0 NaN undefined

Đô thị hóa theo chiều dọc khi nhìn từ trên cao

Thứ năm - 25/03/2021 00:28

Diện tích đất ngày càng giảm, giá từng mét vuông đất ngày càng leo thang, các thành phố buộc phải mở rộng theo chiều dọc. Minh chứng là khi nhắc đến các đô thị lớn, điều đầu tiên chúng ta hình dung là các tòa nhà cao tầng hay những tòa nhà chọc trời đang ngày càng trở thành biểu tượng của các khu vực phát triển.
 

Chicago, Hoa Kỳ

Đô thị hóa theo chiều dọc là gì?

Mỗi năm, dân số toàn cầu tăng khoảng 89 triệu người, đồng nghĩa với việc quỹ đất ngày càng hạn hẹp. Báo cáo năm 2014 từ Liên Hợp Quốc ước tính rằng lượng dân cư ở khu vực thành thị sẽ tăng từ 54% lên 66% vào năm 2050. Với áp lực ngày càng tăng cả về nhu cầu nhà ở, năng lượng và cơ sở hạ tầng, các chính phủ trên toàn thế giới đã và đang tìm cách cải thiện quá trình đô thị hóa. Một trong những giải pháp là mở rộng quy mô đô thị hóa theo chiều dọc.

Thay vì mở rộng theo chiều ngang thì đô thị hóa theo chiều dọc sẽ tập trung xây dựng hướng lên trên nhằm mục đích xây dựng để tạo ra nhiều không gian phục vụ nhiều mục đích khác nhau. Chỉ số không gian sàn của tòa nhà (FSI) là thước đo xác định cho đô thị hóa theo chiều dọc.

Chỉ số diện tích sàn của một tòa nhà được biểu thị bằng tỷ lệ giữa tổng diện tích sàn của một tòa nhà với kích thước mảnh đất được xây dựng, được tính bằng cách chia tổng diện tích sàn của tòa nhà cho diện tích đất có thể xây dựng. Việc phát triển đô thị hóa theo chiều dọc sẽ có chỉ số FSI lớn hơn nhiều so với những tòa nhà lựa chọn đô thị hóa theo chiều ngang.

Ưu nhược điểm khi tiếp cận đô thị hóa theo chiều dọc

Việc phát triển đô thị hóa theo chiều dọc mang đến lợi thế lớn nhất chính là tận dụng tối đa được không gian bên trên trên diện tích mặt bằng nhỏ. Đô thị hóa sẽ tác động không nhỏ đến môi trường. Tuy nhiên, đô thị hóa theo chiều ngang sẽ buộc phải thay đổi mục đích sử dụng đất, có thể chuyển từ đất nông nghiệp sang xây dựng thì đô thị hóa theo chiều dọc lại hạn chế thiệt hại về mặt mở rộng đất.

New York là ví dụ điển hình cho thành phố tận dụng quá trình đô thị hóa theo chiều dọc để hạn chế tác động đến môi trường.

Đô thị hóa theo chiều dọc cho phép sử dụng tiết kiệm năng lượng hiệu quả hơn một phần, ít nhất là khi nói đến hệ thống sưởi. Ngoài ra, còn có các lợi ích về kinh tế, xã hội. Sẽ đỡ được khoản kinh phí khổng lồ nếu xây dựng và phát triển trên thứ gì đó đã có nền tảng thay vì tạo dụng một khu đô thị hóa hoàn toàn mới. Đô thị hóa theo chiều dọc cũng khuyến khích mọi người sống gần nhau, có tiềm năng cải thiện gắn kết xã hội.
 

Ri át - Ả rập Sau đi

Tuy nhiên, đô thị hóa theo chiều dọc cũng đi kèm nhiều vấn đề. Đặc trưng là độ cao sẽ gây ra các vấn đề trong việc cung cấp tiện ích cho khu vực cao như hệ thống đường điện, nước. Càng lên cao, càng cần nhiều điện năng để bơm nước lên tầng cao. Hay vấn đề vệ sinh cũng là khâu nan giải đối với các KTS khi phải đáp ứng được nhu cầu sử dụng cho hàng trăm người trong một tòa nhà.

Ngoài ra, việc đưa mọi người gắn kết với nhau thì những tòa nhà theo chiều dọc vô hình chung cũng làm giảm dần không gian sống cá nhân cho mỗi người.

Đô thị hóa theo chiều dọc thể hiện rõ nét từ trên cao

Khi so sánh trên trục tọa độ Descartes, sự tăng trưởng theo chiều dọc này làm cho trục Oz ngày càng lớn. Các tòa nhà lớn tập trung chủ yếu các khu văn phòng, trụ sở của công ty lớn hay những dự án bất động sản cao cấp. Chúng không chỉ nổi bật về chiều cao mà còn xét đến vị trí đắc địa trong bối cảnh đô thị hóa.

Những hình ảnh đô thị hóa theo chiều dọc được thể hiện rõ nét không chỉ ở những nước phát triển mà còn dễ dàng nhận thấy hơn ở nước đang phát triển. Dưới đây là một số hình ảnh toàn cảnh sự phát triển dễ nhận thấy của các khu đô thị khi nhìn từ trên cao:
 

New York, Hoa Kỳ





Thượng Hải, Trung Quốc


Dubai, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất


Sydney, Úc


San Francisco, Hoa Kỳ


Philadelphia, Hoa Kỳ

Nguồn tin: Biên dịch | Vũ Hương (Nguồn: Archdaily) - Kienviet.net

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Gửi phản hồi
Lấy ý kiến cộng đồng dân cư

345/QĐ-VQH

Quyết định số 345/QĐ-VQH ngày 03/4/2024 của Viện QHXD Hà Nội về việc Ban hành Hướng dẫn thành phần hồ sơ lập chỉ giới đường đỏ, cung cấp số liệu hạ tầng kỹ thuật tại Viện QHXD Hà Nội

Thời gian đăng: 08/04/2024

lượt xem: 26 | lượt tải:12

2068/QĐ-VQH

Quyết định số 2068/QĐ-VQH về việc Ban hành Hướng dẫn thành phần hồ sơ lập chỉ giới đường đỏ, cung cấp số liệu hạ tầng kỹ thuật tại Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội

Thời gian đăng: 23/11/2023

lượt xem: 180 | lượt tải:81

3663/QĐ-UBND

Quyết định số 3663/QĐ-UBND của UBND TP Hà Nội về việc Phê duyệt Điều chỉnh cục bộ QHCT tỉ lệ 1/500 hai bên tuyến đường Nhật Tân - Nội Bài (đoạn 3) khu vực dự án đầu tư xây dựng Thành phố thông minh GĐ1 và GĐ2

Thời gian đăng: 24/07/2023

lượt xem: 191 | lượt tải:120

3428/QĐ-UBND

Quyết định số 3428/QĐ-UBND của UBND TP Hà Nội về việc Phê duyệt Điều chỉnh cục bộ Quy hoạch phân khu đô thị N9, tỉ lệ 1/5000 tại khu quy hoạch 1.

Thời gian đăng: 20/08/2023

lượt xem: 244 | lượt tải:104

700/QĐ-TTg

Quyết định số 700/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về vệc Phê duyệt Nhiệm vụ Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065

Thời gian đăng: 18/06/2023

lượt xem: 330 | lượt tải:126

Báo tạp chí

  • Báo Lao Động
  • Báo Kinh Tế Đô Thị
  • Báo Quy Hoạch Đô Thị
  • Báo Kiến Việt
  • Tạp chí kiến trúc
  • Theo Báo Xây Dựng
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây