0 NaN undefined

Hồi sinh các dòng sông tại nội đô: Gắn với tạo dựng cảnh quan hai bên bờ sông

Thứ hai - 01/03/2021 21:45
Hà Nội đã và đang triển khai nhiều biện pháp để cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trường tại các dòng sông, trong đó phải kể đến Dự án Hệ thống xử lý nước thải Yên Xá. Song, nhiều chuyên gia khẳng định, nếu chỉ trông chờ vào việc cải thiện chất lượng nước thì chưa đủ, các đơn vị chức năng cần chú trọng việc tạo dựng cảnh quan dọc hai bên bờ sông.

 
Dự án công trình bao sông Tô Lịch. Ảnh: Thanh Hải
 
Nhiều bất cập

Hiện trong khu vực nội thành Hà Nội có 4 dòng sông có nhiều tuyến đường chạy qua là sông Tô Lịch, Lừ, Sét, Kim Ngưu. Trong những năm qua, TP Hà Nội đã triển khai nhiều biện pháp chỉnh trang các tuyến đường men theo những dòng sông này. Trong đó, tuyến đường dành cho xe đạp, người đi bộ dọc sông Tô Lịch là một trong những ví dụ điển hình về những nỗ lực và hiệu quả của Hà Nội trong việc cải thiện, nâng cao chất lượng sống của người dân Thủ đô.

 

Ông Nguyễn Văn Quang (phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy) chia sẻ, không chỉ tạo ra không gian đi bộ, tập thể dục, nghỉ ngơi cho người dân, từ khi đi vào hoạt động đến nay, tuyến đường này đã góp phần quan trọng trong việc tạo dựng cảnh quan, giúp sông Tô Lịch từng bước chuyển mình sau nhiều năm “ngủ quên”. Được biết, tuyến đường đi bộ ven sông Tô Lịch nằm trong dự án xén mở rộng đường Láng đoạn từ Cầu Giấy đến Ngã Tư Sở với tổng chiều dài khoảng 4km, mặt đường rộng 4m, dành cho người đi bộ, đi xe đạp. Để thực hiện tuyến đường, TP cho di dời 3 công trình gây ùn tắc giao thông gồm cây xăng đầu cầu 361, đội ứng trực xử lý thoát nước, chợ tạm Ngã Tư Sở và một số nhà vệ sinh công cộng...

 

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được tại một số tuyến đường như Khương Đình, Vũ Tông Phan, Kim Giang… (dọc sông Tô Lịch), Trường Chinh, Nguyễn Lân, Trịnh Đình Cửu… (sông Lừ), ngõ 553 đường Giải Phóng (sông Sét), đường Kim Ngưu, Tam Trinh (sông Kim Ngưu) vẫn còn nhiều bất cập trong công tác đảm bảo vệ sinh môi trường, mỹ quan đô thị khu vực hai bên bờ các sông trên. Trao đổi với phóng viên Kinh tế & Đô thị, ông Nguyễn Văn Cường, phố Khương Đình cho biết, để đảm bảo mỹ quan, tránh ùn tắc giao thông phần tiếp giáp với bờ sông, các đơn vị chức năng đã bố trí lan can, vỉa hè phục vụ người đi bộ. Song, từ nhiều năm nay, khu vực này bị chiếm dụng làm nơi tập kết rác thải, buôn bán, dừng đỗ phương tiện… gây mất vệ sinh môi trường, mỹ quan đô thị.

 

Đồng bộ các giải pháp

 

Nhằm cải thiện môi trường nước tại các sông trong khu vực nội thành, Hà Nội đã và đang triển khai nhiều biện pháp, trong đó nổi bật nhất là Dự án Hệ thống xử lý nước thải Yên Xá. Theo các chuyên gia, việc Hà Nội ngăn nước thải chảy thẳng xuống các dòng sông, xây dựng Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá, đồng thời có phương án bổ cập nước, tạo dòng chảy là hết sức cần thiết để hồi sinh các dòng sông, trước mắt là sông Tô Lịch. Song, để quá trình hồi sinh sông Tô Lịch diễn ra nhanh hơn, góp phần đảm bảo cuộc sống của người dân, rất cần triển khai ngay những biện pháp, kế hoạch tạo cảnh quan dọc hai bên bờ sông. Trong đó, chú trọng tạo ra những không gian mở, vườn hoa, cây xanh và các hạng mục hướng đến phục vụ cộng đồng, phát huy giá trị lịch sử của các dòng sông…

 

Được biết, trong nỗ lực tạo cảnh quan các tuyến đường dọc theo các dòng sông của TP, vừa qua, UBND quận Thanh Xuân đã công bố đồ án thiết kế đô thị hai bên sông Lừ, sông Sét tỷ lệ 1/500 (đoạn từ đường Trường Chinh đến đường Giải Phóng) thuộc địa giới hành chính các phường Phương Liệt và phường Khương Mai. Theo đó, phân chia tuyến phố thành 4 phân đoạn, từng đoạn tuyến khu vực sẽ khuyến khích phát triển các hoạt động chủ đạo để từng bước tạo nên nét đặc trưng cho từng khu vực. Không gian hai bên tuyến đường được thiết kế với những điểm nút khác nhau, có các vườn hoa cây xanh, không gian mở các khu vực chức năng, khoảng lùi công trình hai bên tuyến…

 

Liên quan đến vấn đề này, Chủ tịch UBND phường Phương Liệt Nguyễn Thắng Toàn chia sẻ, hiện cảnh quan các tuyến đường ven sông hai bên sông Lừ, sông Sét còn lộn xộn, chưa khai thác được tiềm năng bên sông cũng như các hồ Phương Liệt, hồ Rùa. Do đó, việc thiết kế đô thị qua địa bàn hai phường Phương Liệt và Khương Mai sẽ tạo quang cảnh xanh, sạch, đẹp, thay đổi diện mạo đô thị trên địa bàn.

Nguồn tin: Theo kinhtedothi.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Gửi phản hồi
Lấy ý kiến cộng đồng dân cư

345/QĐ-VQH

Quyết định số 345/QĐ-VQH ngày 03/4/2024 của Viện QHXD Hà Nội về việc Ban hành Hướng dẫn thành phần hồ sơ lập chỉ giới đường đỏ, cung cấp số liệu hạ tầng kỹ thuật tại Viện QHXD Hà Nội

Thời gian đăng: 08/04/2024

lượt xem: 32 | lượt tải:23

2068/QĐ-VQH

Quyết định số 2068/QĐ-VQH về việc Ban hành Hướng dẫn thành phần hồ sơ lập chỉ giới đường đỏ, cung cấp số liệu hạ tầng kỹ thuật tại Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội

Thời gian đăng: 23/11/2023

lượt xem: 194 | lượt tải:92

3663/QĐ-UBND

Quyết định số 3663/QĐ-UBND của UBND TP Hà Nội về việc Phê duyệt Điều chỉnh cục bộ QHCT tỉ lệ 1/500 hai bên tuyến đường Nhật Tân - Nội Bài (đoạn 3) khu vực dự án đầu tư xây dựng Thành phố thông minh GĐ1 và GĐ2

Thời gian đăng: 24/07/2023

lượt xem: 195 | lượt tải:127

3428/QĐ-UBND

Quyết định số 3428/QĐ-UBND của UBND TP Hà Nội về việc Phê duyệt Điều chỉnh cục bộ Quy hoạch phân khu đô thị N9, tỉ lệ 1/5000 tại khu quy hoạch 1.

Thời gian đăng: 20/08/2023

lượt xem: 255 | lượt tải:108

700/QĐ-TTg

Quyết định số 700/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về vệc Phê duyệt Nhiệm vụ Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065

Thời gian đăng: 18/06/2023

lượt xem: 339 | lượt tải:133

Báo tạp chí

  • Báo Lao Động
  • Báo Kinh Tế Đô Thị
  • Báo Quy Hoạch Đô Thị
  • Báo Kiến Việt
  • Tạp chí kiến trúc
  • Theo Báo Xây Dựng
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây