0 NaN undefined

Công bố quy hoạch chi tiết khu di dân phục vụ GPMB khu tưởng niệm danh nhân Chu Văn An

Thứ tư - 20/04/2016 22:56
Ngày 20/4, Sở Quy hoạch – Kiến trúc Hà Nội phối hợp với UBND huyện Thanh Trì tổ chức hội nghị công bố quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 khu di dân phục vụ GPMB khu tưởng niệm danh nhân Chu văn An và các dự án khác thuộc huyện Thanh Trì, đồng thời công bố điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết Khu tưởng niệm danh nhân Chu Văn An, tỷ lệ 1/500.

Theo đó, khu di dân phục vụ GPMB khu tưởng niệm danh nhân Chu văn An và các dự án khác thuộc địa giới hành chính xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội có diện tích khoảng 35,72ha với quy mô dân số khoảng 4.883 người.

Khu đất nghiên cứu quy hoạch có phía đông nam giáp xã Tam Hiệp; Phía tây nam giáp đường Phan Trọng Tuệ, bãi xe buýt, ô quy hoạch có chức năng hỗn hợp; Phía tây bắc giáp Cty Sơn tổng hợp Hà Nội, làng xóm thôn Văn hiện có; Phía đông bắc giáp sông Tô Lịch.

Mục tiêu của quy hoạch nhằm xây dựng khu nhà ở di dân kết hợp với các công trình hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đồng bộ nhằm phục vụ công tác GPMB khu tưởng niệm danh nhân Chu văn An và các dự án khác thuộc huyện Thanh Trì…

Các công trình được thiết kế theo dạng thấp tầng, mật độ xây dựng thấp đảm bảo tuân thủ quy định quản lý theo đồ án quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đối với công trình trong khu vực hành lang xanh.

Các công trình công cộng, trường học, nhà trẻ được bố trí nằm giáp với khu cây xanh tập trung, cây xanh ven sông Tô Lịch để tạo cảnh quan và tổ chức không gian mở về phía sông Tô Lịch, được thiết kế với hình thức công trình hiện đại, phù hợp với chức năng và yêu cầu sử dụng…

Theo quyết định điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết Khu tưởng niệm danh nhân Chu Văn An, tỷ lệ 1/500, Khu tưởng niệm thuộc địa giới hành chính xã Thanh Liệt, giáp khu chức năng đô thị Nam đường Vành đai 3, có tổng diện tích khoảng 55ha.

Nội dung điều chỉnh: Nắn chỉnh cục bộ tuyến mương quy hoạch phí đông chùa Quan Âm để không ảnh hưởng đến khu đất chùa trên cơ sở đảm bảo hướng tuyến và mặt cắt mương tiêu thoát nước cho khu vực.

Điều chỉnh tuyến đường liền kề phía tây bắc chùa Quan Âm để không ảnh hưởng đến ranh giới, diện tích đất chùa Quan Âm đang quản lý, theo đề nghị của nhà chùa; Điều chỉnh cục bộ các tuyến hạ tầng kỹ thuật dọc theo tuyến đường điều chỉnh.

Điều chỉnh cục bộ ô đất quy hoạch có chức năng công viên văn hóa thể thao để dành 1ha đất để tập kết các ngôi mộ trong ranh giới dự án đầu tư các công trình trọng điểm của khu tưởng niệm, không được chôn mộ mới và di chuyển mộ từ nơi khác đến.

Các nội dung khác giữ nguyên theo quy hoạch hoạch chi tiết đã được phê duyệt.

Khu 1 là khu tưởng niệm, bao gồm các công trình tưởng niệm, bảo tàng, nơi hội thảo và các di tích liên quan… Cùng với Đình Ngoại, chùa Quang Ân, khu tưởng niệm sẽ tạo nên một quần thể công trình văn hóa, kiến trúc, di tích lịch sử truyền thống…

Khu vực 2 là nơi phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí của nhân dân và khách du lịch, với cảnh quan môi trường trong lành… Tại đây có hệ thống hồ điều hòa, kênh dẫn nước (rộng trên 10 ha); có các khu chức năng, công viên vănhóa cây xanh kết hợp với các công trình kiến trúc cảnh quan, dịch vụ du lịch, thể dục thể thao…

Điểm nhấn của khu di tích là Công viên Chu văn An. Tại đây có tượng người học trò thủy thần, đã hy sinh làm mưa chống hạn cứu dân là biểu tượng cho trí dũng của thầy Chu Văn An.

Ngoài ra, còn có sa bàn vùng Thanh Liệt, Bằng Liệt, Huỳnh Cung, Vĩnh Ninh thể hiện các di chỉ, văn chỉ, di tích… có liên quan đến cuộc đời của nhà giáo Chu Văn An như sông Tô Lịch, sông Kim Ngưu, Cầu Đậu, Cầu Bươu, Đầm Mực, Mếu Gàn, mộ thần Thuồng Luồng…

Liên quan đến di tích còn có sa bàn mô hình khu di tích Chí Linh, tỉnh Hải Dương, nơi danh nhân Chu Văn An sống những năm tháng cuối đời của mình, được mô phỏng có núi Phượng Hoàng, giếng Ngọc, am Lệ Kỳ, phần mộ và đền thờ của ông…

Theo quy hoạch, khu di tích còn có 2 quảng trường, diện tích trên 1,16ha không chỉ là nơi bảo tồn các giá trị văn hóa mà còn để ngành giáo dục có tư liệu thực tế phục vụ công tác giáo dục truyền thống đạo đức và hiếu học; tổ chức phát động các phong trào thi đua “dạy tốt, học tốt”, tuyên dương học sinh, sinh viên giỏi…; cho giới văn nghệ sĩ tổ chức các hoạt động văn hóa, như câu lạc bộ thơ phú, thư pháp, sáng tác hội họa, điểm sinh hoạt văn hóa cho các tầng lớp nhân dân Thủ đô.

Nguồn tin: Báo Xây dựng điện tử

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Gửi phản hồi
Lấy ý kiến cộng đồng dân cư

345/QĐ-VQH

Quyết định số 345/QĐ-VQH ngày 03/4/2024 của Viện QHXD Hà Nội về việc Ban hành Hướng dẫn thành phần hồ sơ lập chỉ giới đường đỏ, cung cấp số liệu hạ tầng kỹ thuật tại Viện QHXD Hà Nội

Thời gian đăng: 08/04/2024

lượt xem: 27 | lượt tải:16

2068/QĐ-VQH

Quyết định số 2068/QĐ-VQH về việc Ban hành Hướng dẫn thành phần hồ sơ lập chỉ giới đường đỏ, cung cấp số liệu hạ tầng kỹ thuật tại Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội

Thời gian đăng: 23/11/2023

lượt xem: 184 | lượt tải:88

3663/QĐ-UBND

Quyết định số 3663/QĐ-UBND của UBND TP Hà Nội về việc Phê duyệt Điều chỉnh cục bộ QHCT tỉ lệ 1/500 hai bên tuyến đường Nhật Tân - Nội Bài (đoạn 3) khu vực dự án đầu tư xây dựng Thành phố thông minh GĐ1 và GĐ2

Thời gian đăng: 24/07/2023

lượt xem: 192 | lượt tải:125

3428/QĐ-UBND

Quyết định số 3428/QĐ-UBND của UBND TP Hà Nội về việc Phê duyệt Điều chỉnh cục bộ Quy hoạch phân khu đô thị N9, tỉ lệ 1/5000 tại khu quy hoạch 1.

Thời gian đăng: 20/08/2023

lượt xem: 247 | lượt tải:106

700/QĐ-TTg

Quyết định số 700/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về vệc Phê duyệt Nhiệm vụ Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065

Thời gian đăng: 18/06/2023

lượt xem: 331 | lượt tải:128

Báo tạp chí

  • Báo Lao Động
  • Báo Kinh Tế Đô Thị
  • Báo Quy Hoạch Đô Thị
  • Báo Kiến Việt
  • Tạp chí kiến trúc
  • Theo Báo Xây Dựng
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây