thống hạ tầng xã hội và đô thị:
Tổng diện tích nghiên cứu khoảng:                       2.982 ha (100%)
Trong đó
- Đất dân dụng khoảng:                                        2.727,51 ha (91,47%)
- Các loại đất khác trong phạm vi khu dân dụng khoảng:       185,93 ha (6,24%)
- Đất xây dựng ngoài phạm vi khu dân dụng khoảng:   68,56 ha (2,30%)
IV.3.2.1. Quy hoạch đất dân dụng:
a)    Đất công trình công cộng cấp Thành phố, khu ở:
- Đất công trình công cộng cấp Thành phố, khu ở bao gồm các chức năng chính: Thương mại, dịch vụ, y tế, văn hóa, hành chính quản lý đô thị và công trình công cộng khác. 
- Các công trình công cộng cấp Thành phố được tổ chức thành các trung tâm, trên cơ sở nhóm chức năng (thương mại, dịch vụ, y tế, văn hóa, tài chính, quản lý hành chính…) nhằm tiết kiệm đất và khai thác hiệu quả quỹ đất. Trong đất công cộng Thành phố không xây dựng nhà ở ổn định lâu dài và công trình ngoài dân dụng.
- Đất công trình công cộng cấp Thành phố chủ yếu nằm trên trục Hồ Tây – Ba Vì. Tại đây hình thành trung tâm công cộng văn hóa gắn với các hoạt động văn hóa nghệ thuật, các trung tâm giao lưu văn hóa cấp Quốc gia và quốc tế, thương mại dịch vụ, tài chính ngân hàng… được bố trí dọc trục Hồ Tây – Ba Vì. Xây dựng trục Hồ Tây – Ba Vì trở thành một biểu tượng về văn hóa và cảnh quan cho thành phố. Tổ hợp các công trình công cộng, thương mại dịch vụ, tài chính được hình thành hai bên trục Hồ Tây – Ba Vì và trên trục đường 32, ngoài ra còn có công cộng hành chính và y tế cấp khu vực nằm trên trục đường liên khu vực Bắc Nam nối trục Hồ Tây – Ba Vì với đường 32.
 - Đất công cộng khu ở bao gồm các trung tâm thương mại, văn hóa, y tế, quản lý hành chính phục vụ cho người dân trong khu ở và khu vực lân cận (thuộc các khu dân cư nằm trong vành đai xanh, nêm xanh liên kề).
- Vị trí đất công trình công cộng xác định trên bản vẽ làm cơ sở để nghiên cứu trong giai đoạn sau. Trong quá trình nghiên cứu nhằm cụ thể hóa quy hoạch phân khu này, vị trí các công trình công cộng này có thể điều chỉnh để phù hợp với thực tế, tiết kiệm đất và tuân thủ Tiêu chuẩn, Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam
- Quy mô,chức năng và các chỉ tiêu sử dụng đất công cộng cấp thành phố và khu ở cụ thể sẽ được xác định trong giai đoạn sau tuân thủ Tiêu chuẩn, Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam.
- Tổng diện tích đất công cộng thành phố, khu ở khoảng 240,08ha chiếm 8,05% diện tích đất nghiên cứu, đạt chỉ tiêu 7,71m2/người.Trong đó:
+ Diện tích đất công cộng Thành phố khoảng 167,37ha, chiếm 5,61% đất nghiên cứu, đạt chỉ tiêu 5,37m2/người.
+ Diện tích đất công cộng khu ở khoảng 72,71ha, chiếm 2,44% đất nghiên cứu, đạt chỉ tiêu 2,33m2/người.
* Công trình y tế:
- Trong đất công cộng Thành phố bố trí quỹ đất để xây dựng bệnh viện đa khoa và một số bệnh viện chuyên ngành cấp Thành phố;
- Trong đất công cộng khu ở bố trí quỹ đất để xây dựng các công trình y tế nhằm phục vụ dân cư trong khu vực.
- Đất xây dựng công trình y tế bao gồm: Bệnh viện, phòng khám đa khoa, trung tâm y tế, nhà hộ sinh, trạm vệ sinh phòng dịch, nhà thuốc….
- Vị trí đất công trình y tế xác định trên bản vẽ làm cơ sở để nghiên cứu trong giai đoạn sau. Trong quá trình nghiên cứu nhằm cụ thể hóa quy hoạch phân khu này, vị trí các công trình y tế có thể điều chỉnh để phù hợp với thực tế, tiết kiệm đất và tuân thủ Tiêu chuẩn, Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam.
- Quy mô, chức năng và các chỉ tiêu sử dụng đất các công trình y tế sẽ được xác định cụ thể trong giai đoạn sau, tuân thủ Tiêu chuẩn, Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam.
* Công trình văn hóa:
- Trong đất công cộng Thành phố, khu ở bố trí quỹ đất để xây dựng các công trình văn hóa phục vụ dân cư đô thị và khu vực.
- Đất xây dựng các công trình văn hóa bao gồm: nhà văn hóa, nhà hát, rạp xiếc, rạp chiếu phim, triển lãm, thư viện, câu lạc bộ…
- Vị trí đất công trình văn hóa xác định trên bản vẽ làm cơ sở để nghiên cứu trong giai đoạn sau. Trong quá trình nghiên cứu nhằm cụ thể hóa quy hoạch phân khu này, vị trí các công trình văn hóa có thể điều chỉnh để phù hợp với thức tế, tiết kiệm đất và tuân thủ Tiêu chuẩn, Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam.
- Quy mô, chức năng và các chỉ tiêu sử dụng đất các công trình văn hóa sẽ được xác định cụ thể trong giai đoạn sau, tuân thủ Tiêu chuẩn, Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam.
* Công trình thương mại, dịch vụ:
- Trong đất công cộng Thành phố, khu ở bố trí quỹ đất để xây dựng các công trình thương mại, dịch vụ phục vụ dân cư đô thị và khu vực.
- Đất xây dựng các công trình thương mại, dịch vụ bao gồm các công trình liên quan đến hoạt động thương mại, dịch vụ như: trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng, chợ, nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ, tài chính, ngân hàng …
- Vị trí đất công trình thương mại, dịch vụ xác định trên bản vẽ làm cơ sở để nghiên cứu trong giai đoạn sau. Trong quá trình nghiên cứu nhằm cụ thể hóa quy hoạch phân khu này, vị trí các công trình thương mại, dịch vụ có thể điều chỉnh để phù hợp với thức tế, tiết kiệm đất và tuân thủ Tiêu chuẩn, Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam.
- Quy mô, chức năng, các chỉ tiêu sử dụng đất các công trình thương mại, dịch vụ sẽ được xác định cụ thể trong giai đoạn sau, tuân thủ Tiêu chuẩn, Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam.
* Công trình công cộng khác:
- Trong đất công cộng Thành phố, khu ở bố trí quỹ đất để xây dựng các công trình công cộng khác, bao gồm các công trình trụ sở hành chính phục vụ quản lý đô thị, văn phòng hoạt động kinh tế, xã hội, công cộng hỗn hợp …
- Vị trí đất công trình công cộng xác định trên bản vẽ làm cơ sở để nghiên cứu trong giai đoạn sau. Trong quá trình nghiên cứu nhằm cụ thể hóa quy hoạch phân khu này, vị trí các công trình công cộng này có thể điều chỉnh để phù hợp với thức tế, tiết kiệm đất và tuân thủ Tiêu chuẩn, Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam.
- Quy mô, chức năng, các chỉ tiêu sử dụng đất các công trình công cộng khác sẽ được xác định cụ thể trong giai đoạn sau, tuân thủ Tiêu chuẩn, Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam và quy định hiện hành của Nhà nước và Thành phố.
b)    Đất cây xanh, TDTT thành phố, khu ở:
- Đất cây xanh, TDTT bao gồm: công viên; vườn hoa, cây xanh, mặt nước; quảng trường, đường dạo; khu vui chơi giải trí; công trình, sân bãi tập luyện TDTT; công trình thương mại, dịch vụ (quy mô nhỏ)…
- Đất cây xanh cấp Thành phố chủ yếu nằm trên trục Hồ Tây – Ba Vì, gồm các công viên cây xanh cảnh quan, quảng trường. Khu công viên phía Nam khu vực nghiên cứu kết nối nêm xanh phía Nam với trục Hồ Tây - Ba Vì. Tại đây tổ chức các công trình sân bãi thể dục thể thao, khu vui chơi giải trí và hệ thống cây xanh, vườn hoa gắn với không gian mặt nước, hồ điều hòa. Ngoài ra còn có hệ thống cây xanh dọc đường vành đai 4. Đây là vùng đệm cảnh quan giữa đường vành đai 4 với các khu vực đô thị. Tại đây có thể tổ chức các công viên cảnh quan, công viên chuyên đề hay các khu vui chơi giải trí phục vụ người dân khu vực.
- Đất cây xanh, TDTT khu ở được phân bố thành 07 khu, được bố trí tại hạt nhân khu ở. Đất cây xanh, TDTT khu ở chủ yếu là cây xanh, vườn hoa, đường dạo và bố trí các hoạt động vui chơi giải trí cho các lứa tuổi.
+ Các khu vực công viên, cây xanh, vườn hoa được kết hợp không gian mặt nước nhằm tạo lập cảnh quan kết hợp phục vụ việc tiêu thoát nước trong khu vực. Các công viên này kết hợp với không gian đi bộ trong khu đô thị. Tại đây bố trí các hoạt động vui chơi giải trí phục vụ cho nhiều lứa tuổi.
+ Các công trình thể dục thể thao và sân thể thao cơ bản được bố trí trong khu vực công viên cây xanh với tỷ lệ thích hợp đảm bảo phục vụ nhu cầu nâng cao sức khỏe thể chất cho người dân. 
- Hệ thống cây xanh Thành phố, khu ở được kết nối với nhau bằng hệ thống cây xanh đường phố, các trục không gian đi bộ gắn với cây xanh, vườn hoa đơn vị ở, nhóm ở và các công trình xây dựng. 
- Vị trí đất công trình TDTT, hồ điều hòa, mặt nước xác định trên bản vẽ làm cơ sở để nghiên cứu trong giai đoạn sau. Trong quá trình nghiên cứu nhằm cụ thể hóa quy hoạch phân khu này, vị trí các công trình TDTT này có thể điều chỉnh để phù hợp với thức tế, tiết kiệm đất và tuân thủ Tiêu chuẩn, Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam.
- Quy mô, chức năng và các chỉ tiêu sử dụng đất các thành phần đất cây xanh, TDTT cấp Thành phố, khu ở cụ thể sẽ được xác định trong giai đoạn sau tuân thủ Tiêu chuẩn, Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam.
- Tổng diện tích đất cây xanh TDTT thành phố và khu ở khoảng 476,26ha chiếm 15,97% diện tích đất nghiên cứu, đạt chỉ tiêu 15,29m2/người. Trong đó:
+ Diện tích đất cây xanh TDTT Thành phố khoảng 365,63 ha, chiếm 12,26% diện tích đất nghiên cứu, đạt chỉ tiêu 11,74m2/người (bao gồm cả hồ điều hòa).
+ Diện tích đất cây xanh TDTT khu ở khoảng 110,63ha, chiếm 3,71% diện tích đất nghiên cứu, đạt chỉ tiêu 3,55m2/người (bao gồm cả hồ điều hòa).
c)     Đất giao thông Thành phố và khu ở:
- Đất giao thông Thành phố và khu ở bao gồm: Đường trục chính đô thị, đường chính đô thị, đường liên khu vực; đường chính khu vực, đường khu vực; quảng trường; đường sắt đô thị và ga đường sắt đô thị; bến - bãi đỗ xe, các trung tâm vận tải đa phương tiện, điểm trung chuyển xe buýt…
- Hệ thống quảng trường được tổ chức tại các điểm giao cắt của các tuyến giao thông, trước các không gian công viên cây xanh và công trình công cộng.
- Trong khu vực xác lập bãi đỗ xe công cộng tập trung tại các đầu mối giao thông nhằm giải quyết nhu cầu trung chuyển hành khách trên các phương tiện xe buýt, taxi… Ngoài ra các bãi đỗ xe được xác lập trên nguyên tắc sau:
+ Đất ngoài dân dụng đô thị phải tự đảm bảo nhu cầu đỗ xe.
+ Đất dân dụng đô thị: phải tự đảm bảo nhu cầu đỗ xe của công trình đó. Ngoài ra, trong khuôn viên đất xây dựng các công trình công cộng, cây xanh tập trung dành một phần quỹ đất hoặc sàn để phục vụ nhu cầu đỗ xe công cộng. Các bãi đỗ xe này nằm trong thành phần đất công cộng và cây xanh Thành phố và nằm trong thành phần đất đơn vị ở nên không tính vào chỉ tiêu đất giao thông. Vị trí được lựa chọn cần đảm bảo bán kính phục vụ không quá 800m. Vị trí và quy mô cụ thể các bãi đỗ xe công cộng này sẽ được xác định trong các quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 và quy hoạch chi tiết 1/500.
- Tổng diện tích đất giao thông Thành phố, khu ở (tính từ đường khu vực trở lên) khoảng 717,37ha chiếm 24,06% diện tích đất nghiên cứu, đạt chỉ tiêu 23,03m2/người. Trong đó:
+ Diện tích đất giao thông Thành phố khoảng 428,57ha, chiếm 14,37% diện tích đất nghiên cứu, đạt chỉ tiêu 13,76m2/người.
+ Diện tích đất giao thông khu ở khoảng 288,80ha, chiếm 9,68% diện tích đất nghiên cứu, đạt chỉ tiêu 9,27m2/người.
d)    Đất trường trung học phổ thông:
- Đất trường trung học phổ thông bao gồm: trường trung học phổ thông, trường bổ túc văn hóa.
- Trường trung học phổ thông bố trí tại hạt nhân của khu ở với quy mô được xác lập là đảm bảo đủ phục vụ cho học sinh trong khu ở và khu vực lân cận.
 - Vị trí đất trường trung học phổ thông xác định trên bản vẽ làm cơ sở để nghiên cứu trong giai đoạn sau. Quy mô, chức năng, các chỉ tiêu sử dụng đất trường trung học phổ thông, trường dạy nghề, hướng nghiệp sẽ được xác định cụ thể trong giai đoạn sau, tuân thủ Tiêu chuẩn, Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam.
- Tổng diện tích đất trường trung học phổ thông khoảng 25,44ha chiếm 0,85% diện tích đất nghiên cứu, đạt chỉ tiêu 0, 82m2/người (20,15m2/học sinh).
e) Đất đơn vị ở:
Các đơn vị ở với quy mô dân số ≥8000 dân và một số nhóm nhà ở độc lập. Các đơn vị ở bao gồm: đất công cộng đơn vị ở, cây xanh, trường tiểu học, trung học cơ sở, mầm non, các nhóm nhà ở và giao thông. Hạt nhân đơn vị ở là vườn hoa, cây xanh, công trình công cộng đơn vị ở và trường học.
- Tổng diện tích đất đơn vị ở khoảng 1.268,36ha chiếm 42,53% diện tích đất nghiên cứu, đạt chỉ tiêu 40,72m2/người. Trong đó:
+ Diện tích đất công cộng đơn vị ở khoảng 43,95ha, chiếm 1,47% diện tích đất nghiên cứu, đạt chỉ tiêu 1,41m2/người.
+ Diện tích đất cây xanh đơn vị ở khoảng 76,30ha, chiếm 2,56% diện tích đất nghiên cứu, đạt chỉ tiêu 2,45m2/người .
+ Diện tích đất trường tiểu học, trung học cơ sở khoảng 72,71ha, chiếm 2,44% diện tích đất nghiên cứu, đạt chỉ tiêu 2,33m2/người.
+ Diện tích đất trường mầm non khoảng 27,45ha, chiếm 0,92% diện tích đất nghiên cứu, đạt chỉ tiêu 0,88m2/người .
+ Diện tích đất hỗn hợp địa phương khoảng 72,14ha, chiếm 2,42% diện tích đất nghiên cứu, đạt chỉ tiêu 32,38m2/người.
+ Diện tích đất ở mới khoảng 527,46ha, chiếm 17,69% diện tích đất nghiên cứu, đạt chỉ tiêu 22,76m2/người.
+ Diện tích đất ở hiện có cải tạo chỉnh trang khoảng 346,39ha, chiếm 11,62% diện tích đất nghiên cứu, đạt chỉ tiêu 60,22m2/người (khoảng 57.520 người dân làng xóm hiện có).
+ Diện tích đất đường đơn vị ở khoảng 63,49ha, chiếm 2,13% diện tích đất nghiên cứu, đạt chỉ tiêu 2,04m2/người.
+ Diện tích đất bãi đỗ xe đơn vị ở khoảng 38,47ha, chiếm 1,29% diện tích đất nghiên cứu, đạt chỉ tiêu 1,23m2/người.
Cụ thể các thành phần đất đơn vị ở trong phân khu đô thị như sau:
* Đất công cộng đơn vị ở:
Đất công cộng đơn vị ở là đất xây dựng các công trình thương mại, dịch vụ, y tế, văn hóa, quản lý hành chính phục vụ nhu cầu thường xuyên cho dân cư trong đơn vị ở, bao gồm: Chợ, siêu thị, cửa hàng; trạm y tế; nhà văn hóa, phòng truyền thống, thư viện, bưu điện; trụ sở quản lý hành chính đơn vị ở (tương đương cấp phường)...
- Vị trí đất công cộng đơn vị ở xác định trên bản vẽ làm cơ sở để nghiên cứu trong giai đoạn sau. Trong quá trình nghiên cứu nhằm cụ thể hóa quy hoạch phân khu này, vị trí các công trình công cộng đơn vị ở có thể điều chỉnh để phù hợp với thức tế, tiết kiệm đất và tuân thủ Tiêu chuẩn, Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam.
- Quy mô, chức năng, các chỉ tiêu sử dụng đất các công trình công cộng đơn vị ở sẽ được xác định cụ thể trong giai đoạn sau, tuân thủ Tiêu chuẩn, Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam và quy định hiện hành của Nhà nước và Thành phố.
* Đất cây xanh đơn vị ở:
Đất cây xanh đơn vị ở nhằm giải quyết các nhu cầu vui chơi, nghỉ dưỡng và thể dục thể thao cho người dân trong đơn vị ở, bao gồm: Các vườn hoa, sân bãi TDTT (như: sân thể thao cơ bản, bể bơi (nếu có), nhà tập đơn giản…) và các khu vui chơi giải trí phục vụ các lứa tuổi...
- Vị trí đất cây xanh đơn vị ở xác định trên bản vẽ làm cơ sở để nghiên cứu trong giai đoạn sau. Trong quá trình nghiên cứu nhằm cụ thể hóa quy hoạch phân khu này, vị trí các công trình TDTT, vui chơi giải trí có thể điều chỉnh để phù hợp với thức tế, tiết kiệm đất và tuân thủ Tiêu chuẩn, Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam.
- Quy mô, chức năng, các chỉ tiêu sử dụng đất các công trình TDTT, vui chơi giải trí sẽ được xác định cụ thể trong giai đoạn sau, tuân thủ Tiêu chuẩn, Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam và quy định hiện hành của Nhà nước và Thành phố.
* Đất trường tiểu học, trung học cơ sở:
- Trường tiểu học, trung học cơ sở được bố trí tại trung tâm đơn vị ở đảm bảo quy mô và bán kính phục vụ trong đơn vị ở. Xây dựng mới kết hợp cải tạo, chỉnh trang nâng cấp các trường tiểu học, trung học cơ sở hiện có.
- Vị trí đất trường tiểu học, trung học cơ sở xác định trên bản vẽ làm cơ sở để nghiên cứu trong giai đoạn sau. Quy mô, chức năng, các chỉ tiêu sử dụng đất trường tiểu học, trung học cơ sở sẽ được xác định cụ thể trong giai đoạn sau, tuân thủ Tiêu chuẩn, Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam.
* Đất trường mầm non:
- Trường mầm non bố trí tại trung tâm nhóm nhà ở đảm bảo quy mô và bán kính phục vụ trong nhóm nhà ở. Xây dựng trường mầm non mới kết hợp cải tạo chỉnh trang, nâng cấp các trường mầm non hiện có.
- Đất các trường mầm non được bố trí trong đất nhóm nhà ở. Vị trí, quy mô, các chỉ tiêu sử dụng đất trường mầm non sẽ được xác định cụ thể trong giai đoạn sau, tuân thủ Tiêu chuẩn, Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam.
* Đất hỗn hợp địa phương:
- Đất hỗn hợp địa phương bao gồm đất phục vụ giãn dân, di dân phục vụ tái định cư giải phóng mặt bằng trong khu vực, đất phục vụ chuyển đổi nghề và các mục đích công cộng khác của địa phương. Trong đất hỗn hợp địa phương bao gồm đất nhà ở, đất dịch vụ, các công trình công cộng cấp nhóm nhà ở (nhà trẻ, nhà văn hóa, sinh hoạt cộng đồng...), trung tâm đào tạo chuyển đổi nghề...
- Vị trí đất hỗn hợp địa phương xác định trên bản vẽ làm cơ sở nghiên cứu trong giai đoạn sau. Quy mô và chức năng sử dụng đất sẽ được xác định cụ thể phụ thuộc nhu cầu sử dụng đất của địa phương. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật tuân thủ Tiêu chuẩn, Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam, và quy định hiện hành của Nhà nước và Thành phố.
* Đất ở mới:
- Đất ở mới bao gồm nhà ở chung cư, liền kế, biệt thự, nhà vườn, cây xanh, dịch vụ công cộng nhóm nhà ở, nhà trẻ mẫu giáo, vườn hoa, sân chơi luyện tập TDTT, đư­ờng nội bộ, bãi đỗ xe…
- Vị trí đất ở mới xác định trên bản vẽ làm cơ sở để nghiên cứu trong giai đoạn sau. Quy mô, chức năng, các chỉ tiêu sử dụng đất nhóm nhà ở sẽ được xác định cụ thể trong giai đoạn sau, tuân thủ Tiêu chuẩn, Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam.
- Đất ở mới được nghiên cứu xây dựng đồng bộ, hiện đại về hệ thống hạ tầng kỹ thuật, tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan, kết nối hài hòa với khu vực ở hiện có, khai thác các hình thức kiến trúc truyền thống, gìn giữ giá trị văn hóa đặc trưng. Nhà ở được phát triển đa dạng với các loại hình nhà ở chung cư, liền kế, biệt thự, nhà vườn…đảm bảo hài hòa với không gian kiến trúc cảnh quan xung quanh.
- Đất ở xây dựng mới cần dành giải quyết nhu cầu theo thứ tự ưu tiên: nhà ở giãn dân, nhà ở tái định cư phục vụ giải phóng mặt bằng, nhà ở xã hội, nhà ở thương mại.
* Đất ở hiện có cải tạo chỉnh trang:
- Đất ở hiện có cải tạo chỉnh trang bao gồm các khu vực nhà ở hiện có (chủ yếu tập trung ở thị trấn Trạm Trôi và dọc tuyến đường 32, đường 70) và làng xóm nằm rải rác trong khu vực nghiên cứu. Trong đất ở hiện có cải tạo chỉnh trang bao gồm nhà ở thấp tầng, đường nội bộ, công trình cộng cộng nhóm nhà ở (nhà văn hóa thôn, nhà trẻ mẫu giáo...), vườn hoa, sân chơi luyện tập TDTT...
- Quy mô, chức năng, các chỉ tiêu sử dụng đất ở hiện có cải tạo chỉnh trang sẽ được xác định cụ thể trong giai đoạn sau, tuân thủ Tiêu chuẩn, Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam.
- Đất nhóm nhà ở hiện có cải tạo, chỉnh trang cần được nghiên cứu bổ sung đủ hệ thống giao thông và hạ tầng kỹ thuật, kết nối với các khu vực xung quanh, kiểm soát không gian kiến trúc cảnh quan theo hướng mật độ xây dựng thấp, thấp tầng, đi đôi với bảo tồn, khai thác các kiến trúc truyền thống, gìn giữ giá trị văn hóa đặc trưng (hạn chế san lấp ao, hồ). Nhà ở được phát triển đa dạng với các loại hình nhà ở liền kế, biệt thự, nhà vườn…đảm bảo hài hòa với không gian kiến trúc cảnh quan xung quanh.
* Đất giao thông đơn vị ở:
- Đất giao thông đơn vị ở bao gồm đường giao thông từ đường chính khu vực trở xuống và bãi đỗ xe.
- Đường giao thông xác lập trên bản vẽ được định hướng về hướng tuyến, mặt cắt ngang theo cấp đường nhằm kết nối với hệ thống giao thông, hạ tầng kỹ thuật chung của khu vực, làm cơ sở để cụ thể hóa mạng lưới giao thông trong giai đoạn sau. Đối với mạng đường từ đường phân khu vực trở xuống mà đi qua các khu ở hiện có, có thể  được nghiên cứu điều chỉnh để phù hợp với thực tế và phải đảm bảo kết nối giao thông và HTKT chung khu vực.
- Bãi đỗ xe trong đơn vị ở nằm trong thành phần các chức năng đất đơn vị ở, vị trí và quy mô sẽ được xác định cụ thể trong giai đoạn sau.
f) Quỹ đất tái định cư phục vụ di dân giải phóng mặt bằng trục Hồ Tây - Ba Vì:
- Vị trí, ranh giới: bao gồm 03 khu, được bố trí tại các ô quy hoạch có ký hiệu: C3 - D3, F1 - F3, G2 trong quy hoạch phân khu S2.
- Quy mô diện tích đất: khoảng 114 ha (khu C3 - D3: khoảng 37ha, F1 - F3: khoảng 45ha, G2: khoảng 32ha).
- Chức năng sử dụng đất: xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội bao gồm: đất nhóm ở mới, trường học, nhà trẻ mẫu giáo, cây xanh, bãi đỗ xe...
IV.3.2.2. Quy hoạch  đất khác trong phạm vi khu dân dụng:
a)    Đất hỗn hợp:
- Đất hỗn hợp là khu đất kết hợp nhiều chức năng như công cộng, trụ sở cơ quan, văn phòng, trung tâm thương mại, nhà ở, … Trong đất hỗn hợp không xây dựng công trình ngoài dân dụng.
- Các công trình có thể tổ chức hợp khối, đa chức năng nhằm tiết kiệm đất và khai thác hiệu quả quỹ đất.
- Đất dành cho xây dựng nhà ở không quá 30% diện tích đất hỗn hợp. Với công trình đa chức năng có nhà ở, thì quy mô nhà ở không quá 50% diện tích sàn của công trình. 
- Vị trí đất hỗn hợp xác định trên bản vẽ làm cơ sở để nghiên cứu trong giai đoạn sau. Trong quá trình nghiên cứu nhằm cụ thể hóa quy hoạch phân khu này, vị trí các công trình hỗn hợp này có thể điều chỉnh để phù hợp với thức tế, tiết kiệm đất và tuân thủ Tiêu chuẩn, Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam.
- Quy mô, chức năng và các chỉ tiêu sử dụng đất hỗn hợp cụ thể sẽ được xác định trong giai đoạn sau tuân thủ Tiêu chuẩn, Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam.
- Tổng diện tích đất hỗn hợp khoảng 127,38ha chiếm 4,27% diện tích đất nghiên cứu.
b) Đất cơ quan, viện nghiên cứu, trường đào tạo:
- Đất cơ quan, trường đào tạo chủ yếu được xác định trên cơ sở cơ quan, trường đào tạo hiện có.
- Nhu cầu xác lập đất cơ quan, trường đào tạo mới sẽ được xác định trên cơ sở quỹ đất công cộng Thành phố, khu ở, đất hỗn hợp và được cụ thể hóa ở giai đọan sau được cấp thẩm quyền phê duyệt.
- Vị trí đất cơ quan, viện nghiên cứu, trường đào tạo được xác định tại bản vẽ trên cơ sở quỹ đất cơ quan, viện nghiên cứu, trường đào tạo hiện có (sau khi mở đường theo quy hoạch - nếu có). Quy mô, chức năng, các chỉ tiêu sử dụng đất các công trình cơ quan, viện nghiên cứu, trường đào tạo sẽ được xác định cụ thể trong giai đoạn sau, tuân thủ Tiêu chuẩn, Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam và quy định hiện hành của Nhà nước và Thành phố.
- Tổng diện tích đất cơ quan, trường đào tạo khoảng 45,13ha chiếm 1,51% diện tích đất nghiên cứu.
b)    Đất công trình di tích, tôn giáo – tín ngưỡng:
- Đất di tích, tôn giáo, tín ngưỡng là đất các công trình di tích nằm trong khu vực nghiên cứu bao gồm cả hành lang bảo vệ các công trình di tích này theo Luật định.
- Bảo tồn tôn tạo các công trình, cụm công trình di tích, tôn giáo phải đảm bảo các hành lang bảo vệ theo Luật định.
- Đối với đất di tích, danh thắng, quy mô diện tích và hành lang bảo vệ sẽ được xác định chính xác ở tỉ lệ 1/500 trên cơ sở quyết định của cơ quan có thẩm quyền. Việc lập dự án, cải tạo, xây dựng trong khu vực này phải tuân thủ Luật di sản văn hóa, do cấp thẩm quyền phê duyệt.
- Vị trí đất di tích, tôn giáo, tín ngưỡng được xác định tại bản vẽ trên cơ sở quỹ đất di tích, tôn giáo, tín ngưỡng (sau khi mở đường theo quy hoạch - nếu có). Quy mô sẽ được xác định cụ thể trong giai đoạn sau.
- Tổng diện tích đất di tích, tôn giáo, tín ngưỡng khoảng 13,42ha chiếm 0,45% diện tích đất nghiên cứu.
IV.3.2.3. Quy hoạch đất ngoài phạm vi khu dân dụng:
a)    Đất an ninh, quốc phòng:
Ngoài một số khu vực đất an ninh, quốc phòng đã có chủ trương chuyển đổi sang đất dân dụnng, các khu đất an ninh, quốc phòng còn lại được bố trí như hiện trạng với quy mô là quỹ đất còn lại sau khi mở đường theo quy hoạch.
b)     Đất công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật:
Đất công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật bao gồm đất xây dựng nhà tang lễ, trạm bơm, trạm xử lý nước thải, trạm điện, trạm trung chuyển trung tâm tiếp vận, đất hành lang cách ly tuyến dầu, tuyến điện, đường sắt, mương và hành lang bảo vệ và cảng nội địa (ICD).
* Lưu ý: Đối với đất nghĩa trang, nghĩa địa và các mộ nằm rải rác hiện có phải di dời đến nghĩa trang tập trung của Thành phố.
IV.4. Tổ chức không gian quy hoạch kiến trúc cảnh quan:
IV.4.1. Bố cục không gian kiến trúc toàn phân khu:
- Phát triển đô thị dựa trên định hướng Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đã được phê duyệt, bao gồm các khung giao thông chính, các khu vực dân cư hiện hữu.
- Không gian đô thị được xác lập theo mô hình đô thị nén, cao tầng hiện đại, mật độ cao. Các công trình cao tầng bố trí dọc tuyến đường 32 và tuyến đường liên khu vực hướng Bắc Nam đi qua giữa khu vực nghiên cứu.
- Các tuyến cây xanh cảnh quan tổ chức theo các chuỗi, dải kết nối các khu công viên cây xanh trong đô thị với các nêm xanh, tạo khoảng đệm giữa các khu đô thị với khu vực xây dựng hiện hữu.
- Trục Hồ Tây – Ba Vì được định hướng là trục trung tâm quan trọng của toàn phân khu, với các công trình cộng cộng dạng thấp tầng, khối tích lớn kết hợp công viên cây xanh mặt nước, quảng trường ở giữa trục. Hai bên trục là các công trình công cộng văn hóa, hành chính, thương mại… và các công trình hỗn hợp có tầng cao tăng dần về hai phía. Không gian kiến trúc toàn phân khu cũng được định hướng sẽ có chiều cao công trình tăng dần từ trục này về  hai phía Bắc và Nam của khu vực.
- Không gian trong các khu ở, đơn vị ở được tổ chức theo cấu trúc trục lõi trung tâm tạo được sự hài hòa giữa các công trình thương mại cao tầng, chung cư cao tầng với khu nhà ở sinh thái thấp tầng, làng xóm cũ và các công trình hạ tầng xã hội khác.
- Đối với các công trình làng xóm cũ cải tạo theo hướng tăng cường hệ thống hạ tầng kỹ thuật, giao thông, cây xanh hạ tầng xã hội, giữ được cấu trúc làng xóm cũ: mật độ xây dựng thấp, nhiều sân vườn, hình thức công trình kiến trúc truyền thống.
 IV.4.2. Khu vực trọng tâm, các tuyến, điểm nhấn và điểm nhìn quan trọng:
a)    Khu vực trọng tâm:
Trọng tâm của khu vực nghiên cứu là không gian hai bên trục đường Hồ Tây - Ba Vì với các công trình công cộng về văn hóa, lịch sử như nhà hát, bảo tàng... có khối tích lớn, xây dựng dạng thấp tầng kết hợp với các công trình nghệ thuật như tượng đài, tiểu cảnh kết hợp với công viên cây xanh, hồ nước tạo thành trục văn hóa và là điểm nhấn cho toàn phân khu đô thị.
b)    Các tuyến quan trọng:
Ngoài trục Hồ Tây – Ba Vì, tuyến đường 32 và đường liên khu vực hướng Bắc Nam đi qua giữa khu vực nghiên cứu là các tuyến quan trọng cả về giao thông và không gian của toàn bộ khu vực. Hai bên trục đường 32 là các công trình công cộng như trung tâm tài chính, thương mại, thể dục thể thao... với hình thức cao tầng tại các điểm giao cắt giữa các trục đường chính, kết hợp với các khu nhà ở thấp tầng hiện có và chung cư cao tầng xây dựng mới tạo thành một tuyến phố hiện đại với nhịp điệu đan xen giữa khu cao tầng và thấp tầng; Không gian dọc trục đường liên khu vực hướng Bắc Nam đi qua giữa khu vực nghiên cứu bao gồm các công trình công cộng hành chính, y tế, hỗn hợp thương mại văn phòng và nhà ở cao tầng hiện đại, kết hợp trục cây xanh cảnh quan có vai trò kết nối không gian phía Bắc và phía Nam khu vực nghiên cứu với trung tâm của trục Hồ Tây – Ba Vì, và kết nối không gian phân khu đô thị S2 với nêm xanh thuộc phân khu GS phía Bắc và Nam khu vực.
c)     Các điểm nhấn:
Các điểm nhấn của khu vực nghiên cứu là các công trình cao tầng tại các điểm giao cắt giữa các trục đường chính (đường 32 với đường 3,5) và các công trình hỗn hợp cao tầng bên cạnh khu công viên cây xanh mặt nước Thành phố dọc trục đường liên khu vực hướng Bắc Nam đi qua giữa khu vực nghiên cứu. Ngoài ra trên trục Hồ Tây – Ba Vì  là các công trình công cộng văn hóa cấp Thành phố, được xây dựng thấp tầng, khối tích lớn cùng với các công trình công cộng cao tầng hai bên trục kết hợp với không gian cây xanh quảng trường tạo thành điểm nhấn về không gian quan trọng cho toàn bộ khu vực nghiên cứu.
d)    Điểm nhìn quan trọng:
Các điểm nhìn quan trọng là các hướng:
- Trên trục Hồ Tây – Ba Vì, hướng từ trung tâm thành phố ra đường vành đai 4 và ngược lại.
- Trên tuyến đường khu vực hướng Bắc Nam qua giữa khu vực nghiên cứu, hướng từ phía Nam khu vực qua trục Hồ Tây – Ba Vì, lên đến đường 32 và ngược lại.
- Trên đường 32, hướng đường 3,5 đến đường vành đai 4 và ngược lại.
IV.4.3. Các yêu cầu về tổ chức và bảo vệ cảnh quan:
- Đối với khu vực làng xóm cũ cải tạo theo hướng tăng cường hệ thống hạ tầng kỹ thuật, giao thông, cây xanh hạ tầng xã  hội, giữ được cấu trúc làng xóm cũ: mật độ xây dựng thấp, nhiều sân vườn, hình thức công trình kiến trúc truyền thống. Tạo ra những vùng đệm giữa khu vực phát triển đô thị mới cao tầng và khu làng xóm cũ tạo sự hài hòa chuyển đổi dần về không gian cũng như giải quyết các vấn đề về kết cấu hạ tầng kỹ thuật. 
- Các công trình tôn giáo tín ngưỡng, di tích lịch sử như đình, chùa, nhà thờ... được tôn tạo, quản lý về hình thức kiến trúc, chiều cao khoảng cách công trình xung quanh di tích không làm ảnh hưởng đến cảnh quan khu di tích.
- Tạo lập các không gian xanh: Khu công viên, văn hóa giải trí kết nối với nêm xanh phía Bắc khu vực nghiên cứu và vùng đệm cảnh quan dọc đường vành đai 4. Tổ chức công viên đô thị tại trục Hồ Tây – Ba Vì phía Nam khu vực nghiên cứu.
- Tổ chức các khu nhà ở chất lượng cao, theo hướng cao tầng và mật độ xây dựng thấp, dành quỹ đất tổ chức không gian cây xanh và các khu nhà ở thu nhập thấp, nhà ở phục vụ di dân GPMB.
- Bổ sung nâng cấp hệ thống dịch vụ hạ tầng xã hội: giáo dục, y tế, văn hóa...
- Tổ chức hệ thống đầu mối giao thông: tuyến đường Hồ Tây – Ba Vì, đường 3.5,  đường 70, đường vành đai 4, tuyến đường sắt vành đai phía Tây và các công trình hạ tầng kỹ thuật khác: trạm điện, cấp nước, khu xử lý nước thải, bến bãi tiếp vận...
IV.4.4. Cấu trúc quy hoạch đô thị và các khu chức năng đô thị hiện nay:
Cấu trúc đô thị được xác lập trên các yếu tố:
- Yếu tố văn hóa lịch sử: di tích, làng xóm hiện có.
- Khung kết cấu giao thông đường bộ, sắt đã xác lập trong QHCHN2030.
* Tổ chức không gian xanh:
Cấu trúc không gian xanh đô thị lấy khu công viên quảng trường trên trục Hồ Tây - Ba Vì, khu công viên cây xanh phía Nam khu vực nghiên cứu và dải xanh cảnh quan vùng đệm dọc vành đai 4 để xác định hình thái đô thị, tổ chức các dải xanh kết nối vào các khu công viên cây xanh lớn trong các phân khu đô thị, tạo nên sự gắn kết giữa không gian xanh trong khu đô thị với các không gian xanh cấp Thành phố.
* Tổ chức hệ thống công cộng:
Hệ thống công cộng đô thị được xác định phù hợp với QHCHN2030, với các trung tâm công cộng lớn nằm trên các tuyến đường 32, đường 3.5, tuyến đường khu vực hướng Bắc Nam chạy qua giữa khu vực nghiên cứu và trục Hồ Tây – Ba Vì.
Phát triển cấu trúc lõi công cộng theo trục hướng đường ngang theo các khu nhà ở, tạo thành trung tâm khu ở, từ đó phát triển tiếp hệ thống công cộng cấp đơn vị ở.
* Tổ chức phân khu chức năng các khu quy hoạch, ô quy hoạch:
Trên cơ sở mạng lưới giao thông và cấu trúc công cộng, cây xanh, tổ chức phân thành các khu chức năng và ô quy hoạch nhằm cân đối các chỉ tiêu sử dụng đất và xác định quy mô dân số, bán kính phục vụ phù hợp với Quy chuẩn Xây dựng.
IV.4.5. Các vùng, khu vực đặc trưng cần kiểm soát:
a)    Vị trí, quy mô các vùng, khu vực đặc trưng cần kiểm soát:
Vị trí và các khu vực đặc trưng cần kiểm soát gồm:
- Trục Hồ Tây – Ba Vì và không gian hai bên trục:
Giữa trục là hệ thống các công trình công cộng về văn hóa, lịch sử như nhà hát, bảo tàng... được xây dựng với khối tích lớn, thấp tầng kết hợp với không gian cây xanh mặt nước, các công trình biểu tượng về nghệ thuật như tiểu cảnh, tượng đài… cùng với tuyến cây xanh cảnh quan hai bên trục (bề rộng 50m) tạo thành trục không gian văn hóa lịch sử trang trọng của toàn khu vực. Hai bên trục là hệ thống các công trình công cộng cấp Thành phố, khu vực và làng xóm hiện có, trong đó các công trình công cộng được xây dựng thấp tầng, kết hợp với khu vực làng xóm được cải tạo chỉnh trang theo hướng giữ được cấu trúc làng xóm cũ: mật độ xây dựng thấp, nhiều sân vườn, hình thức công trình kiến trúc truyền thống tôn thêm tính chất văn hóa lịch sử cho trục Hồ Tây – Ba Vì.
Quy mô cụ thể sẽ được xác định cụ thể ở giai đoạn sau.
- Các khu vực làng xóm hiện hữu.
b)    Nội dung cần thực hiện tại các vùng, khu vực kiểm soát:
Trên cơ sở các vị trí và khu vực cần kiểm soát nêu trên, các nội dung cần thực hiện bao gồm:
- Lập quy hoạch chi tiết và các quy định quản lý.
- Kiểm soát quy mô dân số và chống lấn chiếm đất đai.
V. THIẾT KẾ ĐÔ THỊ
V.1. Đánh giá đặc trưng về môi trường và cảnh quan kiến trúc:
- Khu vực nghiên cứu không có không gian cảnh quan mặt nước tự nhiên. Trong phương án thiết kế đã tổ chức các công viên cây xanh, mặt nước kết hợp với các không gian đô thị mới, tạo lập thành khu vực đô thị hiện đại trong chuỗi đô thị phía Đông vành đai 4.
- Các cụm làng xóm với đặc trưng kiến trúc của vùng Bắc bộ.
V.2. Các nguyên tắc thiết kế đô thị:
V.2.1. Nguyên tắc chung:
- Tuân thủ định hướng phát triển không gian quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 (QHCHN2030) đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011.
- Đảm bảo tính thống nhất từ không gian tổng thể đô thị đến không gian cụ thể thuộc đô thị; Phải có tính kế thừa kiến trúc, cảnh quan đô thị và phù hợp với điều kiện, đặc điểm tự nhiên, đồng thời tôn trọng tập quán, văn hoá địa phương; phát huy các giá trị truyền thống để gìn giữ bản sắc của từng vùng, miền trong kiến trúc, cảnh quan đô thị.
- Tuân thủ quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất, các chỉ tiêu khống chế đã được xác lập trong quy hoạch phân khu.
- Tuân thủ các yêu cầu, quy định được xác lập theo Luật, Nghị định, Thông tư và Tiêu chuẩn, Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam.
- Tuân thủ quy định hiện hành của Nhà nước và Thành phố đối với các công trình có liên quan. 
V.2.2. Yêu cầu tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan:
- Bố cục quy hoạch công trình cần được nghiên cứu trên cơ sở phân tích về các điều kiện vi khí hậu của khu đất thiết kế, phải lựa chọn được giải pháp tối ưu về bố cục công trình để hạn chế tác động xấu của hướng nắng, hướng gió đối với điều kiện vi khí hậu trong công trình, hạn chế tối đa nhu cầu sử dụng năng lượng cho mục đích hạ nhiệt hoặc sưởi ấm trong công trình.
- Quy mô đất công trình tuân thủ quy định về quy mô đã được xác lập trong quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất. Vị trí và quy mô cụ thể các chức năng sẽ được nghiên cứu trong giai đoạn sau, tuân thủ Tiêu chuẩn, Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam.
- Mật độ xây dựng công trình tối đa, tối thiểu phải đáp ứng theo theo quy định đã được xác lập trong quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất. Tùy từng chức năng sử dụng và vị trí cụ thể mật độ xây dựng công trình tối đa, tối thiểu phải tuân thủ Tiêu chuẩn, Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam.
- Tầng cao công trình tối đa, tối thiểu phải đáp ứng theo theo quy định về đã được xác lập trong quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất. Tùy từng chức năng sử dụng và vị trí cụ thể, tầng cao công trình tối đa, tối thiểu phải tuân thủ Tiêu chuẩn, Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam;
- Chiều cao công trình và chiều cao các tầng nhà, mái đón, mái hè phố, bậc thềm, ban công và các chi tiết kiến trúc (gờ, chỉ, phào…), phải đảm bảo hài hòa, đảm bảo tính thống nhất và mối tương quan về chiều cao với các công trình lân cận cho từng khu chức năng và cho toàn khu vực; khuyến khích xây dựng công trình có chiều cao các tầng nhà, mái đón, mái hè phố, bậc thềm, ban công và các chi tiết kiến trúc (gờ, chỉ, phào…) bằng nhau. 
- Khoảng lùi của công trình trên các đường phố chính và các ngã phố chính tuân thủ khoảng lùi tối thiểu đã được quy định theo Tiêu chuẩn, Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam, đảm bảo tính thống nhất trên các tuyến phố; khuyến khích nghiên cứu khoảng lùi lớn hơn nhằm tạo không gian quảng trường đối với các ngã phố chính.
- Độ vươn ra của các chi tiết kiến trúc như mái đón, mái hè phố, bậc thềm, ban công và các chi tiết kiến trúc (gờ, chỉ, phào…) phải đảm bảo hài hòa, đảm bảo tính thống nhất và mối tương quan về độ vươn ra với các công trình lân cận cho từng khu chức năng và cho toàn khu vực; khuyến khích nghiên cứu xây dựng độ vươn ra của các chi tiết kiến trúc công trình bằng nhau. 
- Hình khối, màu sắc, ánh sáng, hình thức kiến trúc chủ đạo của các công trình kiến trúc, hệ thống cây xanh, mặt nước, quảng trường phải phù hợp với không gian chung và tính chất sử dụng của công trình.
- Tỷ lệ đất trồng cây xanh trong các lô đất không thấp hơn các quy định đã được xác lập trong Tiêu chuẩn, Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam, khuyến khích tạo lập hệ thống cây xanh lớn hơn theo quy định và nghiên cứu xây dựng công trình theo hướng đô thị xanh.
- Cổng ra vào, biển hiệu quảng cáo phải đảm bảo hài hòa, đảm bảo tính thống nhất và mối tương quan về kích thước (chiều cao, chiều rộng), hình thức kiến trúc với các công trình lân cận cho từng khu chức năng và cho toàn khu vực; khuyến khích nghiên cứu xây dựng đảm bảo tính thống nhất, đồng nhất.
- Đảm bảo giao thông đường phố tại khu vực cổng ra vào công trình thương mại, dịch vụ và giáo dục đào tạo được an toàn và thông suốt, không bị tắc nghẽn: có diện tích tập kết người và xe trước cổng (còn gọi là vịnh đậu xe); cổng và phần hàng rào giáp hai bên cổng lùi sâu khỏi ranh giới lô đất, tạo thành chỗ tập kết có chiều sâu tối thiểu 4m, chiều ngang tối thiểu bằng 4 lần chiều rộng của cổng.
V.3. Giải pháp thiết kế đô thị phân khu:
V.3.1. Cấu trúc không gian đô thị phân khu:
Phân bố khu vực nghiên cứu thành các khu vực trên cơ sở ranh giới nghiên cứu với các tuyến đường giao thông chính đô thị. Hình thành trung tâm cấp đô thị, khu vực và các khu ở hoặc đơn vị ở độc lập.
Phát triển các khu đô thị mới đồng bộ, hiện đại gắn với cải tạo, chỉnh trang, xây dựng lại các khu ở hiện có, tạo dựng một phân khu đô thị hoàn chỉnh, đáp ứng các nhu cầu hạ tầng xã hội và nhà ở phục vụ khu công nghiệp.
Tổ chức không gian cảnh quan thấp tầng, trung tầng và cao tầng. Hình thành các trục đô thị, trục cảnh quan và các không gian điểm nhấn trọng tâm, đảm bảo sự liên kết hài hòa với không gian xung quanh.
Tại các khu ở hình thành các đơn vị ở, với hạt nhân khu ở là khu công viên, vườn hoa cây xanh, trung tâm hành chính, văn hóa, thương mại dịch vụ và trường trung học phổ thông.
Các đơn vị ở tổ chức các nhóm ở, với hạt nhân đơn vị ở là khu cây xanh, vườn hoa, công cộng đơn vị ở và cụm trường tiểu học, trung học cơ sở.
Theo đó hình thành hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật: trạm cấp điện, cấp nước, xử lý nước thải, bến bãi đỗ xe.
V.3.2. Phân vùng thiết kế đô thị:
Phân vùng thiết kế đô thị trên cơ sở các khu vực dựa trên cơ sở ranh giới nghiên cứu với các tuyến đường giao thông chính đô thị đã được xác lập trong quy hoạch sử dụng đất.
Phân vùng thiết kế đô thị trong phân khu bao gồm:
- Các khu chức năng đô thị, gồm: công trình công cộng Thành phố, khu ở, đơn vị ở; công viên, cây xanh, mặt nước; công trình thể dục thể thao; đường giao thông và các tiện ích đô thị; các nhóm nhà.
- Các ô quy hoạch đã xác lập trong phân khu đô thị.
- Các trục tuyến chính, quan trọng.
- Các điểm nhấn quan trọng.
- Các không gian mở.
V.3.3. Thiết kế đô thị đối với khu chức năng:
a/ Công trình công cộng cấp thành phố, khu ở, đơn vị ở:
* Chức năng:
Công trình công cộng cấp thành phố, khu ở, đơn vị ở bao gồm các chức năng chính: thương mại, dịch vụ, y tế, văn hóa, hành chính quản lý đô thị và công trình công cộng hỗn hợp khác. 
 * Yêu cầu  tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan:
- Tuân thủ các yêu cầu, quy định được xác lập theo Tiêu chuẩn, Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam đối với các chức năng thành phần của đất công cộng Thành phố, khu ở, đơn vị ở về công trình thương mại, dịch vụ, y tế, văn hóa, hành chính quản lý đô thị và công trình công cộng hỗn hợp khác. 
- Tuân thủ quy định hiện hành của Nhà nước và Thành phố đối với các công trình  thương mại, dịch vụ, y tế, văn hóa, hành chính quản lý đô thị và công trình công cộng hỗn hợp khác như: Quyết định số 147/1999/QĐ-TTg ngày 05/7/1999 của Thủ tướng Chính phủ quy định về Tiêu chuẩn định mức sử dụng trụ sở làm việc tại các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp; Quyết định số 260/2006/QĐ-TTg ngày 14/11/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc Sửa đổi, bổ sung Quyết định số 147/1999/QĐ-TTg ngày 05/7/1999 của Thủ tướng Chính phủ Quy định về Tiêu chuẩn định mức sử dụng trụ sở làm việc tại các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp; TCXDVN số 365-2007 về thiết kế bệnh viện đa khoa;Quyết định số 07/2008/QĐ-BXD ngày 27/5/2008 của Bộ Xây dựng về Ban hành thiết kế điển hình...
b/ Công trình giáo dục, dạy nghề:
* Chức năng:
Công trình giáo dục, dạy nghề bao gồm các trường trung học phổ thông, dạy nghề; trung học cơ sở; tiểu học; mầm non.
* Yêu cầu  tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan:
- Tuân thủ quy định hiện hành của Nhà nước và Thành phố đối với các công trình  giáo dục như Quy định trường chuẩn quốc gia, các yêu cầu, quy định được xác lập theo Tiêu chuẩn, Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam về thiết kế trường học…
c/ Đất cây xanh:
* Chức năng:
Đất cây xanh trong phân khu đô thị gồm cây xanh thành phố, khu ở, đơn vị ở (công viên, vườn hoa, cây xanh đường phố). Cây xanh đô thị bao gồm cả công trình thể thao, khu vui chơi giải trí, đường đi, sân bãi, mặt nước và một số công trình kiến trúc trong khuôn viên công viên, vườn hoa.
      Trong đất cây xanh Thành phố cần có chức năng riêng biệt (như: công viên thiếu nhi, công viên thể thao, vườn bách thú, bách thảo, công viên nước …).
      Trong đất cây xanh khu ở cần có chức năng riêng biệt (như: khu cây xanh, khu vui chơi, thể thao …).
      Trong đất cây xanh đơn vị ở bao gồm: Vườn hoa (tổ chức dành cho dạo chơi, thư giãn, nghỉ ngơi), sinh hoạt văn hóa (như biểu diễn nghệ thuật quần chúng, triển lãm hay hoạt động tập luyện TDTT…).
* Nguyên tắc tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan:
- Khai thác hợp lý không gian mặt nước nhằm tạo ra giá trị thẩm mỹ, gắn với tiện nghi, nâng cao hiệu quả sử dụng không gian và bảo vệ môi trường đô thị.
- Tuân thủ các yêu cầu, quy định được xác lập theo Tiêu chuẩn, Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam đối với các chức năng thành phần của đất cây xanh.
- Tuân thủ quy định hiện hành của Nhà nước và Thành phố đối với các công trình xây dựng trong khu cây xanh...
* Yêu cầu tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan:
      - Cây xanh trong phân khu đô thị phải được gắn kết chung với các loại cây xanh sử dụng hạn chế, cây xanh chuyên môn, và vành đai xanh ngoài phân khu đô thị (kể cả mặt nước) thành một hệ thống hoàn chỉnh, liên tục.
      - Cây xanh phải thoả mãn yêu cầu thông gió, chống ồn, điều hoà không khí và ánh sáng, cải thiện tốt môi trường vi khí hậu để đảm bảo nâng cao sức khoẻ của người dân và người tham gia thể thao.
- Bố cục cây xanh công viên, vườn hoa, cây xanh đường phố cần được nghiên cứu trên cơ sở phân tích về các điều kiện vi khí hậu của khu đất thiết kế, phải lựa chọn được giải pháp tối ưu về bố cục công trình để hạn chế tác động xấu của hướng nắng, hướng gió đối với điều kiện vi khí hậu trong công trình, hạn chế tối đa nhu cầu sử dụng năng lượng cho mục đích hạ nhiệt hoặc sưởi ấm trong công trình.
- Tổ chức không gian xanh phải tận dụng, khai thác, lựa chọn đất đai thích hợp, phải kết hợp hài hoà với mặt nước, với môi trường xung quanh, tổ chức thành hệ thống với nhiều dạng phong phú: tuyến, điểm, diện.
- Khi thiết kế công viên, vườn hoa phải lựa chọn loại cây trồng và giải pháp thích hợp nhằm tạo được bản sắc địa phương, dân tộc và hiện đại, không xa lạ với tập quán địa phương  Ngoài ra, lựa chọn cây trồng trên các vườn hoa nhỏ phải đảm bảo sự sinh trưởng và phát triển không ảnh hưởng đến tầm nhìn các phương tiện giao thông.
- Các loại cây trồng phải đảm bảo các yêu cầu sau: Cây phải chịu được gió, bụi, sâu bệnh; Cây thân đẹp, dáng đẹp; Cây có rễ ăn sâu, không có rễ nổi; Cây lá xanh quanh năm, không rụng lá trơ cành hoặc cây có giai đoạn rụng lá trơ cành vào mùa đông nhưng dáng đẹp, màu đẹp và có tỷ lệ thấp; Không có quả thịt gây hấp dẫn ruồi muỗi; Cây không có gai sắc nhọn, hoa quả mùi khó chịu; Có bố cục phù hợp với quy hoạch chi tiết được duyệt.
- Về phối kết các loại cây, hoa nên: Nhiều loại cây, loại hoa; Cây có lá, hoa màu sắc phong phú  theo 4 mùa; Nhiều tầng cao thấp, cây thân gỗ, cây bụi và cỏ, mặt nước, tượng hay phù điêu và công trình kiến trúc.
- Sử dụng các quy luật trong nghệ thuật phối kết cây với cây, cây với mặt nước, cây với công trình và  xung quanh hợp lý, tạo nên sự hài hoà, lại vừa có tính tương phản vừa có tính tương tự, đảm bảo tính hệ thống tự nhiên.
d/ Đất nhóm nhà ở:
* Chức năng:
Đất nhóm nhà ở bao gồm đất ở, cây xanh, dịch vụ công cộng nhóm nhà ở, trường mầm non, vườn hoa, đư­ờng nội bộ, sân chơi luyện tập TDTT, bãi đỗ xe… Trong đất ở bao gồm nhà ở chung cư, liền kế, biệt thự, nhà vườn.
Đất nhóm nhà ở phân loại thành đất nhóm nhà ở xây dựng mới; nhóm nhà ở hiện có cải tạo xây dựng lại và nhóm nhà ở hiện có cải tạo chỉnh trang để kiểm soát phát triển.
* Yêu cầu tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan:
- Đất nhóm nhà ở xây dựng mới được nghiên cứu xây dựng đồng bộ hiện đại về hệ thống hạ tầng kỹ thuật, tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan, kết nối hài hòa với khu vực ở hiện có, khai thác các hình thức kiến trúc truyền thống, gìn giữ giá trị văn hóa đặc trưng. Nhà ở được phát triển đa dạng với các loại hình nhà ở chung cư, liền kế, biệt thự, nhà vườn…đảm bảo hài hòa với không gian kiến trúc cảnh quan xung quanh.
- Đất nhóm nhà ở hiện có cải tạo xây dựng chỉnh trang chủ yếu thuộc khu vực làng xóm hiện có. Theo đó, các khu vực này cần được thiết kế đô thị, kiểm soát không gian kiến trúc cảnh quan theo hướng mật độ xây dựng thấp, thấp tầng, đi đôi với bảo tồn, khai thác các kiến trúc truyền thống, gìn giữ giá trị văn hóa đặc trưng. Nhà ở được phát triển đa dạng với các loại hình nhà ở chung cư, liền kế, biệt thự, nhà vườn…đảm bảo hài hòa với không gian kiến trúc cảnh quan xung quanh.
- Quy mô đất công trình tuân thủ quy định về quy mô đã được xác lập trong quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất. Vị trí và quy mô cụ thể các loại công trình nhà ở sẽ được nghiên cứu trong giai đoạn sau, tuân thủ Tiêu chuẩn, Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam.
e/ Đất di tích, tôn giáo tín ngưỡng:
* Nguyên tắc tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan:
- Tuân thủ quy định của Luật di sản văn hóa, Pháp lệnh bảo vệ di tích và danh thắng.
* Yêu cầu tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan:
- Đảm bảo khu vực bảo vệ I của di tích theo Luật định; Khu vực bảo vệ II là khu vực bao quanh hoặc tiếp giáp với khu vực bảo vệ I để bảo vệ cảnh quan và môi trường – sinh thái của di tích và là khu vực được phép xây dựng các công trình phục vụ việc bảo vệ và phát huy giá trị của di tích.Việc xác định khu vực bảo vệ II được thực hiện theo Luật định.
- Việc thiết kế cải tạo, xây dựng lại công trình di tích không làm thay đổi yếu tố gốc cấu thành di tích (như đưa thêm, di dời, thay đổi hiện vật trong di tích) hoặc tu bổ, phục hồi không đúng với yếu tố gốc cấu thành di tích và các hành vi khác khi chưa được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hóa, thể thao và du lịch; Không làm thay đổi môi trường cảnh quan của di tích như chặt cây, phá đá, đào bới, xây dựng trái phép và các hành vi khác gây ảnh hưởng xấu đến di tích.
- Việc thiết kế cải tạo xây dựng lại công trình di tích được thực hiện theo Luật định và phải có ý kiến thẩm định bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Hình khối, màu sắc, ánh sáng, hình thức kiến trúc chủ đạo của các công trình kiến trúc, hệ thống cây xanh, mặt nước phải phù hợp với không gian chung của di tích.
f/ Đất cơ quan, viện nghiên cứu, trường đào tạo:
* Chức năng:
- Đất cơ quan, trường đào tạo chủ yếu được xác định trên cơ sở cơ quan, trường đào tạo hiện có.
- Nhu cầu xác lập đất cơ quan, trường đào tạo mới sẽ được xác định trên cơ sở quỹ đất công cộng thành phố, khu ở và công cộng hỗn hợp, sẽ được cụ thể hóa ở giai đọan sau được cấp thẩm quyền phê duyệt.
g/ Đất giao thông:
* Nguyên tắc tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan:
- Tuân thủ quy hoạch giao thông đã được xác lập trong quy hoạch phân khu.
- Tuân thủ các yêu cầu, quy định được xác lập theo Tiêu chuẩn, Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam.
* Yêu cầu tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan:
- Mặt cắt ngang đường gồm nhiều bộ phận cấu thành: phần xe chạy, hè đường, lề đường, phần phân cách (phần phân cách giữa, phần phân cách ngoài), phần trồng cây, các làn xe phụ... Tuỳ theo loại đường phố và nhu cầu cấu tạo từng vị trí mà có thể có đầy đủ hoặc không có đầy đủ các bộ phận này.
- Việc lựa chọn hình khối và quy mô mặt cắt ngang điển hình phải xét đến loại đường phố và chức năng, kết hợp với điều kiện xây dựng, điều kiện tự nhiên, kiến trúc cảnh quan đô thị và giải pháp xây dựng theo giai đoạn, đặc biệt chú trọng vấn đề an toàn giao thông và nguyên tắc nối mạng lưới đường.
- Công trình xây dựng, cây xanh không được làm hạn chế tầm nhìn và che khuất các biển báo hiệu, tín hiệu điều khiển giao thông. Các công trình công cộng có đông người ra vào, chờ đợi, các công trình trên hè phố như ki-ốt, bến chờ phương tiện giao thông công cộng, biển quảng cáo, cây xanh phải không được làm ảnh hưởng tới sự thông suốt và an toàn của giao thông.
- Đường xe đạp: dọc theo đường phố từ cấp đường chính khu vực trở lên, phải bố trí đường riêng cho xe đạp và phải có dải ngăn cách hoặc vạch phân cách với đường ô-tô. Trên các loại đường khác có thể bố trí chung đường xe đạp với đường ô-tô. Bề rộng đường xe đạp tối thiểu 3,0m.
- Khoảng cách đi bộ từ nơi ở, nơi làm việc đến bến xe công cộng không quá 500m.
- Khoảng cách giữa các bến giao thông công cộng trong đô thị: Đối với bến ô-tô buýt, ô-tô điện và tàu điện: không lớn hơn 600m; Đối với bến ô-tô buýt và ô-tô điện tốc hành, tàu điện cao tốc ngầm hoặc trên cao: tối thiểu là 800m. Trạm chuyển xe từ phương tiện này sang phương tiện khác với chiều dài đi bộ nhỏ hơn 200m.
- Hè và đường đi bộ: Chiều rộng đường đi bộ qua mặt đường xe chạy ở cùng độ cao phải đảm bảo lớn hơn 6m đối với đường chính và lớn hơn 4m đối với đường khu vực.
- Khoảng cách giữa 2 đường đi bộ qua đường xe chạy ở cùng độ cao phải lớn hơn 300m đối với đường chính và lớn hơn 200m đối với đường khu vực.
- Hè đi bộ - đường đi bộ cần được phủ mặt bằng vật liệu cứng liền khối hoặc lắp ghép đảm bảo cho bộ hành đi lại thuận lợi và thoát nước tốt.
- Cây xanh đường phố phải căn cứ phân cấp tầng bậc và tính chất các loại đường mà bố trí cây trồng: hàng trên vỉa hè, hàng trên dải phân cách, hàng rào và cây bụi, kiểu vườn hoa.
- Kích thước chỗ trồng cây được quy định như sau: Cây hàng trên hè, lỗ để trống lát hình vuông: tối thiểu 1,2mx1,2m; hình tròn đường kính tối thiểu 1,2m.
- Một số quy định đối với cây xanh trồng trên vỉa hè: Cây có thân thẳng, gỗ dai đề phòng bị giòn gẫy bất thường, tán lá gọn, thân cây không có gai, có độ phân cành cao; Lá cây có bản rộng để tăng cường quá trình quang hợp, tăng hiệu quả làm sach môi trường; Hoa quả (hoặc không có quả) không hấp dẫn ruồi nhặng làm ảnh hưởng đến VSMT; Tuổi thọ cây phải dài (50 năm trở lên), có tốc độ tăng trưởng tốt, có sức chịu đựng sự khắc nghiệt của thời tiết, ít bị sâu bệnh, mối mọt phá hoại; Cây phải có hoa đẹp, có những biểu hiện đặc trưng cho các mùa….
- Cầu vượt, hầm chui cho người đi bộ phải được bố trí tại: các nút giao thông có lưu lượng xe và người đi bộ lớn; nút giao thông khác độ cao; nút giao nhau giữa đường đô thị với đường sắt; các vị trí gần ga tàu điện ngầm, điểm đỗ ô-tô, sân vận động. Khoảng cách giữa các hầm và cầu đi bộ ³500m.
- Quảng trường: Đối với quảng trường chính bố trí ở trung tâm đô thị không cho phép xe thông qua; chỉ cho phép các phương tiện giao thông vào phục vụ các công trình ở quảng trường. Trên quảng trường trước các công trình công cộng có nhiều người qua lại, phải tách đường đi bộ và đường giao thông nội bộ ra khỏi đường giao thông chạy thông qua. Phần dành cho giao thông nội bộ phải bố trí bãi đỗ xe và bến xe công cộng. Quảng trường giao thông và quảng trường trước cầu, phải theo sơ đồ tổ chức giao thông. Quảng trường nhà ga cần tổ chức rõ ràng phân luồng hành khách đến và đi, đảm bảo an toàn cho hành khách đi đến bến giao thông công cộng và đến bãi đỗ xe với khoảng cách ngắn nhất. Quảng trường đầu mối các công trình giao thông cần có quy hoạch phân khu rõ ràng để hành khách có thể chuyển từ phương tiện này sang phương tiện khác được thuận tiện, nhanh chóng và an toàn.
- Tĩnh không là giới hạn khoảng cách an toàn đường bộ đối với phần không gian bên trên. Không cho phép tồn tại bất kỳ chướng ngại vật nào, kể cả các công trình thuộc về đường như biển báo, cột chiếu sáng… nằm trong phạm vi tĩnh không. Khổ tĩnh không tối thiểu của đường là 4,75m tính từ chỗ cao nhất của phần xe chạy theo chiều thẳng đứng. Trường hợp giao thông xe đạp (hoặc bộ hành) được tách riêng khỏi phần xe chạy của đường ôtô, tĩnh không tối thiểu của đường xe đạp và đường bộ hành là hình chữ nhật cao 2,5m, rộng 1,5m.
V.3.4. Thiết kế đô thị đối với ô quy hoạch:
* Chức năng:
Chức năng trong các ô quy hoạch được xác lập trên bản vẽ quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất. Tùy từng ô quy hoạch các chức năng được xác lập bao gồm đất dân dụng, dân dụng khác và ngoài dân dụng, trong đó gồm có: đất công cộng thành phố, khu ở, đơn vị ở; giáo dục, dạy nghề; cây xanh thành phố, khu ở, đơn vị ở; di tích; cơ quan, viện nghiên cứu; công nghiệp kho tàng, hạ tầng kỹ thuật và giao thông các cấp. 
V.3.5. Thiết kế đô thị đối với các trục tuyến chính, quan trọng:
* Chức năng:
- Các trục tuyến chính, quan trọng là trục Hồ Tây – Ba Vì; tuyến đường 3.5; tuyến đường 32 và trục đường khu vực hướng Bắc Nam đi qua giữa khu vực nghiên cứu.
- Chức năng trên các trục tuyến chính, quan trọng được xác lập trên bản vẽ quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất. Tùy từng trục, tuyến chính, các chức năng được xác lập bao gồm  đất công cộng thành phố, khu ở, đơn vị ở; giáo dục, dạy nghề; cây xanh thành phố, khu ở, đơn vị ở; di tích; cơ quan, viện nghiên cứu; công nghiệp kho tàng, hạ tầng kỹ thuật và giao thông các cấp. 
 * Nguyên tắc và yêu cầu tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan:
- Tuân thủ nguyên tắc và yêu cầu chung;
V.3.6. Thiết kế đô thị đối với các điểm nhấn trọng tâm:
* Chức năng:
- Các điểm nhấn quan trọng là các công trình cao tầng dọc tuyến đường 32 và tuyến đường liên khu vực hướng Bắc Nam đi qua giữa khu vực nghiên cứu; điểm giao cắt giữa đường 32 với đường 3,5 và đường 70. Ngoài ra trên trục Hồ Tây – Ba Vì là các công trình công cộng văn hóa cấp Thành phố, được xây dựng thấp tầng, khối tích lớn kết hợp với cây xanh, quảng trường hình thành các điểm nhấn về không gian quan trọng cho toàn bộ khu vực nghiên cứu.
- Chức năng khu vực trọng tâm chủ yếu là công trình công cộng Thành phố, khu ở và công viên cây xanh. 
V.3.7. Thiết kế đô thị đối với các không gian mở:
* Chức năng:
Các không gian mở: không gian cây xanh quảng trường kết hợp các công trình công cộng thấp tầng dọc trục Hồ Tây – Ba Vì và các công viên cây xanh kết nối trục Hồ Tây - Ba Vì với nêm xanh phía Nam khu vực nghiên cứu.
VI. QUY HOẠCH HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT
    VI.1. Quy hoạch giao thông
VI.1.1. Nguyên tắc và giải pháp thiết kế
a.  Những nguyên tắc chung:
- Mạng lưới giao thông chính của Phân khu đô thị S2 được thiết kế cơ bản tuân thủ theo Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được phê duyệt.
- Bổ sung, cập nhật các quy hoạch chi tiết, chỉ giới đường đỏ các tuyến đường được duyệt...  trên cơ sở đó điều chỉnh cục bộ một số tuyến đường, mặt cắt ngang đường...  cho phù hợp với cơ cấu chức năng sử dụng đất đồng thời đảm bảo mật độ mạng lưới đường, tỷ trọng đất đường theo quy chuẩn xây dựng đã được ban hành.
- Xác định các đầu mối giao thông chính trên địa bàn Phân khu đô thị S2 bao gồm: đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị, bến xe, bãi đỗ xe...  đảm bảo đáp ứng được cho nhu cầu phát triển mạng lưới giao thông trên địa bàn Phân khu đô thị nói riêng cũng như giao thông xung quanh trục Hồ Tây – Ba Vì .
b.  Giải pháp quy hoạch:
Giải pháp quy hoạch giao thông Phân khu đô thị S1 dựa trên cơ sở Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội và các quy hoạch chi tiết đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và một số các dự án các tuyến đường chính đang được nghiên cứu xây dựng. Mạng lưới giao thông được xem xét theo cơ cấu chức năng sử dụng đất của đô thị, đảm bảo các chỉ tiêu cơ bản theo Quy chuẩn, tiêu chuẩn và các chỉ tiêu theo quy hoạch đã được phê duyệt (có tính đến hiện trạng của khu vực).
VI.1.2. Nội dung thiết kế.
* Các quy hoạch đã được phê duyệt, đang trong giai đoạn trình duyệt và các dự án có liên quan:
a/ Các tuyến đường cấp đô thị
- Tuyến đường cao tốc đô thị: Đường vành đai IV, hướng tuyến Bắc - Nam  bề rộng mặt cắt ngang điển hình B=120m.
- Trục Hồ Tây-Ba Vì quy mô lộ giới rộng 350m, mỗi dải đường rộng 50m, dải giữa rộng 250m, tạo không gian kết hợp bố trí các công trình kiến trúc văn hóa, lịch sử, giải trí tầm cỡ quốc gia và quốc tế. Riêng đoạn đầu (thuộc khu vực xã Xuân Phương, huyện Từ Liêm) quy mô 8-10 làn xe, cụ thể sẽ được xác định theo dự án riêng.
- Tuyến đường vành đai 3,5: Hướng tuyến Bắc – Nam, bề rộng mặt cắt ngang điển hình B=60m.
- Đường 32 nối Trung tâm Thành phố với khu vực phía Tây và Tây Bắc của Thành phố với mặt cắt ngang điển hình B=50m.
- Tuyến đường 70 nằm ở ranh giới phía Đông phân khu đô thị S2. Tuyến đường được xác định là đường chính đô thị. Bề rộng tuyến đường 70 đoạn phía Nam quốc lộ 32 có mặt cắt ngang điển hình B=50m.
- Các tuyến đường Liên khu vực: Bề rộng mặt cắt ngang điển hình B=40m.
b/ Các tuyến đường cấp khu vực
-  Các tuyến đường chính khu vực: Về vị trí và quy mô cơ bản tuân thủ theo quy hoạch chung đã xác định có bề rộng mặt cắt ngang điển hình B=30m.
- Các tuyến đường khu vực: Có mặt cắt ngang điển hình B= 24m.
c/ Các tuyến đường cấp nội bộ: Có mặt cắt ngang điển hình B= 13m đến 17m.
Đối với khu vực các làng, xóm hiện có giải pháp qui hoạch giao thông ở đây là cải tạo các ngõ, ngách hiện có và mở một số tuyến đường phân khu vực mới đi qua các khu vực có mật độ xây dựng thấp. Ngoài ra có đưa ra một số vị trí quay xe, đỗ xe, phục vụ cứu thương, cứu hoả, tập kết rác  và cải tạo hệ thống hạ tầng kỹ thuật...
d/ Các tuyến đường sắt đô thị và các hình thức giao thông khác:
- Theo quy hoạch dự kiến có tuyến đường đường sắt đô thị số 3 (dự kiến đi nổi) đi dọc theo hành lang đường quốc lộ 32 lên Sơn Tây. Trên tuyến này dự kiến bố trí 6 ga hành khách, khoảng cách giữa các ga từ 0,8-1,0km, trong đó Depot của tuyến được xác định tại khu vực gần ngã tư Nhổn (đã được xác định theo dự án tuyến đường sắt đô thị Nhổn – Ga Hà Nội).
- Tuyến đường sắt đô thị số 7 đi dọc theo  hành lang của tuyến đường vành đai 3,5. Trên tuyến này dự kiến bố trí 3 ga hành khách, khoảng cách giữa các ga từ 0,8-1,0km. Trong đó có 1 ga dự kiến liên thông với tuyến đường sắt đô thị số 8 trên trục Hồ Tây – Ba Vì.
- Tuyến đường sắt đô thị số 8 đi dọc theo hành lang của trục Hồ Tây – Ba Vì. Trên tuyến dự kiến bố trí 5 ga hành khách, khoảng cách giữa các ga từ 0,8-1,0km. Trong đó có 1 ga dự kiến liên thông với tuyến đường sắt đô thị số 7 trên đường vành đai 3,5 và 01 Depot dự kiến bố trí trong khu vực đất cây xanh gần đường vành đai 4.
e/ Các nút giao thông:
* Nút giao khác cốt:
- Các nút giao thông trên địa bàn Phân khu đô thị S2 chủ yếu là hình thức giao bằng. Ngoài ra có một số nút giao thông quan trọng tổ chức giao khác cốt như:
- Nút giao giữa đường quốc lộ 32 với đường vành đai 3,5.
- Nút giao giữa đường quốc lộ 32 với đường vành đai 4.
- Nút giao giữa đường trục Hồ Tây – Ba Vì với đường vành đai 3,5.
- Nút giao giữa đường trục Hồ Tây – Ba Vì với đường vành đai 4.
- Ngoài các nút giao thông trên, trong khu vực còn có các nút giao trực thông (có thể là cầu vượt hoặc hầm chui) tại nút giao giữa các đường chính, trục chính đô thị với các tuyến đường lien khu vực.
* Các nút giao bằng:
- Các nút giao thông giữa các tuyến đường cấp khu vực được tổ chức giao bằng, đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật cũng như về kiến trúc cảnh quan đô thị.
f/ Tổ hợp ga, depo, trạm xe buýt:
- Trong khu vực dự kiến bố trí 2 depot đường sắt.
+ Depot tuyến đường sắt số 3 có diện tích 15ha nằm gần nút giao đường 70 và đường 32.
+ Depot tuyến đường sắt số 8 (kết hợp với depot của tuyến số 5) có diện tích 32ha dự kiến bố trí trong khu vực hành lang xanh Vành đai IV.
g/ Bãi đỗ xe:
- Khu vực Phân khu đô thị S2 được xác định là khu vực phát triển các đô thị mới, cùng với mạng lưới đường, các điểm đỗ xe công cộng (giao thông tĩnh) được đặt ra và xem xét trong quá trình lập quy hoạch. Căn cứ các chỉ tiêu về quỹ đất cho các bãi đỗ xe đã được Quy hoạch mạng lưới các điểm đỗ xe và bãi đỗ xe công cộng trên địa bàn thành phố đến năm 2020, đư­ợc Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hà Nội phê duyệt tại Quyết định số 165/2003/ QĐ-UB , ngày 02 tháng 12 năm 2003. Khu vực Phân khu đô thị S2 thuộc khu vực phát triển xây dựng mới chỉ tiêu bãi đỗ xe  4,0 ¸ 5m2/người, tổng diện tích nhu cầu đỗ xe tính được là 124,6ha. Trong quy hoạch phân khu bố trí diện tích đất bãi đỗ xe 38,47(ha) bằng 3%-4% diện tích đất đơn vị ở, phần nhu cầu đỗ xe còn lại sẽ được bố trí trong bản thân công trình (cụ thể sẽ được thiết kế trong quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500).
VI.1.3. Các chỉ tiêu đạt được :
Chỉ tiêu mạng lưới đường giao thông:
Tổng diện tích khu quy hoạch : 2982 (ha)
TT Chỉ tiêu mạng lưới đường giao thông tính đến: Tỷ lệ Mật độ mạng lưới
(%) (km/km2)
1 Đường cấp đô thị 12.80 2.27
2 Đường cấp khu vực 22.48 6.51
VI.2. Quy hoạch chuẩn bị kỹ thuật
VI.2.1. Quy hoạch thoát nước mưa
a/  Nguyên tắc:
- Tuân thủ, cụ thể hóa đồ án Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
- Hệ thống thoát nước mưa trong khu đất quy hoạch là hệ thống thoát nước hỗn hợp, khu vực xây dựng mới sử dụng hệ thống thoát nước riêng tự chảy, khu vực làng xóm hiện hữu sử dụng hệ thống thoát nước nửa riêng.
  - Phù hợp với tình hình hiện trạng khu vực, thuận lợi cho phân kỳ xây dựng.
  - Các tuyến cống thoát nước mưa ngoài việc đảm bảo thoát nước mặt cho khu vực  lập quy hoạch còn đảm bảo tiêu thoát nước cho các khu vực lân cận.
b/ Định hướng thoát nước khu vực
- Phân khu đô thị S2 thuộc 2 lưu vực lớn. Khu vực phía Bắc Quốc lộ 32 thuộc lưu vực Bắc Quốc lộ 32, thoát nước tự chảy vào sông Nhuệ và thoát cưỡng bức vào sông Hồng. Khu vực Nam Quốc lộ 32 thuộc lưu vực phía Nam Quốc lộ 32 - Bắc đại lộ Thăng Long, tiêu nước tự chảy sông Nhuệ và thoát cưỡng bức vào sông Đáy.
- Chế độ hoạt động của hệ thống: Để hỗ trợ khả năng tiêu và giảm cao độ mực nước sông Nhuệ, đô thị trung tâm Hà Nội sẽ tăng cường tiêu ra sông Hồng và sông Đáy.
+ Lưu vực phía Bắc Quốc lộ 32: khi mực nước sông Nhuệ ≤+5,50m, toàn bộ lưu vực tiêu tự chảy qua hệ thống sông Đăm, sông Pheo vào sông Nhuệ; khi mực nước sông Nhuệ >+5,50m, lưu vực sẽ được tiêu nước vào sông Hồng thông qua trạm bơm Liên Trung công suất 30m3/s.
+ Lưu vực phía Nam Quốc lộ 32, Bắc đại lộ Thăng Long: khi mực nước sông Nhuệ ≤+5,50m, toàn bộ lưu vực tiêu tự chảy qua hệ thống sông Cầu Ngà thoát vào sông Nhuệ; khi mực nước sông Nhuệ >+5,50m, lưu vực sẽ được tiêu nước vào sông Đáy thông qua trạm bơm Yên Thái công suất 54m3/s và trạm bơm Đào Nguyên 25m3/s.
Hiện nay, dọc bờ hữu sông Nhuệ hiện vẫn có các trạm bơm tiêu nhỏ, trước mắt vẫn duy trì các trạm bơm này phục vụ tiêu nước cho các khu vực có cao độ nền thấp và khi chỉ có mưa cục bộ xảy ra trong khu vực.
- Về cao độ mực nước tại các trạm bơm: trên cơ sở tính toán để đảm bảo cân bằng mực nước trong khu vực, phù hợp với cao độ khu vực đã xây dựng ổn định, khu dân cư làng xóm hiện hữu, lựa chọn cao độ mực nước lớn nhất tại trạm bơm Liên trung là +5,70m ÷ +5,80m; trạm bơm Yên Thái là +5,50m; trạm bơm Đào Nguyên là +5,50m
c/ Tính toán hệ thống thoát nước mưa:
* Phân chia lưu vực thoát nước:
Căn cứ định hướng Quy hoạch chung đã được phê duyệt, hướng thoát nước chính và tình hình hiện trạng khu vực, phân khu đô thị S2 được phân chia thành các lưu vực sau:
- Lưu vực 2A: Bao gồm toàn bộ phần diện tích phía Bắc Quốc lộ 32:  Nước mưa được thoát ra hệ thống mương quy hoạch, hồ điều  hòa diện tích 30ha trong phân khu đô thị GS. Lưu vực này tiêu nước sông Nhuệ và bơm cưỡng bức ra sông Hồng thông qua trạm bơm Liên Trung phía Bắc công suất 30m3 /s.
- Lưu vực 2B: Bao gồm toàn bộ khu vực phía Nam Quốc lộ 32 và được chia làm 3 lưu vực nhỏ:
  + Lưu vực 2B1: nằm phía Nam đường Vành đai 3.5 – đường quốc lộ 70: Khu vực này chủ yếu tiêu nước ra sông Nhuệ thông qua các trạm bơm dọc sông Nhuệ (trạm bơm tiêu Hòe Thị, trạm bơm Cầu Giát...)..
+ Lưu vực 2B2: Nằm phía Tây đường vành đai 3.5- tuyến đường quy hoạch 50m (chạy song song với đường 3.5). Lưu vực này chủ yếu thoát ra hệ thống hồ điều hòa 12ha nằm giữa khu quy hoạch và đấu nối với kênh Đào Nguyên và sông Cầu Ngà một phần tiêu nước ra sông Nhuệ, một phần được bơm cưỡng bức ra sông Đáy thông qua 2 trạm  bơm Yên Thái công suất 54m3/s và trạm bơm Đào Nguyên công suất 25m3/s..
+ Lưu vực 2B3: Bao gồm toàn bộ phía Tây đường quy hoạch 50m đến đường Vành đai 4. Khu vực này chủ yếu thoát ra tuyến mương T4 chạy dọc đường Vành Đai 4 để thoát về trạm bơm Yên Thái bơm ra sông Đáy.
* Các hồ điều hòa thoát nước:
- Được bố trí trong đất cây xanh thành phố, khu ở đơn vị ở, trên nguyên tắc tận dụng tối đa hệ thống mặt nước và khu đất trũng hiện có. Tổng diện tích mặt nước các hồ điều hòa chính trong phân khu đô thị S2 khoảng 92h, chiếm khoảng 3.09% diện tích đất xây dựng đô thị, phần diện tích hồ điều hòa còn thiếu so với chỉ tiêu 5% diện tích đất xây dựng đô thị được bù đắp bởi hệ thống mương, hồ, mặt nước bố trí trong phân khu đô thị GS, đồng thời sẽ tiếp tục bổ sung trong các quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 sau này.
* Mạng lưới cống trong các lưu vực:
- Lưu vực 2A: Do lưu vực 2A có diện tích tương đối nhỏ, có hệ thống hồ điều hòa 30ha giáp ngay phía Bắc vì vậy  sử dụng các tuyến cống kích thước D800mm-D2000mm theo chu kỳ tính toán 2-5 năm. Ngoài ra còn sử dụng 1 số tuyến cống bản kích thước BxH=1.2mx1.5m – 3,0mx3.0m.
- Lưu vực 2B1: Lưu vực này tương đối nhỏ nên chủ yếu dùng các tuyến cống tròn kích thước D800mm-D1500mm
- Lưu vực 2B2: Phần lưu vực này tương đối lớn nên sử dụng các tuyến cống bản kích thước BxH=1.2mx1.2m – 3.5mx3.5m và cống tròn kích thước D1500mm-D2000mm. Ngoài ra các tuyến cống nhánh kích thước D800mm-D1250mm. Các tuyến cống được tính toán với chu kỳ 2-5 năm
- Lưu vực 2B3: Do diện tích lưu vực tương đối lớn nên các tuyến cống sử dụng chủ yếu là các tuyến cống bản kích thước BxH=1.5mx1.5m – 3.0mx3.0m kết hợp với cống tròn D2000mm. Ngoài ra các tuyến cống nhánh kích thước D800mm-D1500m.
VI.2.2. Quy hoạch san nền
a/  Nguyên tắc:
- Quy hoạch cao độ nền phải kết hợp chặt chẽ với quy hoạch thoát nước mưa.
- Nền đô thị phải đảm bảo không bị ảnh hưởng của lũ lụt và các tác động bất lợi của thiên nhiên ( sạt lở, động đất...).
- Cao độ nền khống chế của từng đô thị sẽ được lựa chọn phụ thuộc vào chế độ thuỷ văn của sông, suối đi qua, ảnh hưởng trực tiếp tới đô thị: Cao độ khống chế dân dụng Hdd = Hmn (P%) + (0,3-0,5)m.
Tần suất P(%) lựa chọn tuỳ thuộc vào từng lưu vực sao cho tuân thủ được với quy chuẩn hiện hành, mức độ quan trọng, không mâu thuẫn với các quy hoạch đã được duyệt và hài hoà với các khu vực đã xây dựng liền kề.
b/ Giải pháp và nội dung:
  - Cao độ nền:
  Được căn cứ vào cao độ mực nước tính toán trên sông Nhuệ, cao độ mực nước tính toán của các trạm bơm thoát nước trong khu vực và tính toán thủy lực hệ thống cống thoát nước. Theo đó, phân khu đô thị S2 có cao độ nền trung bình khoảng 6.7m-7.5m, cơ bản bám sát cao độ của các khu vực dân cư làng xóm hiện hữu.
  - Cao độ tim đường tại các ngả giao nhau được xác định trên cơ sở các cao độ đã khống chế, quy hoạch mạng lưới cống thoát nước mưa, đảm bảo độ sâu chôn cống.
  - Cao độ nền các ô đất được thiết kế đảm bảo thoát nước tự chảy, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất và phân lưu thoát nước các ô đất.
  - Đối với các khu vực đã xây dựng, khu vực làng xóm cũ sẽ được san gạt cục bộ phù hợp với quy hoạch sử dụng đất và phân lưu thoát nước.
  - Đối với các khu vực công viên cây xanh, hồ điều hòa sẽ được thực hiện theo dự án riêng.
VI.2.3. Tổng hợp khối lượng và khái toán giá thành
a/ Khối lượng hệ thống thoát nước mưa
Kinh phí xây dựng: 227,552 tỷ đồng.
b/ Khối lượng san nền
Kinh phí xây dựng: 84,689 tỷ đồng.
VI.3. Quy hoạch cấp nước
VI.3.1. Các số liệu và các chỉ tiêu tính toán:
* Các tiêu chuẩn dùng nước:
TT Hạng mục Tiêu chuẩn cấp nước
1 Nước sinh hoạt (QSH) 200 l/ng.ngđ
2 Nước phục vụ công cộng dịch vụ thành phố, khu ở 40 m3/ha.ngđ
3 Nước tưới cây thành phố, khu ở 30 m3/ha.ngđ
4 Nước rửa đường cấp đường khu vực trở lên 5 m3/ha.ngđ
5 Nước cấp cho công trình HTKT, an ninh quốc phòng 30 m3/ha.ngđ
6 Nước phục vụ công cộng, tưới cây, rửa đường…đơn vị ở 15%QSH
7 Nước cấp cho khu, cụm công nghiệp tập trung 40 m3/ha.ngđ
8 Nước dự phòng, rò rỉ 20%(1+2+3+4+5+6+7)
* Các hệ số không điều hoà:
- N­ước dân dụng : Kngày = 1,3
- N­ước dự phòng : Kngày = 1,0
 
VI.3.2. Tính toán các nhu cầu dùng nước:
* Nhu cầu dùng nước cho toàn khu đô thị S2:
Toàn bộ tính toán nhu cầu cấp nước của phân khu đô thị được thể hiện qua bảng:
TT Hạng mục Nhu cầu (m3/ngđ)  
 
1 Nước sinh hoạt 62300  
2 Nước phục vụ công cộng, tưới cây, rửa đường…đơn vị ở 9345  
3 Nước phục vụ công cộng dịch vụ thành phố, khu ở 18231,2  
4 Nước tưới cây thành phố, khu ở 10078,5  
5 Nước rửa đường cấp đường khu vực trở lên 3586,85  
6 Nước cấp cho hạ tầng kỹ thuật,An ninh Quốc Phòng 1524,30  
7 Tổng nhu cầu dùng nước 105065,85  
8 Nước dự phòng, rò rỉ 21013,17  
9 Tổng nhu cầu ngày dùng nước trung bình, có dự phòng 126079,02  
10 Tổng nhu cầu ngày dùng nước cao nhất 157598,78  
Tổng nhu cầu dùng nước ngày cao nhất khu đô thị S2 (làm tròn): 158.000 m3/ngđ
   (Ghi chú: Trong phân khu đô thị S2 có nhiều hồ điều hòa, vì thế có thể sử dụng nước từ hồ điều hòa để tưới cây, chi tiết sẽ được tính toán trong giai đoạn tiếp theo)
VI.3.3. Nguồn nước:
- Nhà máy nước mặt sông Đà: Công suất hiện tại là 300.000 m3/ngày đêm, công suất đến năm 2020 là 600.000 m3/ngày đêm, đến năm 2030 là 1.200.000 m3/ngày đêm
- Nhà máy nước mặt sông Hồng: Công suất đến năm 2020 là 300.000 m3/ngày đêm, đến năm 2030 là 450.000 m3/ngày đêm
* Công trình đầu mối: Trên đại lộ Thăng Long xây dựng trạm bơm tăng áp Sông Đà công suất đến năm 2020 là  300.000 m3/ngày đêm, đến năm 2030 là 450.000 m3/ngày đêm
VI.3.4. Mạng lưới đường ống:
* Các tuyến ống truyền dẫn chính của Thành phố
- Khu vực nghiên cứu được cấp nước trực tiếp từ 3 tuyến ống truyền tải chính từ các nhà máy nước như sau:
- Dọc đại lộ Thăng Long hiện có tuyến ống cấp nước f1500, và xây dựng thêm tuyến ống f1500.
- Dọc theo tuyến đường vành đai 3,5 xây dựng tuyến ống cấp nước truyền dẫn f800
- Dọc theo tuyến đường vành đai 4 xây dựng tuyến ống cấp nước truyền dẫn f800
- Các tuyến ống f400, f300 bố trí dọc các tuyến đường quy hoạch chính, đấu nối với tuyến ống truyền tải chính, giảm tải cho các tuyến truyền dẫn trung tâm khu vực.
          * Các tuyến ống phân phối:
- Tuyến ống phân phối chính được bố trí mạng vòng đấu nối từ đường ống truyền dẫn trong Khu vực. Mỗi khu ở được đấu nối tối thiểu 2 điểm cấp nước từ các tuyến truyền dẫn, đảm bảo cấp nước liên tục, an toàn, thuận tiện cho công tác quản lý.
- Hệ thống mạng ống cấp nước phân phối là mạng vòng có đường kính từ f150 đến f250 được bố trí trên các trục đường xung quanh khu ở.
VI.3.5. Cấp nước chữa cháy:
- Dọc theo các tuyến ống cấp nước đường kính từ F100 trở lên sẽ đặt một số họng cứu hoả, khoảng cách giữa các họng cứu hoả theo quy định, quy phạm hiện hành. Các họng cứu hoả này sẽ có thiết kế riêng và phải có sự phối hợp thống nhất với cơ quan phòng cháy chữa cháy của khu vực. Đối với các công trình cao tầng, cần có hệ thống chữa cháy riêng cho từng công trình.
- Tại các hồ chứa n­ước trong khu vực nghiên cứu có bố trí các hố thu nư­ớc cứu hoả phục vụ cho hệ thống cứu hoả của thành phố.
VI.3.6. Khối lượng và khái toán kinh phí
Kinh phí xây dựng mạng lưới thoát nước khoảng 310 tỷ đồng
VI.4. Quy hoạch cấp điện  và thông tin liên lạc
          VI.4.1. Quy hoạch cấp điện
a/ Chỉ tiêu thiết kế:
Stt Hạng mục Đơn vị Tiêu chuẩn
1 Đất đơn vị ở KW/ người 0,8
2 Đất công cộng    
2.1 Đất công cộng thành phố, dịch vụ hỗn hợp, cơ quan, viện nghiên cứu, trường học KW/ha 450
2.2 Đất công cộng, trường học khu ở % (điện sinh hoạt khu ở) 25
3 Đất cây xanh KW/ha 10
4 Đất đường giao thông, bãi đỗ xe KW/ha 12
5 Đất an ninh Quốc phòng, HTKT KW/ha 200
 
b/ Tính toán phụ tải
 - Tổng công suất biểu kiến: P = 355285 KW = 355,285 MW
- Tổng công suất tính toán S = P / cos φ (cosj=0,85) = 417,983 MVA.
c/ Nội dung và giải pháp:
* Phạm vi thiết kế:
- Cập nhật hệ thống mạng lưới đường dây 220KV, 110KV và trạm biến áp 220KV, 110KV trong phạm vi nghiên cứu quy hoạch theo các quy hoạch đã được phê duyệt.
- Phân vùng cấp điện trên cơ sở công suất các trạm 110/22KV.
- Thiết kế mạng lưới trung thế 22KV trên cơ sở số liệu sử dụng đất, đảm bảo cấp điện ổn định cho toàn bộ các phụ tải tiêu thụ trong phạm vi nghiên cứu quy hoạch.
* Nguồn cấp:
+ Trạm biến áp Phùng 110/22KV – 2x63MVA (xây dựng mới): nằm phía Bắc quốc lộ 32.
+ Trạm biến áp Trôi 110/22KV – 2x63MVA (đã xây dựng: nằm phía Nam quốc lộ 32.
+ Trạm biến áp Kim Chung 110/22KV – 2x40MVA (xây dựng mới): nằm Tây đường vành đai 3,5.
+ Trạm biến áp An Thịnh 110/22KV – 2 x 63MVA (xây dựng mới): nằm phía Tây khu quy hoạch, giáp với đường vành đai 4.
+ Trạm biến áp Hoài Đức 110/22KV – 2 x 63MVA (xây dựng mới): nằm phía Nam trục Hổ Tây – Ba Vì.
* Mạng lưới điện cao thế:
- Khu vực có các tuyến điện cao thế 220KV, 110KV hiện có từ trạm biến áp 220KV Hà Đông đến trạm biến áp 220KV, 110KV Chèm dự kiến dỡ bỏ và thay thế bằng tuyến cáp ngầm 220KV, 110KV đi dọc theo tuyến đường 3,5.
* Mạng lưới điện trung thế:
- Trên cơ sở các tuyến cáp trung thế 22KV đã xác định theo quy hoạch chung với nguồn cấp từ 3 trạm nêu trên, thiết kế bổ sung các tuyến cáp trục và cáp nhánh 22KV đi ngầm dọc theo đường quy hoạch từ cấp đường khu vực trở lên:
- Kết cấu lưới mạng 22 KV theo nguyên tắc mạch vòng kín, vận hành hở. Các tuyến cáp 22KV ở chế độ làm việc bình thường chỉ mang tải từ 60 – 70% công suất so với công suất cực đại cho phép để đảm bảo an toàn khu có sự cố.
- Mạng lưới các tuyến cáp 22KV được thiết kế đảm bảo các trạm hạ thế 22/ 0,4V trong khu quy hoạch có bán kính phục vụ xa nhất không quá 300m.
- Tổng nhu cầu cấp điện toàn bộ khu vực là P = 355285 KW, diện tích chiếm đất của một trạm biến áp 22/0,4KV khoảng 50m2 (vị trí và công suất các trạm biến áp sẽ được xác định cụ thể giai đoạn sau). Tổng diện tích chiếm đất của các trạm biến áp 22/ 0,4KV dự kiến khoảng 21750m2.
 
* Nguyên tắc bố trí, thiết kế trạm biến thế, mạng lưới hạ thế, chiếu sáng đô thị:
- Các trạm biến áp hạ thế: Sử dụng trạm biến áp kiểu Kiosk để đảm bảo mỹ quan đô thị, có thể sử dụng kiểu trạm xây tùy thuộc vào công suất và phụ tải tính toán từng khu vực. Vị trí các trạm biến áp hạ thế sẽ được xác định cụ thể trong các giai đoạn quy hoạch chi tiết sau.
- Mạng lưới hạ thế: Sẽ được nghiên cứu và tính toán phù hợp tùy thuộc vào việc bố trí tổng mặt bằng dự án. Vị trí các tuyến hạ thế đi dọc theo vỉa hè các tuyến đường nôi bộ, các hào cáp đảm bảo mỹ quan đô thị và nâng cấp sửa chữa sau này.
- Chiếu sáng đô thị: Hệ thống chiếu sáng đô thị tuân thủ theo các định hướng chiến lược chiếu sáng đô thị toàn quốc bao gồm chiếu sáng đường giao thông, chiếu sáng quảng trường, công viên và các công trình biểu tượng của thành phố và khu vực.
+ Đối với chiếu sáng đường giao thông và sân bãi, bến bãi đỗ xe: Nguồn điện chiếu sáng được lấy từ các trạm biến áp hạ thế khu vực hoặc các trạm biến áp riêng. Khoảng cách giữa các đèn chiếu sáng từ 30 – 50m tùy thuộc vào việc bố trí đèn chiếu sáng (chiếu sáng 1 bên, hai bên hay so le).  Việc bố trí các đèn cao áp chiếu sáng sẽ được xác định cụ thể trong các đồ án quy hoạch chi tiết sau này.
+ Đối với chiếu sáng quảng trường, vườn hoa công viên và các công trình biểu tượng của thành phố và khu vực sẽ được tính toán và thiết kế trong các đồ án riêng.
VI.4.2. Quy hoạch mạng lưới thông tin liên lạc.
a/ Chỉ tiêu thiết kế:
Stt Hạng mục Chỉ tiêu thuê bao cố định
1 Thuê bao sinh hoạt 2 thuê bao/ hộ gia đình
2 Thuê bao công cộng thành phố, công cộng khu ở, hỗn hợp, cơ quan, trường học, viện nghiên cứu 150 thuê bao/ ha
3 Thuê bao công cộng, cây xanh, trường học, đường giao thông đơn vị ở 25% thuê bao sinh hoạt
4 Thuê bao cây xanh thành phố, cây xanh khu ở, bến bãi đỗ xe 10 thuê bao/ ha
5 Thuê bao an ninh quốc phòng, công nghiệp 25 thuê bao/ ha
6 Thuê bao hạ tầng kỹ thuật 15 thuê bao/ công trình
b/ Tính toán dung lượng thuê bao:
c/ Nội dung và giải pháp:
* Phạm vi thiết kế:
-  Cập nhật hiện trạng các tuyến cáp quang, trạm vệ tinh hiện có và theo quy hoạch trong phạm vi nghiên cứu của đồ án để có giải pháp cải tạo, nâng công suất và dỡ bỏ theo quy hoạch.
-    Tính toán nhu cầu sử dụng thuê bao trong phạm vi nghiên cứu để xác định quy mô, dung lượng các trạm vệ tinh.
-    Bán kính phục vụ của các trạm vệ tinh từ 2 – 3km.
-    Thiết kế bổ sung các tuyến cáp quang  so với quy hoạch chung.
* Nguồn cấp:
- Theo Quy hoạch chung Xây dựng thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thì khu vực sẽ xây dựng các trạm vệ tinh tín hiệu số cung cấp tín hiệu đến từng thuê bao trong khu vực thông qua các tuyến cáp nhánh đấu nối với tuyến cáp trục dọc tuyến đường 32.
+ Trạm vệ tinh N1, N2, N3, N4, N5: dự kiến dung lượng thuê bao mỗi trạm là  30.000 lines
+ Nâng công suất trạm vệ tinh Đan Phượng và trạm vệ tinh Hoài Đức lên 30.000 lines.
* Giải pháp  thiết kế:
-    Tính toán nhu cầu thuê bao trên cơ sở quy mô dân số và tính toán sử dụng đất, phân vùng thuê bao cấp tín hiệu đối với các trạm vệ tinh khu vực. Dung lượng các trạm vệ tinh không quá 30.000 lines.
-    Hệ thống cáp quang thiết kế đi ngầm trong đất hoặc cùng với các tuyến hạ tầng kỹ thuật khác trong tuynel hoặc hào kỹ thuật.
-    Căn cứ chỉ tiêu tính toán và quy mô sử dụng đất trong khu vực nghiên cứu để tính toán được tổng nhu càu thuê bao khoảng 274397 số thuê bao, đạt chỉ tiêu 88 thuê bao/ 100 dân.
-    Các tổng đài vệ tinh liên kết với các tổng đài điều khiển bằng các tuyến cáp trục xây dựng dọc theo đường quy hoạch.
-    Từ tổng đài vệ tinh xây dựng các tuyến cáp gốc đến các tủ cáp thuê bao và sẽ được xác định trong giai đoạn sau.
VI.5. Thoát nước thải và vệ sinh môi trường
VI.5.1. Thoát nước thải:
a/ Nguyên tắc:
- Hệ thống cống thoát n­ước thải chính được thiết kế tuân thủ theo định hư­ớng quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đã được phê duyệt, các quy hoạch chi tiết đã đ­ược duyệt trong khu vực, có khớp nối, bổ sung cho phù hợp với các nghiên cứu mới.
- Thiết kế đ­ường cống theo nguyên tắc tự chảy, đảm bảo thoát n­ước triệt để cho từng ô đất, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch thoát n­ước mư­a - san nền.
- Đối với khu vực dân cư làng xóm hiện hữu sử dụng hệ thống thoát nước nửa riêng. Khu vực xây dựng mới sử dụng hệ thống thoát nước riêng hoàn toàn.
b/ Các chỉ tiêu thoát nước thải: lấy bằng tiêu chuẩn cấp nước, cụ thể:
TT Hạng mục   Tiêu chuẩn cấp nước  
 
1 Nước sinh hoạt (a)   200 l/người – ngày đêm    
2 Nước thải công cộng Thành phố   40m3/ha-ngày đêm    
3 Nước cấp cho công trình công cộng khu ở, đơn vị ở và dịch vụ khác trong khu ở và đơn vị ở   15% (a)    
4 N­ước thải công trình hạ tầng kỹ thuật, an ninh quốc phòng   30m3/ha-ngày đêm    
                 
 
 
c/ Giải pháp và nội dung:
* Định hướng thoát nước:
- Phân khu quy hoạch S2 được xác định thuộc lưu vực của 4 nhà máy xử lý nước thải: lưu lượng chảy về  TXL Tân Hội: 20.918 (m3/ng.đ) , lưu lượng chảy về  TXL Đức Thượng: 44.087 (m3/ng.đ), lưu lượng chảy về  TXL Tây Sông Nhuệ: 6.408 (m3/ng.đ) và lưu lượng chảy về  TXL Lại Yên: 33.103 (m3/ng.đ). Nhà máy xử lý nước thải Tân Hội công suất dự kiến đến năm 2030 khoảng 50.000m3/ng.đ, diện tích khoảng 5ha, xây dựng trong khu vực nêm xanh thuộc xã Tân Hội. Nhà máy xử lý nước thải Đức Thượng công suất dự kiến đến năm 2030 khoảng 30.300m3/ng.đ, diện tích khoảng 3ha, xây dựng trong khu vực cây xanh hồ điều hòa thuộc xã Đức Thượng. Nhà máy xử lý nước thải Lại Yên công suất dự kiến đến năm 2030 khoảng 44.400m3/ng.đ, diện tích khoảng 4,5ha, xây dựng trong khu vực cây xanh hồ điều hòa thuộc xã Lại Yên.
- Công suất các trạm xử lý nước thải được tính toán trên cơ sở số liệu sử dụng đất, dân số quy hoạch đến năm 2030. Tuy nhiên, hiện bay đồ án Quy hoạch phân khu tính toán số liệu sử dụng đất, dân số quy hoạch đến ngưỡng tối đa, tầm nhìn 2050. Vì vậy, công suất trạm xử lý nước thải sẽ phải tăng lên. Cụ thể công suất trạm xử lý nước thải sẽ được tính toán trong Quy hoạch chuyên ngành và được thực hiện theo dự án riêng.
 * Giải pháp và nội dung thiết kế:
          Tổng lưu lượng nước thải trung bình khoảng: 104516 m3/ngày.đêm.
Giải pháp thiết kế:
  - Đối với khu vực dân cư làng xóm hiện có sử dụng hệ thống nửa riêng. Về giải pháp thiết kế, sẽ xây dựng các tuyến cống bao thu gom nước mưa và nước thải từ khu vực làng xóm. Tại vị trí đấu nối tuyến cống bao với tuyến cống thoát nước thải của Thành phố sẽ xây dựng các ga tách nước thải.
  - Đối với khu vực xây dựng mới sử dụng hệ thống cống riêng hoàn toàn.
  - Nước thải của khu vực làng nghề xây dựng tập trung phải được xử lý bước 1 tại chỗ, sau khi đạt các tiêu chuẩn cho phép mới được xả vào hệ thống thoát nước thải chung của đô thị.
          - Nước thải từ nhà ở, các công trình công cộng, cơ quan... phải được xử lý sơ bộ trước khi xả ra cống nhánh, từ đó dẫn ra các tuyến cống chính và đưa về các trạm xử lý.
* Thiết kế hệ thống thoát nước thải:
  - Phân chia lưu vực và thiết kế mạng lưới cống thoát nước thải nhánh căn cứ theo các tuyến cống thoát nước thải chính (đường kính từ 400-1000mm) đã xác định trong quy hoạch chung. Đối với tuyến cống chính, ưu tiên lựa chọn cống có đường kính D800 để đảm bảo dòng chảy đồng thời làm giảm độ sâu chôn cống, hạn chế số lượng trạm bơm chuyển bậc.
  - Trên cơ sở tính toán lưu lượng và thuỷ lực, xác định kích thước các tuyến cống nhánh, độ dốc, cao độ đặt cống và xác định vị trí và số lượng các trạm bơm chuyển bậc. Các tuyến cống nhánh có đường kính D400mm-D600mm, được bố trí dọc theo các tuyến đường quy hoạch.
  - Đối với các khu đã được lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 sẽ được thực hiện trên cơ sở quy hoạch chi tiết được phê duyệt.
  - Các trạm bơm chuyển bậc được bố trí trên nguyên tắc đảm bảo độ sâu chôn cống không vượt quá giới hạn cho phép theo tiêu chuẩn (trong đất chắc ướt 5-6m; trong đất khô không lở 7-8m); được đặt trong các khu vực cây xanh để đảm bảo khoảng cách ly vệ sinh, trường hợp khó khăn có thể xây ngầm hoàn toàn. Vị trí, số lượng, công suất các trạm bơm chuyển bậc sẽ được chính xác hoá tại các quy hoạch chi tiết.
d/ Tổng hợp khối lượng và kinh phí xây dựng
- Khối lượng: khoảng 139 km cống
- Kinh phí xây dựng: khoảng 94 tỷ đồng.
VI.5.2. Quản lý chất thải rắn:
a/ Các chỉ tiêu tính toán và khối lượng rác thải sinh hoạt:
  - Tiêu chuẩn tính toán chất thải rắn sinh hoạt               : 1,3 kg/ người.ngày
  - Tiêu chuẩn tính toán chất thải rắn công nghiệp : 0,2tấn/ha.ngày
- Hệ số chất thải rắn công cộng và khách vãng lai         : K=1,2
Bảng tính toán khối lượng chất thải rắn
TT Hạng mục chất thải rắn Số lượng Tiêu chuẩn thải KL (T/ng.đ)
1 Chất thải rắn sinh hoạt
(CTR SH)
311500 người 1,3 kg/người.ngày 405
2 Chất thải rắn công cộng và khách vãng lai: 0,2 (CTRSH) 81
  Tổng cộng     486
 
                   Tổng khối lượng chất thải rắn khoảng: 486 tấn/ngày
b/ Nguyên tắc tổ chức thu gom rác thải:
- Tiến hành phân loại rác ngay từ nguồn thải, rác thải thông thường từ các  nguồn thải khác nhau được phân loại theo hai nhóm chính: nhóm các chất có thể thu hồi tái sử dụng, tái chế và nhóm các chất phải xử lý chôn lấp hoặc tiêu huỷ theo quy định của pháp luật.
- Khu vực làng nghề tập trung: chất thải rắn được phép có thể tái sử dụng, tái chế. Chất thải rắn nguy hại phải được đăng kí chi tiết với các đơn vị chuyên ngành, vận chuyển bằng phương tiện chuyên dụng đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường về khu xử lý tập trung theo quy định.
c/ Rác thải sinh hoạt: 
- Đối với khu vực xây dựng nhà cao tầng: Có hệ thống thu gom chất thải rắn từ trên cao xuống bể rác cho từng đơn nguyên.
- Đối với khu vực xây dựng nhà thấp tầng: chất thải rắn sinh hoạt được thu gom trực tiếp bằng xe đẩy tay theo giờ cố định hoặc thu gom vào các thùng rác và công ten nơ kín dung tích tối thiểu là 100lít và không lớn hơn 700 lít. Số lượng, vị trí các thùng và công ten nơ chứa rác được tính toán theo bán kính phục vụ khoảng 100m/thùng. Thu gom và vận chuyển hàng ngày về các điểm tập kết rác cố định, sau đó xe chuyên dụng của cơ quan chức năng sẽ chuyên chở đến nơi xử lý chất thải rắn quy định của Thành phố.
 d/ Rác thải công cộng:
- Đối với khu  vực công trình công cộng, cơ quan, trường học... chất thải rắn được thu gom và vận chuyển thông qua hợp đồng trực tiếp với cơ quan chức năng.
- Với các nơi công cộng như khu vực công viên cây xanh, đường trục chính... đặt các thùng rác nhỏ có nắp kín dung tích tối thiểu là 100lít và không lớn hơn 1m3 khoảng cách 100m/thùng.
   e/ Nhà vệ sinh công cộng:
  Được xác định theo quy định về quản lý bùn cặn và nhà vệ sinh công cộng trong quy chuẩn xây dựng đô thị:
  - Trên các trục phố chính, các khu thương mại, khu công viên, các bến xe và các nơi công cộng khác phải bố trí nhà vệ sinh công cộng. Tại các khu vực có giá trị đặc biệt về cảnh quan đô thị (như khu công viên) phải xây dựng nhà vệ sinh công cộng ngầm, khoảng cách giữa các nhà vệ sinh công cộng trên các trục phố chính khoảng 1500m.
  - Nước thải của các nhà vệ sinh công cộng được thu gom theo hệ thống thoát nước thải riêng và chất thải phải được xử lý tại chỗ đạt tiêu chuẩn vệ sinh môi trường theo quy định về quản lý chất thải rắn.
  - Cụ thể sẽ được xây dựng trong các giai đoạn lập dự án chi tiết sau này.
VI.5.3. Nghĩa trang:
Trong khu quy hoạch có các khu đất là nghĩa trang của địa phương, theo quy hoạch sử dụng đất thì các khu đất này được chuyển đổi thành đất đô thị. Vì vậy phải ngừng chôn cất và di chuyển đến nghĩa trang tập trung theo đúng quy hoạch phát triển đô thị theo quy hoạch chung thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
- Trong giai đoạn quá độ, khi Thành phố chưa có quỹ đất để quy tập mộ. Các ngôi mộ hiện có được tập kết tạm vào nghĩa trang tập trung hiện có (mà vị trí các nghĩa trang này trong quy hoạch được xác định là đất cây xanh). Các nghĩa trang tập kết tạm này phải được tổ chức lại thành khu khang trang, sạch sẽ, tiết kiệm đất và phải có hành lang cây xanh cách ly, hệ thống xử lý kỹ thuật đảm bảo điều kiện vệ sinh môi trường (tuyệt đối không được hung táng mới).
- Về lâu dài, khi Thành phố có quỹ đất dành cho các khu nghĩa trang tập trung của Thành phố. Nghĩa trang hiện có và khu vực tập kết tạm các ngôi mộ trong các lô đất nêu trên sẽ di chuyển phù hợp với quy hoạch nghĩa trang của thành phố và phần đất này được sử dụng làm đất cây xanh, thể dục thể thao theo quy hoạch.   VI.6 .Chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng và hành lang bảo vệ các tuyến HTKT:
- Bản vẽ chỉ giới đường đỏ được xác định trên cơ sở quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội; cập nhật, khớp nối chỉ giới đường đỏ các tuyến đường đã xác định và được cấp thẩm quyền phê duyệt, các hồ sơ chỉ giới lẻ đã xác định.
- Chỉ giới đường đỏ và mặt cắt ngang từ loại đường phân khu vực trở lên của phân khu S2 do giải pháp quy hoạch giao thông xác định sơ bộ, chỉ giới đường đỏ sẽ được xác định chính xác ở giai đoạn quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500. Tuy nhiên trong quy hoạch này định vị các tuyến đường từ cấp đường chính khu vực trở lên (bao quanh ô quy hoạch). Đối với khu vực làng xóm, xác định mạng đường mang tính định hướng về cơ cấu mạng đường, làm cơ sở cho việc thiết kế và xác định chỉ giới đường đỏ ở giai đoạn quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500.
- Định vị mạng lưới lưới đường từ loại đường liên khu vực trở lên sẽ được xác định tại hồ sơ riêng của các tuyến đường này hoặc ở dự án quy hoạch cho tiết tỷ lệ 1/500.
- Chỉ giới đường đỏ được xác định trên cơ sở tim đường quy hoạch, mặt cắt ngang đường và các kích thước khống chế ghi trực tiếp trên bản vẽ.
- Việc cắm mốc các tuyến đường sẽ tiến hành ở giai đoạn thiết kế chi tiết tỷ lệ 1/500.
- Chỉ giới xây dựng trong quy hoạch phân khu được xác định là khoảng cách tối thiểu theo quy chuẩn xây dựng việt nam 2008 do bộ xây dựng ban hành, chỉ giới xây dựng và khoảng lùi nhằm tạo cảnh quan cho tuyến đường sẽ được xác định cụ thể khi lập dự án hoặc khi lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500.
Ghi chú:
- Bản vẽ này ko dùng để cắm mốc ngoài thực địa.
- Bản vẽ này được lập trên cơ sở bản đồ đo đạc hiện trạng tỷ lệ 1/5.000, đo vẽ theo hệ toạ độ quốc gia Việt Nam VN -2000.
- Đối với các tuyến đường đã xác định chỉ giới đường đỏ ở tỷ lệ 1/500 và được cấp có thẩm quyền phê duyệt như: tuyến đường trục tây thăng long, tuyến đường Đan Phượng Tân Hội....thì việc xác định và cắm mốc ngoài thực địa sẽ theo các hồ sơ chỉ giới của từng tuyến nêu trên.
- Đối với ranh giới hành lang bảo vệ đường sắt, tuyến điện cao thế, các tuyến hạ tầng kỹ thuật … khi cắm mốc cần lập hồ sơ riêng, tuân thủ các quy định của pháp luật và được sự thống nhất với các cơ quan quản lí chuyên nghành.
- Do chỉ giới trong bản vẽ này xác định ở tỷ lệ 1/5000 độ chính xác chưa cao vì vậy khi xác định ở tỷ lệ 1/500 có thể xem xét xác định cho phù hợp tình hình thực tế hiện trạng. Tuy nhiên phải được cấp có thẩm quyền chấp thuận.
VI.7. Tổng hợp đường dây đường ống
  a/ Nguyên tắc thiết kế
  - Tuân thủ các quy định của Quy chuẩn xây dựng, các tiêu chuẩn quy phạm về khoảng cách giữa các đường dây đường ống; khoảng cách giữa các đường dây đường ống đến công trình, bó vỉa, cột chiếu sáng.
  - Việc bố trí các đường dây đường ống trên mặt bằng và chiều đứng được thực hiện theo nguyên tắc: ưu tiên các đường ống tự chảy, đường ống khó uốn, các tuyến ống có kích thước lớn.
  - Giảm tối đa việc bố trí đường dây, đường ống dưới phần đường xe chạy.
  b/ Giải pháp và nội dung thiết kế
  - Bố trí tổng hợp đường dây đường ống trên mặt bằng và mặt cắt ngang các tuyến đường trên cơ sở các bản vẽ:
  + Quy hoạch giao thông (QH-06)
  + Quy hoạch thoát nước mưa (QH-07A)
  + Quy hoạch cấp nước (QH-07B)
  + Quy hoạch thoát nước thải và vệ sinh môi trường (QH-07C)
  + Quy hoạch cấp điện, chiếu sáng công cộng đô thị (QH-07D)
  + Quy hoạch thông tin bưu điện (QH-07E)
  - Trên các tuyến đường trục chính và đường chính đô thị bố trí tuy nen kỹ thuật để bố trí các tuyến cáp điện trung thế và hạ thế, ống cấp nước phân phối và dịch vụ, cáp thông tin.
- Dọc theo các tuyến đường liên khu vực B=40-50m tùy thuộc số lượng, chủng loại đường dây, đường ống xây dựng dọc theo đường có thể bố trí tuy nen hoặc hào kỹ thuật
  - Dọc theo các tuyến đường cấp khu vực chủ yếu xây dựng hào kỹ thuật để bố trí  các tuyến cáp điện lực trung thế và hạ thế, cáp thông tin, ống cấp nước phân phối và dịch vụ.
  - Trên các tuyến đường bố trí các tuyến cáp ngầm điện cao thế 220KV và 110KV sẽ bố trí hầm cáp điện lực riêng, có kết hợp bố trí cả cáp điện trung thế 22KV.
  - Trong tuy nen kỹ thuật sẽ không bố trí các tuyến ống cấp nước truyền dẫn đường kính F300mm trở lên do có áp lực cao, kích thước van lớn và các tuyến cống thoát nước thải.
  - Trong hào kỹ thuật sẽ không bố trí các tuyến ống cấp nước phân phối đường kính F250mm trở lên do có áp lực cao, kích thước van lớn và các tuyến cống thoát nước thải.
VII. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC
VII.1. Mục đích và nội dung:
a/ Mục đích:
-ĐMC cho QHCXD thủ đô Hà Nội nhằm đạt được sự phát triển đô thị bền vững thông qua lồng ghép các vấn đề và mục tiêu môi trường trong quá trình lập quy hoạch, cụ thể:
- ĐMC được lập nhằm đánh giá được thực trạng môi trường thành phố, các vấn đề môi trường bức xúc cần giải quyết trong QHXD.
- Lồng ghép các mục tiêu môi trường vào trong QHXD, đảm bảo sự thống nhất giữa các mục tiêu môi trường và các mục tiêu quy hoạch.
- Đánh giá, xem xét các tác động tới môi trường của các phương án quy hoạch làm cơ sở lựa chọn phương án ưu tiên.
b/ Nội dung:
- Trên cơ sở Quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được thủ tướng chính phủ phê duyệt, nhiệm vụ của ĐMC cho quy hoạch phân khu Đô thị S1 cần quan tâm đến các vấn đề môi trường chủ yếu sau:
* Các vấn đề về đặc điểm tự nhiên
- Địa hình, địa mạo: Những đặc trưng về địa hình, địa mạo;
- Địa chất:;
- Khí tượng, khí hậu;
- Thủy văn;
* Các vấn đề môi trường
- Thổ nhưỡng và chất lượng đất, ô nhiễm đất;
- Tai biến địa chất: Xói mòn, sạt lở, nứt đất, trượt đất, sụt lún địa chất, động đất;
- Chất lượng không khí: Các vấn đề ô nhiễm không khí do phát thải công nghiệp, giao thông, ô nhiễm tiếng ồn;
- Chất lượng nước: Chất lượng và trữ lượng nguồn nước, ô nhiễm nước mặt và nước ngầm;
- Quản lý chất thải rắn: Chất thải rắn sinh hoạt, công nghiệp, y tế, chất thải nguy hại;
- Hệ sinh thái và không gian xanh: Các hệ sinh thái lớn trong vùng, các vành đai xanh hay bộ khung thiên nhiên bảo vệ môi trường, rừng và đa dạng sinh học, sự thu hẹp không gian cây xanh mặt nước, cây xanh.
VII.2. Phạm vi và giới hạn đánh giá:
a/ Vị trí:
 + Phía Bắc giáp đất canh tác, đất ở làng xóm các xã Tân Lập huyện Đan Phượng và xã Tây Tựu huyện Từ Liêm.
+ Phía Nam giáp đất canh tác, đất ở làng xóm các xã Lại Yên, Vân Canh huyện Hoài Đức.
+ Phía Đông, Đông Bắc giáp đường 70.
+ Phía Tây giáp đường vành đai 4.
b/ Ranh giới và phạm vi nghiên cứu:
Toàn bộ diện tích tự nhiên phân khu đô thị S2: 2982 ha
VII.3. Hiện trạng môi trường:
a/ Địa hình, địa mạo:
Địa hình tương đối bằng phẳng, cao độ đối với khu vực làng xóm từ 6.5-10,0m, với khu vực ruộng canh tác từ 5.5-8.5m.
b/ Môi trường không khí:
Khí hậu khu vực nghiên cứu mang đầy đủ những thuộc tính cơ bản của khí hậu miền Bắc Việt Nam
c/ Môi trường đất:
Thổ nhưỡng trong phân khu đô thị S2  là vùng đồng bằng.
d/ Hệ sinh thái:
Phân khu đô thị S2 có các hệ sinh thái sau:
* Hệ sinh thái nông nghiệp:
Ở đây con người chủ yếu canh tác lúa nước, nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi gia súc, gia cầm. Hệ sinh thái này đang ngày càng thu hẹp do quá trình đô thị hóa.
* Hệ sinh thái thủy vực:
Hệ sinh thái nước ngọt: hệ sinh thái các ao, hồ, sông. Tính đa dạng và số lượng cá thể loài đang ngày càng suy giảm do các hoạt động, phương thức canh tác của con người.
e/ Hệ thống mạng lưới hạ tầng:
* Giao thông:
Quá trình đô thị hóa thiếu kiểm soát sẽ làm đa dạng các loại phương tiên cá nhân, tác động trực tiếp đến môi trường. Cùng với đó là sự gia tăng mật độ phương tiện tham gia giao thông, chất lượng suy giảm của các loại phương tiện đang tham gia lưu thông, ý thức bảo vệ môi trường cũng như hành vi của các chủ phương tiện còn nhiều hạn chế mặc dù đã có một bước chuyển biến đột phá khi Chính phủ quyết định cấm sử dụng xăng không chì từ tháng 7 năm 2001.
* Thoát nước và vệ sinh môi trường:
- Thoát nước thải: trong khu vực chưa có công trình xử lý nước thải tập chung, chưa có hệ thống thu gom nước thải riêng. Nước thải cơ bản chỉ được xử lý bằng bể tự hoại tại các hộ gia đình sau đó được pha loãng vào hệ thống thoát nước mặt. Đây là các nguồn gây ô nhiễm chính cho sông hồ mặt nước khu vực dân cư, đồng thời ảnh hưởng lớn đến hệ thông nước mặt và nước ngầm chung toàn thành phố.
* Cấp nước:
- Trong khu vực chưa có hệ thống cấp nước sạch của thành phố. Nguồn nước sinh hoạt chủ yếu sử dụng bằng nước giếng khoan. Hiện nay nước giếng khoan cũng đang bị ô nhiễm kim loại nặng, công nghệ xử lý lạc hậu tác động xấu đến sức khỏe người dân.
* Cấp điện:
Trong khu vực lập quy hoạch, dọc theo các tuyến 110kV, 220kV gây ô nhiễm từ mức độ nặng.
VII.4. Đánh giá tác động, giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường:
VII.4.1.Trong quá trình thi công xây dựng
a. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí
- Trong quá trình xây dựng các công trình phải thực hiện đầy đủ các quy định về an toàn lao động và vệ sinh môi trường.
b. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước
*  Giảm thiểu ô nhiễm do nước mưa chảy tràn trên khu vực:
* Xử lý nước thải sinh hoạt:
c. Giảm thiểu ô nhiễm môi trường đất
- Chất thải sinh hoạt sẽ được thu gom và đổ thải đúng nơi quy định và được hợp đồng với cơ quan gom rác của thành phố để vận chuyển về nơi xử lý.
- Các chất thải rắn có thể tái chế hoặc tái sử dụng như bao xi măng, chai lọ, gỗ vụn, sắt vụn... cần thu gom, phân loại và tập trung tại nơi quy định và bán cho người thu mua.
d. Biện pháp giảm thiểu tác động đến môi trường xã hội
- Trong giai đoạn xây dựng , một số lượng lớn công nhân chuyển tới khu vực dự án làm việc, điều này sẽ làm xáo trộn không nhỏ đến cuộc sống của dân cư khu vực. Ban quản lý dự án cần có những quy định nghiêm cấm tệ nạn xã hội tại các khu vực lán trại của công nhân.
VII.4.2 .Trong quá trình sử dụng
a/ Các yếu tố gây ô nhiễm và biện pháp giảm thiểu:
*Môi trường không khí:
Các giải pháp quy hoạch: di chuyến các điểm công nghiệp, làng nghề ra khỏi khu đô thị; phân bổ hợp lý mạng lưới giao thông, thu gom 100% nước thải, rác thải... góp phần nâng cao chất lượng không khí, giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn.
* Môi trường nước:
Các nguồn nước mặt đang bị ô nhiễm nghiêm trọng từ nước thải , rác thải sinh hoạt. Các giải pháp thu gom 100% nước thải, rác thải trong quy hoạch góp phần nâng cao chất lượng nước.
*Chất thải rắn:
CTR được thu gom 100%, đảm bảo cự ly thu gom, vận chuyển và xử lý là gần nhất. Việc thu gom triệt để CTR tránh nguy cơ ô nhiễm môi trường cho đô thị.
Dự báo lượng chất thải rắn:
Khu đô thị S2: với dân số 330.000 người, lượng CTR cần thu gom: 330.000x1,3/1000 = 429 (tấn/ngày).
b/ Đánh giá môi trường chiến lược của các định hướng quy hoạch.
* Định hướng phát triển không gian và quy hoạch sử dụng đất
Các không gian trọng tâm của Các không gian trọng tâm của các phân khu đô thị :
- Không gian hai bên trục đường Hồ Tây Ba Vì
- Không gian hai bên trục đường 32
- Không gian trong các khu ở, đơn vị ở
- Các công trình di tích đình chùa
- Đối với khu vực làng xóm cũ cải tạo theo hướng tăng cường hệ thống hạ tầng kỹ thuật, giao thông, cây xanh hạ tầng xã  hội, giữ được cấu trúc làng xóm cũ
* Định hướng quy hoạch phát triển giao thông
Giải pháp quy hoạch giao thông Phân khu đô thị S2 dựa trên cơ sở Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội và các quy hoạch chi tiết đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và một số các dự án các tuyến đường chính đang được nghiên cứu xây dựng.
* San nền thoát nước mưa
Quy hoạch cao độ nền phải kết hợp chặt chẽ với quy hoạch thoát nước mưa.
Nền đô thị phải đảm bảo không bị ảnh hưởng của lũ lụt và các tác động bất lợi của thiên nhiên ( sạt lở, động đất...).
Cao độ nền khống chế của từng đô thị sẽ được lựa chọn phụ thuộc vào chế độ thuỷ văn của sông, suối đi qua, ảnh hưởng trực tiếp tới đô thị
* Cấp nước
- Cụ thể hóa Quy hoạch chung Xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050 đã được phê duyệt;
- Đảm bảo cấp nước an toàn, liên tục cho các khu vực phát triển đô thị, làng xóm đô thị hóa, phù hợp với dự kiến quy hoạch chung của khu vực.
* Thoát nước thải
     Nước thải sinh hoạt : Đảm bảo thu gom 100% nước thải sinh hoạt, đưa về xử lý tại trạm xử lý tập trung. Hệ thống thu gom đảm bảo kín, không rò gỉ, không gây ô nhiễm môi trường.
* Quy hoạch quản lý chất thải rắn
     - Đảm bảo 100% CTR được thu gom
     * Cấp điện, thông tin liên lạc
          - Yêu cầu của hệ thống mạng ngoại vi phải tuân thủ theo các tiêu chuẩn ngành để đảm bảo chất lượng dịch vụ, đồng thời  thỏa mãn các yêu cầu khi phát triển đô thị.
c/ Các biện pháp khác:
- Các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm nước ngầm
- Quản lý hệ thống thu gom nước thải, rác thải, đảm bảo 100% được thu gom và xử lý.
- Thường xuyên quan trắc kiểm tra chất lượng nước mặt để có biện pháp khắc phục.
- Động đất
- Thích nghi với biến đổi khí hậu
- Kiểm soát chặt chẽ các nguồn thải vào các hệ thống sông
- Thực hiện đánh giá tác động môi trường chi tiết các dự án đầu tư
- Thực hiện công tác kiểm toán môi trường
- Tiến hành quy hoạch môi trường đối với các làng nghề
- Công tác kiểm dịch tại các cửa ngõ ra vào thành phố …
VIII. QUY HOẠCH KHÔNG GIAN XÂY DỰNG NGẦM ĐÔ THỊ
VIII.1. Hiện trạng không gian xây dựng ngầm đô thị:
VIII.1.1. Khái quát hiện trạng:
a)    Địa hình, địa mạo:
Khu vực nghiên cứu có địa hình bằng phẳng. Cao độ tự nhiên khoảng từ  4 – 8,5m. Khu vực đất phi nông nghiệp có cốt nền cao hơn khu vực đồng ruộng xung quanh khoảng 0,5-1m.
b)    Khí hậu:
Khu vực nghiên cứu cùng chung với khí hậu của Thành phố Hà Nội. Trong vùng bị ảnh hưởng của khí hậu gió mùa.
c)     Địa chất thuỷ văn, địa chất công trình:
* Đặc điểm thủy văn:
Khu vực nghiên cứu nằm khoảng giữa đồng bằng Hà Nội – Ba Vì, chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ thuỷ văn sông Hồng, sông Đáy và sông Nhuệ. Mực nước sông Hồng báo động tại Hà Nội: cấp 1> 9,5m cấp 3 > 10,5m, cấp 3>11,5m. Mực nước Hmax=14,13 (ngày 22/8/1971). Khi mực nước tại Hà Nội >13,3m phải phân lũ xả sông Đáy. Lưu lượng sông Hồng Qmax = 22,2m3/s (ngày20/8/1971). Qmin = 22,2 m3/s (ngày 9/5/1960).  
* Đặc điểm địa chất:
Theo tài liệu của Tổng cục Địa chất: khu vực nghiên cứu thuộc nằm trong vùng địa chất Hà Nội có lịch sử địa chất thành tạo do quá trình trầm tích sông thuộc giới Kaizozoi hệ thứ tư ( đệ tứ Q), Neozieen, thống hiện đại Hơloxen, có chiều dày hơn 50m. Cấu tạo trầm tích sông bao gồm cát pha, sét pha màu nâu, bột sét xám xanh, xám vàng.
* Đặc điểm địa chất công trình:
Khu vực nghiên cứu chưa có tài liệu khoan khảo sát. Nhìn chung cường độ chịu tải của đất < 2,5 kg/cm2.
* Địa chất vật lý:
Khu vực nghiên cứu nằm trong vùng dự báo có động đất cấp 8 (theo tài liệu phân vùng động đất của Viện Vật lý địa cầu thuộc Viện Khoa học Việt Nam).
d)    Hiện trạng sử dụng đất:
Khu vực nghiên cứu có phần lớn diện tích đất chưa sử dụng vào mục đích phát triển đô thị
e)  Hiện trạng công trình xây dựng:
Các công trình xây dựng trong khu vực nghiên cứu hầu hết là xây dựng thấp tầng, mật độ thấp.
f)  Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật:
* Hiện trạng giao thông:
  Trong khu vực nghiên cứu hiện có tuyến đường giao thông chính đô thị đi qua là QL32. Không có công trình giao thông ngầm.
* Hiện trạng hệ thống thoát nước mưa:     
Hệ thống thoát nước mưa bao gồm hệ thống cống ngầm, rãnh thoát nước chủ yếu phục vụ các khu dân cư hiện hữu. Hệ thống cống ngầm nhỏ và thiếu.
* Hiện trạng hệ thống cấp nước:
Hệ thống ống cấp nước hạ ngầm được lấy nước từ nhà máy nước Mai Dịch chạy dọc quốc lộ 32.
* Hiện trạng cấp điện:
Hệ thống cấp điện chưa được hạ ngầm.
* Hệ thống Tuynel, hào kỹ thuật:
Chưa có hệ thống Tuynel, hào kỹ thuật.
VIII.1.2. Đánh giá hiện trạng không gian xây dựng ngầm đô thị:
- Hiện tại quỹ đất trên khu vực thiết kế không có các không gian công cộng ngầm đô thị, tầng hầm của một số công trình cao tầng chủ yếu được sử dụng để đỗ xe và bố trí hạ tầng kỹ thuật.
- Các dự án phát triển đô thị đã được phê duyệt trên khu vực cũng không được chú ý đúng mức về thiết kế và tổ chức các công trình công cộng ngầm đô thị.
VIII.2. Quy hoạch không gian xây dựng ngầm đô thị:
VIII.2.1. Phân loại công trình ngầm đô thị:
Công trình ngầm đô thị là những công trình được xây dựng dưới mặt đất tại đô thị bao gồm: công trình công cộng ngầm, công trình giao thông ngầm, các công trình đầu mối kỹ thuật ngầm và phần ngầm của các công trình xây dựng trên mặt đất, công trình đường dây, cáp, đường ống kỹ thuật ngầm, hào và tuy nen kỹ thuật.
VIII.2.2. Dự báo nhu cầu phát triển và sử dụng không gian ngầm đô thị:
Dự báo nhu cầu phát triển:
Theo quy hoạch dự báo quy mô dân số khoảng 311.500 người, các không gian xây dựng công trình ngầm đô thị trong phân khu đô thị gồm:
Công trình giao thông ngầm là các công trình đường tàu điện ngầm, nhà ga tàu điện ngầm, hầm đường bộ, hầm cho người đi bộ và các công trình phụ trợ kết nối (kể cả phần đường nối phần ngầm với mặt đất).
Công trình đường dây, cáp, đường ống kỹ thuật ngầm là các công trình đường ống cấp nước, cấp năng lượng, thoát nước; công trình đường dây cấp điện, thông tin liên lạc được xây dựng dưới mặt đất.
Công trình công cộng ngầm là công trình phục vụ hoạt động công cộng.
Phần ngầm của các công trình xây dựng trên mặt đất là tầng hầm.
VIII.2.3. Phân vùng chức năng sử dụng không gian ngầm:
Các khu vực khai thác phát triển không gian ngầm đô thị trong phân khu đô thị bao gồm:
- Không gian ngầm công cộng, kỹ thuật, đỗ xe dưới phần đất có chức năng sử dụng đất công cộng thành phố và khu ở.
- Không gian ngầm kỹ thuật và bãi đỗ xe dưới phần đất xây dựng nhà ở cao tầng.
- Bãi đỗ xe ngầm.
- Các tuyến đường hầm đường bộ kết nối giao thông đường bộ.
- Các tuyến hầm dành cho người đi bộ kết nối hệ thống đường dành cho người đi bộ nổi với nhau và hệ thông công cộng ngầm với nhau.    
- Tuyến tuy nen, hào kỹ thuật để bố trí các đường dây, cáp, đường ống kỹ thuật ngầm (đường ống cấp nước, cấp năng lượng, thoát nước; công trình đường dây cấp điện, thông tin liên lạc được xây dựng dưới mặt đất).
VIII.2.4. Xác định hệ thống giao thông ngầm:
a) Đường sắt đô thị:
Trên khu vực phân khu S2 dự kiến có 2 tuyến tầu điện ngầm là các tuyến số 7 dọc theo đường vành đai 3,5 và tuyến số 8 dọc theo trục Hồ Tây – Ba Vì. Một số ga ngầm dọc tuyến đặc biệt là ga trung chuyển giữa 2 tuyến số 7 và số 8 (khu vực giao cắt giữa đường 3,5 và trục Hồ Tây – Ba Vì ) và ga trung chuyển giữa tuyến số 3 và số 8 (khu vực giao cắt giữa đường 3,5 và đường 32)
b) Các tuyến đường bộ cấp đô thị:
Phân khu S2 không có các tuyến giao thông đô thị hoàn toàn đi ngầm. Tại một số nút giao thông khác cốt và giao cắt giữa các tuyến đường chính đô thị có tổ chức giao thông ngầm, vị trí, kích thước được thể hiện trên bản vẽ giao thông QH06.
c) Các bãi đỗ xe ngầm:
Nhằm tiết kiệm quỹ đất, trong tương lai tại các khu vực tập trung đông người như các khu vực công cộng, các tuyến phố thương mại, các đầu mối trung chuyển giao thông,  sẽ được nghiên cứu các bãi đỗ xe ngầm quy mô lớn nhằm giải quyết nhu cầu đỗ xe ngày một tăng tại các khu vực này đặc biệt là tại khu vực các nút giao giữa đường hướng tâm và đường vành đai có tuyến đường sắt đô thị, ga trung chuyển và các ga đầu mối gắn với dịch vụ logistic.
VIII.2. 5. Xác định hệ thống hạ tầng kỹ thuật ngầm:
        Hệ thống Tuynen kỹ thuật được nghiên cứu bố trí trên các trục đường xuyên tâm, trục đường vành đai và một số các trục chính đô thị có chức năng giao thông cơ động cao. Tùy từng trường hợp cụ thể hệ thống tuynen kỹ thuật sẽ tích hợp chung các đường dây cáp điện lực, chiếu sáng, thông tin, viễn thông, cáp truyền hình và hệ thống các đường cấp thoát nước. Với các tuyến đường có hệ thống giao thông ngầm đô thị hệ thống tuynen có thể kết hợp với các hệ thống tàu điện ngầm và giao thông ngầm. Cụ thể như sau:
        - Bố trí các tuynel kỹ thuật dọc theo các trục đường vành đai 4, quốc lộ 32, và đường 70.
- Trục Hồ Tây - Ba Vì và vành đai 3,5 bố trí hệ thống tuynen kỹ thuật tích hợp với tuyến đường sắt ngầm đô thị.
- Kích thước sẽ được cụ thể và chi tiết ở giai đoạn sau.
Dọc theo các đường liên khu vực bố trí các hào cáp kỹ thuật chứa đựng các đường cáp phục vụ các hộ tiêu thụ dọc tuyến đường các hào cấp này được xây dựng trên vỉa hè, hai bên đường kích thước hào cáp được chi tiết và cụ thể ở giai đoạn sau.
          VIII.2.6. Xác định các khu vực xây dựng công trình công cộng ngầm:
Chức năng sử dụng không gian ngầm công cộng bao gồm các chức năng: thương mại, dịch vụ cấp thành phố và khu ở; hệ thống hạ tầng kỹ thuật, bãi đỗ xe, kho tàng…. Các chức năng đặc biệt sẽ được quy định cụ thể khi lập dự án đầu tư xây dựng (Không xây dựng văn phòng giao dịch, khách sạn, nhà nghỉ…). 
Quy hoạch không gian công cộng ngầm chỉ có tính minh hoạ. Vị trí, quy mô cụ thể các không gian công cộng ngầm sẽ được xác định cụ thể ở giai đoạn lập quy hoạch ở tỷ lệ lớn hơn.
Khi nghiên cứu xây dựng các không gian ngầm cụ thể của từng khu vực, phải tuân thủ các Tiêu chuẩn, Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam và quy định hiện hành của Nhà nước.
Không gian ngầm công cộng được xác định dưới phần đất có chức năng sử dụng đất công cộng thành phố và khu ở, các khu vực liên kết giữa hệ thống ga ngầm đường sắt đô thị và các khu vực thương mại, công cộng và văn hóa của đô thị cụ thể gồm 02 cụm chính như sau:
+  Khu vực trục Hồ Tây – Ba Vì: Tuyến đường sắt đô thị số 8 chạy ngầm theo hướng trục Hồ Tây – Ba Vì. Tổ chức một không gian công cộng đô thị ngầm lớn kết nối các chức năng giao thông, công trình văn hóa, công trình công cộng và thương mại đô thị.
+ Khu vực trục đường 3,5: Dọc theo trục đường 3,5 là khu vực trung chuyển giữa 02 tuyến đường sắt đô thị số 3 và số 8 dự kiến bố trí các công trình ngầm công cộng đô thị  với chức năng chủ yếu là thương mại dịch vụ hỗ trợ cho các chức năng công cộng và trục thương mại trên mặt đất dọc trục đường 3,5.
          VIII.2.7. Nguyên tắc, yêu cầu đấu nối kỹ thuật, đấu nối không gian ngầm:
- Đấu nối kỹ thuật, đấu nối không gian ngầm phải đảm bảo đồng bộ, theo hệ thống.
- Tuân thủ các Tiêu chuẩn, quy phạm về đấu nối kỹ thuật, đấu nối không gian ngầm.
- Không gian ngầm công cộng phải được kết nối với không gian công cộng nổi, hệ thống giao thông, đường đi bộ ở các khu vực hợp lý và được cụ thể hóa ở giai đoạn sau. 
- Nhằm tạo điều kiện tiên nghi tối đa và thuận lợi cho hành khách sử dụng các tuyến giao thông ngầm, các ga ngầm sẽ được đấu nối với các không gian công cộng ngầm đô thị thông qua các điểm trung chuyển. Các công trình thương mại, hỗn hợp, công cộng trên các tuyến phố có tuyến tàu điện ngầm như đường 3,5 được khuyến khích xây dựng phần ngầm liên thông và có kết nối trực tiếp với các tuyến đường dẫn đến các ga ngầm.  
          VIII.2.8. Đánh giá môi trường chiến lược:
Đánh giá môi trường chiến lược đối với không gian ngầm đô thị cần đảm bảo đầy đủ các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu và cải thiện các vấn đề môi trường theo mục VII.5.
IX. QUẢN LÝ QUY HOẠCH XÂY DỰNG
IX.1. Yêu cầu chung:
Các yêu cầu về quản lý quy hoạch xây dựng trong khu vực nghiên cứu phải tuân thủ các quy định sau:
- Tuân thủ Luật pháp và các quy định hiện hành của Nhà nước và Thành phố có liên quan.
- Tuân thủ quy hoạch phân khu đô thị và các quy định quản lý theo quy hoạch được cấp thẩm quyền phê duyệt.
- Tuân thủ Tiêu chuẩn, Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam.
- Việc điều chỉnh, thay đổi, bổ sung quy hoạch phải được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
- Trong quá trình triển khai quy hoạch xây dựng có thể áp dụng các Tiêu chuẩn, quy phạm nước ngoài và phải được cơ quan có thẩm quyền cho phép.
IX.2. Yêu cầu về quy hoạch kiến trúc:
Trên cơ sở quy hoạch phân khu được phê duyệt các yêu cầu về quy hoạch kiến trúc bao gồm:
- Tuân thủ các định hướng về không gian, sử dụng đất và các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật đã được xác lập trong quy hoạch phân khu.
- Các yêu cầu quản lý quy hoạch xây dựng về quy hoạch kiến trúc trong khu vực nghiên cứu như sau:
+ Vị trí, quy mô các khu chức năng đô thị.
+ Ranh giới các khu chức năng đô thị.
+ Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật.
+ Ngưỡng quy mô dân số tối đa được xác lập theo quy hoạch.
+ Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan, trong đó tận dụng tối đa hệ thống mặt nước hiện có phù hợp định hướng quy hoạch.
+ Kiểm soát không gian, mật độ xây dựng, tầng cao tối đa trong khu vực.  
IX.3. Yêu cầu về xây dựng hạ tầng kỹ thuật:
- Tuân thủ các định hướng về hạ tầng kỹ thuật và các chỉ tiêu đã được xác lập trong quy hoạch phân khu.
- Các yêu cầu quản lý quy hoạch xây dựng về hạ tầng kỹ thuật trong khu vực nghiên cứu như sau:
+ Hệ thống giao thông, bến bãi đỗ xe.
+ Chỉ giới đường đỏ.
+ Vị trí, quy mô các đầu mối hạ tầng kỹ thuật.
+ Hành lang bảo vệ các công trình hạ tầng kỹ thuật theo Luật định.
+ Nguyên tắc kiểm soát hệ thống hạ tầng kỹ thuật.  
IX.4. Yêu cầu về bảo vệ môi trường:
Tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường theo luật định.
Các yêu cầu quản lý quy hoạch xây dựng về vệ sinh môi trường trong khu vực nghiên cứu như sau:
- Các yêu cầu quản lý quy hoạch xây dựng trong quá trình thi công xây dựng:
+ Áp dụng biện pháp thi công tiên tiến, cơ giới hoá các thao tác và quá trình thi công để đảm bảo an toàn lao động và hạn chế tối đa gây ô nhiễm môi trường.
+ Tránh sử dụng các máy móc thi công đã cũ, phát sinh nhiều khí thải và tiếng ồn lớn.
+ Có biện pháp san nền đảm bảo nguyên tắc san lấp từng khu vực, tránh gây úng ngập.
+ Lập hàng rào cách ly các khu vực nguy hiểm. Che chắn những khu vực phát sinh bụi và dùng xe tưới nước để rửa đường.
+ Xây dựng các nhà vệ sinh tạm thời phục vụ công nhân viên công trường xây dựng, có những biện pháp chống gây ô nhiễm với môi trường xung quanh.
+ Việc vận chuyển chất thải phải sử dụng các hộp gen, thùng chứa có nắp đậy kín và phải được vận chuyển đi ngay trong ngày, tránh ùn tắc, tồn đọng trên công trường làm rơi vãi vào mương gây tắc nghẽn dòng chảy.
+ Các chất thải sinh hoạt: do cán bộ và công nhân xây dựng thải ra, các chất thải rắn trong quá trình thi công xây dựng cần được tập trung tại bãi chứa quy định, sau đó sẽ được thu gom chở đi xử lý theo quy định.
- Các yêu cầu quản lý quy hoạch xây dựng trong quá trình khai thác sử dụng. Khi dự án đi vào hoạt động, các tác động đến môi trường chủ yếu là các tác động tích cực. Tuy nhiên cần có các biện pháp để hạn chế các tác động tiêu cực có thể phát sinh, ảnh hưởng đến môi trường:
+ Rác thải được thu gom phân loại tại nguồn, tập kết tại các thùng rác quy định, thu gom và mang đi hàng ngày bằng hệ thống thu gom rác thải của khu vực.
+ Cần có giải pháp kiến trúc bên ngoài và bên trong công trình đối với những khu nhà gần đường giao thông chính để giảm tiếng ồn và khói bụi do phương tiện giao thông gây ra.
+ Nghiêm cấm các phươg tiện tham gia giao thông bấm còi bừa bãi trong khu vực, tránh làm ảnh hưởng đến cuộc sống người dân.
+ Ban quản lý dự án nên bố trí các xe chuyên dụng để tưới rửa đường trên những trục đường chính trong khu vực. Nghiêm cấm các xe chở vật liệu, phế thải không che đậy kĩ khi đi vào khu vực này. Để đảm bảo một môi trường trong lành.
+ Có giải pháp kỹ thuật kết hợp mỹ quan để làm giảm mức độ ô nhiễm của trạm bơm nước thải.
+ Rác thải và nước thải bệnh viện, khu công nghiệp phải được thu gom, xử lý riêng theo các quy định hiện hành.
+ Đối với các hộ sản xuất nông nghiệp bị thu hồi đất, sẽ có chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng giải quyết hỗ trợ chuyển đổi nghề, tạo công ăn việc làm mới, ổn định đời sống.
X. QUY HOẠCH XÂY DỰNG ĐỢT ĐẦU
X.1. Mục tiêu quy hoạch:
- Sớm cụ thể hóa các định hướng của Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến 2050, đáp ứng thời gian, yêu cầu quản lý nhà nước.
- Đề xuất giải pháp đối với các đồ án quy hoạch, dự án đầu tư đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép tiếp tục triển khai và đang được nghiên cứu.
- Làm cơ sở sớm lập quy hoạch ở tỷ lệ lớn hơn; tập trung nguồn lực đầu tư, tạo điều kiện sớm thúc đẩy phát triển đô thị trong phân khu đô thị phù hợp với quy hoạch dài hạn và lâu dài.
X.2. Quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất đợt đầu:
a)    Quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất đợt đầu:
Phân khu đô thị nằm trong khu vực phát triển đợt đầu của Thành phố, đồng thời có trục Hồ Tây – Ba Vì là trục công cộng văn hóa, là động lực thúc đẩy phát triển đô thị. Do vậy, kiến nghị phần lớn quỹ đất thuộc phân khu đô thị sẽ nằm trong quy hoạch xây dựng đợt đầu. Một phần được phát triển ở giai đoạn sau, bao gồm: khu vực nằm giữa tuyến đường vành đai 4 và đường liên khu vực hướng Bắc Nam sát vành đai 4, đoạn phía Nam và phía Bắc trục Hồ Tây – Ba Vì và các cơ sở công nghiệp, kho tàng, nhà máy, xí nghiệp, trụ sở cơ quan không phù hợp với quy hoạch phân khu này, dần từng bước chuyển đổi chức năng cho phù hợp.
Sơ đồ Bản vẽ quy hoạch sử dụng đất đợt đầu được thể hiện trên bản vẽ quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất (QH04A). Các nội dung sử dụng đất của quy hoạch xây dựng đợt đầu tuân thủ các yêu cầu như đã xác định đối với quy hoạch dài hạn.
b)    Quy mô dân số dự kiến giai đoạn đầu:
- Quy mô dân số tối đa xác lập theo phân khu đô thị khoảng: 311.500 người.
Trong đó:
+ Quy mô dân số dự báo trong giai đoạn ngắn hạn khoảng: 250.000 người
+ Dân số dự báo phát triển tiếp đến thời hạn tối đa khoảng: 61.500 người.
- Phân bố dân số đối với các ô quy hoạch trong quy hoạch đợt đầu như đã xác lập đối với quy hoạch sử dụng đất dài hạn.
X.3. Quy hoạch hệ thống hạ tầng xã hội & đô thị đợt đầu:
- Quy hoạch hệ thống hạ tầng xã hội và đô thị đợt đầu được nghiên cứu đồng bộ trong ranh giới quy hoạch tổng mặt bằng giai đoạn đầu.
- Một số dự án hạ tầng xã hội và đô thị ưu tiên đầu tư gồm:
+ Phát triển các khu đô thị dọc các tuyến đường 32, đường 70 và đường 3,5 để đáp ứng nhu cầu nhà ở của nhân dân và tạo bộ mặt đô thị, trong đó ưu tiên cho các nhu cầu di dân và giãn dân tại chỗ.
+ Hình thành trung tâm hành chính, thương mại, tài chính, văn hóa, y tế khu vực để đáp ứng nhu cầu phát triển đô thị và giải quyết nhu cầu chuyển đổi cơ cấu lao động.
+ Phát triển hoàn thiện các khu vực đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép tiếp tục triển khai và đang được nghiên cứu.
+ Các công trình công cộng văn hóa, cây xanh công viên và quảng trường trên trục và 2 bên trục Hồ Tây – Ba Vì tạo động lực cho phát triển chung toàn chuỗi đô thị.
X.4. Quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật đợt đầu:
- Hệ thống hạ tầng kỹ thuật đợt đầu được nghiên cứu, phát triển đồ bộ với quy hoạch sử dụng đất.
- Một số dự án hạ tầng kỹ thuật ưu tiên đầu tư đồng bộ  trên tuyến, gồm:
+ Đường vành đai 4;
+ Trục Hồ Tây – Ba Vì;
+ Đường 3,5;
+ Tuyến đường liên khu vực 40m đi qua giữa khu vực nghiên cứu;
+ Các tuyến đường giới hạn phát triển đô thị phía Bắc và phía Nam khu vực nghiên cứu, hình thành tuyến đường vành quanh phân khu đô thị.
XI. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
XI.1. Kết luận:
     Quy hoạch phân khu đô thị S2, tỷ lệ 1/5000 được lập nhằm cụ thể hoá Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.
Quy hoạch phân khu đô thị S2, tỷ lệ 1/5000 được duyệt sẽ là cơ sở pháp lý để quản lý việc xây dựng và cải tạo trên địa bàn huyện Hoài Đức, huyện Từ Liêm và một phần huyện Đan Phượng theo đúng quy hoạch, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai các dự án phát triển đô thị.
Quy hoạch phân khu đô thị S2, tỷ lệ 1/5000 được duyệt sẽ là là tiền đề cho công tác cải tạo, nâng cấp và làm mới hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong khu vực, lập quy hoạch chi tiết, dự án đầu tư xây dựng nhằm bổ xung, hoàn thiện hệ thống công trình công cộng, văn hoá, giáo dục. Góp phần nâng cao chất lượng sống của nhân dân trong địa bàn huyện Hoài Đức, huyện Từ Liêm, huyện Đan Phượng và Thành phố.
XI.2. Kiến nghị:
a) Một sô nội dung kiến nghị điều chỉnh thay đổi:
* Một số nội dung chính kiến nghị điều chỉnh, cụ thể hóa so với Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011 (viết tắt là QHCHN):
- Đồ án quy hoạch phân khu đô thị S2 tỷ lệ 1/5000 cơ bản tuân thủ và cụ thể hóa đồ án Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011. Trong quá trình nghiên cứu có đề xuất điều chỉnh một số khu vực về vị trí, chức năng sử dụng đất: công cộng thành phố và khu vực, cây xanh thành phố và khu vực, đất an ninh quốc phòng, đất ở… để đảm bảo yêu cầu sử dụng đát hiệu quả, hợp lý, gắn kết hài hòa về không gian trong khu vực và phù hợp với hiện trạng sử dụng đất. Nội dung điều chỉnh cụ thể như sau:
TT Vị trí ô đất (Theo QHPK S2) Chức năng sử dụng đất theo QHCHN Đề xuất điều chỉnh Lý do điều chỉnh
1 A-1; A-2; A-5 Đất công cộng Đất hỗn hợp, đất ở hiện có cải tạo chỉnh trang,đất nhóm ở mới, đất trường THCS Phù hợp với hiện trạng sử dụng đất và dự án Tân Tây Đô đã triển khai xây dựng.  Đất công cộng thành phố được đề xuất hoán đổi sang vị trí thuộc  ô đất A-1
2 B-1 Đất công cộng Đất an ninh quốc phòng Phù hợp với hiện trạng sử dụng đất. Đất công cộng thành phố được đề xuất hoán đổi sang vị trí nút giao giữa đường 3,5 và đường 32, thuộc  ô đất B-1 và H-1
3 H-1 Đất đơn vị ở Đất công cộng thành phố và công cộng đơn vị ở, đất hỗn hợp, đất nhóm ở mới. Tạo tổ hợp công trình công cộng hỗn hợp kết hợp nhà ở trên 2 tuyến đường lớn là đường 32 và đường 3,5,
4 C-1 Đất an ninh quốc phòng Đất nhóm ở mới Có chủ trương chuyển đổi sang đất dân dụng đã được Thủ tướng Chính phủ và Bộ Quốc phòng chấp thuận.
5 C-3; D-3; E-3 Đất công cộng, đất cây xanh. Đất công cộng thành phố, cây xanh thành phố, đất hỗn hợp, đất ở hiện có cải tạo chỉnh trang, đất nhóm ở mới, đất hỗn hợp đại phương, trường học, cây xanh và công cộng đơn vị ở Thay đổi mạng đường giao thông phù hợp với hiện trạng sử dụng đất và một phần dự án Kim Chung – Di Trạch đã triển khai xây dựng, đồng thời cập nhật đất dịch vụ địa phương đã triển khai thủ tục giao đất xây dựng hạ tầng.
6 D-1 Đất công cộng
Đất trường đào tạo
Đất hỗn hợp, trường TH, THCS và THPT Phù hợp với hiện trạng sử dụng đất.
7 E-1; E-2 Đất công cộng Đất cộng cộng, đất hỗn hợp địa phương, đất ở hiện có cải tạo chỉnh trang Phù hợp với hiện trạng sử dụng đất.
8 K-1 Đất cây xanh TDTT, đất công cộng Đất hỗn hợp, đất an ninh quốc phòng, đất nhóm ở mới, đất cây xanh, đất cơ quan (trung tâm huấn luyện TT quốc gia) và đất công cộng Phù hợp với hiện trạng sử dụng đất. Đất công cộng thành phố được đề xuất hoán đổi sang vị trí trên trục Hồ Tây – Ba Vì.
9 Trục Hồ Tây – Ba Vì Đất cây xanh Đất công cộng Tạo thành một trục các công trình công cộng và tạo thành điểm kết công trình đối với trục công viên cây xanh phía Nam khu vực nghiên cứu.
 
10 F-1; F-2; F-3 Đất công cộng, đất cây xanh và làng xóm hiện có Đất công cộng, cây xanh thành phố, đất làng xóm hiện có cải tạo chỉnh trang, đất trường TH, THCS, công công đơn vị ở (UBND xã hiện có), đất hỗn hợp địa phương và đất ở mới Phù hợp với hiện trạng sử dụng đất và cập nhật đất dịch vụ địa phương đã triển khai thủ tục giao đất xây dựng hạ tầng.
11 G-1; G2 Đất công cộng, cây xanh và làng xóm hiện có Đất công cộng thành phố và khu ở, cây xanh thành phố, đất làng xóm hiện có cải tạo chỉnh trang, đất trường TH, THCS, đất hỗn hợp địa phương, đất ở mới và đất an ninh quốc phòng Phù hợp với hiện trạng sử dụng đất và cập nhật đất dịch vụ địa phương đã triển khai thủ tục giao đất xây dựng hạ tầng.
12 L-1 Đất công cộng, cây xanh Đất công cộng thành phố và khu vực, đất nhóm ở mới, đất cơ quan, đất an ninh quốc phòng và đất công cộng đơn vị ở. Phù hợp với hiện trạng sử dụng đất và một phần dự án khu đô thị Vân Canh đã triển khai xây dựng, đồng thời cập nhật quy hoạch TMB khu đất an ninh quốc phòng (C22) đã được phê duyệt.
 
* Một số nội dung kiến nghị điều chỉnh so với Nhiệm vụ quy hoạch phân khu đô thị đã được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt tại Quyết định số 684/QĐ-UBND ngày 30/01/2011 (viết tắt là QĐNVQH):
 
TT Hạng mục Đơn vị QĐ NVQH Đề xuất điều chỉnh Lý do điều chính
1 Diện tích nghiên cứu        
1.1. DT đến năm 2030 ha 1.379 2.982 Phù hợp với thực tiễn phát triển, phù hợp tiến độ và tốc độ hình thành các khu vực đô thị
1.2. Ngưỡng phát triển  đô thị  tối đa ha 2.964 2.982 Phù hợp về ranh giới quy hoạch theo nhiệm vụ được duyệt.
2 Quy mô dân số        
2.1. Dân số đến năm 2030 Người 135.000 250.000 Phù hợp với quy mô dân số đã xác lập trong QHCHN và thực tiễn phát triển của khu vực.
2.2 Ngưỡng phát triển dân số tối đa (khoảng) Người 340.000 311.500 Để phù hợp  quy mô dân số đã xác lập trong QHCHN (được cân đối chung cho chuỗi các phân khu đô thị phía Đông vành đai 4)
 
* Một số nội dung kiến nghị đối với các đồ án quy hoạch chi tiết, dự án đầu tư xây dựng và các khu vực được cấp thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư:
* Các dự án đầu tư, đồ án quy hoạch trong phạm vi nghiên cứu đề xuất sẽ kiểm tra, đối chiếu trong quá trình thực hiện theo nguyên tắc:
- Đối với các đồ án quy hoạch, dự án đầu tư được cấp thẩm quyền phê duyệt, đã và đang triển khai xây dựng thì tiếp tục thực hiện theo nội dung đã được duyệt.
- Đối với các đồ án quy hoạch, dự án đầu tư được cấp thẩm quyền phê duyệt mà chưa xây dựng, hoặc đang triển khai các thủ tục lập dự án đầu tư thì thực hiện theo đồ án quy hoạch phân khu được duyệt. Cụ thể như sau:
 
TT TÊN ĐỒ ÁN, DỰ ÁN, VỊ TRÍ ĐỊA ĐIỂM ĐÃ ĐƯỢC CHẤP THUẬN ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ LÝ DO ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ
A CÁC DỰ ÁN, ĐỒ ÁN ĐÃ ĐƯỢC CẤP THẨM QUYỀN PHÊ DUYỆT
1 Xây dựng bến xe thị trấn Trạm Trôi Trạm Trôi Tiếp tục thực hiện theo quy định Cập nhật trong QHPK
2 Dự án đầu tư xây dựng chợ  thị trấn Trạm Trôi Trạm Trôi Tiếp tục thực hiện theo quy định Cập nhật trong QHPK
3 Khu nhà ở Trung tâm 75-Tổng cục II Thị trấn Trôi Tiếp tục thực hiện theo quy định Cập nhật trong QHPK
4 Khu nhà ở Đức Thượng Đức Thượng Tiếp tục thực hiện theo quy định Cập nhật trong QHPK
5 Cụm CN Kim Chung, Lai Xá Lai Xá
- huyện Hoài Đức
Trước mắt tiếp tục triển \khai theo dự án đã được duyệt, trong giai đoạn dài hạ chuyển đổi sang đất xây dựng đô thị như đề xuất trong quy hoạch phân khu này. Vì dự án đã khai thác sử dụng nên tiếp trục tồn tại ở giai đoạn đầu, giai đoạn sau điều chỉnh cho phù hợp với định hướng QHCHN được duyệt
6 Khu nhà ở liền kề khu tái định cư Lai xá - Kim Chung Lai Xá
- huyện Hoài Đức
Tiếp tục thực hiện theo quy định nhưng cần điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp QHPK Phù hợp với định hướng QHCHN được duyệt
7
 
Điểm CN tiểu thủ công nghiệp Di Trạch Di Trạch
- huyện Hoài Đức
Trước mắt tiếp tục triển khai theo dự án đã được duyệt, trong giai đoạn dài hạ chuyển đổi sang đất xây dựng đô thị như đề xuất trong quy hoạch phân khu này. Vì dự án đã xây dựng HTKT nên tiếp tục tồn tại ở giai đoạn đầu, giai đoạn sau điều chỉnh cho phù hợp với định hướng QHCHN được duyệt
8 Điểm CN Đại Tự Kim Chung
- huyện Hoài Đức
Chuyển đổi sang đất xây dựng đô thị như đề xuất trong quy hoạch phân khu này. Dự án đã phê duyệt NVTK nhưng chưa có QĐ thu hồi đất, cần chuyển đổi cho phù hợp với định hướng QHCHN được duyệt
9 Khu đô thị Kim Chung-Di Trạch (Thăng Long 9) Kim Chung-Di Trạch -
Hoài Đức
Tiếp tục thực hiện theo quy định nhưng cần điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp QHPK Phù hợp với định hướng QHCHN được duyệt
10 Khu nhà ở biệt thự Nguyễn Ngọc Kim Chung - huyện Hoài Đức Tiếp tục thực hiện theo quy định nhưng cần điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp QHPK Phù hợp với định hướng QHCHN được duyệt
11 Khu nhà ở hỗn hợp Phương Bắc Kim Chung - huyện Hoài Đức Tiếp tục thực hiện theo quy định nhưng cần điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp QHPK Phù hợp với định hướng QHCHN được duyệt
12 Khu đô thị mới Bắc đường QL32 thị trấn Trạm Trôi TT Trạm Trôi - - huyện Hoài Đức Tiếp tục thực hiện theo quy định Cập nhật trong QHPK
13 Khu đô thị Vân Canh Vân Canh - huyện Hoài Đức Tiếp tục thực hiện theo quy định nhưng cần điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp QHPK Phù hợp với định hướng QHCHN được duyệt
14 Khu tái định cư đường 32  Xuân Phương - huyện Từ Liêm Tiếp tục thực hiện theo quy định Cập nhật trong QHPK
15 Khu đô thị Tân Lập Tân Lập
- huyện Đan Phượng
Tiếp tục thực hiện theo quy định Cập nhật trong QHPK
16 Khu đô thị Tân Tây Đô Tân Lập
- huyện Đan Phượng
Tiếp tục thực hiện theo quy định Cập nhật trong QHPK
17 Khu đô thị Nam đường 32 Đức Thượng. Đức Giang. Hoài Đức Đức Thượng, Đức Giang – huyện Hoài Đức Tiếp tục thực hiện theo quy định Cập nhật trong QHPK
18 Khu đô thị Tây Đô Hoài Đức Cần điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp QHPK Phù hợp với định hướng QHCHN được duyệt
20 Khu đô thị Viwasen Hoài Đức Cần điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp QHPK Phù hợp với định hướng QHCHN được duyệt
21 Khu nhà ở Viet.INC Hoài Đức Điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp QHPK Phù hợp với định hướng QHCHN được duyệt
22 Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 Khu đô thị Sơn Đồng Sơn Đồng – huyện Hoài Đức Điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp QHPK Phù hợp với định hướng QHCHN được duyệt
24 Dự án xây dựng Trung tâm dạy nghề - đào tạo lái xe dân lập Đức Thượng Đức Thượng – huyện Hoài Đức Điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp QHPK Đã có công văn xin chuyển đổi đầu tư
25 Dự án xây dựng Trung tâm dịch vụ thương mại và siêu thị bán buôn thị trấn Trạm Trôi, huyện Hoài Đức, TP.Hà Nội TT Trạm Trôi – huyện Hoài Đức Tiếp tục thực hiện theo quy định Cập nhật trong QHPK
26 Khu đô thị Yên Phú Yên Sở - huyện Hoài Đức Cần điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp QHPK Phù hợp với định hướng QHCHN được duyệt
27
28
Đất dịch vụ Di Trạch Di Trạch - huyện Hoài Đức Tiếp tục thực hiện theo quy định Cập nhật trong QHPK
34 Khu đô thị mới Mai Linh Tiền Yên, Lại Yên - huyện Hoài Đức Cần điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp QHPK Phù hợp với định hướng QHCHN được duyệt
35 Khu Trung tâm TM dịch vụ thôn Lai Xá, Kim Chung  Lai Xá - huyện Hoài Đức Tiếp tục thực hiện theo quy định Cập nhật trong QHPK
36 Đất Dịch vụ Thị trấn Trạm Trôi TT Trạm Trôi - huyện Hoài Đức Tiếp tục thực hiện theo quy định nhưng cần điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp QHPK Phù hợp với định hướng QHCHN được duyệt
37 Khu Trung tâm TM dịch vụ thôn Lai Xá, Kim Chung Lai Xá - huyện Hoài Đức Tiếp tục thực hiện theo quy định Cập nhật trong QHPK
38 Đất Dịch vụ Thị trấn Trạm Trôi  TT Trạm Trôi - huyện Hoài Đức Tiếp tục thực hiện theo quy định nhưng cần điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp QHPK Phù hợp với định hướng QHCHN được duyệt
39 Điểm CN làng nghề Sơn Đồng  Sơn Đồng - huyện Hoài Đức Trước mắt tiếp tục triển khai theo dự án đã được duyệt, trong giai đoạn dài hạ chuyển đổi sang đất xây dựng đô thị như đề xuất trong quy hoạch phân khu này. Vì dự án đã xây dựng HTKT nên tiếp tục tồn tại ở giai đoạn đầu, giai đoạn sau điều chỉnh cho phù hợp với định hướng QHCHN được duyệt
41 Dự án xây dựng Doanh trại Trung đoàn Bộ và Tiểu đoàn 9 - Trung đoàn 22 ( C22 )  Xuân Phương - huyện Từ Liêm Tiếp tục thực hiện theo quy định nhưng cần điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp QHPK Phù hợp với định hướng QHCHN được duyệt. Một phần dự án nằm trên trục Hồ Tây – Ba Vì.
41 Dự án xây dựng Cơ sở dự phòng trung tâm thông tin Quốc gia về tội phạm ( C27 )  Xuân Phương - huyện Từ Liêm Chuyển đổi sang đất xây dựng đô thị như đề xuất trong quy hoạch phân khu này Phù hợp với định hướng QHCHN được duyệt. Toàn bộ dự án nằm trong khu vực ảnh hưởng bởi trục Hồ Tây – Ba Vì.
B CÁC DỰ ÁN, ĐỒ ÁN ĐANG NGHIÊN CỨU LẬP QUY HOẠCH HOẶC ĐANG TRÌNH DUYỆT
19 Cụm CN Đức Thượng Đức Thượng Cuyển đổi sang đất xây dựng đô thị như đề xuất trong quy hoạch phân khu này. Phù hợp với định hướng QHCHN được duyệt
40 Khu đô thị Đức Giang Đức Giang Chuyển đổi sang đất xây dựng đô thị như đề xuất trong quy hoạch phân khu này. Phù hợp với định hướng QHCHN được duyệt
23 Khu đô thị Dầu khí Đức Giang Đức Giang Cần điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp QHPK Phù hợp với định hướng QHCHN được duyệt
29 Đất dịch vụ Vân Canh Vân Canh Tiếp tục thực hiện theo quy định Cập nhật trong QHPK
30 Đất Dịch vụ Kim Chung lô 6 - cụm Công nghiệp Kim Chung Tiếp tục thực hiện theo quy định Cập nhật trong QHPK
31 Đất Dịch vụ Kim Chung - Đỉa Các Kim Chung Tiếp tục thực hiện theo quy định Cập nhật trong QHPK
32 Đất Dịch vụ Kim Chung - Đồng Sành Kim Chung Tiếp tục thực hiện theo quy định Cập nhật trong QHPK
33 Đất Dịch vụ Đức Thượng Đức Thượng Tiếp tục thực hiện theo quy định Cập nhật trong QHPK
 
b) Một số nội dung kiến nghị khác:
- Cần đi trước một bước trong việc định hướng, đào tạo công ăn việc làm cho người dân hiện đang tham gia hoặc liên quan tới sản xuất nông nghiệp mà họ mất đất sản xuất khi đô thị hóa. Đặc biệt có từng chính sách đào tạo cụ thể đối với từng lứa tuổi của các hộ gia đình tham gia hoặc liên quan tới sản xuất nông nghiệp.
- Đồng thời việc xây dựng mới các khu đô thị cần phải đầu tư song song hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đối với các khu ở hiện có.
- Có kế hoạch cụ thể, sớm hình thành hệ thống giao thông chính của khu vực để tạo điều kiện đầu tư trong khu vực.
- Cần có biện pháp hữu hiệu, quản lý quỹ đất nhỏ lẻ trong khu vực làng xóm, khu ở hiện có chống hiện tượng lấn chiếm. Ưu tiên dành quỹ đất này cho phát triển các cơ sở hạ tầng xã hội phục vụ ngay tại chỗ.
- Cần có biện pháp chặt chẽ, thông thoáng trong công tác quản lý đô thị. Đặc biệt quan tâm tới công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cấp phép xây dựng và quản lý xây dựng theo đúng quy hoạch được duyệt.
- Để đồ án sớm được đưa vào thực hiện, đề nghị Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hà Nội và các cấp có thẩm quyền sớm xem xét, thẩm định, phê duyệt đồ án để có cơ sở pháp lý cho công tác quản lý xây dựng đô thị theo quy hoạch.
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Gửi phản hồi

Tìm kiếm nhanh

Lấy ý kiến cộng đồng dân cư

345/QĐ-VQH

Quyết định số 345/QĐ-VQH ngày 03/4/2024 của Viện QHXD Hà Nội về việc Ban hành Hướng dẫn thành phần hồ sơ lập chỉ giới đường đỏ, cung cấp số liệu hạ tầng kỹ thuật tại Viện QHXD Hà Nội

Thời gian đăng: 08/04/2024

lượt xem: 27 | lượt tải:17

2068/QĐ-VQH

Quyết định số 2068/QĐ-VQH về việc Ban hành Hướng dẫn thành phần hồ sơ lập chỉ giới đường đỏ, cung cấp số liệu hạ tầng kỹ thuật tại Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội

Thời gian đăng: 23/11/2023

lượt xem: 184 | lượt tải:88

3663/QĐ-UBND

Quyết định số 3663/QĐ-UBND của UBND TP Hà Nội về việc Phê duyệt Điều chỉnh cục bộ QHCT tỉ lệ 1/500 hai bên tuyến đường Nhật Tân - Nội Bài (đoạn 3) khu vực dự án đầu tư xây dựng Thành phố thông minh GĐ1 và GĐ2

Thời gian đăng: 24/07/2023

lượt xem: 193 | lượt tải:125

3428/QĐ-UBND

Quyết định số 3428/QĐ-UBND của UBND TP Hà Nội về việc Phê duyệt Điều chỉnh cục bộ Quy hoạch phân khu đô thị N9, tỉ lệ 1/5000 tại khu quy hoạch 1.

Thời gian đăng: 20/08/2023

lượt xem: 249 | lượt tải:107

700/QĐ-TTg

Quyết định số 700/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về vệc Phê duyệt Nhiệm vụ Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065

Thời gian đăng: 18/06/2023

lượt xem: 333 | lượt tải:128

Báo tạp chí

  • Báo Lao Động
  • Báo Kinh Tế Đô Thị
  • Báo Quy Hoạch Đô Thị
  • Báo Kiến Việt
  • Tạp chí kiến trúc
  • Theo Báo Xây Dựng
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây